[1] Will Durant, trong Lịch sử văn minh Trung Hoa, thì cho rằng: “Đời sống đong đưa như quả lắc, từ Voltaire qua Rousseau, từ Khổng tử qua Lão tử, từ Socrate qua Ki Tô. Mỗi ý nghĩ xâm chiếm tâm hồn ta trong một quãng dài hay ngắn của đời ta, chúng ta bênh vực nó nhiều hay ít, thành công nhiều hay ít, rồi chúng ta chán chiến đấu, giao lại cho thế hệ trẻ hơn mớ tin tưởng của ta lúc đó chẳng còn được bao nhiêu, để vô rừng sống với Jean Jacques và Lão tử; làm bạn với hươu nai, sung sướng không kém gì Machiavel khi nói chuyện với nông dân chất phác; chúng ta để mặc cho thế giới muốn làm trò ma mãnh gì thì làm, không nghĩ tới việc cải thiện nó nữa. Lúc đó trước khi vô núi có lẽ chúng ta đốt hết sách vở đi, chỉ trừ một cuốn và vui vẻ tìm sự minh triết trong Đạo đức kinh”. (Lời dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê).
[2] Trên trang https://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=1510, tác giả có chép lại phiên âm và dịch nghĩa Chương Một. (Goldfish).
[3] Trích Lời giới thiệu tác phẩm Đạo Đức kinh dễ hiểu, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2001 (xem ebook cùng tên đăng tại https://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=2364, post #4). Chúng ta đều biết bản dịch của cụ Nguyễn Duy Cần có trước bản dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê, nhưng không biết Phan Ngọc vô tình hay cố ý lại nêu tên cụ Nguyễn Hiến Lê trước? (Goldfish).
[4] Đạo giáo do Trương Đạo Lăng thành lập (thế kỉ thứ II) có thời bị nghi kị vì những hoạt động bí mật (hội kín), nhưng triết gia Lão tử thì không.
[5] Đúng ra là Thái thanh cung (BT).
[6] Về chấm câu, ngay trong cuốn LT-ĐĐK này, có lẽ do lỗi in, giữa nguyên tác và phiên âm cũng có nhiều chỗ không giống nhau, tôi phải tạm sửa lại. (Goldfish).
[7] Có nhiều thuyết: 12.500 nhà là một hương; mười làng là một hương… đại khái là đơn vị hành chánh ở giữa làng (lí) và huyện.
[8] Bản dịch Sử ký Tư Mã Thiên – Truyện Lão tử đăng trên Việt Nam Thư quán (https://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn4nmn1n31n343tq83a3q3m3237nvnmn) chép là: “…tên là Nhĩ, tên tự là Bá Dương, tên thuỵ là Đam”. (Goldfish).
[9] Sách in là Tần Hiếu công, tôi sửa lại thành Tần Hiến công cho phù hợp với tiết 3 và tiết 6 ở dưới và vì các bản chữ Hán trên mạng chép là 秦献公. Về sau, khi gặp những chữ mà tôi tin chắc là bị chép sai, tôi sẽ sửa lại mà không chú thích. (Goldfish).
[10] Đoạn Can: sách in là Đoan Can, trong tiết 6 ở dưới in là Đoàn Can, nhiều bản chữ Hán trên mạng chép là: 段干 (Đoạn Can), bản dịch đăng trên Việt Nam Thư quán (trang đã dẫn) cũng chép là Đoạn Can. (Goldfish).
[11] Chương 57 Đạo Đức kinh.
[12] Cuối đời Hán Vũ đế, người ta phá tường vách nhà Khổng tử, tìm thấy một số sách cổ: Thượng thư, Lễ kí, Luận ngữ… Bộ Lễ kí tìm được đó gồm 131 thiên, sau Lưu Hướng (80-9 sau T.L) thu thập thêm, kiểm điểm, hiệu đính được 240 thiên. Lại đời sau nữa, Đái Đức bỏ những thiên trùng hợp đi, thu lại còn 85 thiên, thành một bộ gọi là Đại Đái kí (Lễ kí của ông Đái lớn), rồi cháu (có sách nói là em) Đái Đức, tên Đái Thánh, rút lại nữa, còn 46 thiên, gọi là Tiểu Đái kí (Lễ kí của ông Đái nhỏ).
[13] Làng Khúc Lí: Có lẽ sách in sai, vì nếu sách in đúng thì hẳn cụ Nguyễn Hiến Lê sẽ giải thích về sự khác biệt giữa “Khúc Lí” và “Khúc Nhân” ghi trong tiết 1, nhưng đọc tiếp ở dưới ta chẳng thấy có lời giải thích nào. Nhưng “Khúc Nhân” mà in sai thành “Khúc Lí” thì cũng lạ. Xin nói thêm là “làng Khúc Nhân”, các bản chữ Hán trên mạng ghi là 曲仁里 (Khúc Nhân lí). (Goldfish).
[14] Trong Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê: I. Triết học chép là 麗. (Goldfish).
[15] Chữ 苦, Từ Hải bảo phải đọc là Hỗ. Từ Hải đã theo Sách ẩn.
[16] Coi La Căn Trạch (sách đã dẫn tr.211-25) và Lão tử độc bản của Dư Bồi Lâm (Tam Dân thư cục – tr.2).
[17] Sách in cả 3 chữ đều là 瀨. (Goldfish).
[18] Tuy trước số 478 không có dấu (-) hoặc sau số này không ghi “trước Tây lịch”, nhưng ta nên hiểu là năm 478 trước Tây lịch, vì thời Xuân Thu và Chiến Quốc trước Tây lịch. (Goldfish).
[19] 亦 (diệc: có nghĩa là cũng). (Goldfish).
[20] Trong bộ Sử Trung Quốc, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “…chúng ta không biết được điều gì chắc chắn vế đời Lão Tử cả, ngay cả tên ông nữa, cũng vậy, và chúng ta đành tạm gọi “ông thầy già” đó (Lão Tử) là họ Lí, tên Nhĩ”. (Xem thêm phần Phụ lục ở cuối Ebook). (Goldfish).
[21] Trong bài Thiên đạo 6, sách Trang tử, chép lời của Tử Lộ thưa với Khổng Tử như sau: “Con nghe nói có một vị giữ đồ thư quán tên là Lão Đam nay đã từ chức mà về vườn. Thầy muốn gởi sách vào đồ thư quán thì thử lại hỏi ông ấy xem sao”. (Lời dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê). (Goldfish).
[22] Thiên Thiên vận, bài 5. (Goldfish).
[23] Coi bộ Trang tử của Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá, 1994.
[24] Có người còn ngờ rằng không do Trang tử viết nữa, nếu vậy thì không đáng tin chút nào.
[25] Xem chú thích ở tiết 1. (Goldfish).
[26] Chắc là “Lão 聃 với thái sử 儋” (tức “Lão Đam với thái sử Đam”) bị lầm thành “Lão 聃 với Lão 儋” (tức “Lão Đam với Lão Đam”). (Goldfish).
[27] Theo một chú thích ở chương II, phần II, thì sách đó là “Lão tử (Khai trí – 1959)”. Tác phẩm này có lẽ được xuất bản lần đầu vào năm 1942). (Goldfish).
[28] Chương 20 gồm 132 chữ; chương 38 gồm 129 chữ. Như vậy chương ngắn nhất, chương 40 có 21 chữ và chương dài nhất là chương 20 có 132 chữ. (Goldfish).
[29] Coi chữ Hán và ý nghĩa trong phần III. Sau cũng vậy.
[30] Câu “thánh nhân diệc bất thương nhân” là do tôi chép thêm để ứng với lời dịch “mà thánh nhân cũng không làm hại người”. (Goldfish).
[31] Thoái: trong phần III, ghi là thối. Chữ 退 đọc là thối hoặc thoái đều được. (Goldfish).
[32] Các kinh thường viết theo lối đó như kinh Xuân Thu, Mặc kinh, cho nên sau phần “kinh” thường có phần “truyện” để giải thích.
[33] Coi thêm phần dịch.
[34] Nhiều người gọi là thuyết cấu trúc. (Goldfish).
[35] Chữ trong Kinh Thi.
[36] Hán Văn đề dùng ngay lời trong Đạo Đức kinh (ch.22) để trách Hà Thượng công.
[37] Trong Hồi kí, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết: “Từ 1977, được nhàn rỗi tôi tiếp tục nghiên cứu hết các triết gia lớn đời Tiên Tần, để thực hiện cho xong chương trình tôi đã vạch từ năm sáu năm trước, và soạn thêm được năm cuốn nữa: Mặc học, Lão tử, Luận ngữ, Khổng tử, Kinh Dịch”. Sau đó, cũng trong Hồi kí, cụ cho biết thêm là năm 1978, sau khi viết cuốn Lão tử, cụ dịch lại bộ Luận ngữ, rồi viết cuốn Khổng tử, năm 1979 viết cuốn Kinh Dịch. Từ những thông tin đó, ta có thể suy ra rằng cuốn Mặc học được viết trước cuốn Lão tử, và cuối cùng là cuốn Kinh Dịch. Nếu đúng như vậy thì tại sao trong đoạn cuối này, trong các cuốn viết trước cuốn Lão tử này, cụ không nêu tên cuốn Mặc học? Tại cụ viết thiếu hay sách in thiếu? (Goldfish).
[38] Sách in là mịch, tôi tạm sửa lại thành mạc 瘼. (Goldfish).
[39] Sách in là kí, tôi sửa lại thành hí 戲. (Goldfish).
[40] Câu “Thiên giáng táng loạn, cơ cận tiến trăn” trong bài Vân Hán 雲漢. Câu đó không có trong bài Tiết Nam Sơn 節南山 (sách in sai thành Tiệt Nam Sơn) (Theo https://zh.wikisource.org). (Goldfish).
[41] Trong phần này chúng tôi không chép lại nguyên văn chữ Hán những câu và đoạn trích dẫn vì phần dịch ở sau sẽ có đủ cả chữ Hán và phiên âm.
[42] Chữ 道 trong dấu { } là do tôi ghi thêm, trong sách bỏ trống, không in. Về sau cũng vậy. (Goldfish).
[43] Trong Trang tử – Nam Hoa kinh, bài Tề vật luận 7, vì cụ Nguyễn Hiến Lê dịch câu này theo ý toàn bài là đừng nên tranh luận vì phán đoán mỗi người mỗi khác, do vậy mà lời dịch đó có phần hơi khác với ý cụ muốn nói ở đây. (Goldfish).
[44] Coi Đại cương triết học Trung Quốc – Quyển thượng – trang 390-91 – Cảo Thơm).
[45] Nguyên văn chép trong phần dịch, chúng tôi đảo 6 chữ vật hình chi, thế thành chi xuống dưới cho khỏi lập lại và dễ trình bày.
[46] Chữ 蒼, Thiều Chửu phiên âm là thương. (Goldfish).
[47] Trong phần III cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: Trời đất bất nhân. (Goldfish).
[48] Đức: sách in là “được”. (Goldfish).
[49] Pháp 法: sách in sai thành “phác”. (Goldfish).
[50] Bất từ 不辭: sách in là “bất tri”. (Goldfish).
[51] Nghĩa là: “Bốn mùa qua lại, vạn vật sinh trưởng, Trời có nói gì đâu” (Lời dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê trong cuốn Luận Ngữ). Goldfish).
[52] Hiện nay, hai ngàn rưỡi năm sau Lão tử, khoa học đưa ra hai thuyết này:
- Thuyết của Sandage: vũ trụ vĩnh cửu, biến động hoài (éternel, oscillant) cứ giãn ra rồi co lại, co lại rồi giãn ra, như vậy có nghĩa là vật chất, năng lượng và không gian đều vô cùng. Thuyết này ít người chấp nhận.
- Thuyết của Ryle: vũ trụ có một khối tuyệt đối, mới đầu là một sự nổ tung ra, bành trướng ra; sau cùng hoặc là một vật chất hữu hạn nào đó tan thành hơi trong một không gian hữu cùng; hoặc là sự bành trướng ban đầu chuyển thành một sự co rút lại trở về nguyên thể; thuyết này dễ chấp nhận hơn (Tạp chí Planète số 18 – tháng 9 năm 1970). Chúng ta thấy thuyết của Ryle cũng hơi giống thuyết qui căn của Lão tử.
[53] Do Will Durant dẫn trong cuốn The Lessons of History. NY. 1968.
[54] Nghĩa là không tách câu đó ra khỏi chương 45 để xét riêng. (Goldfish).
[55] Tức trong tiết “B) Tự nhiên”. (Goldfish).
[56] Lời của Mạnh tử, trong cuốn Mạnh tử, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: “…quí trọng nhất là dân, rồi tới xã tắc (đất đai), còn vua là khinh”. (Goldfish).
[57] Câu này trong sách Đại học, Minh Di dịch là: “…điều gì dân thích thì mình cũng thích, điều gì dân ghét thì mình cũng ghét” (https://www.tinparis.net/vanhoa/vh_TusachMINHDI2_LeHung.html). (Goldfish).
[58] Do Ngô Tất Tố dẫn trong cuốn Lão tử (Khai Trí 1959), trang 50.
[59] Lời của Khổng tử, trong cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: “Đạo ta chỉ có một lẽ mà quán thông tất cả”. (Goldfish).
[60] Cao Đài từ điển giảng là: “Trung (忠): Lòng thành thật ngay thẳng, hết lòng mình. Thứ (恕): suy lòng mình ra lòng người, tức là có lòng vị tha (https://caodaism.org/CaoDaiTuDien/tr/tr5-042.htm). (Goldfish).
[61] Theo Từ Hải, Tây Chu bắt đầu từ năm -1122; theo Lịch 2000 năm và niên biểu (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội – 1976), Tây chu bắt đầu từ -1066. [Chú thích này không ghi hai chữ BT, nhưng chắc là của nhà xuất bản. Xin góp thêm là trong bộ Sử Trung Quốc, cụ Nguyễn Hiến Lê ghi nhà Chu bắt đầu từ năm -1121 (theo Từ Hải) hoặc từ năm -1079 (theo Eberhard), nghĩa là Tây Chu cũng bắt từ năm -1121 hoặc -1079. (Goldfish)].
[62] Câu này Ngô Tất Tố (sách đã dẫn – tr.87-88) dịch là: “Thiên hạ đều biết cái đẹp là đẹp, ấy là xấu đó, đều biết thiện là thiện, ấy là bất thiện đó” và cho rằng tri thức khiến người ta so sánh rồi phân biệt cái hay cái dở, “sự phân biệt đó không phải là điều tốt đẹp”.
[63] Nếu câu này không do đời sau sửa chữa hay thêm bớt thì Lão tử quả thực là tiên tri – Khổng đề cao nhân, thất bại; Mạnh hạ xuống đề cao nghĩa, cũng thất bại. Tuân tử đề cao lễ cũng không được ai theo, Hàn Phi phải đề cao pháp thuật.
[64] Xem thiên Thiên địa, bài 11. (Goldfish).
[65] Sách in là Dieu le père, tôi tạm sửa thành Dieu là père (Trời là cha). (Goldfish).
[66] Đại cương triết học Trung Quốc, quyển hạ, trang 128-129, (Cảo Thơm, 1966).
[67] Coi bộ Mặc tử của cùng tác giả (BT).
[68] Chương 66. (Goldfish).
[69] Sách in là “Trí nhân nhạo thuỷ”, tôi sửa lại thành “Trí giả nhạo thuỷ” (知者樂水). (Goldfish).
[70] Chương 32. (Goldfish).
[71] Chương 37. (Goldfish).
[72] Sách in là Tấn Hiếu công, tôi sửa lại thành Tấn Hiến công theo phần III, chương 36. (Goldfish).
[73] Chương 16. (Goldfish).
[74] Tức tiết “Lật ngược chế độ tôn ti của Khổng”, bắt đầu từ trang103, chứ không phải trang 71. (Goldfish).
[75] Chúng tôi chưa chắc những lời đó thực của Lão tử. [Chú thích này đặt sau mấy chữ “coi phần I, ch.II, tiết C” thì hợp lí hơn vì trong tiết C đó, cụ Nguyễn Hiến Lê sau khi nêu ra mấy chỗ mâu thuẫn, cụ kết luận: “Điều đó chứng tỏ rằng Đạo Đức kinh có nhiều chỗ do người đười sau thêm vào”. (Goldfish)].
[76] Uyên Minh là tên hiệu của Đào Tiềm. (Goldfish).
[77] Xem bản dịch Sống đẹp của Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hoá, 1993.
[78] Trong cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê giảng “Người có nước, có nhà” (hữu quốc, hữu gia) như sau: Người có nước tức vua, người có nhà tức các quan đại phu, chủ các ấp phong. (Goldfish).
[79] Các bạn có thể xem bản dịch ra tiếng Pháp của J.L.L. Duyvendak tại https://www.restaurant-chinois.com/dossier-tao-to-kin-le-livre-de-la-voie-et-de-la-vertu-3,2,1.html. (Goldfish).
[80] Tức Đào Tiềm (365–427). Goldfish.
[81] Chữ từ ở đây là chữ thuỷ {始} (xưa 2 chữ đó đọc như nhau). Bất từ là bất vi thuỷ. Vương Bật giảng là can thiệp vào, tức vô vi. [Câu “vạn vật tác yên nhi bất từ” 萬物作焉而不辭, trang https://wenwen.soso.com/z/q215774534.htm chép là “vạn vật tác yên nhi bất thuỷ 萬物作焉而不始. (Goldfish)].
[82] Tôi tạm chép chữ 龠 (thược) theo bản Hoa Sơn Trang, còn trong sách in chữ này: . Trên mạng có bản chép là 籥. (Goldfish).
[83] Chữ 耶, Thiều Chửu phiên âm là “da”. (Goldfish).
[84] Sinh nhi súc chi: sách in nguyên văn chữ Hán là: 生之畜之 (Sinh chi súc chi) và tôi đã sửa lại theo phiên âm. Trên mạng, có nhiều bản chữ Hán chép là 生之畜之 (Sinh chi súc chi), mà cũng có nhiều bản chép là 生而畜之 (Sinh nhi súc chi). (Goldfish).
[85] Hầu Ngoại Lưu, một học giả Trung Hoa hiện đại cho biết là: “Ba mươi chiếc nan hoa hợp chung quanh lại trên một vành xe thành một cái bánh xe, từ không có đến có sử dụng xe, dùng đất dẽo làm ra đồ gốm, từ không có đồ gốm đến có sử dụng đồ gốm, đục thông cửa để làm thành một gian nhà, từ không có gian nhà đến có sử dụng gian nhà. Do đó, từ chỗ có mà trở nên không có để làm lợi, từ chỗ không có mà trở nên có để sử dụng”. (Lê Vũ Lang dịch, Nhà XB Sự Thật (Tư tưởng Lão Trang – 1959).
[Câu “từ không có đến có sử dụng xe” có lẽ bị in thiếu hai chữ “bánh xe”. Xin tạm sửa lại như sau: “từ không có bánh xe đến có sử dụng xe”. (Goldfish)].
[86] Chúng tôi thú thực đây là lần đầu thấy trường hợp này trong Hoa ngữ; trong Việt ngữ không có. Tiếc rằng Dư Bồi Lâm không đưa thêm thí dụ.
[87] Các bản khác: (1) sĩ 士
[88] Các bản khác: yên 焉
[89] Các bản khác: dung 容
[90] Các bản khác: không có chữ tương này.
[91] Các bản khác: thêm chữ chỉ 止
[92] Các bản khác: thêm chữ cửu 乆
[93] Các bản khác: bất 不
[94] Có thể đọc là dục.
[95] Sách in là: 其未諑兆 (kì vị trác triệu), chắc là thừa chữ 諑 (trác có nghĩa là lời gièm pha) này nên tôi lược bỏ vì trong phần phiên âm không có chữ trác, và tôi cũng không tìm thấy chữ 諑 trong câu tương ứng trên các bản chữ Hán đang lưu hành trên mạng. Về sau, gặp chữ in thừa, tôi cũng bỏ mà không chú thích. (Goldfish).
[96] Sách in thiếu chữ 居 (cư). (Goldfish).
[97] Sách in nguyên văn và phiên âm là: 之名曰道 chi danh viết đạo, tôi sửa đạo 道 thành đại 大 (các bản chữ Hán trên mạng cũng chép là 大) cho phù hợp với lời dịch ở dưới. (Goldfish).
[98] Tri: Thiều Chửu phiên âm chữ 輜 là “truy”. (Goldfish)
[99] Sách in là tải, tôi sửa lại thành toả cho phù hợp với nguyên văn (挫). (Goldfish).
[100] Sách in chữ 不 (bất), tôi sửa lại thành chữ 以 (dĩ) cho phù hợp với phiên âm và giải nghĩa. (Goldfish).
[101] Chương này có 3 chữ “nhân”. Chữ “nhân” ở đây (“thượng nhân vô chi…”) và chữ “nhân” trong “thất nhân nhi hậu nghĩa” ở câu sau, trong sách đều in là 人. Tôi sửa 2 chữ đó thành 仁 cho phù hợp với ý nghĩa trong lời dịch và vì các bản đăng trên mạng đều chép là 仁. (Goldfish).
[102] Tôi đoán “không cố ý vô vi” bị in lầm thành “không cố ý vội”. (Goldfish).
[103] Yết: Thiều Chửu phiên âm chữ 歇 là hiết. (Goldfish).
[104] Dung: sách in là dụng. Chữ 容 Thiểu Chửu đọc là dong. (Goldfish).
[105] Nhẫn: chữ 刃 Thiều Chửu đọc là nhận. (Goldfish).
[106] Nhị thập tam: có lẽ là nhị thập hữu tam, sách in thiếu mất chữ hữu (?). Goldfish).
[107] Dù không biết dưỡng sinh cũng sống lâu.
[108] Dù biết dưỡng sinh cũng chết yểu.
[109] Như vậy cộng là 9 người, chỉ có một người biết dưỡng sinh mà thắng được số thôi. [Chú thích này đặt ở cuối đoạn trên thì hợp lí hơn, có lẽ sách in sai. (Goldfish)].
[110] Sách in thiếu bốn chữ Hán: 長之, 育之 (trưởng chi, dục chi). (Goldfish).
[111] Sách in là 開 (khai). Tôi sửa lại thành 閉 (bế) cho phù hợp với phiên âm và giải nghĩa. (Goldfish).
[112] Sương: chữ 倉 cũng đọc là thương. (Goldfish).
[113] Thái: chữ 綵 Thiều Chửu đọc là thải. (Goldfish).
[114] Là: sách in là “ta”. (Goldfish).
[115] Sách in là tôi tức, tôi tạm sửa thành tôi tác. Theo Thiều Chửu thì chữ 脧 (bộ nhục) đọc là thuyên có nghĩa là giảm bớt, rút bớt; và đọc là thôi có nghĩa là dái trẻ con. Còn chữ in trong sách và hầu hết các bản chữ Hán trên mạng là 朘 (bộ nguyệt) thì Thiều Chửu không ghi nhận. Có vài bản chữ Hán trên mạng chép là 全作 (toàn tác). Bản Đạo Đức kinh dễ hiểu của Phan Ngọc, đã dẫn trên, ghi là thuyên (không ghi chữ Hán) và dịch là “chim”; còn bản Đạo Đức kinh – Lão tử đăng trên website Nhà sách Trí tuệ (https://nhasachtritue.com/forum/forum_posts.asp?TID=516&PN=6) chép là toàn (không ghi chữ Hán) và dịch là “dương vật”. (Goldfish).
[116] Tôi tạm chép chữ 賊 (tặc) này theo các bản trên mạng. Chữ in trong sách là 賤 (tiện). (Goldfish).
[117] Sách in là “nước” tôi sửa lại thành “dân” cho phù hợp với nguyên văn. (Goldfish).
[118] Sách in là 閈 (hãn), tôi sửa lại thành 早 (tảo) cho phù hợp với phiên âm và giải nghĩa. (Goldfish).
[119] Sách in thiếu chữ 德 (đức). (Goldfish).
[120] Chữ trong sách (chữ viết tay) không rõ, có lẽ là gồm chữ 鬼 (quỉ) bên trái và chữ 申 (thân) bên phải. (Goldfish).
[121] Sách in chữ 知 (tri), tôi sửa thành là 之 (chi) cho phù hợp với phiên âm và giải nghĩa. (Goldfish).
[122] Câu này trong sách Trung Dung. Kim Định dịch là: “không gì hiển hiện bằng cái ẩn tàng, không gì xem tỏ bằng cái tế vi”. (Goldfish).
[123] Sách in thiếu mấy chữ: 似不肖。若 (tự bất tiếu. Nhược). (Goldfish).
[124] Đoạn này có bản đưa lên cuối chương trên.
[125] Tôi tạm chép chữ 抗 (kháng) này theo các bản trên mạng. Chữ in trong sách là: (Goldfish)
[126] Tôi không tìm thấy ba chữ thủ kì chân; chỉ thấy thủ kì thư, thủ kì hắc, thủ kì nhục trong chương 28. (Goldfish).
[127] Sách in là 嬋 (thiền), tôi tạm sửa lại thành 繟 (thiện) theo các bản đăng trên mạng cho phù hợp với phiên âm và giải nghĩa. (Goldfish).
[128] Hai chữ 夫唯 (Phù duy), trong sách in là 民 (Dân). (Goldfish).
[129] Sách in chữ 弱 (nhược), tôi tạm thay bằng chữ 脆 (thuý). (Goldfish).
[130] So sánh câu này với câu: Duy thiên vô thân, khắc kính duy thân (trời không yêu ai, chỉ yêu người nào kính trời) trong Thượng thư – Thái giáp hạ. [tức trong Kinh Thư. (Goldfish)].
[131] 徙 (tỉ): sách in là 徒 (đồ). (Goldfish).
[132] Hai chữ 己 (kỉ) trong câu này, sách đều in là 已 (dĩ). (Goldfish).
[133] Hai dòng này ở cuối sách, sau phần mục lục. “Cậu” tức thân phụ của cụ Nguyễn Hiến Lê; ngày 26/8 Đinh Tị (77), nhằm ngày 12/7/1977. (Goldfish).