Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương

74. Thừa Nhận Lỗi Lầm Có Thể Làm Đối Phương Tín Nhiệm

Đây là một câu chuyện lý thú về tổng thống Geogre Washington nổi tiếng trong lịch sử nước Mỹ. Hồi nhỏ, Washington từng chặt đổ một cây anh đào mà cha mẹ ông rất quý, ông không che dấu lỗi của mình mà chủ động nhận lỗi với bố mẹ, cuối cùng được bố mẹ biểu dương. Tục ngữ nói "dám làm dám nhận", "mình phạm lỗi rồi phải nhận lỗi", nói là nói vậy, chứ làm được đâu phải dễ.

Một khách sạn bị hỏa hoạn do khách tạo ra khi ngủ vứt bừa bãi đầu mẩu thuốc lá, bị thiệt hại rất lớn. Giám đốc khách sạn tuy có tỏ ý xin lỗi, nhưng sự an ủi của ông lại không như lời hứa hẹn, không tỏ ra chút thành ý nào đối với người bị hại, nên bị người đời chỉ trích làm khó dễ.

Nói chung, bên bị thiệt hại do lỗi của đối phương đều hy vọng đối phương xin lỗi một cách thành thật, khuynh hướng tâm lý này của người Nhật rất rõ. Tất nhiên, xin lỗi không phải là bạn cúi thấp đầu một lát thì có thể tỏ rõ thành ý của mình bạn. Khi đối phương hy vọng bạn xin lỗi năm phần, nếu bạn chỉ tỏ ra hai, ba phần thì sẽ làm đối phương rất tức giận: "Nhìn thái độ của anh kìa! Thật chẳng có thành ý gì hết cả". Lỗi bạn đã nhận rồi, nhưng vẫn chưa nhận đủ.

Các nhà chính trị, các nhà sản xuất lão luyện có thể nói rất am hiểu điều đó, vốn đã có lỗi, kết quả do xin lỗi khéo léo, ngược lại trở thành việc có lợi cho mình. Công ty Mitsukishi từng bị xã hội lên án do "sự kiện làm giả đồ cổ”, nhưng do lợi dụng chính xác chiến thuật tâm lý này nên đã vãn hồi được danh tiếng. Sau khi cách chức vị tổng giám đốc đã gây ra việc này, nhóm lãnh đạo mới đã phát biểu "Lời thề mới của công ty Mitsukishi" trên ti vi và báo chí. Mitsukishi tạm thời quên đi lịch sử vinh quang 300 năm qua, thành khẩn tỏ ý xin lỗi với các giới trong xã hội, từ đó giành được hiệu quả tốt.