Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương

52. Khéo Léo Ngắt Lời Đối Phương

Do công việc nên tôi đã quen phát biểu một cái gì đó trước mặt những người khác, nhưng có lúc diễn giảng cũng bị ngắc ngứ do một chút gây nhiễu bất ngờ.

Trừ những trường hợp cố ý gây nhiễu một cách thô bạo thì không nói. Theo kinh nghiệm của tôi, làm tôi bó tay là những gây nhiễu bất ngờ, thường là những âm thanh nho nhỏ Chẳng hạn bạn đang phát biểu trước đám đông tại một hội trường nào đó, đang cao hứng phát biểu, bỗng nghe thấy một hồi chuông điện thoại, cho dù là âm thanh rất nhỏ cũng làm cho bạn ngừng quay lại. Hơn nữa, loại âm thanh này còn làm ảnh hưởng tới không khí của hội trường, tư tưởng của người nghe đang hết sức lắng nghe đã bị gián đoạn. Sau khi bị ngừng như vậy, bạn sẽ phát hiện thấy muốn đảo lại không khí ban nãy là việc vô cùng khó. Nhiều người đã từng đi diễn giảng trong đó có cả tôi, đều có những kinh nghiệm tương tự.

Nhất thời bị thất thế do âm thanh bất ngờ, xét từ góc độ tâm lý học hiện tượng này là tự nhiên. Vì nghe những âm thanh bất ngờ ngừng ngừng ngắt ngắt, tư duy của con người sẽ bị phân tán, có thể nói đây cũng là một loại phản ứng có tính phản xạ và tự vệ, giống như các con vật nhỏ nghe thấy một chút tiếng động là dựng tai lên quan sát tứ phía một cách cảnh giác vậy. Sự phân tán sức chú ý thường tạo nên sự ngắt đoạn về suy nghĩ.

Cùng một tiếng kêu ấy, nếu tiếng kêu liên tục không dứt và không đột ngột quá thì kết quả sẽ khác hẳn. Vì vậy khi bạn ngồi ở quán trà, vừa uống trà vừa nói chuyện, tiếng động phát ra khi người phục vụ đem cà phê bạn gọi tôi đặt vào bàn sẽ làm cho mọi người nhất thời ngừng cuộc nói chuyện, xuất hiện sự im lặng một hồi.

Mỹ có một cuốn sách giới thiệu cách lợi dụng tiếng động bất ngờ gián đoạn để ngắt đứt dòng suy nghĩ và từ đó chặn đứng những người lắm mồm lại. Trong một cuộc họp cần để bảo đảm ai ai cũng có thời gian tự do phát biểu ý kiến thì phải ngăn trở những người thích khoe khoang đã vô hình trung cướp đi cơ hội phát biểu của người khác. Do đó, trong giai đoạn chuẩn bị tiếp đón, cần chú ý "đánh dấu đối với những người luôn muốn tỏ vẻ ta đây và thao thao bất tuyệt. Nói chung để làm cho cuộc họp bình đẳng mọi người đều ngồi quây thành một vòng chung quanh chiếc bàn tròn. Chú ý lúc đó phải xếp người đã được "đánh dấu" vào vị trí gần kề người cầm trịch. Khi anh ta nói ánh mắt khó chạm phải ánh mắt của người cầm trịch, vô hình trung tạo cho anh ta cảm giác bị người cầm trịch ghét, hứng nói chuyện cũng giảm nhiều. Hễ khi anh ta bắt đầu múa mép, người cầm trịch sẽ cố ý ném một đồng tiền kim loại xuống nền.

Nghe thấy tiếng leng keng của đồng tiền khi rơi xuống nền thì kể cả những người tự cho mình là đúng, dẻo mồm dẻo miệng cũng phải nhất thời thất thế, đừng lời lại. Người chủ trì hội nghị sẽ không bỏ qua cơ hội chuyển sang đề tài khác hoặc chuyển sang người khác. Khi bên bàn hội nghị chúng ta có thể thấy những người làm như vậy để khéo léo ngắt lời. Có lẽ bạn cứ thử một chút xem sao.