Một nhân vật quan trọng của một công ty nổi tiếng đã từng kể với tôi, công ty anh ta có một hình nộm rất kỳ quái, mặt nó giống hệt cấp trên, bạn có thể đánh nó thoải mái. Nhân viên nhìn thấy “hình nộm cấp trên” này nếu muốn phát tiết sự bực bội cá nhân liền đánh mạnh vào hình nộm giả người này, cho tới khi thở dốc, trán toát mồ hôi mới thôi. Lúc đó tâm trạng của nhân viên sẽ đặc biệt nhẹ nhõm, thoải mái, sự bất mãn đối với cấp trên cũng tan đi như máy khói.
Chuyện kể ra thì buồn cười nhưng nó đúng là một cách hay để trút bỏ tâm trạng bất mãn. Không chỉ là ngành thương nghiệp, ngay cả trong một tập thể, khi nhân viên trong lòng chứa đầy bất mãn, không vui thì công việc khó có thể tiến triển tốt, vì khi bất bình, bất mãn hoặc bị dằn vặt, tâm trạng kích động sẽ dẫn tới làm việc theo cảm tính. Vấn đề là phải làm giải tỏa sự oán hận của họ, đồng thời làm cho nó tiêu tan đi. Muốn làm được điều này thì có những cách nào?
Xét về góc độ tâm lý học, muốn phân tán tâm trạng bất mãn có thể xem xét ba phương pháp.
Một là thông qua phát tiết. Kiểu như vừa uống rượu vừa tuôn ra bằng hết những bất mãn bực tức trong lòng. Những người ở vị trí quản lý cấp dưới cần sử dựng ngón này nhiều lần, tạo cơ hội cho những bực tức đầy bụng của cấp dưới phát tán đi.
Loại thứ hai là thông qua hành động, hành vi trực tiếp để tiến hành phát tiết. Phương pháp đánh "hình nộm cấp trên" là một ví dụ điển hình.
Phương pháp thứ ba là viết ra những bất bình, bất mãn. Cách làm này còn một tác dụng khác là có thể tiến hành chỉnh lý, thu thập những điểm bất bình, bất mãn. Như vậy, những mắc mớ hoặc oán giận lúc bình thường không hiểu rõ sẽ được nâng lên ở mức có lý luận, phân tích, vấn đề sẽ trở nên rõ ràng, nổi bật hơn. Khéo để cấp dưới vận dụng cách này còn có thể tăng thêm sức sống cho tập thể hoặc tổ chức của mình. Một ông chủ của một công ty cũng đã làm như vậy.
Ông ta biết một số nhân viên quan trọng của công ty có tâm sự, nếu tâm sự này lan rộng ra thì chắc chắn là bất lợi đối với sự nghiệp của công ty. Thế là ông ta nghĩ đến cách này và lập tức thực hiện, để những người này họ viết những điểm họ coi không thuận mắt cần có ý kiến giao cho ông ta. Hơn nữa ông ta còn khen thưởng đối với nhũng cấp dưới có những ý kiến kịp thời, trung thực, có lợi cho phát triển của công ty. Những ông chủ như vậy quả là mưu lược hơn người.
Kết quả tất nhiên là đáng mừng, cách viết ra ý kiến này không chỉ vỗ về tâm trạng của cấp dưới, tránh để họ làm việc theo cảm tính mà ảnh hưởng tới công tác, lại còn rất có lợi đối vôi sự cải tiến phát triển của công ty. Thật đáng là một mũi tên trúng hai đích.