Ông Sêjima là một chính khách có ảnh hưởng lớn của Nhật Bản. Những người từng gặp gỡ với ông không có ai là không cho rằng ông nói chuyện có sức thuyết phục hiếm thấy. Bất kể là ai hỏi ông câu gì ông đều đưa vấn đề quy thành ba điểm chính: "Việc này có ba trường hợp", về việc này có ba cách nhìn nhận" v.v... Kết quả người nghe đều có cảm giác mới mẻ khác với những gì đã được nghe từ người khác. Ngay cả những vấn đề khó có thể nhìn thấu được, ông cũng có thể điều chỉnh thành ba điểm như vậy, trả lời một cách trực tiếp và nhanh chóng, rõ ràng. Và tất nhiên càng ngày càng nhiều người thích nghe ông nói.
Ông Sêjima đã từng là chính khách, đương nhiên phải là một nhân vật có đầu óc sáng suốt, phán đoán rõ ràng. Sở dĩ những lời ông nói có sức thuyết phục kỳ lạ, theo tôi thấy, phương pháp đưa vấn đề quy thành ba điểm đã giúp ông rất nhiều. Xét về mặt tâm lý, đây là một loại kỹ xảo "chọn bỏ". Kết luận về một việc, một sự vật có tính phán đoán, bỏ đi những phần rườm rà, đưa vấn đề vào một phạm trù hoàn chỉnh thì tự nhiên sẽ thấy thông suốt rõ ràng.
Cách chia vấn đề thành ba điểm thì khá hợp với đặc tính tâm lý con người. Khi suy xét vấn đề, người ta đã quen thuộc với việc xuất phát từ ba góc độ khác nhau. Khi chúng ta trả lời câu hỏi, thường là trả lời đúng, không đúng, khó khẳng định; chúng ta thấy nhiều thể do ba thứ tạo nên như quá khứ - hiện tại - tương lai. Thiên - địa - nhân. Tri - tình - ý. Trí - mệnh - dũng, và mệnh đề, chính mệnh đề - phản mệnh đề trong phép biện chứng.
Khi nói chuyện với đối phương, đưa vấn đề về ba điểm thì sẽ vừa làm cho đối phương thấy mình có năng lực tổng hợp cao độ, cũng làm cho đối phương dễ lý giải, tiếp thu. Bất kể là khí bàn luận vấn đề hết sức cao xa, hay khi bạn muốn để lại cho đối phương một ấn tượng tốt về sự thông thạo của mình, thể kỹ năng nói chuyện này là pháp bảo không thể thiếu.