Tôi đã từng tham dự một cuộc tọa đàm về giáo dục. Tại cuộc tọa đàm có một người phụ nữ phát biểu quan điểm của mình về giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường bằng câu mở đầu "Tôi không phải là chuyên gia giáo dục học". Tại hội trường căng thẳng, tranh luận không ngớt, lời phát biểu của bà đã cuốn hút được người dự, làm cho họ có cảm giác mới mẻ. Sau này tôi phát hiện, kỳ thực ý kiến của bà ta rất bình thường, mà nguyên nhân sở dĩ có thể trong nháy mắt liên cảm thấy đáng nghe có lẽ không phải không có liên quan tới câu mào đầu "Tôi không là chuyên gia giáo dục học".
Những người dự hôm đó về cơ bản đều là các chuyên gia giáo dục học và những người đầy am hiểu về giáo dục, họ tranh luận về những kiến giải của nhau, không ai chịu nhường ai. Trong trường hợp này, câu mào đầu "Tôi không là chuyên gia giáo dục học" làm cho mọi người trong bụng nghĩ "Người này thẳng thắn, khiêm tốn, phát biểu không cố làm ra vẻ trang trọng, đáng nghe lắm", tự nhiên có thể thu hút nhiều người.
Có một sự kiện từng làm xao động giới báo chí, diễn biến cũng tương tự việc này. Tại một buổi dạ hội, một nhà bình luận rất nổi tiếng đã tiết lộ nhiều "sự thực" gần như có thể cướp đi cuộc sống chính trị của một nhà chính trị sau khi mở đầu bằng câu "Chứng cứ chưa xác thực". Kết quả, tất nhiên không phải hoàn toàn là sự thực, nhưng nó vẫn làm cho mọi người có một ấn tượng khá chân thực. Trong các sự kiện sau này, nhà bình luận tỏ ra biết lỗi, đồng thời vì đã nói là chứng cứ chưa xác thực nên tránh khỏi bị khởi tố. Nếu ý đồ của ông ta là có ý làm tổn thương nhà chính trị kia thì với tin xấu này, mục đích của ông ta coi như đạt được. Câu mở đầu "Chứng cứ chưa xác thực" của ông ta có vẻ đầy bí mật nên làm cho mọi người đều chăm chú nghe.
Không chỉ trong trường hợp tin tức báo chí, ngay cả khi truyền đạt tin mà không tiện công khai nguồn tin, nếu vừa mở miệng đã nói "Căn cứ nguồn tin đáng tin cậy, thì e rằng không phải chỉ có một người tỏ ra không tin.
Chẳng bằng nói: "Tin tức chưa được xác thực", "Chứng cứ chưa xác thực" hoặc "Căn cứ nguồn tin chưa được kiểm tra, nói thẳng sự thực chưa đủ xác nhận 100% cho mọi người thì có khi lại có thể thu hút sự chú ý của mọi người. Kỳ thực, phương thức biểu đạt này còn làm cho người ta cảm thấy một thái độ khiêm nhường. Vốn có thể gần tiếp cận được tình hình thực tế, nhưng để tỏ ra sự nghiêm túc, cẩn thận đối với việc kiểm tra tin tức của người truyền tin, nên mới nói "Chưa xác định".
Những kiểu tin "Chưa xác định", "Chưa có bằng chứng xác thực", "Chưa được chứng thực" này làm cho người ta có cảm giác dường như là tin tức mới ra lò, mới tới mức chưa thể kịp xác minh, tin tức mới nóng hổi vậy.