Tại hội nghị các giáo sư, những người tham dự hội nghị thường tranh luận mãi không thôi về một vấn đề Quyết định vẫn chưa được đưa ra mà mọi người đã đều thấm mệt. Lúc này nếu người chủ trì tuyên bố quyết định thì có khi vấn đề lúc trước tranh luận kịch liệt sẽ dễ dàng được mọi người tán đồng.
Tất nhiên, nếu không có thảo luận đầy đủ với thời gian dài như thế thì việc đó không thể xảy ra. Khi đưa ra quyết định mà mọi người đều nhất trí tán thành, quyết không thể coi thường tiền đề là mọi người tham dự đều đã cảm thấy rất mỏi mệt. Nói mạnh hơn chút nữa, những người tham dự lúc này đều đã rệu rã, muốn bỏ xa lấy gần, thôi thì quyết đi cho xong chuyện. Đó là tâm lý có thật.
Khi con người ở vào trạng thái bình thường, khả năng phán đoán rất chính xác, đồng thời có thể khống chế bản thân, nhưng sự mỏi mệt về thể ác sẽ có tác động khá lớn tới tinh thần của anh ta. Khi thể lực ai đó không thể chịu nổi, anh ta sẽ khó tập trung tinh thần, suy nghĩ cũng kém mạch lạc đi. Tôi tin rằng kinh nghiệm đó thì ai trong chúng ta cũng đều biết.
Vào lúc mà bộ não hoạt động không còn linh oạt nữa, do khó có thể phê bình phản tỉnh một cách bình tĩnh, nên thường có những chuyện lạ như tỏ ra tán thành những chuyện ngược với ý nghĩ của mình, để rồi sau đó lại ân hận, tại sao lúc đó mình lại đồng tình với quyết định ấy nhỉ? Cảnh giác với tâm lý này để tránh những biểu hiện dễ dãi, buông xuôi của bản thân, nhất là ở thời điểm cơ thể đã mỏi mệt.