Hò hẹn hoặc bàn công tác, không ai muốn bỏ lỡ thời gian đã được hẹn trước. Nhưng có khi vì một nguyên nhân nào đó, có thể muộn mất 4, 5 phút. Nói chung chỉ cần cáo lỗi là được. Khi có những cuộc đàm phán quan trọng không ai muốn đến muộn tuy nhiên khi có điều đó xảy ra nắm được tâm lý của đối phương đến muộn sẽ giúp bạn chiếm được ưu thế, chủ động trong đàm phán.
Nhưng bạn không cần phải trực tiếp trách anh ta, nói với anh những câu đại loại như "Sao vậy, tôi đã đợi 30 phút rồi đấy" hoặc "Đến cả thời gian hẹn mà anh cũng không tuân thủ thì sau này làm thế nào?".
Bạn vừa trách thì anh ta lập tức xin lỗi; xin lỗi xong thì tâm trạng anh ta ổn định lại. Có thể lúc đầu vì đến muộn mà anh ta cảm thấy khó nghĩ và hơi khách khí với bạn, nhưng khi nói vào chủ đề chính thì anh ta sẽ đặt cái khách khí đó ra ngoài bàn làm việc.
Nếu bạn hãy khoan nhắc tới chuyện anh ta đến muộn cứ coi như không xảy ra chuyện như vậy. Trước khi đối phương nói lời cáo lỗi với bạn thì bạn chuyển ngay chủ đề câu chuyện sang việc chính. Cho dù đối phương có đưa ra lời giải thích nào về việc tới muộn, bạn có thể cười dửng dưng... như vậy đối phương sẽ rơi vào trạng thái tâm lý bất an và phần nào mất đi sự chủ động trong cuộc đàm phán.
Suy xét căn nguyên, đây là hiện tượng tâm lý thường thấy của con người. Một khi mình cảm thấy lỗi và sai lầm rõ ràng mà đối phương lại không xem vào đâu, anh ta sẽ có cảm giác sai là toàn bộ nhân cách của mình bị đối phương coi thường. Khi đi giao thiệp hoặc đàm phán mà trong lòng hoài nghi và bất an, anh ta chỉ quan tâm tới vấn đề là tại làm sao đối phương lại không coi sự tồn tại của mình vào đâu, mà sao nhãng tới nội dung cuộc nói chuyện còn quan trọng hơn kia. Nhiều người rất tinh thông môn này, họ tới nơi trước thời gian hẹn khi có việc giao thiệp, đàm phán, khi đối phương tới đúng giờ, họ lại nói với anh ta "Tôi chờ anh đã lâu rồi cũng có thể làm cho đối phương đay đứt về mặt tâm lý.
Ở công ty, khi cấp dưới đệ trình báo cáo, cấp trên xem xong chỉ lẳng lặng gật đầu, hoặc mỉm cười nhận báo cáo. Thấy thái độ của cấp trên như vậy vô tình tạo cho cấp dưới có cảm giác bất an khó diễn tả nổi. Được thì nói được, không được thì nói không được, nói rõ ngay tại chỗ thì cấp dưới còn được trấn tĩnh một chút, đằng này cấp trên chẳng nói gì thì làm sao anh ta bình tĩnh được. Khi không có lỗi nào mà cấp trên cũng không nói một lời thì khi có một chút lỗi nhỏ sẽ ra sao.