Lã Mai Nương Truyện Full

Chương 15: Ác bá lộng hành, Khu Nhân Sơn hại người ngay thẳng Tại Trần gia trang, Hoàng đế đồ mưu bắt gian nhân

Nhà Vua thấy dòng Trường Giang ngoạn mục bèn cùng Chu Nhật Thanh tiếp
tục cuộc hành trình dọc theo mé sông, nhằm hướng Kim Thành huyện đi tới. Một hôm đến huyện thành trời vừa đúng Ngọ.

Nhà Vua bảo Nhật Thanh :

- Nhân lúc đói bụng, ta vào tửu điếm dùng bữa cơm đã rồi hãy vào thành.

Hai cha con lựa nơi ngồi thanh nhã rồi gọi tiểu nhị hầu rượu. Nhàn nhã
ăn uống hồi lâu no nê, nhà Vua trả tiền hàng toan đi thì chợt thấy một
thiếu phụ khóc lóc thảm thiết, đầu tóc rối bời, tay bồng tay dắt con thơ một đứa giáp niên, một đứa chừng ba tuổi.

Thấy lạ nhà Vua hỏi điếm chủ, lúc đó đang cùng mọi người chạy ra nhìn theo thiếu phụ :

- Ai vậy, chủ quán có biết không?

Chủ quán thở dài :

- Thưa khách quan, đó là vợ Trương Quế Phương làm nghề chăn nuôi gà vịt, nhà ở mé hồ đằng kia kìa. Tội nghiệp! Có lẽ họ Trương bị vạ rồi. Lúc
nãy hai vợ chồng còn qua đây vào thành, nay Trương phụ trở về một mình,
ắt có chuyện bất tường không sai.

Nhà Vua thắc mắc :

- Tại sao vợ chồng họ Trương vào huyện thành lại bị hại nghĩa lý gì?

- Tôi chỉ nghe đồn về vụ bạc giả bạc thiệt chi đó. Nếu khách quan muốn
biết thực hư thế nào, không còn cách gì bằng hỏi thẳng Trương phụ.

- Ai nói với tiên sinh về vụ bạc giả?

- Chính Trương Quế Phương phàn nàn. Tôi vẫn mua thực vật của y. Vợ chồng y hiền lành đáng thương. Nếu khách quan có thế lực giúp gia đình Trương Phụ, tưởng chẳng nên bỏ qua.

Động lòng trắc ẩn, nhà Vua trả tiền hàng, cùng Chu Nhật Thanh tìm đến
nhà họ Trương. Tiếng Trương phụ khóc lóc kể lể than vãn còn vọng ra tới
ngoài. Chu Nhật Thanh gõ cửa.

Tiếng khóc im bặt, lát sau có người hỏi :

- Ai hỏi gì đó?

- Tôi đây. Tôi là người qua đường muốn hỏi thăm.

- Trương Quế Phương đi vắng rồi.

- Không sao, nói chuyện với Trương phụ cũng được, mở cửa ra, đừng ngại.

Lát sau cánh cửa từ tử mở, một lão phụ trạc lục tuần lo lắng ló đầu nhìn.

Thấy hai người lạ, một người đứng tuổi phương phi, một thiếu niên tuấn
tú, lão phụ an tâm hơn, bước hẳn ra ngoài thềm lá vái chào :

- Nhị vị hỏi thăm Trương Quế Phương có việc gì? Tôi là lão mẫu y đây.

Nhà Vua ôn tồn chào :

- Vừa rồi ngồi đằng tửu điếm thấy thiếu phụ bồng con khóc lóc đi qua,
hỏi thăm mới biết là ở đây. Vậy có điều chi oan khuất xin cứ kể tôi
nghe, may ra giúp đỡ được chăng?

Thấy hai người tướng mạo đàng hoàng, Trương mẫu liền mở rộng cửa mời
vào. Trong nhà bày biện sơ sài nhưng ngăn nắp sạch sẽ nhất mực. Trương
mẫu kéo ghế mời khách lạ ngồi. Càn Long hỏi :

- Lão bà bất tất phải mất thì giờ pha tra và nói ngay tôi nghe Trương phụ có điều chi oan khuất?

Trương mẫu thở dài, kéo vạt áo chùi nước mắt chan hòa trên da mặt nhăn nheo :

- Thưa việc này khó lắm, ngay trình quan cũng vị tất thành sự, e quý khách xa lạ qua đây không hiểu tình hình.

Biết Trương mẫu ngờ mình không đủ thế lực giúp, nhà Vua bèn nói :

- Tôi là Cao Thiên Tứ giữ chức biện lý quân vụ trưởng trong phủ Lưu tể
tướng ở Bắc Kinh qua chơi Giang Nam. Lão bà có điều chi oan ức cứ nói
biết đâu tôi không có cơ giúp được?

Trương mẫu sụt sùi thưa :

- Quý khách giúp đỡ được thì phước đức họ Trương chúng tôi lắm. Để tôi
gọi con dâu tôi ra chào, nó vừa đi về biết rõ chuyện mới xảy ra trong
thành, kể hầu quý khách nghe.

Trương mẫu bèn vào trong, lát sau trở ra cùng thiếu phụ mà nhà Vua đã
trông thấy hồi nãy. Mày châu ủ dột, nàng bồng con nhỏ, còn đứa lớn líu
ríu cầm tay bà nội.

Thiếu phụ khép nép bồng con quỳ lạy nhà Vua.

- Tiện thiếp họ Cao, vợ Trương Quế Phương xin kính chào đại nhân.

Càn Long đưa tay mời Cao thị đứng dậy :

- Mời ngồi tự nhiên kể chuyện tôi nghe.

Mẹ con họ Trương ngồi xuống tấm ván, Cao thị nói :

- Thưa, nguyên gia đình thiếp...

* * * * *

Trương Quế Phương năm ấy ba mươi tuổi, người Kim Thành huyện còn mẹ già
là Đỗ thị, chuyên nuôi gà cho mọi người buôn trong chợ huyện thành.

Buổi sáng hôm mới đây, trong khi Trương mẫu đang bồng cháu và vợ chồng
Quế Phương đang cho gà vịt ăn ở sân sau nơi giáp với mặt hồ, thì có tên
Thạch Ngũ, người nhà của Tân Khoa Khu Nhân Sơn đến mua gần hai tạ gà vịt mập về cho Quan Tân Khoa ăn đầy tháng cho người con trai.

Tất cả giá độ trên một trăm lượng bạc.

Trương Quế Phương đẩy xe chở mấy lồng gà, vịt đầy nhóc vào thành tìm đến trang trại Khu Nhân Sơn.

Cân hàng xong xuôi, chính Khu Nhân Sơn trả bạc, Quế Phương vui vẻ ra về, đưa gói tiền cho vợ.

Cẩn thận, Cao thị mở ra đếm lại trước khi cất vào rương, nhưng thị giựt mình lật đi, lật lại từng nén một, đoạn gọi chồng :

- Bạch gì mà lạ kỳ thế này! Khi nhận bạc, phu quân có xem lại không?

Trương Quế Phương ngạc nhiên :

- Nhìn qua loa thôi. Khu Trang chủ sang trọng, lẽ nào mình không tin người ta? Bạc làm sao?

- Bạc gì mà mờ mờ xám xịt, hình như nhẹ hơn nén bạc Càn Long Nguyên Niên.

Quế Phương cầm nén bạc xem kỹ lại, quả nhiên như Cao thị đã nhận thấy.

- Lẽ nào là bạc giả! Lấy nén bạc của nhà ra xem nào.

Cao thị vào phòng lấy nén bạc nguyên chất ra so sánh. Hai thứ thiệt, giả khác nhau rất rõ ràng, tuy các nén bạc giải nhận của Khu Nhân Sơn đúc
cũng đã khéo lắm.

Cao thị nói :

- Phu quân tin người nên bị lừa rồi! Mấy bữa nữa lấy tiền đâu mua hàng? Vốn liếng chỉ vỏn vẹn có thế này thôi!

Trương Quế Phương vẫn tin tưởng.

- Lẽ nào quan Tân Khoa Hàn Lâm lại nỡ lừa kẻ buôn bán vất cả nghèo hèn
như vợ chồng minh. Nếu là bạc giả thì chắc chính quan Hàn cũng không
biết nên mới đem trả ta chớ. Mai sẽ đến đổi lo gì?...

Cao thị dùng dao vừa cạo thử nén bạc vừa nói :

- Sao không vào thành đổi ngay bây giờ có hơn không? Để lâu, sau này
biết ăn nói ra sao?... Phu quân coi này, bên trong xám như thiết! Buôn
bán mà chàng không cẩn thận, còn chi là vốn liếng nữa!...

Dứt lời, Cao thị bưng mặt khóc hu hu. Trương mẫu thừ người nhìn hai con :

- Vợ con nói phải, chịu khó vào thay đổi ngay đi.

Trương Quế Phương cuống quít, xếp hạc giả gói nguyên như cũ :

- Được, con đi ngay bây giờ. Chắc có sự lầm lộn đó thôi. Buôn bán suốt
bao nhiêu năm nay, những bạn hàng nghèo khó rách như ta cũng không đến
nỗi lừa lọc mình nữa là quan Khu Hàn Lâm!

Nói đoạn, Trương Quế Phương ôm bạc đi đến gần chiều mới về.

Cao thị và Trương Mẫu đón hỏi :

- Đổi được không? Phu quân đi lâu quá, nửa ngày trời ở nhà nóng ruột muốn chết.

Quế Phương lắc đầu :

- Quan Hàn Lâm đi ăn tiệc đến đêm mới về. Người nhà hẹn mai tới, nhờ không được nên qua đành ra về, mai vào thành sớm.

- Mai cho thiếp cùng đi. Chắc có ẩn tình gì rồi. Lẽ nào Khu Trang chủ
đường đường một vị Tân Khoa Hàn Lâm cầm nén bạc giả mà không biết bao
giờ! Ức quá.

Hôm sau, Cao thị bồng cả con đi theo chồng vào thành đến Khu gia trang.

Nhà họ Khu rộng rãi khang trang, trừ phú, có gia đinh canh cổng.

Thấy vợ chồng Trương Quế Phương, tên canh cổng hất hàm hỏi :

- Mới banh mắt ra anh bán gà này kéo cả vợ con đến đây làm gì vậy?

Trước thái độ kiêu căng, khinh bạc của tên nô bộc nhà giàu, Cao thị lộn tiết cố nhịn. Trương Quế Phương ôn tồn :

- Đại ca ơi, chúng tôi đến yêu cầu Trang chủ đổi cho số bạc hôm qua đó. Làm ơn vào báo giúp đi.

Tên gia nhân khinh khỉnh :

- Tôi đã giảng cho anh rõ ràng chiều qua rồi mà còn tối dạ đến nước
không hiểu gì cả ư? Nhân bạc rồi là thôi. Anh hỏi bao nhiêu quan Hàn lâm trả bấy nhiêu không hề kèo Nhèo mặc cả. Ôm bạc đi chán chê rồi, bỗng
dưng trở lại kêu ca xin đổi vì số bạc đó giả. Liệu miệng anh nói tai anh có nghe trôi không? Quan Hàn lâm có lầm đi nữa chăng thì đếm lầm mới
hai lượng nhỏ thôi, chớ lẽ nào lầm cả nén bạc lớn sao? Hay anh cho rằng
quan Tân khoa xài bạc giả thì đi trình... quan có hơn không?

Cao thị giận lắm, tím mặt. Trương Quế Phương vẫn ôn tồn :

- Đại ca ơi...

Nhưng tên nô bộc đã ngắt lời, gắt :

- Anh dối thế, ai đại ca với anh!...

Cực chẳng đã, cầm dao đằng lưỡi còn biết làm thế nào, họ Trương nài nỉ :

- Tiên sinh ra ơn vào báo giúp chúng tôi vậy, xin hậu tạ!

- Đã bảo là vô ích mà! Quan có trẻ nít như anh đâu! Muốn chờ thì cứ việc ở đó mà chờ, nhưng chớ có làm rộn. Hôm nay trong trang có việc vui mừng cho tiểu công tử, đừng quấy rầy, nghe?

Từ nãy, Cao thị bực lắm nhưng không dám phật lòng tên coi cổng nên
nhường lời cho chồng ôn tồn năn nỉ. Sau thấy tên ấy vẫn giữ nguyên thái
độ khinh bạc, câu chuyện không đáng gì, không phải phận sự của y mà cũng lằng nhằng làm khó, mất thì giờ của người, nàng bèn cất lời :

- Có khó gì đâu! Chúng tôi chỉ yêu cầu đại ca cho phép vào trang, còn
việc nói với quan Hàn lâm là chuyện khác không dính líu đến đại ca
mà!...

Tên coi cổng nhìn kỹ thấy Cao thị nhan sắc mặn mà dễ thương, liền nhăn nhở ra vẻ đa tình :

- Chà! Có thế chớ! Chị xài hai chữ đại ca nghe được!... Qua thấy lọt tai lắm! Nhưng chị nói cái gì vậy? Phải chăng chị nói rằng ta không ăn thua gì vào vụ này?

Cao thị tởm quá, nghiêm giọng :


- Tôi nói rằng để vợ chồng tôi vào trong gặp chủ nhân ông của đại ca.

- Chao ơi! Bây giờ lại lên nước gặp chủ nhân ông chớ không thèm chơi với tôi hả chị hàng gà? Ai chịu phần trách nhiệm cho chị nhập trang làm rầy rà lôi thôi? Người ta... thương mà không biết. Đã vậy, cứ chờ đó. Đây
không biết vàng bạc chi cả. Vào trang hỗn xược thế không được. Có giỏi
cứ lên huyện.

Trương Quế Phương đưa mắt nhìn vợ ra hiệu im lặng, đoạn nhã nhặn :

- Xin lỗi, tiên sinh chấp chi lời nhi nữ? Ra ơn cho tôi vào trang thưa
lại với quan Tân khoa đôi lời, chớ không dám lộn xộn chi đâu. Xin vui
lòng.

Tên nọ buông giọng :

- Được rồi, sẽ cho vào. Có sao chớ trách nhé. Chờ đó, lát nữa quan mới dậy.

Hai vợ chồng họ Trương đành bồng con ngồi gần đói chờ. Cao thị ấm ức
nghĩ vừa giận vừa thương chồng quá hiền lành, tin người đến nỗi tiền mất tật mang, mua lấy khó chịu vào người, mất cả ngày giờ làm ăn, có nơi ăn chốn ở gọn gàng êm ấm mà nay nheo nhóc đầu đường, cầu khẩn năn nỉ bằng
quá đi xin số tiền mồ hôi nước mắt của mình vậy.

Trương Quế Phương cố ý ngó xem có thấy Thạch Ngũ là người đến nhà hỏi
mua hàng hôm rồi không, nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng vía y đâu cả
tuy kẻ ra người vào cổng trang luôn. Mãi đến chừng độ sang đầu giờ Tỵ,
một trang đinh trong nhà ra ghé tai thì thầm với tên canh cổng, tên này
gật đầu rồi chờ đồng nghiệp đi khỏi mới vẫy gọi vợ chồng Trương Quế
Phương :

- Này, quan Hàn lâm dậy rồi đó. Cho phép vô. Cứ vào thẳng tòa nhà lớn ở giữa kia kìa.

Trương Quế Phương mừng rỡ, lưng đeo gói bạc giả cùng dắt vợ con vào trang, đi thẳng đến tòa nhà đồ sộ.

Hai người vào tới nơi, một trang đinh chờ sẵn đó dẫn lên đại sảnh. Khu
Nhân Sơn vắt vẻo ngồi trên cao phì phèo hút ống điếu thuốc lào, khẽ gật
đầu chào lại vợ chồng họ Trương cung bái sát đến tận mặt gạch bông.

- Có việc chi vậy? Nghe nói mới sáng ra hai người đã đến làm ầm ở trang môn thế nào?

Khu Nhân Sơn vóc người phì nộn, trạc tứ tuần, sắc diện trắng trẻo nhưng
lạnh như tiền. Khi nghe đến giọng nói bén như dao mới lại gớm nữa. Cao
thị có cảm tưởng đang đứng trước một chủ nhân ông ác bá cực kỳ vô nhân
đạo, không có lấy mảy may cảm tình.

Trương Quế Phương nói :

- Chúng tôi có dám làm ầm ĩ chi đâu, người canh trang môn cản không cho vào nên chính y mới lớn tiếng đó ạ.

Để gói bạc lên ác mở trước mặt Khu Nhân Sơn, Trương Quế Phương nói tiếp :

- Đây là số tiền do Trang chủ trả sáng qua về việc mua tạ rưỡi gà vịt...

Khu Nhân Sơn lạnh lùng ngắt lời :

- Thế nào?

- Thưa Trang chủ, đó toàn là bạc giả. Về tới nhà vợ chồng tôi mới nhận
ra. Nghĩ rằng có lẽ chính Trang chủ cũng không để ý nên thâu lầm chỗ bạc này đến nay lại chuyển qua tay tôi, nên mạo muội kéo nhau đến đây xin
Trang chủ đổi lại cho.

Im lặng, Khu Nhân Sơn cầm mấy nén bạc xem đi xem lại, đoạn nhìn thẳng vào mặt Trương Quế Phương :

- Ngươi lấy bạc giả này ở đâu ra mà dám đem đến đây vu cáo? Tiền bạc hệ
trọng không phải chuyện chơi, đâu có lầm lộn như vậy được? Phép nước đã
định lưu đầy kẻ làm và tiêu thụ bạc giả, ngươi có hiểu không?

Trương Quế Phương ức quá :

- Mấy nén bạc này đúng do Trang chủ đưa cho tôi sáng qua trả tiền mua gà vịt mà. Lúc đó tôi chỉ nhìn qua, về tới nhà mới xem kỹ mới biết là bạc
giả. Chúng tôi nghèo nàn làm gì có sẵn của này? Trang chỉ sanh phước đổi cho chúng tôi lấy vốn liếng buôn bán sanh nhai.

Khu Nhân Sơn gắt :

- Chính vì nhà ngươi nghèo nên tính đường làm bậy, hành động phạm pháp
mong làm giàu bất chính. Nay lại cả gan tới đây nhân dịp bán gà vịt tạ
sự vu cáo bạc giả bạc thiệt. Bộ ngươi đui sao, cả nén bạc lớn như vầy
chớ đâu phải một hai lượng nhỏ chi mà lầm với lộn? Biết điều đi ngay, ta sanh phước không tố cáo lên. Lằng nhằng mãi có bị ngục tù lưu đầy chớ
trách!

Ức quá, Trương Quế Phương la lớn :

- Thếâ này thì ăn cướp chắc tay, ức hiếp kẻ hiền lương, mua đồ thật trả tiền của giả ư?

Khu Nhân Sơn quát :

- Tên thôn dân này hỗn xược! Ngươi nói ai trả của giả?

- Trang chủ trả tôi bằng bạc giả, tôi nói rằng có lẽ vì lầm lộn đến đây
yêu cầu đổi. Chúng tôi là kẻ bần dân, vốn liếng không có bao nhiêu, lấy
công làm lời sanh nhật, lẽ nào bắt tôi chịu số bạc giả này ư?

- Bần dân lương thiện gì chúng bây! Dám sử dụng của giả, đến đây bẻo lẻo định lừa lọc người trên, ta thương tình bỏ qua, muốn khỏi ngục tù thì
nên biết điều ra khỏi nơi đây ngay!

Cao thị đứng sát bên chồng :

- Trang chủ không nên ức hiếp người nghèo, vợ chồng tôi không phạm luật
vua, chẳng lừa phép nước, ngang nhiên sống trên xương máu kẻ nghèo hèn
làm giàu bất chính, mua một tạ rưỡi gà vịt trả bằng bạc giả, nay còn đe
dọa hạ ngục người ta thì còn trời đất nào nữa!

Bị nói móc, Khu Nhân Sơn giận quá, mặt đỏ bừng bừng thét gia nhân :

- Bây đâu! Bắt tên làm bạc giả này giam vào hậu viên để giải quan và đuổi mụ hỗn xược này ra cổng trang cho ta, mau!

Tức thì trang đinh chờ sẵn bên ngoài liền như hùm beo xông vào, lôi tuột Trương Quế Phương vào nhà trong. Đồng thời hai tên khác xốc nách lôi
Cao thị ra khỏi trang, đóng cổng lại. Tội nghiệp hai vợ chồng họ Trương
cố chống cự, nhưng hơi sức được bao nhiêu trước bọn lang sói vô nhân tâm ấy. Hai đứa trẻ thấy cha mẹ chúng bị đàn áp, sợ hãi níu áo mẹ khóc thét lên từng hồi.

Cao thị đứng ngoài cổng trang la khóc chửi rủa một hồi.

Tên canh cổng hồi nãy nhăn nhở :

- Này cô ả, khôn hồn thì đi khỏi nơi đây ngay, chớ để quan Hàn nổi nóng, bắt nốt vào trang thì chắc khó ra lắm đó! Lúc nãy ta bảo chớ vô, nay
còn khóc lóc kêu oan nỗi gì? Đi!

Suy tính đứng mãi trước cổng trang cũng không được, lụy cả mình thì ai
lo việc nhà, nghe ngóng tin tức chồng, Cao thị bèn bồng dắt con về nhà.

Nàng vừa đi vừa khóc, mọi người nhận ra là Trương phụ, người buôn gà, cũng xúm lại hỏi thăm sự tình.

Nhưng khi nghe đến ba tiếng Quan Hàn Lâm ai nấy đều lắc đầu lo thay cho
vợ chồng họ Trương, không dám bàn hơn, nói kém chi nữa, cho rằng Trương
Quế Phương khó lòng thoát khỏi tai ương vô phương cứu chữa.

* * * * *

Nghe Cao thị kể chuyện Khu Nhân Sơn tiêu bạc giả, ức hiếp hiền lương,
nhà Vua giận lắm, định bụng khi nào về triều sẽ cho quan đi tuần du điều tra, bắt tên ác bá họ Khu.

Đang lúc bí mật du hành, Càn Long không muốn làm lớn chuyện như vụ Vạn
Hoa lầu ở Hải Biên nhai, bèn bảo Chu Nhật Thanh mở hành lý lấy hai trăm
lượng bạc đưa cho Cao thị mà rằng :

- Nàng cầm số bạc này, một trăm làm vốn, một trăm khá đến nhà Khu Nhân
Sơn năn nỉ chuộc Trương lang về. Tôi sẽ trình với Tể tướng Lưu Dung bắt
nó sau. Từ nay vợ chồng nàng nên tránh chớ giao dịch buôn bán với y nữa.

Trương mẫu và Cao thị cảm kích nhận bạc, quỳ lạy nhà Vua.

Cao thị nói :

- Ân nhân ở đâu cho chúng tôi biết để chồng tôi khi về nhà sẽ đến lạy tạ đền ơn.

- Khỏi cần, trưa mai tôi sẽ đến đây xem tình hình ra sao.

Dứt lời, nhà Vua cùng Nhật Thanh đủng đỉnh vào thành tìm quán trọ.

Chiều hôm ấy, Cao thị không dám vào thành vội vì thấy nhà Khu Nhân Sơn rộn rịp làm việc tiếp khách.

Qua hôm sau, nàng xách bạc đến thẳng Khu gia trang.

Tên canh cổng thấy Cao thị ngạc nhiên hỏi :

- Đến đây làm gì? Định đại náo gia trang? Biết điều thì đi ngay.

Cao thị nói :

- Không, tôi đến chuộc chồng tôi về. Làm ơn báo với đại quan Hàn lâm dùm.

Tên nọ trố mắt hỏi :

- Chuộc chồng về? Trời ơi lắm bạc vậy? Giấu giầu mãi, gói bạc đó phải không?

Cao thị gật đầu :

- Tôi đi vay mượn chuộc Trương lang về làm ăn rồi trả nợ sau, làm gì có sẵn tiền!

Tên nọ bèn gọi bạn đồng nghiệp dặn nhỏ mấy câu, chờ người đó đi khỏi, y mới bảo Cao thị :

- Tôi nói giúp rồi đó! Lát nữa trước mặt quan, nàng liệu lời hòa nhã chớ đừng như hôm qua nhé. Chuộc chồng về rồi đừng quên ơn qua nghe?

Cao thị lặng thinh, yên chí chờ.

Lát sau gia nhân ra bảo :

- Quan Hàn lâm cho phép vô, hãy theo tôi.

Cao thị theo tên ấy vào khách sảnh.

Khu Nhân Sơn ngồi sẵn trên kỷ vắt vẻo hỏi :

- Thị muốn gì? Ta nhân đức tha cho tội hỗn xược hôm qua, chưa đủ sao?

Cao thị lãnh đạm :

- Tôi đến xin Trang chủ cho chồng tôi về.

- Hừ, dễ nghe nhỉ? Buôn bạc giả đổ vấy người trên, hai tội cùng nặng nề, nay còn thản nhiên xin về không! Các người lộng hành quá đáng!

Cao thị buông sõng :

- Tôi xin chuộc chồng tôi.

- A!... Thì chuộc bao nhiêu?

- Trăm lượng.

Khu Nhân Sơn cười khẩy :

- Ta biết ngay là có tiền mà! Nhưng bạc thiệt hay bạc giả đó? Xem nào?

Cao thị muốn nhảy tới nhổ vào mặt tên ác bá khả ố, nhưng cố nhịn đặt gói bạc nguyên chất trắng xóa lên bàn. Khu Nhân Sơn nheo mắt lại bảo Cao
thị :

- Sau vụ bạc giả hôm qua, tin sao được, ta phải thử, thị có chịu không, kẻo lại mồm loa mép dải vu cáo!

Ức quá, Cao thị nén giận ứa nước mắt gật đầu tỏ ý ưng thuận.

Không cần hỏi thêm nữa, Khu Nhân Sơn nhếch mép cười nham hiểm cầm gói
bạc đi thẳng vào nhà trong, lát sau trở ra liệng gói bạc đánh cộp một
tiếng xuống gạch trước mặt Cao thị, cau mặt quát :

- Đàn bà gan liều đến nước này thật quá quắt! Bạc này mà dám nói là
thiệt ư? Định lừa ta nữa sao?.. Cao thị lượm gói bạc mở ra nhìn kỹ thấy
số bạc vẫn còn nguyên không thiếu lượng nào, nhưng toàn là giả. Thị
không nhờ Khu Nhân Sơn diện nhân tâm thú dã man đến mức ấy. Nuốt cả tạ
rưỡi gà vịt, nay đưa một trăm lượng bạc đến cho y ăn không để chuộc
người về, y có mất mát gì đâu mà còn táng tận lương tâm tráo bạc giả lần nữa. Đã lấy bạc của người còn muốn bắt người không thả.

Ức quá, Cao thị trợn mắt :

- Bạc này của người nhân đức giúp tôi chuộc chồng về, sao nỡ trở mặt đánh tráo hại người?

Khu Nhân Sơn nét mặt thản nhiên lạnh lùng gọi gia nhân :

- Bây đâu, lôi mụ này đuổi cổ ra khỏi trang. Đồ bẻo lẻo gian dối!

Cao thị nhảy xổ đến nhổ vào mặt Khu Nhân Sơn, toan đập gói bạc vải và mặt tên ác cẩu trệ, nhưng bọn trang đinh đã ùa vào la :

- Không được làm hỗn, mất xác bây giờ!

Chúng lôi tuột Cao thị ra khỏi sảnh đường, mặc tình thị la lối chửi rủa inh ỏi. Ra tới cổng trang, chúng đẩy thị ra ngoài đường.

Tên canh cổng thấy người đi đường xúm lại bàn tán bèn nói :

- Có gì lạ đâu mà xem? Mụ bán gà gian lận bị quan hàn tống khứ đi đó mà!...

Trưa hôm ấy nhà Vua cùng Chu Nhật Thanh ra ngoại thành uống rượu ở tửu điếm bên hồ, rồi đến nhà Trương Quế Phương hỏi thăm.

Trương mẫu và Cao thị quỳ lạy khóc lóc kể sự việc đã qua cho nhà Vua nghe.

Nhà Vua và Chu Nhật Thanh tức khắc vào thành tìm đến Khu gia trang.
Trang đinh coi cổng thấy hai người khách lạ sang trọng, vội mời vào
trang ngay. Hai cha con nhận xét đường lối ra vào phòng khi cần cho khỏi bỡ ngỡ. Nghe báo khách lạ tới Khu Nhân Sơn vội xúng xính mũ áo ra mời
vào khách sảnh.

Thoạt trông thấy nét mặt bạch diện lạnh lùng vô cảm của họ Khu, nhà Vua đã phát ghét, nhưng cố nén giận chào hỏi :

- Tôi từ Bắc Kinh qua đây... nghe đại danh của Trang chủ nên tới yết kiến.

Khu Nhân Sơn mích lòng vì khách lạ gọi mình là Trang chủ chớ không dùng
ba tiếng Quan Hàn Lâm nhưng cho rằng khách từ xa tới chưa biết danh hiệu Tân Khoa của mình nên bỏ qua, hối gia nhân pha trà mời :

- Tiên sinh quý tánh cao danh là chi? Ai giới thiệu đến tệ trang?

Nhà Vua thản nhiên :

- Tôi là Cao Thiên Tứ, còn đây là dưỡng tử Chu Nhật Thanh. Mới đến ngoại thành đã được nghe đại danh quan Tân Khoa Hàn lâm...

Khu Nhân Sơn ngạc nhiên :

- Ngoại thành...À, phải chăng mấy chủ tửu điếm bên hồ?...

- Thưa không, người nhắc đến quan Hàn lâm là một kẻ phải thức khuya dậy
sớm, buôn bán tần tảo, khó nhọc mới kiếm được chút đỉnh, đổi chén mồ hôi lấy bát gạo lần hồi...

Khu Nhân Sơn tái mặt, ngắt lời :

- Nghĩa là thế nào, tôi không hiểu tiên sinh muốn nói ai và có mục đích gì?

Nhà Vua thản nhiên nói tiếp :

- Quan Hàn Lâm không quen, dĩ nhiên rồi, vì kẻ ấy thuộc hạng lao động
nghèo nàn, nhưng tôi biết kẻ đó rất nhiều. Riêng tôi tới đây yết kiến
nhằm hai mục đích.

Khu Nhân Sơn nghiêm nét mặt :

- Tiên sinh cứ dạy và xin vắn tắt.

- Dạ, tôi xin vắn tắt. Người nói tới đại danh quan Hàn Lâm là thiếu phụ
vợ họ Trương. Và đây là mục đích của tôi: Thứ nhất: yết kiến quan Tân
khoa để giao hảo. Thứ nhì: khẩn cầu đại nhân nghĩ lại thả người chồng
của thiếu phụ đó ra.

Khu Nhân Sơn quắc mắt :

- Trương Quế Phương? Tiên sinh yêu cầu thả Trương Quế Phương?...

Nhà Vua lạnh lùng buông sõng :

- Phải!

- Tiên sinh có họ hàng thân thích chi với tên họ Trương, một tên chuyên tiêu thụ bạc giả?

- Trương Quế Phương chỉ biết tiêu thụ gà vịt kiếm lời sống qua ngày nuôi mẹ già, vợ dại, con thơ. Không cần là thân nhân với họ Trương mới biết y là kẻ hiền lương mà khắp nội ngoài thành ai ai cũng biết y dân dã thực
thà. Y không hề tiêu thụ bạc giả trái với lệnh Vua, phép nước nhưng y đã bị vu khống, cướp thực vật, trả bạc giả, đoạt bạc thiệt, tráo bạc giả.
Tội trạng của Trương Quế Phương là thế đó!

Từ trắng lợt, sắc diện Khu Nhân Sơn chuyển sang đỏ ửng rồi tím lịm.

Y đẩy ghế đứng dậy chỉ vào mặt nhà Vua dằn giọng :

- Ngươi vì Trương Quế Phương tới đây gây sự, phải không? Ngươi đã lầm!
Biết điều ra khỏi đây ngay, ta lượng tình tha thứ cho kẻ xa lạ xuẩn
ngốc. Bằng ngươi muốn ở lại làm bạn với gian thương họ Trương, ta sẽ cho toại nguyện ngay tức thì.

Thấy Khu Nhân Sơn quá hỗn xược, Chu Nhật Thanh toan đứng lên đuổi đánh,
nhưng nhà Vua giang tay ra hiệu bảo ngồi yên, đoạn trừng mắt phượng tròn xoe :

- Khu Nhân Sơn! Mi quen thói ác bá ức hiếp dân lành, làm giàu một cách
táng tận lương tâm. Nuốt trôi tạ rưỡi gia súc của họ Trương, trả bằng
bạc giả, lượm quá rồi mà còn ngang nhiên tráo trăm lượng bạc thiệt của
ta giúp cho Trương phụ chuộc chồng. Thân nam nhi đội trời đạp đất, hèn
hạ đến như mi là cùng tột. Nếu khăng khăng không đem Quế Phương ra trả
ta, thân cẩu trệ của mi khó được vẹn toàn.

Bọn trang đinh thấy trên sảnh to tiếng bèn cầm khí giới đứng chật ních cả ở phía ngoài chờ lệnh.

Khu Nhân Sơn cậy đông, ngạo nghễ quát :

- Trang đinh! Bắt tên đồng lõa tiêu thụ bạc giả cho ta!

Càn Long lẹ như cắt, nhảy một bước đến trước mặt tên ác bá tát mạnh.

Bốp! Cái tát nặng nề ấy trúng mặt Khu Nhân Sơn khiến y bật ngửa người
lăn lông lốc ra phía sau, gãy mất chiếc răng, máu miệng máu mũi hộc ra
đỏ lòm cả ngực áo.

Bọn trang đinh thấy chủ bị đánh vội nhảy xổ vào đại sảnh vây đánh nhà
Vua. Chu Nhật Thanh tuốt kiếm nhảy vào vòng chiến. Càn Long nhằm tên
gián đầu gần mình nhất giơ tay tả như muốn xỉa vào mặt y. Tên đó hoa đao chém vút vào bàn tay nhà Vua tưởng chừng hạ luôn địch thủ. Chẳng ngờ
bàn tay chỉ là đòn hư dụ kẻ thù chém tới. Tức thì Càn Long dùng thế
Thoát Bào Nhượng Vị rút tay tả về hồi bộ, trong khi tay hữu nhẹ như chớp hạ xuống chụp đúng cổ tay đối phương vặn mạnh. Đồng thời tay tả hồi thế Cương Đao Phạt Mộc chém mạnh cườm tay vào yết hầu kẻ thù. Trúng đòn
độc, tên giáo đầu hộc lên một tiếng té vật vào đồng bọn, đao bị đoạt,
hồn ác quỷ bay về Diêm La điện để chịu thêm lần tội nữa. Đoạt được cây
đao, Càn Long lăn xả vào giữa đám giáo đầu, trang đinh sát phạt. Lưỡi
đao loang loáng lia đến đâu máu phun tới đó. Mới chốc lát đã có đến trên mười tên trúng thương hoặc bỏ chạy, hoặc quằn quại trên vũng máu chan
hòa. Kẻ địch kéo đến mỗi lúc một đông chật ních cả khách sảnh, la hét ầm ầm. Nhà Vua và Nhật Thanh dựa lưng vào nhau chiến đấu kịch liệt.

Khu Nhân Sơn đứng tên mặt án, hô bộ hạ vây bắt cho kỳ được cha con tên gây hấn :

- Ai bắt sống được tên Cao tặc, trăm lượng bạc thưởng. Hạ sát nó, năm
chục lượng, Sảnh đường tuy rộng nhưng đông người cũng hóa chật hẹp, khó
bề xoay trở. Càn Long chợt nghĩ ra mẹo Đơn Đao Phó Hội, bắt chết Quan
Vân Trường khi xưa phó hội Đông Ngô, cầm Yển Nguyệt Long đao, cắp Lỗ Túc chạy ra khỏi trướng yến tiệc có phục binh. Nhà Vua hoa đao theo thế Vũ
Đả Tán Hoa đánh dạt vòng vây, đoạn thừa thế nhảy vút qua đầu bọn trang
đinh đáp người xuống mặt án thư ngay bên Khu Nhân Sơn đang hò hét, tay
cả cặp chặt lấy tên ác bá, tay hữu đưa lưỡi đao vào cổ y, quát :

- Ác bá, muốn toàn mạng, bảo bộ hạ lui ngay kẻo thủ cấp rụng tức thì!

Lýnh quýnh, Khu Nhân Sơn vội xua tay :

- Các ngươi hãy ngừng tay...! Mau!...

Bọn sài lang đang hy vọng bắt hay hạ địch thủ để lĩnh thưởng, vội vàng ngừng tay sợ người lạ giết mất chủ nhân.

Càn Long dằn giọng :

- Thả ngay Trương Quế Phương ra đây. Bắt bọn giáo đầu, trang đinh liệng
khí trong sảnh và đứng dẹp sang bên. Tên nào phản phúc, ta sẽ chọc tiết
ngươi ngay Khu Nhân Sơn run lẩy bẩy, vội truyền lệnh cho bộ hạ theo lời
nhà Vua thả họ Trương ra ngay tức khắc.

Nhật Thanh bảo Trương Quế Phương theo mình đứng lại gần chỗ nhà Vua.

Càn Long cắp Khu Nhân Sơn nhảy từ án thư xuống mặt gạch, tay đao vẫn kề
vào cổ y, từ từ đi ra khỏi khách sảnh. Chu Nhật Thanh đi đoạn hậu coi
chừng. Không kể trong sảnh, bọn giáo đầu và trang đinh khá đông có tới
hàng trăm tên đứng lố nhố cả ngoài sân. Nhà Vua dẫn Khu Nhân Sơn đi qua
cổng trang và điệu thẳng lên huyện nha.

Khách qua đường thấy vậy theo xem rất đông, ai nấy đều mừng thầm bảo
thiệt đáng cho đời tên ác bá. Tới cổng huyện, nhà Vua bảo Nhật Thanh
đánh trống Đăng Văn.

Nha dịch vốn biết Khu Nhân Sơn toan hỏi thì huyện quan đã sai giáo đầu
ra xem là người nào kêu oan. Nhận ra quan Tân khoa Hàn lâm giáo đầu ngạc nhiên vội dẫn bốn người vào thẳng công đường. Lúc đó nhà Vua đã buông
họ Khu ra đưa đao cho Nhật Thanh cầm. Tên ác bá thản nhiên hơn trước,
trước mặt huyện quan, y tin chắc ở thế lực của mình. Viên tri huyện họ
Huỳnh tên Văn Tấn thăng đường thấy bên tả Khu Nhân Sơn, một bên là nhà
Vua tướng mạo bệ vệ đường hoàng, bèn hỏi :

- Ai đánh trống Đăng Văn?

Càn Long bước ra giữa sân cung bái theo thường lệ, cất tiếng sang sảng
khai tường sự việc Trương Quế Phương bị Khu Nhân Sơn ức hiếp trả bạc giả và bắt giam trong trang. Khai xong, nhà Vua lấy gói trăm lượng bạc giả
do Khu Nhân Sơn đánh tráo lừa cao thị đặt lên án trình :

- Thưa đại quan, đây là số bạc mà họ Khu đánh tráo nộp bạc chuộc chồng.

Huỳnh huyện quan nói :

- Tiên sinh quên không khai tên để thừa phái lập biên bản.

- Tôi là Cao Thiên Tứ từ Bắc Kinh du Nam qua đây, Huỳnh Văn Tấn vốn
thanh liêm nhưng tánh tình nhu nhược, xưa nay biết Khu Nhân Sơn là tay
cường hào ác bá, chuyên ỷ thế hiếp cô, hành động tàn bạo nên chắc chắn
việc đánh tráo bạc giả, ức hiếp họ Trương là có thật. Khốn nỗi Khu Nhân
Sơn lại là bạn thiết của quan trên mình, quan Tri phủ Kim Bình Hồ Đắc
Tiềm, đã có lần gặp nhau tại phủ đường và cụng ly trên thồi tiệc, nên
Huỳnh huyện quan có phần nể nang không thẳng tay. Khu Nhân Sơn gian
ngoan thừa biết tâm lý của Vân Tấn, tin chắc ở thế lực mình, yên trí
ngang nhiên chớ không lo sợ như lúc bị nhà Vua đàn áp.

Huyện quan quay ra phía họ Khu :

- Trang chủ trả lời như thế nào trước những lời tố cáo đó?

Khu Nhân Sơn điềm nhiên cung xá quan huyện mà rằng :

- Thưa đại quan, xin người minh xét nỗi oan tình. Tôi có mua gà vịt của
Trương Quế Phương thật, trả tiền đúng giá tử tế. Quế Phương cầm bạc về
nhà đúng một hôm, sau y trở lại nói là tôi trả y bằng bạc giả và gây náo động bản trang. Tôi bèn giữ y lại để trình quan chẳng ngờ vợ y đến ngay đưa một trăm lượng xin chuộc chồng về. Nghi ngờ có sự gian dối tôi mở
gói bạc ra xem, quả nhiên toàn là giả. Kế đó cha con người họ Cao này
mang võ khí đột nhập gia trang gây hấn đồi bạc thiệt, buộc lòng tôi
chống cự lại, y cậy mạnh đả thương tôi khuyết sỉ, thương tích hãy còn
đây và đánh trúng thương, tử thương một số trang đinh, dùng võ lực đàn
áp bức tôi lên huyện. Mong đại quan đèn trời soi xét.

Huyện quan hỏi :

- Sau khi Trương Quế Phương đem gói bạc đến Trang chủ không trình bổn nha ngay, giam giữ người ta làm chi?

- Thưa, cơ sự xảy ra liên tiếp, tôi không đủ thời giờ lập đơn trình báo.

Huyện quan không hỏi thêm nữa, liền gọi Trương Quế Phương :

- Sự kiện như thế nào, ngươi khá khai thật cho ta nghe.

Trương Quế Phương bước ra quỳ lạy khai rõ mọi sự.

Huỳnh Văn Tấn nghĩ thầm tất có sự uẩn khúc chi đây. Cha con Cao Thiên Tứ dõng dạc, đàng hoàng thế kia không lẽ vô cớ vào Khu gia trang gây sự,
vì trang trại này có tiếng nuôi nhiều giáo đầu võ dũng, trang đinh đông
đúc, không ai dại gì dấn thân vào miệng hùm như vậy. Vụ này lớn lắm. Chi bằng từ đây lên phủ không xa, giải cả lên phủ Kim Bình mặc phủ quan xét xử, đỡ phần trách nhiệm.

Nghĩ sao làm vậy, Huỳnh huyện quan lập sơ trạng, rồi truyền huyện giáo đầu dẫn giải tất cả lên Kim Bình phủ.

Phủ quan Hồ Đắc Tiềm đọc qua sơ trạng thấy việc dính líu đến thân hữu
Khu Nhân Sơn bèn tức khắc thăng đường gọi họ Khu hỏi trước, chất vấn qua loa rồi truyền rằng :

- Bổn quan thấy Khu trang chủ đây là người có tiếng đức độ, trong huyện
ai ai cũng ca ngợi. Tên tiểu gian thương Trương Quế Phương thấy người
giàu có, dùng quỷ kế tiêu thụ bạc giả cáo gian người lành, tin lời y sao được.

Tức thì Hồ phủ quan bỏ Khu Nhân Sơn ra ngoài cuộc, tha cho về ngay, kế đó gọi Cao Thiên Tứ bắt quỳ, đập bàn nạt nộ :

- Ngươi là tên giặc đồng lõa với Quế Phương vậy mạnh làm càn, tiêu thụ
bạc giả, xâm nhập gia trang họ Khu đả thương cố sát, tội đáng giam ngục
tối gông cùm chờ ngày ra pháp trường đền tội, nghe không?

Ngay từ đầu, Càn Long im lặng cố ý xem phủ quan xử án thế nào, ngờ đâu
gặp trúng tên tham quan hồ đồ, thiên vị lại còn nạt nộ người ngay, liền
tắc sắc tam tiêu hỏa bốc, nộ khí xung thiên. Chỉ mặt Hồ Đắc Tiềm mắng
lớn :

- Cẩu quan! Trọng án thế này mà thông đồng liên kết cùng ác bá tàn hại
lương dân. Ngươi giữ trọng trách quản trị cả một phủ lớn, hưởng bổng lộc triều đình mi không vì quốc vì dân, táng tận lương tâm, tác oai tác võ. Từ khi ngươi ngự trị phủ này chắc nhiều kẻ hiền lương hàm oan, lãnh tội trảm quyết đến nơi mà còn dám nạt nộ ta ư?

Bị mất thể diện trước nha lại, Hồ tri phủ mặt đỏ bừng bừng, đập bàn thét nha lại :

- Quân bây, nọc cổ tên tặc đạo này đánh trăm hèo ta xem nó còn già miệng hỗn xược nữa hay không?

Nha lại dạ ran xô vào tưởng chừng vồ ngay được tội nhân hạ trượng. Ngờ
đâu Càn Long hoa quyền, tay đấm, chân đá chỉ trong chớp mắt trên mười
tên nha dịch đã té lăn sang hai bên sân, khiến những tên khách không dám thi hành lệnh phủ quan xông vào nữa. Hồ Đắc Tiềm giựt mình lật đật đẩy
ghế đứng lên toan chạy, nhưng Càn Long đã lẹ làng phóng mình lên mặt án
túm chặt lấy bím tóc xách lên khỏi mặt đất, đoạn lao mạnh vào công
đường. Đoạn cúi xuống lượm cây bảo kiếm bị tịch thâu để lên mặt án làm
tang vật, Càn Long liệng cho Chu Nhật Thanh đang đeo bên nhà Vua phòng
kẻ giam ám hại sau lưng, còn tự mình cầm thanh đao vừa đoạt được rượt
theo viên tham quan đang lồm cồm toan chạy.

- Cẩu quan, ngươi có sống cũng bằng thừa!

Tức thì, Càn Long co chân nhằm sống lưng gian quan đạp mạnh. Hồ Đắc Tiềm kêu hự mộ tiếng, gãy xương sống quằn quại hết thở. Nha dịch thấy phủ
quan bị hạ sát bèn hò nhau lấy khí giới vây đánh cha con cao Thiên Tức,
một mặt chúng cấp báo Đài hiếu quan là Huỳnh Đắc Thắng tức Bậc Thần cùng bào đệ là Hữu Thắng ở cùng một đinh, nghe nhốn nháo vội chạy ra hỏi
chuyện gì.

Nha dịch thưa :

- Có hai cha con tên giặc giải từ Kim Thành huyện lên đả tử phủ quan tại án đường, xin mau mau cấp cứu!

Đài hiếu quan vội đánh trống báo động.

Viên Du phủ Kim Bình là Hứa Ứng Long tức khắc điểm quân bao vây khu vực
quanh phủ và truyền lệnh đóng chặt bốn cửa thành, không cho kẻ sát nhân
trốn thoát.

Nhà Vua và Chu Nhật Thanh, kẻ đao kẻ kiếm, chống đánh kịch liệt, nhưng
chỉ đả thương chớ không cố sát hại mọi người. Càn Long đi trước mở đường càn quét dữ dội. Lần lần ra tới phủ môn, cha con nhà Vua thoát ra ngoài nhưng bị luôn đoàn binh của Hứa Ứng Long áp đánh. Thanh đơn đao bằng
thép thường bị quằn mẻ vô dụng.

Hứa Ứng Long hô to :

- Bắt sống, không được giết! Quăng dây bắt, mau!

Một ngọn côn nện tới, Càn Long đưa đao gạt chẳng ngờ thanh đao vô dụng rạn bể đôi. Nhật Thanh la lớn :

- Phụ thân, kiếm đây.

Càn Long tay cầm độc đao cụt ngủn, lùi bước đến gần Nhật Thanh nhưng
ngay lúc ấy, vướng phải dây quăng té nhào. Nhật Thanh liều mạng xông vào cứu, vướng dây bị giựt té nốt. Vừa hay lúc ấy Đài hiếu quan Huỳnh Đắc
Thắng và em là Hữu Thắng chạy tới. Đắc Thắng trước kia đã ở Kinh sư nhận ra là Thiên tử vội hô lớn :

- Không được bạo động, kèm giải tội nhân về dinh ta ngay.

Hứa Ứng Long và quân binh ngạc nhiên, không hiểu vì lẽ gì, nhưng lệnh trên đã xuống, ai nấy đều phải thi hành.

Về tới dinh Huỳnh Đắc Thắng và em đuổi nha sai ra ngoài, tự mình áp giải tội nhân và hậu đường nhìn kỹ. Đắc Thắng thất kinh khi nhận ra người
đứng sững trước mặt mình không phải ai xa lạ mà đích thị là đương kim
Cao Tôn Hoàng Đế.

Càn Long mỉm cười hỏi nhỏ :

- Huỳnh khanh nhận ra Trẫm chăng?

Huỳnh Đắc Thắng và Hữu Thắng vội vàng mời nhà Vua ngồi lên kỷ rồi quỳ đánh :

- Ngu thần không biết Bệ hạ giáng lâm quả đáng tội muôn vàn. Chẳng hay quân lính có xâm phạm tới ngọc thể không?

- Cho hai khanh bình thân. Trẫm không sao cả. Hồ Đắc Tiềm liên lạc mật
thiết với Khu Nhân Sơn, tùy ý xử án bất minh, dám ngang nhiên tha bổng
tên ác bá đúc bạc giả chuyên ức hiếp dân lành đó về, hơn nữa còn hạch
sách người ngay tình, coi thường quốc pháp, y chết thật đáng đời. Nay
Trẫm thảo một đạo dụ chiếu chỉ cho Trang Hữu Cung, Tuần phủ Giang Tô để y được toàn quyền thanh toán vụ án này.

Huỳnh Đắc Thắng thân vào lấy văn phòng tứ bảo ra đặt trên án. Càn Long thân bút thảo đạo chiếu trao cho Đài hiếu quan :

- Khanh cấp tốc thi hành. Trẫm bí mật du hành, khanh khá liệu lời không được lộ, có hại. Dinh này có cổng sau không?

- Muôn tâu, Bệ hạ cho phép ngu thần được dâng yến.

Càn Long ngắt lời :

- Nếu vậy sao còn gọi là bí mật. Khanh khá nghe lời, Trẫm muốn đi ngay bây giờ.

Nói đoạn nhà Vua đứng dậy. Anh em Đài hiếu quan mật đưa cha con nhà Vua theo cửa sau ra khỏi dinh.

Trước khi từ biệt, Càn Long dặn thêm :

- Tên Trương Quế Phương quả thật oan tình, khanh liệu cho y về nhà ngay
kẻo gia đình y lo sợ. Thôi miễn lễ cho khanh, Trẫm đi đây.

Lúc đó trời tối hẳn, nhà Vua cùng Chu Nhật Thanh thủng thẳng ra phố tìm
tửu quán trọ. Sáng hôm sau hai người mướn xe ngựa về quán trọ Kim Thành
huyện ở hẳn đó mấy ngày nghe ngóng.

Nói về Trang Hữu Cung sanh quán tại Phiên Ngung huyện, Quảng Đông tỉnh,
đỗ Trạng Nguyên năm Ất Sửu, bổ dụng Tuần phủ Giang Tô nhận được chiếu
chỉ, lập tức điểm kỵ quân đến Kim Bình phủ nghinh giá. Huỳnh Đắc Thắng
dẫn các quan văn võ nội phủ ra tiếp rước và trình việc Thiên Tứ đã đi
khỏi. Trang Hữu Cung bèn đóng quân tại Kim Bình ra lệnh cho tướng Trung
quân và Vương Bưu hiệp cùng Đài hiệp quan Huỳnh Đắc Thắng đem bản bộ
quân xuống Kim Thành huyện bắt Khu Nhân Sơn.

Huyện quan Kim Thành Huỳnh Văn Tán ra đón hỏi Đắc Thắng :

- Bắt Khu Nhân Sơn là thuộc bổn phận của chúng tôi của chúng tôi, cần chi đến thượng quan phải điều động quân đội?

Huỳnh Đắc Thắng đáp :

- Cuộc điều động này do Trang tuần phủ ra lệnh, tôi chỉ biết thừa hành.
Nghe đâu tên Khu Nhân Sơn chuyên đúc bạc giả nuôi rất đông giáo đầu bộ
hạ, khí giới đầy đủ, e không có sự giúp đỡ của quân bổn phủ, chúng có
thể chạy thoát một số người, mà quan Tuần phủ thì nhất quyết bắt hết
không sót một tên nào. Vậy chúng ta hiệp lực thì hơn.

Huyện quan tức thì đốc quân huyện hiệp cùng binh Kim Bình phủ kéo rốc tới vây tứ phía Khu gia trang.

Ác bá Khu Nhân Sơn không biết vụ phủ quan Hồ Đắc Tiềm bị đánh vong mạng, thấy quan binh bất chợt kéo tới phủ vây trang trại gọi loa truyền mình
phải ra hàng, lấy làm ngạc nhiên ra lệnh cho toàn thể bộ hạ trấn giữ
chặt chẽ toàn trang, rồi tự mình lên vọng lâu gọi đích danh huyện quan
ra hỏi chuyện :

- Chúng tôi có tội tình gì mà đại quan cho binh lính vây bổn trang khiến mọi người sợ hãi như vậy?

Huỳnh Văn Tấn cỡi ngựa tiến lên trước :

- Bổn chức thi hành lệnh phủ, yêu cầu Trang chủ cùng toàn thể mọi người
trong quý trang hãy theo lệnh ra nạp mình, còn mọi sự sau này sẽ hay.

Khu Nhân Sơn cười lạt :

- Hôm qua Hồ tri phủ đích thân tha bổng tôi về, lẽ nào hôm nay lại hành động trái ngược như vậy?

Huyện quan chỉ về phía hậu quân bảo họ Khu :

- Không tin cứ trông quan Đài hiếu từ phủ đích thân về đây sẽ hiểu.

Khu Nhân Sơn dằn giọng :

- Tội trạng gì mới được chớ? Hay là quanh vụ bạc giả do tên thôn dân Trương Quế Phương vu khống cáo gian?

Huỳnh Văn Tấn mỉm cười :

- Không có cáo gian! Nếu Trang chủ không vui lòng nộp mình bổn chức sẽ
dùng biện pháp khác. Khi đó Trang chủ sẽ lãnh thêm tội phản nghịch chống cự lệnh triều đình.

Khu Nhân Sơn ngạo nghễ :

- Mời đại quan tự ý nhập trang, chớ không khi nào tôi chịu nạp mình vô lý vậy.

Huỳnh Văn Tấn nổi giận lùi ngựa lại, hô quân đánh trang trại.

Hơn một hôm giờ sau, quan quân làm chủ tình thế, bắt được ngót ba trăm
bộ hạ của Khu Nhân Sơn, còn dư trăm tên vừa thương vừa tử thương.

Khu Nhân Sơn cùng một số giáo đầu phụ thuộc cứng cổ lãnh án tử hình hạ
ngục chờ ngày chính pháp. Gia sản bị tịch thâu. Phụ nữ, thiếu nhi và
những người già cả được tha hết, phải hồi hương. Còn những người trưởng
thành xét ra có thành tích bất hảo đều lãnh tội đầy ra Thanh Hải. Trang
Hữu Cung theo mật chỉ trích ra một số bạc trong gia sản Khu Nhân Sơn
thưởng cho vợ chồng Trương Quế Phương. Được số bạc đó, họ Trương chăm
chỉ làm ăn trở nên thật giàu có, tu nhân tích đức, bố thí giúp đỡ người
nghèo, nổi danh hiền đức khắp vùng. Ngoài ra, Trang tuần phủ còn điều
tra trả lại tiền bạc cho những nạn nhân bị tên ác bá họ Khu sanh đoạt từ trước đến nay. Vụ án xử xong, Huỳnh Đắc Thắng được nhắc lên chức Tri
phủ Kim Bình thay Hồ Đắc Tiềm và Hữu Thắng được cử vào chức Đài hiếu
thay anh. Nhân dân Kim Thành huyện ai nấy đều hể hả sung sướng thoát ách ác bá Khu Nhân Sơn.

Nhà Vua ở lại nhà trọ theo dõi vụ án, thấy Trang Hữu Cung phân xử công minh lấy làm vui lòng, bèn bảo Chu Nhật Thanh :

- Rảnh rồi, cha con ta bây giờ cấp sang Dương Châu.

Một hôm, tới nơi, nhà Vua trả tiền xe hỏi thăm tửu lâu nào lớn nhất
Dương Châu. Mỗi người nói một khác, không biết thế nào mà lượng được.
Chợt nghĩ ra một kế, nhà Vua bảo Nhật Thanh :

- Bọn kiệu phu đưa khách luôn chắc biết rõ, con thử hỏi xem và lấy hai kiệu bảo chúng đưa tới nơi. Ta chờ ở đây.

Nhật Thanh đi hồi lâu mới trở lại chỗ cũ với hai chiếc kiệu. Hai người
lên kiệu đi qua nhiều phố sầm uất tới một khu phố lớn hơn cả, kiệu phu
đổ xuống trước cửa tửu lầu ba từng rộng rãi, kiến trúc cực kỳ lộng lẫy.
Nhà Vua đưa mắt nhìn tấm biển lớn bằng đá gân xanh đục nổi năm chữ lớn
kiểu triện sơn đen: Dương Châu Thái Hưng Lầu.

Hai cha con bước vào tửu quán, viên quản lý niềm nở tiếp đón.

Càn Long nói :

- Tôi muốn trọ và đợi mấy người bạn ở Bắc Kinh tới, còn phòng hàng nhất không?

- Thưa quý khách còn, hạng nhất ở lầu ba. Phải chăng quý khách chờ hai người một Mãn một Hán từ Bắc Kinh tới?

Nhà Vua ngần ngừ giây lát mới gật đầu, vì thực ra người chờ hai quan Thị lang Hòa Thân và Bột Dũng Các cùng là người Mãn.

Viên quản lý tinh ý hỏi :

- Phải chăng quý khách đại danh là Cao Thiên Tứ?

Nhà Vua đáp :

- Phải, tiên sinh gặp tôi ở đâu?

- Đây là do vị quan khách Mãn tộc nhắn như vậy. Vị đó ở phòng đệ tứ trên lầu ba, nay quý khách lấy căn phòng đệ ngũ ở kế bên cho tiện?

Nhà Vua ưng ý hỏi thêm :

- Hai người ở phòng đệ tứ hiện có nhà không?

Viên quản lý nói :

- Thưa không, đến bữa thế nào cũng về.

Nói đoạn, viên quản lý sai tửu bảo đưa quý khách lên thượng lầu.

Thay y phục sạch sẽ xong xuôi, nhà Vua bảo Chu Nhật Thanh :

- Người mà ta chờ đó là quan Thị lang trong triều. Lát nữa con tạm lánh, phòng y có điều chi cần thiết trình bày chăng? Không phải ta không tin
con, nhưng muốn y đỡ ngượng hơn. Trong khi ấy con khá chọn một thồi an
tĩnh và liệu đặt tiệc tùy ý nhé.


Gần đến chiều Nhật Thanh ra biên lầu nhìn xuống phố chơi, thấy có hai
người cùng trạc tứ tuần, một thấp nhỏ để râu mép, một cao lớn lực lưỡng
râu quai nón, vào tiệm lên lầu mở cửa phòng đệ tứ. Lát sau, người thấp
nhỏ sang gõ cửa phòng đệ ngũ. Tiếng nhà Vua nói vọng ra, người đó đẩy
cửa bước vào rồi khép cửa lại. Càn Long để cuốn sách đang đọc xuống bàn
ngẩng đầu nhìn quan thị lang Hòa Thân đi vào.

- Miễn lễ cho Hòa khanh. Ngồi đây.

Hòa Thân vâng lời, cung xá khẽ tâu :

- Bệ hạ nhàn du Giang Nam có được như ý không?

Nhà Vua mỉm cười :

- Trừ vài vụ bất thường ra, Trẫm rất hài lòng, cảnh sắc non sông thật
ngoạn mục, dân chúng an vui lạc hưởng thái bình. Khanh ngồi đây.

Hòa Thân kéo ghế ngồi. Vua hỏi :

- Bột Dũng Các không cùng đi sao?

- Thưa không, Lưu tể tướng bảo hạ thần tùy tiện đi trước cho được việc.
Đạo chỉ về chỉ độ vài ngày thì hạ thần cũng xuống miền Nam ngay.

- Khanh đi cùng ai?

- Muôn tâu, lúc ở Bắc Kinh thần ra đi một mình, tới Tế Nam phủ thì gặp
Trưởng ban Mật vụ Thiết Diện Hổ. Y định về kinh sư mời hạ thần xuống
Hàng Châu có việc gấp. Hiện y đang ở phòng bên.

- Công tác thuộc võ phái?

- Dạ. Muốn các võ phái gặp nhau, không gì hơn bằng cách tổ chức Lôi đài, dùng lời khiêu khích các môn đồ các phái chạm lòng tự ái và tò mò kéo
nhau về thử lửa. Mà đả Lôi đài khó lòng tránh được mọi sự xích mích. Môn đồ các phía do vậy mà thù hiềm nhau. Khi đó Thiết Diện Hổ là người quen nhiều biết rộng các đệ tử môn phái, sẽ nương theo tình hình của họ hành động với mục đích cho các võ phái thành nghi kỵ, quyết nhau tranh đấu
hơn thua. Khi đã có vài kẻ vong mạng, việc nhỏ sẽ xé ra to ngay.

Càn Long gật đầu trầm ngâm hồi lâu :

- Ý kiến đó hay. Thiếu Lâm tự hiện bành trướng quá khiến Trẫm rất ngại, khanh nên nhằm vào võ phía đó mà triệt bớt đi trước hết.

- Hạ thần cũng nghĩ vậy nên mới lựa Hàng Châu làm nơi dựng Lôi đài. Chắc chắc các võ phái miền Nam và Tây nam sẽ bị lôi cuốn vào vòng tàn sát
lẫn nhau.

- Khanh nên liên lạc với Khâm mạng quan Trấn thủ Hàng Châu để có nhiều
phương tiện lập đài. Nếu Thiết Diện Hổ cần về tài chánh, cứ việc lấy
trong ngân khoản địa phương, Trẫm cho phép.

- Muôn tâu, tiền bạc sở phí còn nhiều, nay hạ thần và Thiết Diện Hổ sang Hàng Châu để gặp Báo Hiền Trung trấn thủ quan để mật tiến công tác.

- Thiết Diện Hổ tìm được người thủ đài chưa?

- Muôn tâu, y có người rồi. Cũng vì lý do ấy y mới về Bắc Kinh kiếm hạ thần để cùng y lo vụ tổ chức lớn lao này.

- Ai vậy? Đài chủ ít nhất phải là một người nghệ thuật cao siêu, danh chấn giang hồ!

- Bệ hạ cho phép thần gọi Thiết Diện Hổ sang đây bệ kiến?

- Trúng ý! Trẫm đang muốn gặp y.

Thị lang Hòa Thân trở về phòng mình.

Thiết Diện Hổ đang đi đi lại lại bách bộ trong phòng, thấy Hòa Thân đi vào liền ngừng bước nhìn.

Hòa Thân nói :

- Thiên tử truyền cho Tướng quân sang bệ kiến để tường trình về người thủ đài.

Thiết Diện Hổ xốc áo lại, theo quan Thị lang sang phòng nhà Vua.

Vào tới nơi, Thiết Diện Hổ hành lễ tam bái :

- Ngu thần Thiết Diện Hổ bái chúc Thánh thượng vạn vạn tuế.

Nhà Vua chú ý nhận xét, Thiết Diện Hổ lực lưỡng, râu quai nón tua tủa
như chổi xể, da mặt sần sùi đen sạm, bèn nghĩ thầm: “Tên là Thiết Diện
Hổ quả đúng với người! Hòa Thân sao khéo lựa người Trưởng ban hung dữ
xấu xí như quỷ sứ vậy. Nhưng không sao, miễn y có tài được việc. Không
nên căn cứ vào bề ngoài xét người”. Nghĩ thế nhà Vua nói :

- Thiết Diện, Khanh khá bình thân và ngồi đây, Trẫm đang vi hành khanh chớ câu nệ tiểu tiết.

Hòa Thân ngồi bên hữu, Thiết Diện Hổ ngồi bên tả nhà Vua.

Càn Long tò mò hỏi :

- Trẫm vẫn được nghe quan Thị lang nói về sự tận tâm đắc lực của hiền
khanh, vậy khanh an tâm tiến hành công tác, Trẫm sẽ thăng thưởng sau.
Nhưng Trẫm có tánh quen, muốn biết rõ về các bầy tôi trung thành đắc sự, vậy khanh đừng quan tâm thắc mắc nghe không?

Trước tướng mạo uy nghi bệ vệ của Hoàng đế, Thiết Diện Hổ cảm thấy mình nhỏ bé như bọt trên mặt biển cả.

- Muôn tâu, xin Bệ hạ cứ truyền.

- Thiết Diện Hổ phải chăng là tước hiệu giang hồ hay bí danh của hiền khanh?

Sự ngần ngại thoáng qua nét mặt, Thiết Diện Hổ đáp :

- Kẻ hạ thần là môn đồ của Bạch Mi đạo nhân, Triều Vân Sơn bên Tây
Khương.. Gia sư gốc ở Tây Tạng nên không thâu nhận các môn sinh có óc
cách mạng, phân biệt Mãn, Hán.

- Môn đồ Tây Khương có đông không?

- Thưa, cũng khá đông. Hiện đã có những người thành tài có thể thay gia
sư Bạch Mi truyền đạo khắp nơi, danh chấn tứ phương như sư huynh Lý
Hùng, các sư đệ Cao Tấn Trung, Mã Hùng, Phương Thất, Bạch Dũng, người
nào cũng vào hạng đại võ sư đủ sức khiến các phái khác kiêng nể.

Nhà Vua hoan hỉ :

- Nếu vậy, Thiết Diện hiền khanh cũng là một nhân vật hữu tài, hữu danh
trong giới võ nghệ, Trẫm lấy làm mừng được một người cộng sự tài giỏi
như khanh. Hiện thời tình hình các võ phái như thế nào? Chắc Thị lang
Hòa Thân đã nói rõ cho khanh nghe ý định của Trẫm?

- Dạ, Bệ hạ có thể tin ở lòng trung thành của hạ thần, dù phải nhảy vào
nước lửa, hạ thần cũng không từ nan. Các võ phái miền Nam, Tây nam quan
trọng hơn cả do Thiếu Lâm dẫn đầu, sau đến Nga Mi, Võ Đang. Về miền Bắc
và Tây bắc có ba chính phái Bắc Thiếu Lâm, Côn Luân, Không Động, hiện
đáng lo hơn hết là Thiếu lâm và Nga Mi. Chính các môn đồ của hai phái
này đã tham dự cuộc hạ sát Tiên đế theo sự hiểu biết của gia sư. Chuyến
trước ở Bắc Kinh, hạ thần nghe đồn Bắc Thiếu Lâm mới cho hai danh đồ hạ
sơn tài nghệ vào hạng đại sư, một người họ Cam, một thiếu nữ họ Lã thì
phải. Hiện hạ thần mới nhờ Trần Bá Hoàng và Cung Vượng là hai người
thuộc Ban Mật Vụ của quan Thị lang Bột Dũng Các điều tra, nhân chuyến
hai người lên hành động trên phía Tây bắc. Còn chờ xem kết quả thế nào,
Bột thị lang sẽ phúc trình cùng Bệ hạ. Hiện thời, thần đã lập chương
trình dựng Lôi đài ở Hàng Châu với mục đích gây sóng gió giữa các môn đồ võ phái ở miền Nam.

Càn Long gật đầu :

- Thị lang Hòa khanh vừa tường trình cùng Trẫm vụ đó rồi và Trẫm chấp
thuận cho dùng ngân khoản để tổ chức, cốt sao công việc thành tựu theo ý Trẫm là được, không ngại tổn phí. Hành động khéo léo, vụ này chắc có
kết quả lớn lắm đó. Thủ đài là ai?

- Muôn tâu, Thủ đài là một võ sư kiệt hiện nổi danh khắc vùng Hồ Nam,
Giang Tây họ Lôi tên Hồng, dữ dội khỏe mạnh như hổ nên thiên hạ tặng cho y tước hiệu Lão Hổ.

- Y thuộc môn phái nào? Bao nhiêu tuổi?

- Họ Lôi xuất thân do Võ Đang sơn, năm nay vừa đúng ba mươi chín tuổi, đồng cân đồng lượng với hạ thần.

- Nghĩa là trông bề ngoài đã thấy sức lực vô cùng?

- Dạ, và tài nghệ tương đối xứng danh Lôi Lão Hổ.

- Khanh biết rõ thân thế của y?

- Hạ thần biết rõ y như người trong một nhà, vì y là tử tế của sư huynh
hạ thần Lý Hùng, mà giới giang hồ thường gọi là Lý Ba Sơn, lấy tên hương quán của họ Lý ở vùng Ba Sơn giữa ranh giới Tứ Xuyên Thiểm Tây. Vợ Lôi
Lão Hổ là Lý Tiểu Hoàn tước hiệu Nữ Bá Vương, con gái độc nhất của sư
huynh Lý Hùng, dũng lực vạn nhân địch.

Càn Long suy nghĩ giây lát :

- Nữ Bá Vương Lý Tiểu Hoàn có chịu cho chồng đứng thủ đài không?

- Muôn tâu, hạ thần đã thương lượng với cả hai vợ chồng Lôi Lão Hổ. Khi
họ ưng chịu điều khoản, thần mới dám trình vụ này với quan Thị lang.

Càn Long quay sang Thị lang Hòa Thân :

- Hòa khanh chấp nhận cho họ Lôi bao nhiêu?

Hòa Thân đáp :

- Ba vạn lượng bạc và còn khoản thưởng lệ sau chiếu theo công việc làm.

Càn Long nói :

- Cho y thêm hai vạn lương nữa, việc này nguy hiểm tới nhân mạng. Và trao tiền ngay đừng do dự, có thế mới được việc.

- Dạ, thần xin lãnh ý. Chuyến này sang Hàng Châu thần trao bạc liền tay.

Càn Long hỏi Thiết Diện Hổ :

- Lôi Lão Hổ hiện ở Hàng Châu?

- Thì giờ này cả hai vợ chồng y cùng phải tới Hàng Châu theo lời hẹn với hạ thần nhân dịp lựa chọn địa điểm dựng Lôi đài.

- Phải cực lực dùng các danh từ khiêu khích mới mong hiệu quả.

- Dạ, quan Thị lang và thần đã tính rồi.

- Lôi Lão Hổ có người nối nghiệp không?

- Thưa có. Y có con trai là Lôi Đại Bàng, hiện theo sư trưởng Phùng Đạo Đức học võ nghệ trên Võ Đang sơn.

- Lôi Đại Bàng lên Võ Đang sơn lâu chưa?

- Đại Bằng được vợ chồng Lão Hổ tẩm luyện ngay thuở lọt lòng, đến năm
lên ba tuổi thì đích thân hai người đem con lên Võ Đang cho theo Phùng
sư trưởng tiện việc tập luyện và ở mãi cho tới nay. Tuy bản lãnh đã ghê
gớm lắm mà Sư trưởng còn chưa cho y về nhà.

- Phùng Đạo Đức có hay vụ Lôi Lão Hổ đứng thủ đài không?

- Muôn tâu, thần thấy không cần thiết nên không hề nói tới.

- Theo ý Trẫm thì cho Sư trưởng Võ Đang sơn biết việc lập Lôi đài do Lôi Lão Hổ đứng thủ đài rất cần. Họ Lôi thuộc phái Võ Đang, đứng thủ đài
tức là dính líu tới danh dự của môn phái. Trong cuộc tranh tài chỉ có
một được, hai thua vó khi hại tới nhân mạng. Anh hùng hào kiệt thiên hạ
thiếu chi người, lỡ Lôi Lão Hổ thất trần thì còn trông vào Phùng Đạo Đức cho người giúp đỡ hoặc đích thân tiếp tay cũng chưa biết chừng. Bởi
vậy, cho Sư trưởng phái Võ Đường biết nhiệm vụ Thủ đài ở ngay khu vực
bành trướng của Thiếu Lâm tự thì có khác chi chỉ thẳng mũi giáo vào mắt
môn võ danh tiếng đó không? Sự đụng chạm hiềm khích chắc chắn không tài
nào tránh được, vì đó là điều muốn của Trẫm, vậy Lôi Lão Hổ cần một hậu
thuẫn mạnh mẽ. Hậu thuẫn đó không đâu hơn Võ Đang sơn, đó là Trẫm chưa
kể tới nhạc phụ của họ Lôi là lệnh sư huynh Lý Hùng.

Nghe nhà Vua giảng giải một hồi, quan thị lang Hòa Thân vội tâu :

- Hạ thần đã bàn định với Thiết Diện Hổ về điểm này. Nếu Lôi Lão Hổ thất bại, người bị đụng chàm trước nhất là Lý Ba Sơn và lẽ cố nhiên cả Phùng sư trưởng vì danh dự môn phái, vì con của Lão Hổ còn ở trên núi. Riêng
Lý Ba Sơn, phe họ Lôi đã có các đồng môn hữu Triều Vân Sơn bên Tây
Khương và Bạch Mi Đạo Nhân. Nói tóm lại hậu thuẫn Tây Khương có phần
mạnh mẽ hơn cả Võ Đang nữa.

Càn Long nói :

- Trẫm tính tới vấn đề tiện lợi và thời gian vì Võ Đang sơn gần hơn, năm ngay trong khu vực bị đụng chạm. Phùng Đạo Đức sẽ vì lẽ ấy không bỏ ngơ được. Chớ Bạch Mi đạo nhân ở xa xôi, sự kích thích tất không được mạnh
mẽ như Sư trưởng phái Võ Đang, lỡ nhân vật đó dẫn hòa dập tắt đám tro
hồng đi thì ta sẽ vất vả tìm một dịp khác mất nhiều thì giờ, và chưa
chắc đã được sôi nổi như chuyến này. Hai khanh hiểu ý Trẫm chưa?

Lý luận của nhà Vua thật xác đáng hợp lẽ. Hòa Thần cúi đầu thưa :

- Chúng thần sẽ hành động theo Thánh ý.

Càn Long cười mà rằng :

- Chúng ta hợp bàn, Trẫm cũng phát biểu ý kiến, mỗi lý mỗi hay. Một khi
đã trao nhiệm vụ thi hành cho Hòa khanh và Thiết Diện Hổ, dĩ nhiên vạn
sự đều trông cậy ở sự khéo léo của hai người. Chừng nào các khanh đi
Hàng Châu? Và ở đâu?

Hòa Thân tâu :

- Chúng thần khởi hành ngay sớm mai cho được việc. Tới đó ngụ tại quán
trọ nhưng thần liên lạc thường trực với Trần phủ quan Hàng Châu. Trong
trường hợp Bệ hạ có linh truyền xin cứ cho tin lại đó. Thần trộm nghe
Lưu tể tướng nói rằng Bệ hạ cho một thanh niên nào theo hầu, mà không
thấy y ở đây?

- Người ấy là Chu Nhật Thanh, theo Trẫm từ khi qua Thoại Long Trấn, y ở ngoài kia đặt tiệc.

Nói đoạn, nhà Vua đứng lên mở cửa phòng nhìn ra ngoài thấy Nhật Thanh
đang ngòi ngoài hiên lầu, liền gọi vào giới thiệt cùng Thị lang Hòa Thân và Thiết Diện Hổ. Biết buổi họp đã xong, Nhật Thanh mời Vua ra dùng
bữa. Sớm hôm sau, Thị lang Hòa Thân và Thiết Diện Hổ lên đường