Sau khi nhìn lén Lâm thái thái và Hà phu nhân, Tây Môn Khánh trở lại nhà khách hoa viên, uống rượu nghe hát cùng Ngô Đại cữu, Ứng Bá tước và Thường Trĩ Tiết, Tạ Hy Đại.
Trên đại sảnh, đám khách đàn bà tiếp tục ăn uống một lúc nữa rồi ra sân xem Bôn Tứ đốt pháo bông, sau đó ra về.
Kính Tế sai khoản đãi đoàn hát ăn uống, sau đó thưởng hai lạng bạc rồi cho về, còn ba ca công thì trở vào nhà khách hoa viên, cùng bốn ca nữ thay nhau đàn hát. Bá tước hỏi:
Ngày mai là sinh nhật Hoa Đại cữu, chằng hay đại ca đã cho đem lễ tới chưa? Tây Môn Khánh đáp:
Sáng sớm nay tôi đã sai đem tới rồi.
Đại An đứng sau nói:
Hồi trưa Hoa Đại cữu cũng sai Lai Định tới đưa thiếp mời. Bá tước lại hỏi:
Ngày mai đại ca có đi không để tôi tới cùng đi với.
Tây Môn Khánh đáp:
– Cũng chưa chắc, để ngày mai coi đã, nhị ca cứ đi trước đi.
Lát sau bốn ca nữ kéo nhau vào hậu phòng. Các ca công vẫn tiếp tục đàn hát, nhưng
Tây Môn Khánh lại dựa vào ghế mà ngủ. Ngô Khải nói:
Suốt mấy hôm nay dượng lo việc mệt nhọc, hôm nay cũng nên đi nghỉ sớm, để chúng tôi về.
Nói xong đứng dậy cáo từ, nhưng Tây Môn Khánh không chịu, nhất định giữ lại. Bữa tiệc kéo dài tới hết canh hai mới vãn.
Tây Môn Khánh thưởng cho ba ca công mỗi người hay chung rượu lớn và sáu tiền rồi cho về. Ba ca công lạy tạ. Tây Môn Khánh dặn:
Ngày rằm này ta đãi tiệc các quan. Lý Minh nhớ gọi giùm ta mấy ca nữ, đừng có quên đấy.
Lý Minh hỏi:
Lão gia định cho gọi ai?
Thì gọi mấy đứa ít tới đây như Tần Ngọc Chi, Phùng Kim Bảo chằng hạn. Lý Minh đáp:
Thưa vâyng, tôi hiểu rôi.
Nói xong lạy chào mà về. Tây Môn Khánh vào thượng phòng, Nguyệt nương nói:
Hôm nay Lâm thái thái và Kinh phu nhân vui nhất. Kinh phu nhân cứ năm lần bảy lượt cảm tạ vợ chồng mình, nói là nhờ có lão gia mà Kinh đại nhân mới được thăng chức vẻ vang. Kinh phu nhân cũng cho biết là sang tháng thì Kinh đại nhân phải đi Hoài An coi việc vận lương. Còn Hà phu nhân thì uống rượu được lắm, lại có vẻ thích làm bạn với Ngũ nương nhà này.
Tây Môn Khánh gật đầu vui vẻ.
Tối hôm đó, Tây Môn Khánh ngủ tại thượng phòng.
Trời vừa sáng, Nguyệt nương đánh thức chồng dậy mà bảo:
Hồi canh ba đem qua tôi nằm mợ Không biết có phải vì hôm qua Lâm thái thái lúc mới tới mặc áo đại hồng hay không mà tôi nằm mơ thấy chàng mở rương của Lục nương lấy một cái áo đại hồng mặc cho tôi, nhưng lại bị Ngũ nương sấn tới giật mất, rồi mặc vào mình. Tôi giận quá bảo “Áo của muội muội đâu sao không lấy mà mặc, lại giật cái áo gia gia cho tôi?” Ngũ nương giận, xé ngay cái áo ra. Tôi tức quá la lên rồi mắng cho một trận ầm ĩ cả lên. Lúc tỉnh dậy hoá ra chỉ là một giấc mộng.
Tây Môn Khánh bảo:
Không sao, để tôi bảo may cho nàng một cái áo đại hồng thật đẹp, bởi vì mình ao ước cái gì thì hay nằm mơ thấy cái đó.
Lát sau trở dậy, Tây Môn Khánh thấy đầu nặng, lưng đau, nên lười, không muốn ra nha môn làm việc, chỉ chải đầu rửa mặt rồi lên thư phòng nằm dài, sai Vương Kinh đấm lưng.
Ngọc Tiêu đem sữa và thuốc tới cho chủ uống rồi trở vào thượng phòng. Nguyệt nương lại sai Tiểu Ngọc đem cháo tới cho chồng ăn.
Tới trưa, đến giờ cơm mà không thấy chồng vào. Nguyệt nương không hiểu Tây Môn Khánh đi đâu, bèn đích thân tới thư phòng. Nguyên là Vương Kinh đem tới cho chủ một cái túi, rồi nói là chị mình mời Tây Môn Khánh tới nhà. Tây Môn Khánh mở cái túi ra, thấy một đai gấm thật đẹp, mặt trong là những sợi tơ ngũ sắc bện lại thành một giải đồng tâm kết, lại có một cái túi dùng để đựng bạc, ngoài thêu hai con uyên ương, đường thêu rất khéo. Tây Môn Khánh vui lắm, đang say mê ngắm nghía mấy tặng vật của Vương thị, thì Nguyệt nương thình lình bước vào, bảo:
Chàng ở ngòai này mà tôi cứ tưởng chàng đi đâu, trong nhà cơm cháo dọn sẵn cả rôi, sao chàng không vào ăn? chàng thấy trong người thế nào?
Tây Môn Khánh vội giấu mấy món đồ ra phía sau rồi đáp:
Chẳng hiểu sao cứ thấy khó chịu trong người lưng thì đau lắm.
Đau thì phải uống thuốc chứ, chàng phải lo thuốc thang cho đầy đủ, đừng có lười mới được.
Nói xong dẫn chồng vào hậu phòng ăn cháo. Lát sau Nguyệt nương bảo chồng:
Ngày xuân thì chàng cũng phải vui vẻ hoạt động lên một tí chứ. Hôm nay là sinh nhật của Hoa Đại cữu đó, sao chàng không rủ Ứng nhị ca tới đây cùng đi cho vui? Tây Môn Khánh bảo:
Chắc là Ứng nhị ca đã đi trước rồi. Thôi, nàng lo rượu và đồ ăn để tôi tới cửa tiệm ở đường Sư Tử, gần chợ đèn, uống rượu trò chuyện với nhị cữu cho khuây khoa? vậy.
Nguyệt nương đáp:
– Chàng cứ đi đi, rồi tôi bảo chúng nó đem rượu thịt tới sau.
Tây Môn Khánh trở ra thư phòng, sai Đại An dắt ngựa ra, gọi Vương Kinh đi theo. Tới chợ đèn, xe ngựa dập dìu, khách du xuân coi đèn tấp nập, khung cảnh thật tưng bừng nhộn nhịp. Tây Môn Khánh coi đèn một lúc rồi tới tiệm tơ lụa của mình ở cạnh đó. Vương Kinh vào báo, Ngô Nhị cữu và Bôn Tứ vội chạy ra vái chào nghênh tiếp. Tây Môn Khánh hỏi chuyện buôn bán rồi cùng hai người lên lầu. Lát sau Lai An và Cầm Đồng đem hai quả đựng đầy đổ ăn tới, lại có cả một vò rượu đậu chế ở phương nam. Vợ và đứa con lớn của Lai Chiêu dọn tiệc trên lầu. Tây Môn Khánh cùng Ngô Nhị cữu và Bôn Tứ vừa ăn uống vừa nhìn ngắm khung cảnh chợ đèn nhộn nhịp bên dưới.
Lát sau Tây Môn Khánh ngầm sai Vương Kinh tới báo trước cho Vương thị biết. Vương thị nghe nói Tây Môn Khánh sắp tới, vội sửa soạn rượu thịt, dọn dẹp phòng ốc rồi trang điểm thật đẹp mà chờ.
Tây Môn Khánh bảo vợ chồng Lai Chiêu:
Hôm nay Nhị cữu và Bôn Tứ ngủ luôn tại đây cho tiện, vợ chồng ngươi nhớ lo cơm rượu đầy đủ.
Vợ chồng Lai Chiêu vâng dạ. Lát sau Tây Môn Khánh ngầm sai Cầm Đồng đem một vò rượu tới nhà Vương thị trước, rồi cưỡi ngựa tới sau.
Vương thị chạy ra nghênh tiếp Tây Môn Khánh từ ngoài cổng, rồi mời vào nhà lạy bốn lạy, Tây Môn Khánh bảo:
Cám ơn ngươi đã cho ta quà tặng quá hậu. À mà ta cho mời mấy lần mà sao ngươi không tới?
Vương thị đáp:
Thì gia gia thấy đó, nhà còn ai đâu, làm sao mà đi được. Lại không hiểu sao mấy hôm nay trong người tôi hơi khó chịu, chẳng muốn ăn uống gì, mà cũng chẳng muốn đi lại hoạt động gì cả.
Tây Môn Khánh bảo:
– Hay là ngươi nhớ chồng/
Nói xong cười lớn. Vương thị nói:
Tôi mà nhớ gì tới hắn. Có điều là thấy lâu quá gia gia không tới, tôi vừa buồn vừa lo, vì biết đâu lòng dạ gia gia lại chằng thuộc về người nào khác rồi.
Tây Môn Khánh cười:
Làm gì có chuyện đó. Chẳng qua là ngày tư ngày tết, bận rộn liên miên mà thôi. Vương thị hỏi:
Hôm qua gia gia sọan tiệc đãi khách đàn bà phải không?
Thì Đại nương ăn tiệc tại các nhà nhiều rồi, ngày tết cũng phải có tiệc mời lại người ta chứ.
Vương thị lại hỏi:
Đại nương mời những ai vậy?
Thì cũng mời phu nhân các quan đồng liêu của ta và mọt ít thân thích chứ còn ai. Vương thị nói:
Ăn tiệc thưởng đăng, mời đủ mọi người mà chẳng thấy gọi tôi một tiếng.
Đến mười sáu này ta có tiệc mời vợ của các quản lý tới dự, chỉ sợ lúc đó nàng lại kiếm cớ từ chối không tới thôi.
Vương thị nói:
Nếu Đại nương có lòng thương mà cho một tấm thiếp thì tôi tới chứ sao không tới. Đoạn nói tiếp:
Hôm trước chẳng hiểu Thân Nhị Thư làm sao mà để cho Xuân Mai mắng cho, về đây khóc quá, tôi phải dỗ dành mãi. Sau đó gia gia lại phí tâm cho quà và hai lạng bạc, Thân Nhị Thư mới tạm khuây. Chẳng qua thì Xuân Mai nó nóng nảy quá, vuốt mặt cũng phải nể mũi chứ.
Tây Môn Khánh bảo
Thôi, chấp con khốn đó làm gì, tính tình nó cứ ngang bướng như thế đấy. Nhưng mà nó bảo hát thì cứ hát, có phải là không xảy ra chuyện đáng tiệc không, cãi với nó làm gì.
Vương thị nói:
Trời ơi, đâu có cái gì. Thân Nhị Thư nói lại với tôi là không có nói gì với Xuân Mai cả, tự nhiên Xuân mai đùng đùng tới, chỉ ngay vào mặt Thân Nhị Thư mà chửi mắng thậm tệ, y như là thù hằn gì từ trước vậy. Thân Nhị Thư về đây với tôi khóc quá, tôi giữ lại đây một đêm khuyên nhủ hết lời rồi sáng hôm sau mới cho về.
Đang nói chuyện thì Phùng lão ra lạy chào, Tây Môn Khánh thưởng cho lão ba tiền, rồi bảo:
Từ khi Lục nương mất, chằng thấy lão lui tới gì cả.
Chủ không còn thì đến với ai, lão cũng thường hay tới đây bầu bạn với tôi, nhờ vậy tôi cũng đỡ buồn.
Lát sau Vương thị dẫn Tây Môn Khánh vào phòng trong đoạn hỏi:
Gia gia đã dùng cơm chưa?
Hồi sáng ta đã ăn cháo rồi, vừa nãy lại ăn uống chút ít với Nhị cữu, cũng hơi no. Vương thị vẫn sai a hoàn dọn bàn bày rượu, rót mời Tây Môn Khánh. Qua tuần rượu đầu, Vương thị nói:
Mấy món tôi biếu gia gia đều là do chính tay tôi làm lấy, bao nhiêu công phu đấy, chẳng hiểu gia gia có thích không?
Tây Môn Khánh đáp:
– Đa tạ hậu tình của nàng.
Hai người kề vai ăn uống. Lát sau Tây Môn Khánh hơi say, lại thấy lưng đau hơn, Vương thị dẫn vào giường. Tây Môn Khánh lấy trong mình ra một viên thuốc, Vương thị hâm rượu nóng cho Tây Môn Khánh uống thuốc, rồi hai người quấn quýt truy hoan.
Mây mưa vừa dứt thì Vương Kinh chạy tới cửa phòng hớt hải nói:
Nhà ai bên cạnh đây không hiểu sao tự nhiên phát hoả, lửa đang cháy phừng phừng kia kìa.
Tây Môn Khánh nghe nói cháy nhà, hoảng lên mặc vội áo bước ra ngoài coi. Vương thị thì sợ xanh mặt, run lên cầm cập, không nói được gì. Tây Môn Khánh nhìn kỹ thì không phải cháy nhà, mà là nhà bếp bên cạnh cúng Nguyên Tiêu, rồi đốt vàng mã trong sân lửa ánh lên xung quanh, liền trở vào cười bảo:
Cái gì mà nhát như thỏ vậy? cháy nhà đâu mà cháy. Vả lại cháy nhà cũ này thì ta làm cho cái nhà mới cho, việc gì mà lo, đổi cũ thay mới không mừng hay sao?
Vương thị bảo:
Gia gia nói đổi cũ thay mới như vậy tức là tôi không thể bền lâu với gia gia được. Nhưng theo tôi thì cái cũ bao giờ cũng hơn.
Tây Môn Khánh không nói gì, chỉ lườm yêu Vương thị, rồi ngồi xuống tiếp tục uống rượu. Uống rượu xong, hai người uống trà. Tây Môn Khánh lấy ra một tấm thiếp đưa cho Vương thị mà bảo:
Nàng cầm thiếp này ra tiệm vài lụa của ta, bảo Cam quản lý chọn cho một bộ quần áo mà mặc. Nàng thích hàng gì, hoa gì thì bảo lấy thứ đó.
Vương thị lạy tạ. Tây Môn Khánh đứng dậy bước ra. Vương Kinh cầm đèn, Cầm Đồng và Đại An dẫn ngựa tới. Lúc đó đã vảo khoảng canh ba, mây trôi lãng đãng, trăng sáng mông lung, ngoài đường vắng ngắt, xa xa vài tiếng chó sủa vang lên trong bầu không khí tịch mịch của đêm xuân.
Chủ tớ đi tới Thạch Thung kiều, bỗng thấy một trận gió buốt thổi qua, rồi một bóng đen từ cầu đi tới, có vẻ muốn ngăn Tây Môn Khánh lại. Con ngựa thấy bóng đen thì tự nhiên kinh hãi định lồng lên. Tây Môn Khánh lạnh run cầm cập, lấy sức quất cho con ngựa một roi thật mạnh, con ngựa chồm tới phóng thẳng như baỵ Ba đứa gia nhân chạy theo không kịp. Về tới cổng nhà, Tây Môn Khánh dừng ngựa lại một lúc, ba gia nhân mới về tới. Vương Kinh cầm đèn soi đường, Tây Môn Khánh đau như gãy lưng ra, không đi nỗi, Đại An và Cầm Đồng phải dìu đi. Tây Môn Khánh vào phòng Kim Liên, tinh thần vẫn còn hơi hoảng hốt.
Kim Liên chưa ngủ, đang nằm trên giường nghĩ ngợi vẩn vơ, nghe gia nhân gọi cửa, vội trở dậy đón Tây Môn Khánh vào, giúp thay mũ áo, thấy Tây Môn Khánh say nhiều nên không dám hỏi gì. Tây Môn Khánh quài tay ra sau đấm lưng rồi hỏi: – Ta say mà mệt quá, nàng dọn giường cho ta ngủ mau.
Kim Liên đưa vào giường. Tây Môn Khánh mệt nhọc thiếp đi, lay mãi không tỉnh.
Kim Liên hoảng sợ, vừa lay vừa hỏi:
Thuốc của hòa thượng cho bữa nọ đâu, sao không lấy ra uống? Lay mãi, Tây Môn Khánh mới mở mắt bảo:
Lạ quá nhỉ, mệt muốn chết mà không để cho ngừoi ta ngủ. Thuốc với men gì, thuốc của hoà thượng đâu có phải là tiên đan, uống vào chẳng ăn thua gì đâu. Hình như là còn để ở cái hộp gấm trong tủ ấy.
Kim Liên lẳng lặng vào mở tủ, lấy hộp gấm, mở ra thấy thuốc trường sinh bất lão của vị hoà thượng cho lúc trước chỉ còn ba bốn hoàn. Kim Liên chằng biết ất giáp gì, sai hâm rượu, còn bao nhiêu thuốc lấy ra hết, nâng Tây Môn Khánh dậy cho uống. Tây Môn Khánh say mèn, cứ nhắm mắt mà uống. Nào ngờ, đang say sưa mệt nhọc, uống thuốc xong, tự nhiên thấy thân thể rạo rực nóng ran, Tây Môn Khánh liền ôm Kim Liên mà vui cuộc mây mưa. Ngay sau đó, nguyên khí đã kiệt, Tây Môn Khánh thiêm thiếp mê man, rồi từ bộ hạ máu tươi chảy ra ướt cả giường, Kim Liên hoảng quá, đốt đèn lay gọi. Lay gọi mãi, Tây Môn Khánh cũng không tỉnh, Kim Liên càng hoảng, la lớn lên:
Chàng ơi, sao thế này? chàng thấy trong người thế nào? Lát sau Tây Môn Khánh hơi cựa mình nói:
Đầu tôi nhức như búa bổ, mắt hoa lên chẳng thấy gì, mình mẩy thì đau đớn lắm. Nói xong lại mê man như cũ.
Nghĩ cho kỹ, tinh lực con người thì có hạn, mà sắc dục lại vô cùng thì tránh sao được nguy hại, thị dục càng nhiều thì sinh cơ phải kém. Tây Môn Khánh cũng chỉ vì tham dâm lạc sắc mà thành ra nông nỗi đó, thân thể cũng chỉ như ngọn đèn cạn dầu mà thôi. Thật là:
Yểu điệu giai nhân phận liễu bồ, Tay không cũng giết được ngu phu. Chẳng cần gươm giáo, không đao kiếm, Cũng khiến anh hùng cốt tuỷ khộ
Sáng sớm hôm sau, Tây Môn Khánh tỉnh dậy, vô cùng mỏi mệt nhưng cũng gượng đứng chải đầu. Tự nhiên thấy mặt mày tối sầm, lảo đảo suýt ngã, may có Xuân Mai chạy tới kịp, dìu vào ngồi trên tràng kỷ. Ngồi một lúc mới hơi tỉnh, Kim Liên sợ lắm, hỏi:
Chàng thấy trong người thế nào? sợ là chàng bị suy nhược, có ăn gì không cho khỏe, để tôi bảo nó lấy.
Nói xong sai Thu Cúc đem cháo tới. Thu Cúc xuống nhà bếp hỏi Tuyết Nga:
Cháo của gia gia đã có chưa?
Đoạn kể bệnh tình đêm qua của Tây Môn Khánh, sau đó nói tiếp:
– Sáng nay gia gia ngủ dậy, không hiểu sao lại lảo đảo suýt ngã, bây giờ Ngũ nương bảo lấy cháo gia gia ăn cho khoẻ.
Không ngờ Tiểu Ngọc cũng đang ở nhà bếp, nghe vậy vội lên thượng phfong thưa với Nguyệt nương. Nguyệt nương cho gọi ngay Thu Cúc tới hỏi đầu đuôi. Thu Cúc sự thực thưa lại đầy đủ, Nguyệt nương nghe xong hồn phi phách tán, vội bảo gia nhân mau nấu cháo, rồi tức tốc xuống phòng Kim Liên, thấy Tây Môn Khánh đang ngồi dựa vào thành ghế, mặt mày xanh xao hốc hát thì hỏi:
Chàng thấy trong người thế nào? nghe nói chàng xây xẩm mặt mày phải không? Tây Môn Khánh đáp:
Tôi cũng không hiểu sao tự nhiên mặt mũi lại tối tăm xây xẩm như vậy.
Cũng may là tôi và Xuân Mai chạy tới đỡ kịp chứ không thì ngã nặng rồi. Nguyệt nương bảo:
Có lẽ đêm qua về nhà khuya quá, rượu say rồi gặp gió lạnh chứ gì.
Đêm qua chẳng biết uống rượu ở đâu mà mãi thật khuya mới về. Nguyệt nương bảo:
Hôm qua thì uống rượu với Nhị cữu ở ngoài tiệm.
Uống rượu với Nhị cữu sao lại về khuya như thế được. Đoạn quay lại bảo Tây Môn Khánh:
Từ rày chàng cũng nên bớt rượu chè với những người đó đi.
Nguyệt nương nghe vậy bực lắm, muốn mắng cho Kim Liên mấy câu, nhưng không muốn làm Tây Môn Khánh phiền lòng nên đành nhịn. Lát sau Tuyết Nga cho người tới gọi Xuân Mai bưng cháo.
Xuân Mai bưng cháo lên, Tây Môn Khánh chỉ húp được vài thìa rồi đặt bát cháo xuống bàn, Nguyệt nương bảo:
Chàng thấy trong người thế nào? Tây Môn Khánh đáp:
Chắc không sao đâu, chỉ hơi mệt mỏi, lười ăn uống hoạt động mà thôi. Nguyệt nương bảo:
Hôm nay chàng ở nhà nghỉ ngơi đi, đừng ra nha môn làm việc nữa. Tây Môn Khánh đáp:
Ừ, tôi không đi đâu, ngồi đây một lát cho khoẻ rồi tôi lên đại sảnh bảo Kính Tế nó viết thiếp, ngày mười lăm này mời Chu Thủ bị và Kinh Thống chế cùng các quan tới dự tiệc Nguyên Tiêu.
Nguyệt nương nói:
Để tôi bảo nó đem sữa và lấy thuốc cho chàng uống. Chắc là mấy hôm nay chàng vất vả mệt nhọc nên mới sinh ra thế.
Nguyệt nương đâu biết là đêm qua Kim Liên cho Tây Môn Khánh uống một lúc mấy viên thuốc của vị hòa thượng, rồi truy hoan quá độ nên mới xảy ra tình trạng hôm naỵ Còn Tây Môn Khánh thì đêm qua mê man, chẳng nhớ gì. Nguyệt nương bảo Xuân Mai sang nói Như Ý vắt sữa vào chung, lại sai Tiểu Ngọc lên lấy thuốc của Nhiệm Y quan xuống cho Tây Môn Khánh uống thuốc với sữa người.
Tây Môn Khánh uống thuốc xong, cùng Nguyệt nương trở lên đại sảnh, Xuân Mai đi theo. Nhưng vừa ra khỏi hoa viên thì Tây Môn Khánh lại xây xẩm mặt mày, lảo đảo suýt ngã, Xuân Mai và Nguyệt nương vội dìu đi.
Nguyệt nương bảo:
Theo tôi thì chàng nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày cho khoẻ, đừng đi đâu, đừng lo nghĩ gì mới được. Chàng muốn ăn gì không? để tôi tự tay làm cho chàng ăn. Tây Môn Khánh đáp:
Tôi chằng muốn ăn uống gì, không hiểu sao đau lưng quá!
Về tới hậu phòng, Kim Liên cũng vào theo, Nguyệt nương hỏi:
Đêm qua gia gia về có say lắm không? có uống thêm rượu cùng muội muội không? hai người có.. làm gì không?
Kim Liên nghe hỏi giận lắm, im lặng một hồi rồi mới đáp:
Trời ơi, Đại nương còn phải hỏi, gia gia về là đã ngoài canh ba rồi, chằng biết uống rượu ở đâu mà say mèm, chằng biết trời đất gì nữa, bảo tôi dọn giường ngủ, vào tới giường là lăn ra ngủ như chết. Rồi chẳng hiểu sao sáng nay dậy thì như vậy đó. Chứ có chuyện gì khác đâu, chằng biêt nhà này có đứa trời đánh thánh đâm nào đó nói gì mà đại nương lại hỏi tôi như vậy.
Nguyệt nương không nói gì, chỉ cho gọi Đại An và Cầm Đồng vào hỏi:
Đêm qua gia gia uống rượu ở đâu? hai đứa bay phải nói thật, nếu gian dối điều gì thì đừng trách ta.
Đại An thưa:
Cả chiều tối hôm qua thì gia gia chỉ uống rựou với Nhị cữu ngoài tiệm chứ không đi đâu cả.
Nguyệt nương lại tức tốc cho gọi Ngô Nhị cữu tới hỏi. Nhị cữu đáp:
Dượng chỉ ngồi với tôi và Bôn Tứ một lúc rồi đi nơi khác.
Nguyệt nương nghe xong đùng đùng nổi giận, tiễn Nhị cữu ra rồi gọi Đại An, Cầm Đồng vào chửi mắng cho một trận nên thân, lại định đánh đòn. Đại An hoảng quá, vội nói:
Xin đại nương bớt giận, để chúng tôi xin thưa. Đêm qua gia gia uống rượu tại nhà vợ Hàn Đạo Quốc.
Kim Liên nói ngay:
Đó, đại nương thấy không, chưa gì đại nương đã hạch hỏi nghi ngờ tôi, bây giờ thì rành rành ra rồi đấy.
Đoạn nói tiếp:
Đại nương phải hỏi hai thằng khốn này là hôm nọ chúng mình tới nhà Hà Thiên hộ dự tiệc, gia gia cũng mãi tới đêm mới về, để xem hai thằng chết đâm này nói gia gia đi đâu. Chằng lẽ đi chúc tết người ta mà chúc tới đêm hay sao.
Cầm Đồng mở miệng định nói, nhưng Đại An biết là Cầm Đồng nhát gan, thế nào cũng nói thật, biết là không giấu được, vội cướp lời, kể hết chuyện Tây Môn Khánh tư thông với Lâm thái thái.
Nguyệt nương nghe xong ngẩn người, lát sau mới nói:
Hèn gì gia gia bảo ta đưa thiếp mời Lâm thái thái dự tiệc tại nhà, ta nói là có quen biết gì Lâm thái thái mà mời, nhưng gia gia cứ bắt mời cho bằng được. Thì ra con mụ già không nên nết đó đã tư thông với gia gia. Tới đây thì ăn mặc diêm dúa, son phấn trát trông mà khiếp.
Ngọc Lâu ngồi bên nói:
Con trai đã trưởng thành, có vợ rồi mà bà mẹ còn làm gì những chuyện dâm bôn như thế, thật không sao hiểu nổi.
Kim Liên bảo:
Con giặc cái già dâm đó thì còn biết liêm sỉ là gì.
Tôi cứ nghĩ là mời thì mời chứ con mụ đó đâu có tới, vậy mà nó vẫn dám vác mặt tới.
Kim Liên bảo:
Bây giờ thì đại nương mới thấy, trước kia đại nương cứ bảo là tại sao tôi chửi mắng con dâm phụ vợ thằng Hàn Đạo Quốc. Tôi biết rõ ràng, nhưng nói với đại nương thì đại nương đâu có tin. Đại nương tưởng rằng không có những chuyện khốn nạn đó hay sao?
Nguyệt nương bảo:
Còn vợ thằng Vương Tam nữa, muội muội cũng bảo nói là dâm phụ, nhưng nó lại bảo muội muội hồi nhỏ ở cho gia đình nó.
Kim Liên mặt đỏ bừng, vừa thẹn vừa giận, nói:
Con dâm phụ khốn khiếp, con dâm phụ trăm thằng, tôi ở cho nhà nó bao giờ, chỉ có bà dì tôi lúc trước ở sát cạnh nhà nó mà thôi. Lúc nhỏ tôi ở với bà dì, nên thường qua hoa viên nhà nó chơi đùa, chứ ai đi ở cho nhà nó mà nó dám nói. Tôi có biết nó là ai đâu, thật loài dâm phụ nghiệt súc ăn nói gớm quá.
Nguyệt nương bảo:
Bây giờ muội muội mới thấy lời nói lợi hại là thế nào. Người ta nói xấu muội muội thì muội muội mắng người ta hay lắm.
Nói tới đây, Nguyệt nương bỏ lửng. Kim Liên cúi gầm mặt im lặng.
Nguyệt nương đứng dậy định ra ngoài bảo Tuyết Nga nấu cháo cho Tây Môn Khánh ăn, nhưng vừa ra tới ngoài thì thấy Bình An từ cổng chạy vào, có vẻ định vào hoa viên, Nguyệt nương bèn gọi lại hỏi:
Ngươi định đi đâu vậy, có chuyện gì mà vội vã thế?
Lý Minh nói là đã gọi bốn ca nữ rồi, nhưng tới hỏi lại là bữa tiệc ngày rằm này có thành không. Tôi trả lời là thành thì không biết, nhưng bây giờ chưa thấy gia gia cho đem thiếp đi mời. Lý Minh nói là vào hỏi lại gia gia dùm.
Nguyệt nương bảo:
Thằng ngu, gia gia như vậy mà còn tiệc với tùng gì nữa. Mày không biết đuổi nó về, lại còn vào đây hỏi hay sao?
Bình An vội quay ra cổng. Nguyệt nương dặn Tuyết Nga nấu cháo rồi vào thư phòng, nói với chồng:
Lý Minh tới hỏi về bữa tiệc ngày rằm, tôi nói là dời lại ngày khác rồi cho nó về rồi. Tây Môn Khánh gật đầu không nói gì.
Qua đêm, sáng hôm sau Tây Môn Khánh thấy lưng đau dữ dội, đầu nặng tai ù mắt hoa, tiểu tiện đau như muôn ngàn lưỡi dao cắt, nước tiểu lại lờ đờ có máu, mỗi lần tiểu tiện là cả một cực hình.
Trong khi đó quân hầu vẫn chuẩn bị ngựa để đợi Tây Môn Khánh ra nha môn làm việc. Tây Môn Khánh tưởng là có thể ra nha môn được, không ngờ bệnh thêm nặng không thể đi nổi. Nguyệt nương bảo:
Theo tôi thì chàng nên viết cho Hà Thiên hộ ít chữ dặn công việc rồi ở nhà vài hôm mà điều trị cho lành đã. Rồi cũng bảo chúng nói mời Nhiệm Y quan tới xem bệnh cho thuốc, chàng suy nhược như thế này mà không thuốc men rồi làm sao.
Tây Môn Khánh ngượng vì căn bệnh của mình nên không chịu mời lang y, chỉ nói:
Không sao đâu, tôi nghỉ ngơi một hai ngày là khỏi, để bảo chúng nó đem ít chữ ra nha môn.
Nhưng nói xong, lại nằm xuống mê man mà ngủ.
Bá Tước nghe tin Tây Môn Khánh lâm bệnh vội tới thăm. Tới nơi, Bá Tước vái chào rồi nói:
Hôm nộ còn quấy quả đại ca trong tiệc, không ngờ hôm nay đại ca khó ở, thảo nào không thấy đại ca tới mừng sinh nhật Hoa Đại cữu.
Tây Môn Khánh đáp:
Tôi khỏe thì cũng đi, nhưng không hiểu sao mệt mỏi lười biếng quá.
Đại ca thấy trong người thế nào? Tây Môn Khánh đáp:
Chẳng có gì cả, chỉ thấy đầu nặng, mắt hoa, chân tay rã rời, không đứng lên nỏoi, lưng lại đau lắm, sợ là năm nay bị ngã nặng, bây giờ trở thành nội thương chăng.
Bá Tước nói:
Tôi thấy đại ca xanh xao hốc hác lắm, đã thỉnh lang y tới coi chưa?
Tây Môn Khánh đáp:
– Tiện nội cũng vừa bảo là để mời Nhiệm Y quan tới coi mạch cho thuốc, nhưng tôi bảo là có bệnh tật gì đâu, nghỉ ngơi vài ngày là khỏi chẳng cần mời gọi làm gì.
Bá Tước bảo:
Đại ca dạy như vậy là sai rồi, phải mời Nhiệm Y quan lại coi xem thế nào, rồi thuốc men thì môois khỏi được chứ. Nhân lúc khí hậu đang thay đổi thế này, cũng nhiều người bệnh lắm. Hôm qua thình lình gặp Lý Minh, nó nói là mới đầu đại ca định soạn tiệc khoản đãi các quan, nhưng vì khó ở nên dời lại ngày khác. Tôi nghe nói hoảng lên, vội tới thăm đại ca ngay đấy.
Tây Môn Khánh nói:
Hôm nay tôi cũng không ra nha môn làm việc được, phải bảo chúng nó treo hạ bài mà nghỉ.
Bá Tước nói:
Đại ca nghỉ ngơi ở nhà cho khoẻ là phải lắm.
Thôi, tôi về nhé, sẽ tới thăm đại ca sau. Nghe nói là Quế Thư và Ngân Thư cũng đang rủ nhau tới thăm đại ca đó.
Tây Môn Khánh bảo:
Nhị ca ở lại dùng cơm đã.
Thôi, tôi không ăn đâu. Nói xong, vái chào mà về.
Không hiểu nghĩ sao, Tây Môn Khánh lại sai gia nhân mời Nhiệm Y quan tới. Nhiệm Y quan tới chẩn mạch xong nói:
Bệnh này của lão gia là hư hoa? bốc lên mà thận thì kiệt quệ nên không trấn áp được, bây giờ phải dùng thuốc bổ dương mới khổi.
Nói xong cáo từ về làm thuốc. Tây Môn Khánh sai gói năm tiền, cho gia nhân đem tới nhà Nhiệm Y quan lấy thuốc.
Thuốc đem về, uống xong, thấy hết nặng đầu, nhưng chân tay còn rã rời, chưa đi đứng nổi, lưng lại đau hơn, tưởng chừng như có ai cầm dao chặt đứt xương sống ra vậy.
Tới chiều, Quế Thư và Ngân Thư ngồi kiệu tới thăm, mỗi người mang theo hai quả đựng đồ biếu. Lạy chào xong, hai người nói:
Gia gia thấy trong người thế nào? tại sao tự nhiên lại khó ở như vậy? Tây Môn Khánh bảo:
Hai người có lòng tới thăm là quý rồi, việc gì còn bày vẽ đem lễ tới nữa. Bệnh ta thì như Nhiệm Y quan nói là hư hoa? bốc lên mà sinh ra.
Quế Thư nói:
Có lẽ trong mấy ngày tết, gia gia uống rượu nhiều quá đấy thôi, nghỉ ngơi vài ngày là khỏi.
Nói vài câu chuyện nữa, hai người vào chào Nguyệt nương. Nguyệt nương mời dùng trà.
Trong khi đó Bá Tước, Tạ Hy Đại và Thường Trĩ Tiết tới thăm. Tây Môn Khánh sai Tiểu Ngọc dọn rượu, rồi bảo Ngọc Tiêu đỡ mình ngồi dậy thù tiếp các bạn. Hy Đại hỏi:
Đại ca đã dùng cháo chưa?
Hồi sáng có ăn mấy thìa, nhưng chẳng muốn ăn gì cả. Hy Đại nói:
Nếu vậy thì bảo đem cháo ra đây, chúng tôi hầu đại ca dùng.
Tiểu Ngọc đem cháo lên. Ba người hết lời thúc giục, Tây Môn Khánh mới húp được nửa bát, rồi không thể nào ăn thêm được nữa. Bá Tước hỏi:
– Quế Thư và Ngân Thư đã tới thăm đại ca chưa?
Tây Môn Khánh đáp:
Tới rồi, chắc là đang ngồi ở trong nhà. Bá Tước quay lại bảo Lai An:
Ngươi vào trong đó gọi hai nàng đó ra đây đàn hát vài khúc cho gia gia ngươi nghe. Lai An vào thưa, nhưng Nguyệt nương không cho hai ca nữ ra, chỉ nói là đang ăn cơm trong nhà.
Ngoài này, ba người uống rượu, được một lúc thì Bá Tước nói:
Đại ca ngồi tiếp chúng tôi như thế này, chỉ sợ đại ca mệt mỏi, thôi để chúng tôi về, đại ca cũng nên nằm nghỉ là hơn.
Tây Môn Khánh nói:
Đa tạ các huynh đã phí tâm.
Ngươi vào thưa với Đại nương, rằng Ứng nhị gia nói là gia gia đã biến sắc, xin đại nương cho thỉnh Hồ Thái y tới coi mạch xem sao, đừng nên chậm trễ e rằng nguy hại. Đại An không dám trì trễ, vội vào nói lại với Nguyệt nương ngaỵ Nguyệt nương nghe nói thì hoảng lên, vội chạy tới thăm chồng rồi nói:
Vừa rồi Ứng nhị ca có dặn gia nhân là Hồ Thái y trị bệnh hay lắm, sao chàng không cho mời?
Tây Môn Khánh đáp:
Lần trước có mời Hồ Thái y tới chữa cho Bình Nhi rồi đó, có công hiệu gì đâu, bây giờ còn mời làm gì nữa.
Nguyệt nương bảo:
Thuốc men đâu có giết người, lại có câu phước chủ lộc thầy, biết đâu mời Hồ thái y, chàng lại chẳng gặp thầy gặp thuốc, Bình Nhi khác mà chàng khác chứ.
Tây Môn Khảnh bảo:
– Thôi được, nếu nàng nói vậy thì bảo chúng nó đi mời đi.
Lát sau Kỳ Đồng mời Hồi thái y tới, đúng lúc Ngô Đại cữu cũng tới thăm. Hồ thái y xem mạch xong, ra nói với Ngô Khải và Kính Tế:
Lão gia đây thận khô dương kiệt, nên mới sinh ra đau lưng như vậy, cũng sợ đây là bệnh kín, tiểu tiện không thông.
Nói xong cho uống thuốc.
Tây Môn Khánh uống thuốc của Hồ thái y xong, thấy đầu nặng lại, mà không tiểu tiện được nữa. Nguyệt nương hoảng quá, tiễn Ngân Thư và Quế Thư về rồi cho mời lang y Hà Xuân Tuyền, con của Hà thái y tới.
Hà lang y coi mạch xong bảo:
Đây là tà hỏa tích ở hạ bộ nên tứ chi bải hoải, lại vì độc viêm lưu tụ nên tâm thận bất giao.
Nói xong ra về, cho người đem thuốc lại.
Nào ngờ Tây Môn Khánh uống thuốc của Hà lang y vào, bệnh lại có vẻ nặng thêm, hư khí xuất ra không ngớt.
Tối hôm đó, Tây Môn Khánh đòi tới nằm tại phòng Kim Liên, bảo là gần hoa viên cho mát. Nguyệt nương chiều lòng, sai gia nhân dìu đi.
Kim Liên là loại dâm nô, yên trí là trước mắt mọi người thì Vương thị, vợ Hàn Đạo Quốc bị coi là kẻ gây bệnh cho Tây Môn Khánh, do đó, đêm đến, Kim Liên yêu sách Tây Môn Khánh truy hoan, chỉ biết khoái lạc trước mắt. Đêm đó, Kim Liên yêu sách tới mấy lần, Tây Môn Khánh mệt mỏi nhưng cũng chiều lòng.
Hôm sau, Hà Thiên hộ sai gia nhân tới báo trước là sẽ tới thăm. Nguyệt nương tới bảo chồng:
Hà Thiên hộ sắp tới thăm đó, chàng nên trở vào hậu phòng nằm nghỉ thì hơn, chỗ này không phải là nơi tiếp khách.
Tây Môn Khánh sợ Kim Liên buồn giận, nhưng không biết làm sao, đành gật đầu.
Nguyệt nương mặc áo cho chồng rồi dìu lên thượng phòng. Kim Liên phụ giúp. Tây Môn Khánh được đặt nằm đàng hoàng trên giường, gối kê chăn phủ thoa? đáng. Nguyệt nương sai gia nhân xếp dọn ngăn nắp sạch sẽ và đốt trầm.
Lát sau Hà Thiên hộ tới. Kính Tế ra nghênh tiếp, rồi mời vào thượng phòng thăm Tây Môn Khánh. Hà Thiên hộ vái chào rồi hỏi:
Xin trưởng quan thứ lỗi đã tới thăm trễ, chằng hay trưởng quan thấy trong mình thế nào?
Tây Môn Khánh chỉ ghế mời ngồi rồi đáp:
Vì nghịch hoa? kết tụ nên chân tay bải hoải và đau lưng, bây giờ thì tiểu tiện không được.
Hà thiên hộ nói:
Vãn sinh có người quen họ Lưu tên Quất Trai, vốn là người Phần Châu, Sơn Tây, cực giỏi trị bệnh đàn ông, để tôi cho mời tới đây coi thử cho trưởng quan. Người đó mới lên thăm tôi, hiện đang ở tại nhà tôi.
Tây Môn Khánh nói:
Đa tạ đại nhân phí tâm, để tôi cho người đi mời Lưu tiên sinh cũng được.
Xin trưởng quan giữ gìn thân thể, mọi chuyện trong nha môn đã có tôi lo, chuyện gì khó khăn tôi sẽ cho gia nhân tới thỉnh ý trưởng quan.
Tây Môn Khánh nói:
Thật là phiền đại nhân quá.
Hà thiên hộ vái chào mà về.
Tây Môn Khánh sai Đại An đem thiếp tới nhà Hà thiên hộ mời Lưu tiên sinh. Lưu tiên sinh tới coi mạch rồi cho thuốc sắc uống. Tây Môn Khánh sai lấy một lạng bạc và một xấp lụa Dương châu tạ Ơn.
Tây Môn Khánh uống thuốc của Lưu tiên sinh, cũng chưa thấy công hiệu gì thì Trịnh
Ái Nguyệt ngồi kiệu đem lễ tới. Ái Nguyệt vào lạy chào rồi nói:
Tôi quả không biết gia gia khó ở. Quế Thư và Ngân Thư cũng chẳng nói cho tôi một tiếng, chỉ im lặng rủ nhau tới trước. Tôi tới chậm, xin gia gia thứ lỗi.
Tây Môn Khánh bảo:
Trễ gì mà trễ, cảm ơn nàng đã cho quà.
Ái Nguyệt hỏi:
Gia gia có thấy bớt không? có ăn uống được gì không? Nguyệt nương nói:
Ăn uông được thì đã khá, đằng này chằng ăn uống được, từ sáng tới giờ mới chỉ húp được vài thìa cháo. Vừa rồi lang y cũng tới coi mạch cho thuốc.
Ái Nguyệt nói;
Tôi có đem ít cháo thịt tới, để tôi hầu gia gia ăn. Gia gia như ngọn núi cho mọi người nương tựa mà không chịu ăn uống cho khoẻ rồi làm sao đây.
Nguyệt nương bảo:
Chẳng hiểu trong người gia gia làm sao mà chẳng chịu cơm cháo gì.
Ái Nguyệt bảo:
Gia gia phải ăn uống mới được chứ, thuốc men cũng phải có cơm cháo mới được. Người ta thường nói, cơm cháo không ăn mạnh gì thầy, gia gia lười ăn thì thuốc cũng chẳng công hiệu được, mà người cứ yếu dần đi.
Tiểu Ngọc đem cháo đến, Ái Nguyệt cầm bát cháo, tự tay xúc cho Tây Môn Khánh ăn. Tây Môn Khánh gắng gượng ăn được nửa bát rồi lắt đầu, không chịu ăn nữa, Ái Nguyệt đưa bát cháo cho Tiểu Ngọc rồi nói với Tây Môn Khánh:
Gia gia phải nghe lời tôi, một mặt chịu khó uống thuốc, một mặt phải cố ăn uống mới được.
Ngọc Tiêu đứng sau nói:
Gia gia đâu có chịu ăn, hôm nay nhờ Ái thư mà gia gia ăn được nhiều đấy.
Nguyệt nương mời Ái Nguyệt vào trong uống trà. Ái Nguyệt ở chơi tới chiều, Nguyệt nương mời uống rượu rồi thưởng cho năm tiền, tiễn về. Trước khi về, Ái Nguyệt vào lạy chào Tây Môn Khánh rồi nói;
Gia gia chịu khó nghỉ ngơi, tôi sẽ tới thăm. Nói xong cáo từ lên kiệu mà về.
Gần tối, Tây Môn Khánh lại uống thuốc của Lưu Quất Trai, nhưng vẫn không bớt đau lưng. Tới khoảng canh năm thì tự nhiên ở lưng nổi lên một cục. Tây Môn Khánh luôn miệng kêu đau. Lát sau thì đau quá mà mê đi.
Sáng ra Nguyệt nương vội cho mời Lưu lão bà tới, một mặt sai gia nhân tới phủ Thủ bị hỏi thăm xem hiện thời Ngô Thần tiên ở nơi nào. Vì trước đây Ngô Thần tiên có nói là Tây Môn Khánh năm nay mắc tai ách, Nguyệt nương muốn mời tới hỏi xem sao. Bôn Tứ thưa:
Không cần phải tới hỏi thăm tại phủ Chu lão gia, vì hiện thời Ngô thần tiên đang ngụ tại miếu Thổ địa ở ngoại thành, xem bói bốc thuốc ở đo.
Nguyệt nương sai Cầm Đồng tới miếu thổ địa mời Ngô thần tiên tới ngay.
Lát sau Ngô thần tiên tới, hình dung xem ra cổ quái hơn lúc trước. Ngô thần tiên vào xem mạch cho Tây Môn Khánh rồi nói:
Bệnh của quan nhân đây chỉ là tửu sắc quá độ khiến nay thận kiệt khí khô, tà hoa? tích tụ, bệnh đã lên tới cao hoang, khó lòng trị liệu. Bần đạo có mấy câu xin đọc hầu phu nhân.
No say còn muốn giai nhân,
Tinh khô thận kiệt, tâm thần tiêu ma Sắc tài khuấy động tham tà,
Đèn kia dầu cạn biết là làm sao. Lời khuyên trước, chằng nghe nào, Bệnh tình nay đã ăn vào cao hoang.
Sóng kia cạn, núi kia băng,
Thánh y cũng đến cầm bằng khoanh taỵ
Nguyệt nương thấy Ngô thần tiên không nhận lời chữa trị thì lo sợ lắm, vội hỏi:
Xin thần tiên coi thử giùm cho gia gia tôi có mệnh hệ nào chăng? Ngô thần tiên đưa tay lên tính toán lẩm bẩm:
Tuổi Dần, sinh giờ Bính Thìn, ngày Nhâm Ngọ, tháng Mậu Thân, năm Bính Dần. Năm nay là Mậu Tuất, tức là ba mươi ba tuổi, tức là hoa? thổ thương quan, tháng giêng này lại là tháng Mậu Dần, biết làm sao đây. Tôi có bốn câu này, xin đọc hầu phu nhân: Tai tinh phạm mệnh, có hôm nay,
Sát trọng thân kinh, tai ách này. Đã chẳng gặp may chân Thái Tuế, Thần tiên cũng đến phải cau mày. Nguyệt nương lo sợ hỏi:
Mệnh đã không tốt như vậy thì thần tiên có cách gì giải cứu cho chăng?
Bạch Hổ đương đầu, Tang Môn toa. mệnh, thì thần tiên cũng chẳng cách gì giải cứu. Số mệnh đã định, dẫu quỷ thần cũng không dời đổi được.
Nguyệt nương chỉ biết lấy một xấp vải tạ Ơn rồi tiễn về.
Sau đó Nguyệt nương sai gia nhân đi xin quẻ và xem bói thì thấy toàn điều hung, trong lòng lo sợ hoảng hốt khôn cùng.
Tới tối, Nguyệt nương cho bày bàn thờ ra giữa sân, thắp hương khấn vái trời đất, phát nguyệt rằng nếu chồng qua khỏi thì sẽ về Tân An Châu ở với mẹ, ăn chay niệm Phật trong ba năm. Ngọc Lâu cũng quỳ khấn phát nguyện, chỉ có Kim Liên và Kiều Nhi là không phát nguyện gì.
Về phần Tây Môn Khánh, tự biết bệnh mình trầm trọng thì lo sợ lắm. Những lúc chợp mắt đi lại thấy toàn Hoa Tử Hư và Võ Đại tới trước giường đòi mạng. Tây Môn Khánh tỉnh dậy sợ lắm nhưng chẳng nói với ai.
Nhân lúc Nguyệt nương và mọi người không có mặt, chỉ có Kim Liên ngồi cạnh. Tây Môn Khánh nắm áo Kim Liên nhỏ lệ bảo:
Nàng ơi, nàng là oan gia của ta đó. Ta chết rồi thì mấy chị em nhớ giữ gìn linh vị cho ta, đừng để linh hồn ta thất tán.
Kim Liên xúc động nói:
Tôi thì lúc nào cũng trung thành với chàng, chỉ sợ người ta không dung được tôi mà thôi.
Tây Môn Khánh bảo:
Để tôi nói cho.
Chàng ơi, chàng có điều gì muốn nói thì cứ nói , dầu sao thì tôi với chàng cũng là chỗ vợ chồng.
Tây Môn Khánh thổn thức mãi mới bảo:
Tôi thấy trong người nguy kịch lắm rồi nên cũng định nói ít lời. Tôi chết đi rồi, nàng sinh con trai hay gái cũng chịu khó nuôi con, mấy chị em cũng nên ở chung mà đùm bọc nhau, đừng có ly tán, khiến cho người ta chê cười.
Đọan chỉ vào Kim Liên mà bảo:
Kim Liên đây dù trước có lỗi lầm gì, nàng cũng thương mà đùm bọc cho.
Người ta thường nói có con nhờ con, không con thì nhờ rể, ngươi là rể nhưng chẳng khác nào con trai của tạ Ta có mệnh hệ nào thì ngươi đứng ra lo chôn cất cho ta, sau đó tính toán thế nào giúp cho các nương nương đây sống qua ngày, đừng để người ta đàm tiếu. Tiệm vải lụa trước cửa hiện nay, vốn cũng lên tới năm vạn lạng, trong đó một ít là của Kiều thân gia, tính ra mà trả lại cho Kiều thân gia rồi đóng cửa tiệm đó lại. Tiệm do Bôn Tứ trông coi, vốn là sáu ngày nă trăm lạng, tiệm do Ngô Nhị cữu trông coi, vốn là sáu ngàn năm trăm lạng. Hai tiệm đó, bán cho hết hàng rồi thu tiền lại. Lý Tam và Hoàng Tứ còn thiếu năm trăm lạng vay lúc trước, chưa kể một trăm năm chục lạng tiền lời, nhớ đòi về rồi đừng bao giờ cho vay nữa. Ứng nhị gia có tới nói thì bảo là đi vay nơi khác. Ngươi lo cùng Phó quản lý tiếp tục duy trì cửa tiệm thuốc. Thuyền hàng của Lai Bảo và Hàn quản lý ở Tùng Giang về cũng trị giá bốn ngàn lạng, ngươi lo bốc hàng lên bán cho hết rồi đưa tiền cho Đại nương. Lưu Học quan còn nợ hai trăm lạng. Hoa Chủ bạ còn nợ năm chục lạng, Từ Từ ở ngoại thành còn nợ ba trăm lạng. Tất cả đều có giấy tờ đàng hoàng, phải lo đòi cho sớm. Căn nhà đường Sư Tử cũng như căn nhà trước mặt đây, đều nên bán hết đi. Ta chỉ lo là các nương nương không biết lấy gì sống qua ngày mà thôi.
Dặn dò xong thì bật khóc, Kính Tế cũng khóc mà thưa: – Lời nhạc phụ dặn, con đều ghi nhớ.
Lát sau thì các quản lý Hà, Cam, Ngô nhị cữu, Bôn Tứ, Thôi Bản tới thăm. Tây Môn Khánh dặn dò từng người về chuyện sau này. Mấy người đều nói:
– Xin gia gia cứ yên tâm dưỡng bệnh, không đến nỗi nào đâu.
Tin đồn Tây Môn Khánh bệnh nặng lan tràn khắp nơi, thân bằng quyến thuộc và các quan đồng liêu nườm nượp tới thăm hỏi. Thấy bệnh tình Tây Môn Khánh trầm trọng, người nào cũng than thở mà về.
Nguyệt nương ngày đêm khấn vái, những mong chồng khỏi bệnh, nào ngờ số trời đã định, mấy hôm sau, vào khoảng canh năm ngày hai mươi mốt tháng giêng, Tây Môn Khánh đau đớn dữ dội, mê đi tỉnh lại một hồi rồi từ trần. Thật là:
Sống còn kể biết mấy mươi,
Chết đi vạn sự trên đời cũng không.
Cổ nhân có mấy câu sau đây, ngẫm lại cũng có lý: Làm người nên tích thiện,
Chớ có ham tiền tài,
Tích thiện thì được phúc,
Tham tài chịu hoa. tai.
Thạch Sùng giàu là thế,
Cũng khó thoát tai ương.
Nhân thế không biết nghĩ,
Chẳng thèm lấy làm gương.
Chỉ lo tích tiền bạc,
Chế nhạo kẻ hiền lương,
Đâu biết giàu đến mấy,
Cũng vào cõi vô thường.
Tây Môn Khánh chết như vậy là chưa kịp chuẩn bị quan tài. Nguyệt nương vội gọi Ngô Nhị cữu và Bôn Tứ đến, mở rương lấy ra bốn đĩnh bạc, nhờ làm quan tài cho chồng.
Nguyệt nương tâm trí đang rối loạn, bận rộn lo việc tang ma thì tự nhiên thấy đau bụng, phải vào giường nằm, lát sau đau quá, gần như mê đi.
Ngọc Lâu, Tuyết Nga và Kim Liên đang lo tắm rửa mặc quần áo mới cho Tây Môn Khánh thì thấy Tiểu Ngọc hốt hoảng chạy tới bảo:
– Đại nương tự nhiên nằm vật ra giường hôn mê bất tỉnh.
Ngọc Lâu hoảng lên, gọi Kiều Nhi cùng vào thăm Nguyệt nương. Thấy Nguyệt nương đã tỉnh lại, hai tay ôm bụng lăn lộn kêu đau. Ngọc Lâu bảo Kiều Nhi săn sóc Nguyệt nương, còn mình thì ra ngoài sai gia nhân đi mời Thái lão nương lại. Kiều Nhi thấy Ngọc Tiêu đứng cạnh, liền sai đi gọi Như Ý. Còn một mình trong phòng, nhân lúc Nguyệt nương đau dữ dội mê đi, Kiều Nhi bèn thò tay vào cái rương mở sẵn từ nãy, lấy cắp năm đĩnh bạc tốt loại Nguyên Bảo, đem về phòng mình cất giấu. Vừa ra tới cửa thì gặp Ngọc Lâu trở vào, Kiều Nhi giấu bạc ra sau lưng mà bảo:
– Để tôi đi tìm thuốc, nhà chẳng còn thứ thuốc gì cả.
Nói xong bước vội ra. Ngọc Lâu cũng chẳng để ý, quay vào săn sóc Nguyệt nương. Nguyệt nương mỗi lúc một đau bụng hơn. Lát sau thì Thái lão nương tới, coi xét xong bảo là Nguyệt nương đã tới kỳ mãn nguyệt khai hoa.
Quả nhiên, tới lúc lên đèn, Nguyệt nương hạ sinh con trai. Trong này, Thái lão nương săn sóc cho Nguyệt nương và đứa trẻ thoa? đáng. Ngoài kia, thi hài Tây Môn Khánh, sau khi mặc quần áo, được đem lên đại sảnh, lớn bé trong nhà khóc vang thảm thiết.
Lát sau khoẻ khắn lại, Nguyệt nương lấy ra ba tiền trả công cho Thái lão nương. Thái lão nương không tiện chê ít, chỉ xịu mặt nói:
Đại nương hạ sinh con nhi thế này là mừng rồi, đại nương cho tôi bao nhiêu thì tôi nhận lấy nhiêu chứ biết sao bây giờ.
Nguyệt nương bảo:
Bây giờ lão gia không còn, cho nên không thể so với lúc trước được, lão nương nhận giùm đi, nay mai mọi chuyện lo xong tôi xin thưởng thêm.
Thái lão nương bảo:
Phải cho tôi một bộ quần áo đấy.
Nguyệt nương gật đầu. Thái lão nương xịu mặt cáo từ mà về.
Nguyệt nương tỉnh táo hơn nhiều, nhìn quanh phòng, chợt thấy nắp rương mở rộng, bèn quay lại mắng Ngọc Tiêu:
Con khốn, ta đã mê man, nhưng mày cũng mê man hay sao? lúc này trong nhà người ra người vào rầm rập mà mày để nắp rương mở toang hoác thế kia à?
Ngọc Tiêu đáp:
Thì hồi chiều đại nương mở rương lấy bạc cho Nhị cữu và Bôn Tứ đặt quan tài, rồi sau đó đại nương đau bụng nên quên chưa đóng lại.
Nói xong bước tới khoá lại cẩn thận. Ngọc Lâu ngồi cạnh, nghe Nguyệt nương nói vậy, thấy mình ở lại bất tiện, bèn về phòng. Ra tới ngoài, gặp Kim Liên, Ngọc Lâu bảo:
Gia gia vừa mới nằm xuống, đại nương đã bắt đầu nghi ngờ người nọ người kia rồi. Kim Liên không nói gì, hai người đều không biết là Kiều Nhi đã lấy cắp năm đĩnh bạc.
Lát sau, Ngô Nhị cữu và Bôn Tứ mua được áo quan tốt đem về, đó là thứ trong ngoài quách, hai người tẩm niệm Tây Môn Khánh rồi nhập quan để trên đại sảnh.
Từ tiên sinh được mời tới, vào lật tay Tây Môn Khánh coi rồi nói:
Quan nhân đi vào đúng giờ Thìn, như vậy là bất phạm hung sát.
Đoạn lẩm nhẩm tính tóan rồi ấn định là ngày mồng ba tháng hai thì làm lễ đại niệm, ngày hai mươi sáu làm lễ phá thổ, ngày ba mươi đưa đám. Xong xuôi, Từ tiên sinh ra về.
Từ tiên sinh về thì Ngô Khải và các quản lý đều có mặt đông đủ, mỗi người một việc. Trên đại sảnh người ra vào rầm rập, trong nhà náo loạn cả lên. Nguyệt nương nằm một chỗ lo sai bảo gia nhân. Việc ngoài do Kính Tế và Ngô Đại cữu, Ngô Nhị cữu cùng các quản lý hợp nhau cùng lọ Nguyệt nương một mặt sai viết thiếp báo tang khắp nơi, lại sai đem ấn tín của Tây Môn Khánh giao cho Hà Thiên hộ, một mặt cho gọi thợ dựng rạp ngoài sân trước đại sảnh và trong hoa viên.
Ngày mồng ba, chư tăng và đạo sĩ tới niệm kinh, làm lễ đại liệm. Lớn bé trong nhà quây quần trước linh cữu đáp lễ khánh khứa. Nguyệt nương vẫn nằm cữ, không ra được tới ngoài. Kiều Nhi và Ngọc Lâu lo tiếp khách đàn bà. Kim Liên lo quản trị gia nhân. Tuyết Nga lo chỉ huy bếp nước khoản đãi khách khứa khắp nơi. Ngô Đại cữu và Cam quản lý to tiếp khách đàn ông. Những người khác mỗi người một việc.
Nguyệt nương nhân sinh con vào đúng lúc chồng nằm xuống nên đặt tên con là Tây Môn Hiếu, trong nhà gọi là Hiếu ca nhi.
Khách khứa các nơi tới, vừa điếu tang vừa mừng sinh con trai. Dân gian trong huyện bàn tán không ngớt nói là chính thất của Tây Môn Khánh hạ sinh con trai vào đúng lúc quan nhân từ trần, ngoài kia cha chết thì trong này con sinh, thế gian thật nhiều chuyện kỳ quái. Thôi thì dư luận mỗi người một phách, ồn ào cả lên.
Bá tước nghe tin Tây Môn Khánh từ trần thì vội tới lạy khóc trước linh cữu. Khóc một hồi rồi quay ra chào hỏi một người, đoạn nói:
– Đại ca tôi thất lộc quá mau, thật ra như giấc mộng.
Lại muốn mời Nguyệt nương ra để lạy phân ưu. Ngô Khải nói:
Em gái tôi không ra được đâu, nó đang ở cữ, nó sinh cháu trai đúng ngày chồng nó nằm xuống.
Bá tước vô cùng ngạc nhiên bảo:
Thật vậy sao? nhưng thôi, như vậy là đại ca tôi có phúc lắm, gia gia tôi mất đi nhưng nhà này đã có tiểu chủ nối dõi.
Lát sau Kính Tế ra mời trà, Bá tước bảo:
Lão gia thất lộc, các nương nương là phận đàn bà, biết tính toán ra sao, ngươi là phận rể con trong nhà, cũng nên hết lòng. Gặp chuyện gì thì phải hỏi nhị vị cữu gia đây, nhờ đứng ra chủ trương giùm, không phải ta nói gì nhưng ngươi còn trẻ người non dạ, chuyện đời chưa được thập phần kinh lịch đâu.
Ngô Khải nói:
Nhị ca nói vậy cũng phải, nhưng tôi còn bận việc quan, không được rảnh rang, với lại dù sao thì cũng có em gái tôi đứng ra lo mọi việc.
Bá tước nói:
Đại cữu dạy như vậy là đành một lẽ, nhưng còn các việc bên ngoài đại tẩu làm sao lo được, không nhờ nhị vị cữu gia đây thì còn biết ai.
Trò chuyện một lát, Bá tước hỏi:
Đã chọn ngày phát dẫn chưa?
Ngô Khải đáp:
– Từ tiên sinh đã định là ngày hai mươi sáu thì phá thổ, ba mươi thì hạ huyệt.
Lát sau Từ tiên sinh tới làm lễ đại liệm, dùng đinh lớn đóng nắp quan tài lại. Lớn nhỏ trong nhà lại quây vào mà khóc. Từ tiên sinh để vào minh tinh như sau: “cáo phong Vũ lược Tướng quân Tây Môn công chi cữu”.
Hôm đó Hà Thiên hộ tới điếu tang, lạy linh cữu xong. Hà Thiên hộ được Ngô Khải và Bá tước mời dùng trà nói chuyện. Hà Thiên hộ cho đóng cửa nha môn, quân hầu tại nha môn được đưa hết về nhà Tây Môn Khánh để lo chạy việc, hai viên Tiết cấp được uỷ thác chỉ huy quân hầu. Tên nào làm biếng trốn việc sẽ bị nghiêm trị. Lúc sắp ra về, Hà Thiên hộ còn nói với Ngô Khải:
Những ai còn nợ tiền trưởng quan đây mà không chịu trả, xin đại nhân cứ cho vãn sinh biết để vãn sinh trừng trị.
Nói xong cáo từ, trở lại nha môn, làm văn thư cấp báo về kinh, nói rõ cái chết của Tây Môn Khánh.
Lại nói về Lai tước, Xuân Hồng và Lý Tam tới Duyện Châu, tìm tới Tông Ngự sử đưa thư và lễ vật. Tống Ngự sử đọc xong bảo:
Các ngươi tới chậm rồi, ta đã chuyển văn thư đi các nơi để lo mua các đồ cổ ngoạn cho đầy đủ và kịp thời hạn, làm sao bây giờ.
Trầm ngâm một lát, nghĩ tới mười lạng vàng lá được tặng, biết là không giúp không được, bèn giữ ba người tạm trú tại công đường, rồi sai thuộc hạ lên gấp phủ Đông Bình, tìm đủ cách lấy lại văn thư, đem về đưa cho Xuân Hồng, lại cho một lạng bạc để làm hộ phí. Ba người lạy chào mà về. Vừa đi vừa về mất hết mười ngày.
Về tới ngọai thành đã nghe dân chúng bàn tán:
Tây Môn quan nhân chết rồi, hôm nay là ngày mồng ba, trong nhà làm tễ tụng kinh đại liệm.
Lý Tam nghe tin dữ, hỏi lại cho kỹ rồi bàn tính với Xuân Hồng và Lai Tước rằng:
Lão gia mất rồi, văn thư này đem về cũng vô ích, chi bằng về tới nơi, mình cứ nói là không lấy được, rồi đem văn thư tới cho Trương Nhị lão gia. Ta sẽ chia phần cho mỗi đứa ngươi mười lạng bạc, chỉ cần các ngươi giữ kín, không nói ra là được.
Lai Tước tham tiền bằng lòng ngay, chỉ có Xuân Hồng khó chịu.
Về tới huyện, Lý Tam về nhà ngaỵ Lai Tước, Xuân Hồng về tới cổng đã thấy trướng đối treo la liệt, trong nhà khách khứa ra vào tấp nập điếu tang, bèn lên đại sảnh lạy chào Ngô Khải và Kính Tế.
Ngô Khải hỏi:
– Có đem được văn thư về không? Lý Tam đâu, sao không thấy?
Lai Tước im lặng, Xuân Hồng lấy văn thư và hồi thư của Tống Ngự sử ra đưa lên, rồi nói rõ âm mưu phản trắc của Lý Tam, đoạn nói thêm:
Tôi không dám vong ân bội nghĩa nên nhất định không chịu, do đó Lý Tam sợ mà không dám tới đây.
Ngô Khải nghe xong vào kể lại với Nguyệt nương rồi nói:
Thằng Xuân Hồng là đứa biết ân biết nghĩa, chỉ giận cho thằng Lý Tam khốn kiếp nó thấy dượng vừa nằm xuống đã sinh lòng phản trắc.
Đoạn trở ra nói với Bá tước:
Hồi nãy Hà đại nhân đã dặn vậy, thì bây giờ cứ làm đơn thưa Lý Tam tại nha môn, bắt phải trả tiền nợ lúc trước để lo tang ma cho quan nhân, cả vốn lẫn lãi là sáu trăm năm chục lạng. Điệu này thì thằng Lý Tam nó không chịu trả nợ đâu. Hà đại nhân với quan nhân là chỗ đồng liêu, chắc phải tận tình giúp đỡ. Vả lại giấy vay nợ vẫn còn, như vậy là có bằng chứng hẳn hoi.
Bá tước hoảng lên, vì trong giấy nợ Bá tước là người bảo lãnh, vội nói:
Lý Tam dù thế nào cũng không dám trốn nợ đâu, xin đại cữu hãy chậm lại một chút, để tôi tới bảo nó đã.
Nói xong cáo từ, tới thẳng nhà Lý Tam, lại cho gọi cả Hoàng Tứ đến mà bảo:
Quan nhân nằm xuống rồi, hai người còn nợ tiền tất phải lo trả. Vì chuyện tính toán của Lý ca tiết lộ mà Ngô Khải đang định làm đơn thưa tại sở Đề hình. Người ta có câu”phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”, huống hồ Hà Thiên hộ với quan nhân là chỗ đồng liêu, lại hứa là sẽ trừng trị những ai nợ tiền quan nhân mà không chịu trả. Cho nên tôi tính thế này, bây giờ trả ngay thì tôi biết hai người không thể trả nổi, vậy phải sọan một lễ thật hậu tới điếu tang, rồi thưa với Ngô Khải và Đại nương, xin làm một tờ giấy nợ khác, hứa là sẽ trả vào một thời hạn nào đọ Như vậy đã không những tránh được thưa kiện mà lại được tiếng thuỷ chung. Rồi một mặt, hai người góp hai chục lạng, rồi tôi đem văn thư tới cho Trương Nhị lão gia, như vậy hai người mỗi người cũng được hai trăm lạng, hai người tính sao? Hòang Tứ nói:
Nhị gia dạy rất phải, làm như vậy là tiện nhất. Lý Tam nói:
Nhị gia tính việc thật là thần tốc.
Tối hôm đó, biết Ngô Khải đã về nhà, Bá tước dẫn Hoàng Tứ, đem hai chục lạng bạc tới nhà Ngô Khải kể rõ đầu đuôi, rồi nói:
– Bây giờ chỉ xin đại cữu giúp cho.
Ngô Khải hôm trước nghe em gái nói là Tây Môn Khánh dặn không nên buôn bán hùn hạp gì với ai, nay lại tối mắt trước hai chục lạng bạc, do đó nhận lời.
Hôm sau, Lý Tam và Hoàng Tứ soạn lễ vật thật hậu, có cả lễ tam sinh tới điếu tang. Ngô Khải vào nói với em gái là nên làm một tờ giấy nợ mới để Lý, Hoàng hai người lo buôn bán rồi sẽ trả sau, bây giờ một lúc không thể trả ngay được. Nguyệt nương cũng bằng lòng, Ngô Khải trở ra làm giấy nợ mới, rồi lén dúi văn thư vào tay Bá tước. Lý, Hòang cáo từ mà về, Bá tước cũng tới gặp ngay Trương Nhị.
Thật là:
Lửa kia cho biết vàng ròng,
Tiền kia cho biết tấm lòng trắng đen.
Nghĩ cho cùng, kẻ vong ân bội nghĩa trong đời cũng nhiều, đâu phải chỉ có Bá tước, Lý Tam, hay Ngô Khải.