Hôm đó Tây Môn Khánh đãi tiệc suốt một ngày, đến tối, khách khứa ra về hết, Tây Môn Khánh cũng say, vào phòng Tuyết Nga mà nghỉ. Úc Đại Thư đang ở trong phòng Tuyết Nga, thấy Tây Môn Khánh vào, vội sang phòng Nguyệt nương. Tuyết Nga đang trông coi gia nhân thu dọn bát dĩa, nghe nói Tây Môn Khánh vào phòng mình, vội bỏ hết công việc, chạy vào đón tiếp, giúp Tây Môn Khánh cởi áo, gọi gia nhân đem trà lên. Suốt hơn một năm nay Tây Môn Khánh mới vào phòng Tuyết Nga, do đó Tuyết Nga mừng lắm, hết lòng nâng giấc hầu hạ, dắt vào giường, cởi hài cởi đai mà săn sóc. Tây Môn Khánh vốn không yêu quí Tuyết Nga, nhưng xa cách lâu ngày, nay gặp lại cũng thấy thích thú. Lại thêm Tuyết Nga tận lực chiều đãi nên Tây Môn Khánh hài lòng lắm.
Hôm sau là ngày hai mươi tám, lại là sinh nhật Tây Môn Khánh. Có Hồ Tú do Hàn Đạo Quốc sai về báo tin. Tây Môn Khánh cho gọi lên đại sảnh. Hồ Tú bước lên lạy chào. Tây Môn Khánh hỏi:
Thuyền hàng hiện ở đâu? Hồ Tú thưa:
Hàn đại thúc chở một vạn bạc hàng hóa vải vóc đã gần tới đây, nhưng còn thiếu ít tiền thuế nên chưa vào thành.
Nói xong đưa một phong thư lên. Tây Môn Khánh xem thư xong mừng lắm, gọi Kỳ Đồng bảo:
Dọn cơm rượu cho Hồ Tú, ăn xong thì dắt nó sang gặp Kiều thân gia một chút. Đoạn vào phòng trong bảo Nguyệt nương:
Thuyền hàng đã về tới Lâm Thanh rồi, Đạo Quốc sai Hồ Tú đưa thư về báo tin trước. Vậy mình phải cho dọn dẹp căn nhà đối diện đi, hàng về thì chất vào đó, rồi để Đạo Quốc mở tiệm mà bán.
Nguyệt nương bảo:
Hàn quản lý phải lo tiệm tơ sợi ở đường Sư Tử, bây giờ chàng phải tìm gấp một viên quản lý khác để lo vụ này mới được.
Tây Môn Khánh nói:
Được rồi, để Ứng nhị gia tới đây rồi tôi tính.
Lát sau, Bá Tước đến, Tây Môn Khánh mời lên đại sảnh ngồi uống trà rồi nói:
Thuyền hàng do Hàn quản lý từ Hàng Châu đã về tới, bây giờ tôi cần một viên quản lý để lo việc bán những thứ đó.
Bá Tước nói:
Xin thành thật chúc mừng đại ca. Hôm nay là ngày sinh nhật của đại ca, lại đúng là ngày thuyền hàng về tới, thật là điềm hay vô cùng, lợi tức chắc không phải nhỏ. Đại ca đã vui lại thêm vui. Nay đại ca cần một người lo việc bán những món hàng đó, thì được rồi, tôi có một người quen từ lâu đời, nguyên là tay chuyên bán vải lụa, nhưng mấy năm nay thất bại, hiện đang nằm nhà. Hắn khoảng ngoại tứ tuần, người nhanh nhẹn,tính toán giỏi, buôn bán tháo vát lắm. Hắn họ Cam tên Nhuận, hiện ngự tại ngõ Thạch Kiều, đó là nhà riêng của hắn.
Tây Môn Khánh bảo:
Nếu vậy thì ngày mai nhị ca bảo hắn đến gặp tôi.
Đang nói chuyện thì ba ca công nổi danh là Lý Minh, Ngô Huệ và Trịnh Phụng tới lạy chào. Rồi một ban nhạc cũng tới.
Tây Môn Khánh cho xuống nhà ngang ăn uống. Lát sau gia nhân lại về thưa:
Chúng tôi đi gọi mấy ca nữ, thì ai cũng nhận lời tới, chỉ có Trịnh Ái Nguyệt là không tới được. Ái Nguyệt định thu dọn đồ đạc để tới đây nhưng lại bị gia nhân của Vương Hoàng thân tới lôi về để ca hát. Còn Kiều Nhi, Tề Hương và Hồng Tứ thì sắp tới.
Tây Môn khánh nghe xong nói:
Lạ thật, ta gọi mà sao không đến?
Đoạn quay lại, thấy Trịnh Phụng đã ăn xong, đang đứng hầu phía xa, bèn hỏi:
Tại sao em gái ngươi nghe ta gọi mà không chịu đến, lại đỗ thừa là bị gia nhân Vương Hoàng thân tới lôi đi?
Trịnh Phụng quỳ ngay xuống mà thưa:
Tôi không cùng em gái tôi cư ngụ một chỗ nên không biết.
Tây Môn Khánh bực tức:
Nó tới hát tại nhà Vương Hoàng thân mà tưởng là ta không bắt lại đây được hay sao? Đoạn quay lại gọi Đại An tới bảo:
Người đem theo hai tên bài quân, cầm thiếp của ta tới nhà Vương Hoàng thân, gặp Vương Nhị lão gia mà thưa là hôm nay ta làm tiệc đãi khách. Trịnh Ái Nguyệt đã nhận lời đến với ta từ ba hôm nay rồi, vậy xin để Ái Nguyệt tới hát cho ta. Rồi ngươi cũng bắt trói con mụ chủ của Ái Nguyệt vào một chỗ, ta sẽ xử sau.
Lại bảo Trịnh Phụng:
Ngươi cũng nên đi theo thì hơn.
An ca ơi, ca ca tới đó thì vào một mình đi, để tôi đứng ngoài được rồi. An ca làm sao nói cho em tôi tới đây thì hơn, khỏi rắc rối sau này.
Đại An bảo:
Nếu quả Ái Nguyệt được Vương Nhị mời thì để tôi đưa thiếp gọi về, còn nếu cố tình trốn ở nhà thì anh phải vào bảo Ái Nguyệt sửa soạn mà tới ngay. Tôi sẽ nói giùm với gia gia tôi cho. Anh còn chưa biết tính nết gia gia tôi hay sao? Đến ngay cả Hạ Đề hình cũng phải nể mặt, tôi nói cho anh biết đó. Anh đừng có để cho gia gia tôi nổi giận, phiền phức lắm.
Trịnh Phụng vội tới nhà em gái. Đại An cùng hai người bài quân và một viên tiết cấp thủng thẳng theo sau.
Tây Môn Khánh sai Đại An đi rồi quay lại bảo Bá Tước:
Con nhỏ dâm phụ đó thật đáng ghét, tôi cho gọi không lại, mà dám đi hát tại nhà người khác.
Bá Tước nói:
Cái con ngu xuẩn đó mà hiểu gì, chắc là nó chưa biết tay đại ca ấy thôi.
Tây Môn Khánh nói:
– Lúc trước có lần tôi đi dự tiệc, thấy nó cũng có vẻ lanh lợi, nên mới thử cho gọi tới hát, nào ngờ nó đáng ghét như vậy.
Bá Tước nói:
Những ca nữ được đại ca gọi đến đều là những đứa có tài, không biết con Ái Nguyệt này ca hát có ra trò gì không.
Lý Minh đứng sau nói:
Nhị gia chưa biết đấy thôi, Ái Nguyệt cũng có tài lắm.
Ta và Đại quan nhân đây đã có lần uống rượu nghe hát tại nhà nó rồi, thấy cũng tầm thường, có điều là mấy năm nay không gặp lại, chẳng hiểu bây giờ thế nào.
Lý Minh nói:
Ái Nguyệt cũng khá, nhan sắc cũng như tài ca hát xấp xỉ như Quế Thư, gia gia đây cho gọi tất phải đến chứ không đâu.
Đang nói chuyện thì Hồ Tú vào thưa:
Tôi đã tới yết kiến Kiều gia rồi, bây giờ trở lại hầu gia gia.
Nói xong lạy chào rồi chấp tay đứng một bên. Tây Môn Khánh sai Kính Tế gói năm chục lạng bạc, sai Thư Đồng viết một phong thư có đóng ấn tín của mình, rồi giao tất cả cho Hồ Tú mà bảo:
Ngươi cầm bạc và thư này, ngày mai tới gặp vị quan coi về thuế má nói là ta nhờ giúp đỡ để thuyền hàng vào thành mau chóng.
Hồ Tú nhận bạc và thư rồi vái chào mà cáo lui.
Bỗng nghe ngoài đường có tiếng quân hầu la hét dẹp đường,rồi Bình An hộc tốc chạy vào thưa:
Lưu công và Tiết công tới.
Tây Môn Khánh vội sửa lại mũ áo rồi ra tận cổng nghênh tiếp vào đại sảnh, thi lễ mời ngồi. Tiết thái giám chỉ Bá Tước hỏi:
– Tiên sinh đây là ai vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
Đây là Ứng nhị gia, bạn cố tri của vãn sinh. Năm ngoái Ứng nhị gia đã có hân hạnh diện kiến tướng công một lần rồi.
Tiết thái giám cười hỏi:
Có phải Ứng Tiên sinh hay kể chuyện cười đó không?
Bá Tước nghiêng mình đáp:
– Tướng công nhớ quả không lầm, chính là tại hạ.
Mọi người tiếp tục uống trà nói chuyện. Lát sau Bình An vào thưa:
Chu gia sai người đem thiếp tới nói là mắc bận ở một tiệc khác, sẽ tới trễ, xin gia gia và liệt vị cứ nhập tiệc, đừng chờ đợi.
Nói xong đưa thiếp lên. Tây Môn Khánh coi thiếp xong bảo:
Được rồi.
Ai cáo lỗi với Đại quan nhân là tới trễ vậy? Tây Môn Khánh đáp:
Chu Nam Hiên hôm nay mắc một tiệc khác nên đưa thiếp tới nói là đừng chờ đợi vì có thể tới trễ.
Tiết thái giám nói:
Nếu vậy thì mình cứ để trống một ghế là được.
Lát sau,Vương Kinh đem hai tấm thiếp vào thưa:
– Có hai vị tú tài tới hầu.
Nói xong đưa thiếp lên. Tây Môn Khánh coi thiếp, thấy một cái đề tên Nghê Bằng, một cái đề tên Ôn Tất Cố thì biết rằng Nghê tú tài tiến cử người bạn đồng song của mình, bèn bước ra tiếp đón. Ôn tú tài ăn mặc quần áo vải giản dị, cử chỉ đoan trang mặt mày chất phác, ngôn ngữ nhu thuận cung kính rất đáng mến. Mọi người vào đại sảnh, thi lễ rồi phân ngôi chủ khách mà ngồi. Tây Môn Khánh nói:
Từ lâu tôi hằng ngưỡng mộ tài đức của Ôn tiên sinh, dám xin hỏi tôn hiệu là gì. Ôn tú tài đáp:
Vãn sinh tự là Nhật Tân, hiệu là Quỳ Hiên.
Chẳng hay tiên sinh chuyên về sách vở gì? Ôn tú tài đáp:
Vãn sinh lúc trước chuyên nghiên cứu kinh Dịch, vẫn buồn vì đường công danh trắc trở. Vãn sinh ngưỡng mộ thịnh đức của quan nhân đã lâu, nay được bạn đồng song là Nghê tú tài tiến cử, thật lấy làm hân hạnh lắm.
Tây Môn Khánh nói:
Được tiên sinh chiếu cố đến cũng là hân hạnh cho tôi. Tôi chỉ là một chức võ quan, không rành văn lý, mà thư từ giao dịch thì nhiều, không người giúp đỡ. Hôm trước nhân may mắn gặp Nghê tiên sinh. Nghê tiên sinh ca tụng tài đức của tiên sinh lắm, nên tôi eo ý thỉnh tiên sinh tới chỉ giáo ít nhiều. Nay tiên sinh hạ cố tới đây thật là quý hóa.
Ôn Tú tài nói:
Vãn sinh thiểu tài bạc đức, quan nhân quá khen.
Mọi người uống trà đàm đạo. Lát sau thì Phạm thiên hộ và Ngô Đại cữu tới, mọi người lại thi lễ. Rồi Đại An và Trịnh Phụng về thưa:
Bốn ca nữ đã tới đủ. Tây Môn Khánh hỏi:
Có phải Ái Nguyệt ở phủ Vương Hoàng thân không? Đại An đáp:
Dạ phải, chúng tôi tới đó gọi về. Mới đầu nàng ta không chịu đứng dậy, sau tôi bảo là bắt trói bà mẹ, nàng ta mới hoảng lên, ra kiệu mà tới đây.
Tây Môn Khánh không nói gì, vừa đứng dậy thì bốn ca nữ bước vào lạy chào. Ái
Nguyệt ăn mặc đẹp đẽ, giải dây lưng phất phơ như tơ liễu, mặt tươi như đóa phù dung, nhan sắc thập phần mỹ lệ.Tây Môn Khánh bảo Ái Nguyệt:
Ngươi thật đáng ghét, ta cho gọi sao không thêm tới? Ngươi tưởng là ta không bắt ngươi về đây được hay sao?
Ái Nguyệt không dám nói gì, chỉ rập đầu lạy rồi cùng các ca nữ lui vào nhà trong. Tại đây, các ca nữ lạy chào Nguyệt nương và các tiểu nương. Ái Nguyệt thấy Quế Thư và Ngân Nhi cũng có mặt thì chào rồi hỏi:
Hai người tới sớm thế?
Chúng tôi ở đây vài ba ngày liền là chuyện thường. Các thư thư sao bây giờ mới tới ? Đổng Kiều đáp:
Chỉ tại chị Ái Nguyệt mà chúng tôi tới trễ đó, hẹn nhau cùng đi, mà chờ mãi mới thấy, chẳng hiểu ở nhà làm gì vậy.
Ái Nguyệt chỉ che quạt mà cười. Nguyệt nương chỉ Ái Nguyệt mà hỏi:
Thư thư đây là ai vậy?
Đổng Kiều đáp:
Đại nương không biết đâu, đây là Trịnh Ái Nguyệt, em của Trịnh Ái Hương đó, cũng mới lớn lên đây thôi, đi hát cũng chưa được nửa năm.
Nguyệt nương bảo:
Hèn gì xinh đẹp quá.
Sau vài tuần trà, Nguyệt nương mời hết đám đàn bà con gái vào tiệc. Kim Liên ngó đôi hài của Ái Thư rồi vén quần mình, để lộ đôi hài ra mà bảo:
Hài của các thư thư sao mũi thẳng mà nhọn quá, không giống như hài của chúng tôi ở đây, mà cái gót hài của thư thư sao lớn quá vậy ?
Nguyệt nương bảo Ngô Đại cữu mẫu:
Ngũ nương coi vậy mà còn hiếu thắng lắm, đừng để ý làm gì.
Lát sau Kim Liên lại chỉ vào cây thoa trên đầu ái Hương mà hỏi:
Cái này ở đâu làm vậy ? Ái Hương đáp:
Một người thợ bạc quen biết làm cho tôi đó.
Lát sau, ăn uống no say, mọi người dùng trà, Nguyệt nương nói:
– Quế Thư và Ngân Thư tiếp các thư thư giùm ta.
Mình vào hoa viên dạo chơi một chút đi . Đổng Kiều đáp:
Các thư thư cứ đi trước đi, chúng tôi ở đây chơi một chút đã.
Quế Thư và Ngân Thư cùng Kim Liên và Ngọc Lâu vào hoa viên ngắm hoa cỏ một lúc rồi xuống phòng Bình Nhi thăm Tố quan. Mấy hôm nay Tố Quan khó ở trong người, đang ngủ thường giật mình kêu khóc, lại biếng bú sữa nên Bình Nhi cứ ở trong phòng săn sóc con, không ra tới ngoài Bình Nhi thấy mọi người tới, vội bước ra mời vào ngồi uống trà. Quế Thư hỏi:
Ca nhi đang ngủ hay sao ? Bình Nhi đáp:
Ca nhi khóc mãi, vừa mới ngủ được đó. Ngọc Lâu bảo:
Đại nương nói là phải mời Lưu bà tới coi xem sao, thư thư cho người đi gọi chưa? Bình Nhi đáp:
Hôm nay là ngày sinh nhật của gia gia, để ngày mai cho mời cũng được.
Đang nói chuyện thì Tây Môn Đại thư cùng bốn ca nữ tới.
Đại thư nói:
Thì ra mọi người ở cả đây, vậy mà bảo là vào hoa viên,làm chúng tôi cứ tìm mãi. Ngọc Lâu nói:
Chúng tôi cũng ở hoa viên một lúc đấy chứ, vừa mới tới đây thôi. Quế Thư hỏi Hồng Tứ:
Các thư thư ở trong đó làm gì vậy? Sao mãi bây giờ mới tới đây? Hồng Tứ đáp:
Chúng tôi tới uống trà tại phòng Tứ nương.
Ai bảo các thư thư tới thăm Tứ nương vậy? Đổng Kiều đáp: .
Không ai bảo cả. Tứ nương mời chúng tôi về phòng uống trà, chúng tôi nói rằng tới đây nhiều lần mà chưa được lạy chào Tứ nương, xin hỏi Tứ nương là thế nào trong nhà. Tứ nương nói ra, chúng tôi mới biết đó là vị nương nương thứ tư trong nhà này đấy chứ.
Kim Liên bảo:
Thật là đồ vô liêm sĩ, nhà này có ai biết nó là Tứ nương đâu, nên nó mới phải nhờ người lạ tới để tự giới thiệu đấy. Gia gia mới ở phòng nó có một đêm hôm qua mà nó đã lên mặt lên mũi rồi.
Đoạn quay sang hỏi Tiểu Ngọc:
Có phải nhân hôm qua gia gia nghỉ tại phòng Tứ nương, rồi Tứ nương xin gia gia mua cho một a hoàn để sai bảo phải không? Tứ nương than thở là không có người để sai bảo, việc gì cũng phải làm lấy. Lại còn nói là ta cả ngày chỉ ngủ, không biết làm ăn thu dọn gì, chuyện đó có hay không ?
Tôi không nghe chuyện đó, phải hỏi Ngọc Tiêu xem nó có biết không.
Gia gia làm như các phòng không còn ai hay sao mà phải tới phòng Tứ nương mà nghỉ. Con dâm phụ đó chỉ quen nói xấu chúng ta sau lưng mà thôi, để ta phải hỏi cho ra lẽ mới được.
Mọi người uống trà trò chuyện. Bỗng nghe bên ngoài, có tiếng trống phách. Kinh Đô giám và các quan đã tới đông đủ.
Bữa tiệc trên đại sảnh bắt đầu. Đại An tới phòng Bình Nhi mời các ca nữ lên đàn hát.
Lát sau thì Nhiệm y quan khăn áo chỉnh tề đến vái chào.
Tây Môn Khánh mời vào tiệc, cho ngồi gần Ngô Đại cữu. Nhiệm y quan mở một cái túi lớn ra, trong có các lễ vật chúc thọ rồi nói:
Mãi hôm nay mới biết là ngày sinh nhật của Đại quan nhân nên tới trễ, xin thứ tội. Tây Môn Khánh vái tạ rồi nói:
Thật làm phiền tiên sinh nhiều quá, ngày thường đã nhờ thuốc của tiên sinh, hôm nay lại nhận lễ thế này quả là khó nghĩ.
Nhiệm y quan lại muốn rót rượu mừng thọ, nhưng Tây Môn Khánh gạt đi, mời ngồi dự tiệc. Bữa tiệc bắt đầu trong tưng bừng náo nhiệt. Bốn ca nữ hát vài khúc rồi đi từng người chuốt rượu, để cho đám nhạc công tấu nhạc; Đám nhạc công lại đưa danh sách các khúc nhạc để hai vị thái giám Lưu, Tiết lựa chọn.
Lát sau nghe bên ngoài xa có tiếng quân hầu la hét dẹp đường, lại có tiếng trống phách, rồi Bình An vào thưa:
Có Chu lão gia ở Thủ bị phủ tới.
Tôi tới đây là để mời chủ nhân một chung rượu thọ. Tiết thái giám bảo:
Chu đại nhân hà tất phải thủ lễ quá như vậy, xin chúc mừng là được rồi, khỏi phải dâng rượu.
Chu Thủ bị liền vái Tây Môn Khánh mà chúc thọ, Tây Môn Khánh vái trả rồi mời nhập tiệc, đoạn sai gia nhân dọn tiệc cho đám tùy tùng. Chủ Thủ Bị lại cảm tạ vài lời, rồi gọi gia nhân của mình vào nhà dưới ăn uống.
Bữa tiệc diễn ra vô cùng náo nhiệt trong tiếng cười nói đàn ca cho mãi tới chiều. Nhiệm y quan vì nhà xa, đứng dậy cáo từ trước nhất. Tây Môn Khánh thân tiễn ra tới thềm. Nhiệm y quan hỏi:
Phu nhân hôm nay đã khá chưa? Tây Môn Khánh đáp:
Mấy hôm trước dùng thuốc thấy đỡ nhiều lắm, nhưng không hiểu sao hôm nay lại thấy hơi mệt, ngày mai lại phiền tiên sinh tới coi giùm cho.
Nhiệm y quan gật đầu rồi cáo từ, lên ngựa mà về.
Sau đó thì đến lượt hai vị tú tài Nghê, Ôn. Tây Môn Khánh khẩn khoản lưu giữ không được, phải đưa ra ngoài thềm rồi nói:
Hôm nào, thỉnh tiên sinh tới chỉ giáo giùm cho. Tại ngôi nhà ở trước mặt đây, chúng tôi sẽ cho dọn một thư phòng khang trang để tiên sinh ở, nếu muốn, tiên sinh đem cả bảo quyến lại,chúng tôi xin lo lắng chu toàn.
Ôn tú tài cảm động, nhưng chỉ nói:
Đa tạ quan nhân đã có lòng yêu.
Đấy là quan nhân trọng người có văn tài phẩm hạnh mà thôi. Nói xong vái chào mà về.
Tây Môn Khánh trở vào thù tiếp thực khách. Bữa tiệc kéo dài tới canh một mới chấm dứt.
Bốn ca nữ vào thượng phòng đàn hát cho Nguyệt nương,Ngô Đại cữu mẫu, Dương cô nương và mọi người nghe.
Bên ngoài, khách khứa đã về hết, chỉ có Bá Tước và Ngô Đại cữu ngồi lại. Bọn nhạc công ăn uống no say lãnh tiền ra về.
Lý Minh, Ngô Huệ và Trịnh Phụng ở lại đàn hát. Tây Môn Khánh dùng chung lớn thưởng rượu cho ba ca công này.
Bá Tước Nói:
Bữa tiệc sinh nhật hôm nay thành công lắm, các vị khách, vị vào cũng vui vẻ hài lòng.
Lý Minh nói thêm:
Riêng Lưu thái giám và Tiết thái giám tốn nhiều tiền thưởng cho ca nhạc công. Nhất là Quế Thư và Ngân Thư, mỗi người được thưởng cả túi bạc.
Thư Đồng đem mấy dĩa hoa quả ra, Bá Tước chọn ngay mấy thứ quả ngon, cho vào miệng nhai ngấu nghiến, vị trái cây ngọt tựa nước Cam Lồ, Bá Tước vừa ăn bảo:
Ngon quá, ngon quá.
Mấy thứ này là do chính tay Lục nương lựa đó. Bá Tước cười:
Hèn gì không chê vào đâu được.
Đoạn quay sang Ngô Đại cữu :
– Đại cữu cũng nên dùng một ít.
Nói xong lựa một trái đưa vào miệng Ngô Đại cữu. Lại gọi ba ca công tới, thưởng cho mỗi người một vài món hoa quả, rồi gọi Đại An bảo:
Ngươi vào trong gọi bốn con tiểu dâm phụ đó ra đây hát ít khúc cho đại cữu nghe để đại cữu còn về. Suốt bữa tiệc hôm nay chúng nó chỉ hát qua loa một vài khúc, như vậy thì đâu được.
Đại An nói:
Làm sao tôi dám gọi, họ đang hát cho Đại nương, đại cữu mẫu và các nương nương nghe ở thượng phòng đó.
Bá Tước mắng:
Thằng khốn này đã đi đâu mà biết, lại ở đó nói dối.
Đoạn quay lại gọi:
Vương Kinh đâu, ngươi đi gọi đi. Vương Kinh đứng im, Bá Tước bảo:
Tao sai, chúng bay không chịu đi thì để tao đi.
Đang định đứng dậy đi thì thấy mùi thơm ngào ngạt xông lên, có những tiếng cười khúc khích rồi bốn ca nữ yểu điệu tươi cười bước ra. Bá Tước giơ hai tay lên: – Đây rồi, sao mà người nào cũng đẹp như tiên thế này?
Hát đi, hát đi rồi tiền bạc bao nhiêu cũng có, đem về mua gạo mua thịt cho cả nhà cả ổ ăn, cho trẻ già bé lớn ăn, ăn cả tháng cũng chưa hết tiền. Đổng Kiều nói:
Thôi ông ơi, ông ăn no uống say rồi là lắm mồm lắm, xin ông bớt bớt cho chúng tôi nhờ.
Đổng Tứ cũng nói:
Thôi, bây giờ cũng canh hai rồi, buông tha cho chúng tôi về nhà.
Ngày mai chúng tôi còn phải ra ngoại thành sớm nữa đó. lá Tước hỏi:
Nhà ai vậy?
Nhà một người mời chúng tôi đến, nhị gia hỏi làm gì? Bá Tước bảo:
Chắc là nhà Vương Tam quan chứ gì? Lúc trước cũng vì Vương Tam mà ngươi bị liên lụy sợ hãi, may nhờ Đại quan nhân đây lo cho Quế Thư mà cả ngươi cũng được hưởng lây. Bây giờ chưa cạch hay sao mà lại định lôi thôi dính dấp ?
Tề Hương cười:
Đồ quỷ, chỉ ăn nói bậy bạ.
Bá Tước bảo:
Bây giờ không lôi thôi gì hết, bốn đứa các ngươi phải hát từ giờ đến sáng, có thế thôi.
Hồng Tứ cười:
Ông ơi, tôi sợ cái miệng ông có ngày mọc đinh lên nhọt mất thôi.
Được lắm, con này biết nói chuyện đấy. Đoạn quan sang bảo ái Hương:
Còn cái con tiểu dâm phụ họ Trịnh kia, sao không nói năng gì vậy, bây giờ trổ mã coi bộ lạ quá, ngươi còn nhớ lão gia không? Lão gia đã có lần tới uống rượu nghe hát tại nhà họ Trịnh của ngươi đấy
Đổng Kiều nói:
Ái Nguyệt nghe ông nói cũng đủ khiếp vía rồi còn nói năng được gì nữa.
Khiếp vía hay không mặc kệ, các ngươi đem nhạc khí ra, mỗi đứa hát một hai bài rồi chúng ta cho về, không thèm lưu giữ các ngươi đâu.
Tây Môn Khánh bây giờ mới nói:
Các người,hai người rót rượu, hai người đàn hát là được rồi.
Tề Hương nói:
– Vậy thì để tôi và Ái Nguyệt hát.
Tề Hương đàn tranh, Ái Nguyệt đàn tỳ bà, hai người vừa đàn,vừa hát, tiếng hát du dương thánh thót đê mê lòng người.
Đổng Kiều chuốc rượu cho Ngô Đại cữu,Hồng Tứ chuốc rượu cho Bá Tước.
Rượu được vài tuần, hát được vài khúc thì Tây Môn Khánh thường tiền cho bốn ca nữ về rồi gọi Xuân Hồng lên hát vài ca khúc Nam nữa. Lát sau Ngô Đại cữu cáo từ. Tây Môn Khánh gọi Kỳ Đồng, sai chuẩn bị ngựa và đèn đuốc để đưa Ngô Đại cữu về nhà, nhưng Đại cữu nói:
Thôi, khỏi cần, để tôi về cùng một đường với Ứng nhị ca được rồi. Tây Môn Khánh nói:
Nhưng cũng phải bảo chúng nó đem đèn theo chứ.
Hai người đứng dậy cáo từ. Tây Môn Khánh tiễn ra tận cổng rồi bảo Bá Tước:
Ngày mai nhị ca nhớ bảo viên quản lý họ Cam tới đây với tôi,bàn định xong là ký hợp đồng ngay. Tôi sẽ cho dọn dẹp chỗ chứa hàng và tính lại với Kiều Đại Hộ sau.
Bá Tước đáp:
Tôi nhớ rồi, đại ca khỏi cần dặn.
Nói xong vái chào rồi cùng Ngô Đại cữu ra về. Kỳ Đồng cầm đèn đi trước. Đại cữu hỏi:
Hồi nãy chú em rể tôi nói là dọn dẹp chỗ chứa hàng ở đâu vậy? Bá Tước đáp:
Hàn quản lý đã chở tơ lụa vải vóc từ Hàng Châu về, Tây Môn đại ca muốn mở thêm một tiệm tơ lụa nữa tại căn nhà ở trước mặt đây, rồi bảo tôi tìm giùm cho một người quản lý.
Đại Cữu lại hỏi:
Bao giờ thì khai trương? Chúng tôi cùng các nhân bằng khác cũng cần biết để tới mừng chứ.
Bá Tước đáp:
Cái đó thì tôi chưa biết.
Ký Đồng, ngươi đem đèn đưa Ứng nhị gia vào nhà. Bá Tước bảo Kỳ Đồng:
Ngươi cứ đem đèn đưa Đại Cữu về, ta không cần đèn đâu.
Nói xong vái chào rồi rẽ vào nhà. Kỳ Đồng xách đèn tiếp tục đưa Ngô Đại cữu về. Trong khi đó, Tây Môn Khánh thưởng tiền bọn Lý Minh rồi cho về, đoạn vào phòng
Nguyệt nương mà nghỉ.
Hôm sau, Bá Tước dẫn người họ Cam tới bái kiến Tây Môn Khánh và bàn chuyện buôn bán. Tây Môn Khánh lại sai Thôi Bản tới thưa chuyện với Kiều Đại Hộ. Kiều Đại Hộ bảo:
– Mọi chuyện lớn nhỏ, xin cứ để thân gia bên đó lo giùm là được.
Thôi Bản trở về thưa lại. Tây Môn Khánh yên tâm lắm, cùng Cam quản lý ký hợp đồng, Bá Tước đứng ra bảo lãnh cho Cam quản lý. Hợp đồng ấn định rằng số tiền lời được chia làm mười phần. Tây Môn Khánh hưởng bốn phần, Kiều Đại Hộ ba phần, còn ba phần, chia đều cho Hàn quản lý, Cam quản lý và Thôi Bản. Đoạn một mặt cho dẹp kho chứa hàng, một mặt quét dọn nhà cửa, kẻ bảng hiệu, đợi hàng về là chọn ngày tốt khai trương.
Tại căn nhà đối diện, mua lại của Kiều Đại Hộ, phía trước mở tiệm buôn bán, phía sau thì cái thư phòng lớn dành cho Ôn tú tài. Ôn tú tài được trả lương một tháng ba lạng, lễ vật bốn mùa không thiếu, chỉ để chuyên lo thư từ giao dịch với đám quan lại sĩ phu. Thư Đồng được cử sang hầu hạ. Mỗi lần bên nhà Tây Môn Khánh có tiệc tùng, Ôn tú tài đều được mời sang, đối đãi rất kính trọng.
Qua ngày sinh nhật của Tây Môn Khánh, hôm sau Nhiệm y quan được mời tới coi bệnh cho Bình Nhi. Tây Môn Khánh đích thân sang căn nhà đối diện để trông coi việc thu dọn. Dương cô nương đã cáo từ về nhà. Quế Thư và Ngân Nhi vẫn ở lại chơi. Nguyệt nương bỏ ra ba tiền, sai mua cua bể, đến trưa hấp lên, mời mẹ Ngô Đại cữu và mọi người cùng ăn.
Ăn xong, Nguyệt nương cho mời Lưu bà tới thăm bệnh cho Tố Quan. Thăm bệnh cho Tố Quan xong, Lưu bà lên phòng trên nói với Nguyệt nương:
– Ca nhi gặp chuyện kinh sợ nên hay giật mình, phải dùng thuốc mới được.
Nói xong đưa ra mấy viên thuốc rồi cáo từ. Nguyệt nương thưởng cho Lưu bà ba tiền rồi tiễn ra cửa.
Trong phòng, mọi người uống trà nói chuyện. Tuyết Nga uống tới sáu bảy chung rượu, không dám ngồi lâu, xin về phòng trước, Kim liên bảo Quế Thư và Ngân Nhi đàn hát. Rượu lại được dọn ra cùng vài món ăn khác, mọi người ăn uống, đàn hát tới chiều. Nguyệt nương sai đem hai cái quả ra để soạn quà tặng cho Quế Thư và Ngân Nhi, rồi cho hai người về. Kim Liên uống nhiều rượu, say mèm mà về phòng. Lát sau tỉnh lại, xét lại tới những việc như đêm qua Tây Môn Khánh nghỉ tại phòng Bình Nhi, sáng nay lại mời Nhiệm y quan đến coi bệnh, Lưu bà lại được mời tới, thì biết là cả hai mẹ con Bình Nhi đều đau ốm.
Bổng Kim Liên thấy lành lạnh ở hai chân, bèn sai Xuân Mai đem đèn lại coi. Thì ra lúc nãy rượu say, trên lối đi về phòng, Kim Liên đã dẫm phải một bãi nước đái chó, cả hai chiếc hài bằng đoạn đại hồng đều ướt bẩn hết, hôi hám vô cùng, Kim Liên cau đôi mày liễu, tròn cặp mắt phượng, tức giận đùng đùng, sai Xuân Mai lấy gậy ra tìm chó mà đánh thật lực. Chó bị đánh kêu lên inh ỏi, vang động cả nhà.
Bình Nhi thấy chó sủa lớn quá, vội sai Nghênh Xuân sang coi, vì hai phòng chỉ cách nhau có con đường cuối hoa viên.
Nghênh Xuân sang thưa:
Nương nương tôi nói là ca nhi vừa mới uống thuốc xong, đang chợp mắt một chút, xin Ngũ nương bên này đừng sai đánh chó nữa.
Nói xong lui ra. Kim Liên im lặng một lúc rồi bảo Xuân Mai ngừng tay, đoạn gọi Thu Cúc ra bảo:
Ta đã bảo là đến tối thì đuổi chó ra khỏi đây, sao mày không đuổi ra? Nó có phải chồng mày không mà mày giữ nó? Để nó đái ngay trước nhà, làm bẩn hết đôi hài của tao? Vả lại trời tối mày thấy tao về thì phải đốt đèn ra rước tao chứ?
Xuân Mai đứng cạnh nói thêm:
Hồi nãy chính tôi đã nhắc nó là cho chó ăn rồi đuổi đi, vậy mà nó không nghe tôi, lại còn lườm tôi nữa.
Kim viên bảo:
– Giỏi thật, con này bây giờ gớm thật, mày lại gần coi đôi hài của tao đây này.
Thu Cúc thật thà, không biết bị lừa, bèn bước tới cúi thấp đầu xuống mà nhìn, không ngờ bị Kim Liên dùng mũi hài đá mạnh mấy cái vào giữa mặt, khiến cho má và miệng rách chảy cả máu ra. Thu Cúc đau quá thét lên kinh hoàng rồi chạy ra ngoài. Kim Liên mắng:
– Con khốn nạn dám chạy phải không ?
Thu Cúc sợ quá, vội đứng lại ôm mặt đầy máu mà khóc.
Kim Liên quát bảo Xuân Mai:
Mày bắt nó quỳ xuống, lột hết quần áo nó ra, lấy roi ngựa đánh nó đủ ba chục roi cho tao. Đánh thì đếm đàng hoàng,đừng để tao đánh, tao mà đánh thì tao không có đếm đâu.
Thu Cúc run sợ quỳ xuống. Xuân Mai bước tới lột quần áo Thu Cúc ra, rồi nhân sẵn ghét Thu Cúc, Xuân Mai thẳng cánh quất roi ngựa như mưa xuống người Thu Cúc. Thu Cúc đau đớn thét lên từng chập.
Bên phòng Bình Nhi, Tố Quan vừa mới chợp mắt được một chút, nghe ồn ào thì giật mình kêu khóc, Bình Nhi không biết làm sao, lại sai Tú Xuân sang. Tú Xuân sang thưa:
Nương nương tôi xin Ngũ nương tha tội cho Thu Cúc, ca nhi giật mình, đang khóc kia kìa.
Kim Liên nghe vậy như đổ dầu vào lửa, không nói không rằng, chạy ra cầm lấy roi ngựa mà quất túi bụi vào Thu Cúc. Thu Cúc lại thét lên đau đớn. Phan bà đang nằm nghỉ trong phòng, thấy vậy phải chạy ra giằng cây roi trong tay con gái mà bảo:
Thôi con ơi, đánh no vậy đủ rồi, để nó kêu khóc, làm ca nhi bên kia giật mình, có phải là ném chuột mà vỡ lọ quý không?
Kim Liên nghe mẹ nói lại càng giận điên lên, mặt mũi đỏ bừng, đẩy mẹ ra mà bảo:
Cái bà già này lạ nhỉ, bà vào trong ngồi cho tôi nhờ, chuyện này không có liên can gì tới bà cả, bà việc gì khéo lo cho thiên hạ.
Phan bà cũng giận bảo:
Cái con chết băm chết vằm này, mày nói với mẹ mày như vậy hả?
Kim Liên bảo:
– Đừng có lôi thôi gì hết, ngày mai bà về nhà đi, bà ở đây làm phiền tôi lắm.
Phan bà le te chạy vào trong khóc nức nở. Ngoài này, Kim Liên lại tiếp tục đánh Thu Cúc, đánh chừng hai ba chục roi nữa mói chịu ngừng tay. Thu Cúc nát cả da thịt, máu thắm cả người.
Bình Nhi chỉ biết hai tay bịt chặt tai con, nước mắt chảy ra, tức giận cực độ mà không dám nói.
Hôm sau, Tây Môn Khánh tới dự tiệc tại nhà Chu Thủ bị.
Tố Quan lần này uống thuốc của Lưu bà chẳng thấy hiệu nghiệm gì, vẫn hay giật mình kêu khóc, ban đêm lại sốt, hai mắt cứ trợn trừng.
Bình Nhi biết là hai sư bà Vương, Giết đang có mặt tại phòng Nguyệt nương, bèn lấy đôi sư tử bằng bạc ra, đem đến phòng Nguyệt nương bảo:
Tôi cũng muốn làm điều công đức, xin đưa đôi sư tử bạc này để nhị vị sư phụ in cho ít cuốn kinh Đa la. Rồi đến ngày rằm tháng tám này, tôi sẽ tới miếu lễ Phật.
Tiết sư bà định cầm đôi sư tử bạc rồi xin về, nhưng Ngọc Lâu bảo:
Xin sư phụ nán lại một chút đã.
Đoạn quay sang Nguyệt nương:
Xin Đại mương cho gọi Bôn Tứ tới để cân xem đôi sư tử này được bao nhiêu lạng, rồi sai Bôn Tứ cùng sư phụ đây tới nhà in, hỏi rõ xem mỗi bộ kinh in ra tốn kém bao nhiêu, in tất cả bao nhiêu bộ, chừng nào thì in xong, như vậy mới được. Để một mình sư phụ đây lo sao nổi.
Nguyệt nương bảo:
– Tam muội nói đúng.
Tiết sư bà bẽn lẽn ngồi xuống, đặt đôi sư tử bạc lên bàn, Nguyệt nương sai Lai An gọi Bôn Tứ đến. Bôn Tứ bước vào vái chào mọi người, đem cân đôi sư tử bạc thì thấy nặng đúng bốn mươi mốt lạng năm tiền.
Nguyệt nương bảo:
Ngươi cùng đi với sư phụ đây tới nhà in để thương lượng in kinh Phật với số bạc này, nhớ hỏi cho kỹ số lượng các bộ kinh.
Hai sư bà đứng dậy cáo từ. Bôn Tứ cầm đôi sư tử bạc đi theo. Kim Liên bảo Ngọc Lâu:
Chúng mình tiễn hai sư phụ rồi tới phòng Đại Thư xem Đại Thư khâu hài.
Nói xong dắt tay Ngọc Lâu bước ra.
Hai sư bà đi rồi, Kim Liên và Ngọc Lâu đến phòng Đại Thư ở phía đông đại sảnh, thấy Đại Thư đang ngồi bên rèm khâu hài. Kim Liên cầm lên coi thì thấy đó là đôi hài bằng sa màu lục, Ngọc Lâu bảo:
Sao không làm dây cột bằng hai màu hồng và lam cho đẹp ? Đại Thư đáp:
Cháu đã có một đôi có giày màu lam rồi, đôi này để làm giây màu hồng vậy. Kim Liên thì cứ tiếp tục xem. Ngọc Lâu lại hỏi:
Kính Tế có nhà không ?
Đại Thư đáp:
Chẳng biết anh ấy uống rượu ở đâu về say mèm, đang nằm ngủ như chết ở trong nhà đó.
Ngọc Lâu quay sang nói với Kim Liên:
Hồi nãy nếu tôi không nói, có phải là Lục thư đã đưa đôi sư tử cho Tiết sư phụ rồi không? Đưa như vậy thì kinh chẳng thấy đâu, phúc chẳng thấy đâu, cứ thấy mất của đã, mà ca nhi thì chưa chắc gì mau mạnh. Chẳng qua cũng tại Lục thư thư nóng lòng vì con quá, lại cũng sẵn tiền nữa.
Kim Liên im lặng. Ngọc Lâu lại nói tiếp:
Thật chẳng bù cho chúng mình, một đồng chữ không có, chẳng ai thèm đoái hoài tới. Xem như Lục thư thư đấy, mẹ đau, con đau là gia gia và Đại nương đã cuống quít lên mời thầy chạy thuốc, cứ loạn cả nhà lên.
Kim Liên nói tiếp:
Lục thư thư thì còn ai sánh kịp bây giờ. Lục thư thư thường bảo là gia gia tới phòng mình, thì mình bảo gia gia sang phòng khác mà nghỉ. Đại nương cũng tin lời Lục thư thư lắm. Nhưng thật sự, vắng mặt chúng mình thì Lục thư thư lại nói xấu chúng mình với gia gia và Đại nương. Lúc muốn gia gia tới thi lại sai a hoàn đi mời, nói là xuống thăm ca nhi, rồi tha hồ ỏn thót lấy lòng gia gia. Đại nương chắc là biết nhưng chẳng nói gì, Lục thư thư cái gì cũng đem ca nhi mà lấn át người khác. Như tối qua đây này, tôi về phòng, dẫm ngay phải vũng nước đái chó trước phòng, mới bảo a hoàn đuổi chó đi, vậy mà Lục thư thư cũng sai người sang bảo là làm kinh động ca nhi. Đã vậy mẫu thân tôi không biết, lại còn khuyên tôi này nọ, tôi nóng giận có nói mấy câu làm mẫu thân tôi buồn, sáng nay bà cụ giận, bỏ về nhà từ sớm. Lúc về tôi còn giận, nên bảo cụ là cái thứ thân thích khốn cùng như bà cụ, đối với nhà này, thêm bà cụ cũng không nhiều, mà bớt bà cụ thì cũng không ít.
Ngọc Lâu cười:
Thư thư là con mà ăn nói như vậy hay sao?
Không phải là tôi cố tình muốn nói như vấy, nhưng tôi tức bà cụ chỉ lo cho người ngoài, bị người ta mua chuộc nên mới bị người ta sai khiến. Con người như Lục thư thư là gớm lắm, sinh được đứa con trai thì làm phách, chỉ huy cả chồng, không còn coi ai ra gì. Nhưng trời cũng có mắt, thằng bé bây giờ lại đau ốm rồi đó.
Hai người cứ đứng trước rèm mà nói chuyện. Bôn Tứ trở về muốn vào thượng phòng thưa lại với Nguyệt nương, nhưng hai người đứng ngay cạnh lối đi nên Bôn Tứ không dám mạo muội bước qua, cứ dừng lại ngoài xa mà chờ. Lai An thấy vậy chạy tới thưa :
Xin nhị vị nương nương vào phòng ngồi, Bôn Tứ trở lại đó. Kim liên bảo:
Thằng chết tiệt này, nó vào thì mày bảo nó cứ vào, ai ăn thịt nó mà sợ.
Lai An lui ra bảo Bôn Tứ, Bôn Tứ khom lưng cúi đầu mà bước qua. Vào tới thượng phòng, thấy Nguyệt nương và Bình Nhi còn đang trò chuyện, Bôn Tứ thưa:
Số bạc bốn mươi mốt lạng năm phân, tôi đã giao cho nhà in rồi, in được năm trăm cuốn kinh Đà La. mỗi cuốn dày năm phân, một ngàn cuốn kinh Phật khác, mỗi cuốn dày ba phân,nhưng số tiền lại lên tới năm mươi lăm lạng, thành thừ mình còn thiếu của họ mất mười ba lạng rưỡi. Ngày mười bốn này thì có thể in xong.
Bình Nhi vội sai Nghênh Xuân về phòng lấy mười lăm lạng, đưa cho Bôn Tứ mà bảo:
Người cầm đi đưa cho người ta, còn dư bao nhiêu thì ngươi cất mà chi dùng. Đến ngày rằm, có lên chùa thì khỏi phải hỏi ta nữa.
Bôi Tứ nhận bạc xong, định quay ra, thì Bình Nhi bảo:
Thôi, mọi sự ta nhờ ngươi chịu phiền làm giùm.
Dạ không dám, nương nương dạy quá lời. Nói xong vái chào bước ra.
Tới ngoài, Ngọc Lâu gọi Bôn Tứ lại hỏi:
Tiền bạc giao đầy đủ cho nhà in rồi chứ? Bôn Tứ đứng lại đáp:
Đã giao kết bàn tính xong xuôi cả rồi, tổng cộng là một ngàn năm trăm bộ kinh, phí tổn hết năm mươi lăm lạng, nghĩa là còn thiếu mười ba lạng rưỡi nữa, nhưng Lục nương vừa đưa thêm cho tôi rồi.
Nói xong đưa số bạc mười lăm lạng ra. Kim Iiên và Ngọc Lâu không nói gì. Bôn Tứ vái chào mà đi. Ngọc Lâu bảo Kim Liên:
Không hiểu sao Lục thư thư lại xài tiền uổng phí như vậy, thật là tin tưởng quá đáng ở mấy sư bà.
Hai người nói vài câu chuyện nữa rồi Kim Liên bảo Ngọc Lâu:
Mình ra cổng đứng chơi một lát đi.
Đoạn quay lại hỏi Đại Thư:
Cô nương có đi không? Đại Thư ngẩng đầu đáp:
Cháu không đi đâu.
Căn nhà đằng trước kia dọn dẹp xong chưa. Bình An đáp:
Hôm qua gia gia đích thân sang trông coi quét dọn rồi, trong ngoài sạch sẽ lắm, tiên lầu phía sau thì để chứa hàng, dưới lầu là ba gian nhà kho để chứa các vải lụa quý. Các thứ xong xuôi hết rồi, sang tháng là mở cửa khai trương.
Ngọc Lâu hỏi:
Ôn tú tài đã đem gia đình tới chưa?
Chắc là nội trong ngày nay thôi, sáng nay gia gia có dặn đem giường bàn kê dọn cho Ôn tiên sinh, lại cả án thư, ghế ngồi và đồ dùng văn phòng nữa.
Kim Liên hỏi:
Ngươi đã nhìn thấy vợ của ôn tiên sinh chưa? Người thế nào?
Bà ta có lại đây một lần để xem qua nơi ăn chốn ở, nhưng tôi chỉ thấy bà ta trong kiệu nên cũng không nhìn được rõ lắm.
Đang nói chuyện thì từ xa, một ông già làm nghề mài kính chùi gương đang đi tới, Kim Liên bảo:
Kìa, người mài kính chùi gương kia. Rồi quay lại bảo Bình An:
Ngươi mau gọi người đó lại, tấm gương của ta mấy hôm nay mờ quá mà dặn ngươi mấy lần, ngươi cứ quên, hôm nay ra đứng đây mới gặp.
Bình An vội bước ra giữa đường gọi người thợ mài kính chùi gương tới. Người thợ đặt đồ nghề xuống. Kim Liên hỏi Ngọc Lâu:
Thư thư có cần mài kính chùi gương gì không, để bảo gia nhân nó đem ra luôn thể. Rồi quay lại bảo Bình An:
Ngươi vào phòng ta nói với Xuân Mai, lấy cái gương lớn, bốn cái gương nhỏ và cái gương tứ diện, rồi ngươi mang ra đây, cho người ta lau chùi.
Ngọc Lâu cũng dặn:
Ngươi tới phòng ta, bảo Lan Hương lấy cái gương lớn của ta, đưa cho ngươi.
Bình An vâng lời vào ngay. Lát sau trở ra, có Lai An mang phụ, đứa nào cũng tay xách nách mang. Kim Liên thấy vậy mắng:
Đồ chết dịch, đem không hết thì đem làm hai chuyến, các ngươi ôm đồm cầm cặp thế kia vỡ hết gương quý của người ta thì sao?
Ngọc Lâu chỉ vào tấm gương lớn của Kim Liên mà hỏi:
Sao tôi không thấy cái gương kia bao giờ vậy?
Của người ta đem cầm đồ, gương quý lắm, tôi chỉ để trong phòng ngủ mà thôi. Hai gia nhân cẩn thận dựng từng tấm gương xuống. Kim Liên hỏi:
Cái gương hai mặt kia của thư thư đấy à?
Không, cái gương ba mặt kia mới là của tôi. Kim Liên nói:
Vậy thì cái gương hai mặt kia của ai?
Bình An đáp:
Đó là của chị Xuân Mai, nhân tiện các nương nương chùi kính thì chùi hộ luôn. Kim Liên bảo:
Con khốn thế thì thôi, nó có gương mà cất một chỗ không dùng, suốt ngày sang ngắm vuốt nhờ gương của tôi cho nên gương của nó mới mờ thế này đấy chứ.
Tất cả tám cái gương lớn nhỏ được giao cho người thợ lấy thủy ngân tráng lại mặt sau rồi chùi một lúc là sáng loáng. Kim Liên cầm một tấm gương nhỏ lên soi thử, thấy gương long lanh như nước thì hài lòng lắm, lại sai Bình An và Lai An đem vào.
Lát sau trở ra, Ngọc Lâu lấy tiền sai Bình An đem trả người thợ. Người thợ nhận tiền xong nhưng không đi, cứ đứng đó.
Ngọc Lâu bảo Bình An:
Hỏi người ta xem tại sao nhận tiền rồi mà chưa chịu đi, hay là chê ít?
Nương nương tôi hỏi tại sao lão không đi, hay có gì phiền não? Người thợ tự nhiên hai hàng lệ ứa ra rồi nói:
Chẳng nói giấu gì cậu, lão đã ngoài sáu mươi tuổi rồi, chỉ có một mụn con trai năm nay hai mươi mốt tuổi mà chẳng chịu làm ăn, cứ ngày ngày rong chơi. Lão đã phải đem thân già đi kiếm tiền nuôi nó nhưng nó vẫn không biết điều, thường tụ hợp với bọn du đãng làm bậy. Hôm qua thì mang họa, bị bắt trói tại phủ Thủ Bị, rồi bị đánh hai chục trượng mới được thả về. Về tới nhà, bao nhiêu quần áo của mẹ nó, nó đem cầm bán hết. Mẹ nó giận phát ốm, nằm liệt giường cả nửa tháng nay. Lão mắng nó vài câu thì nó bỏ nhà mà đi. Lão tìm nó mấy ngày nay mà không thấy, nhiều lúc giận chẳng còn muốn tìm nó nữa .Nhưng lão ngần này tuổi, chỉ có mình nó là trai, bây giờ nó bỏ đi, lỡ lão chết thì lấy ai chống gậy. Mà có nó ở nhà, cứ nhìn thấy nó lại nổi giận. Lão buồn rầu, không biết nói với ai, nay nghe cậu hỏi,động mối thương tâm nên mới khóc.
Ngọc Lâu đứng trong bảo Bình An:
Ngươi hỏi xem người vợ của lão năm nay bao nhiêu tuổi rồi? Bình An lặp lại câu hỏi. ông lão đáp:
Năm mươi lăm tuổi. Bà nó đang đau, chỉ thèm ăn một ít lạp xường mà suốt mấy hôm nay lão chưa kiếm đủ tiền để mua, nghĩ thật buồn.
Ngọc Lâu bảo:
Nếu vậy thì tôi có ít lạp xưởng, để tôi cho lão.
Đoạn quay lại bảo Lai An:
Ngươi vào bảo lan Hương lấy ít lạp xường còn lại, luôn cả mấy cái bánh nữa, đem ra đây cho lão ta.
Lai An vào. Kim Liên hỏi ông lão:
Lão bà ở nhà có ăn cháo thịt không?
Ông lão đáp:
Sao lại không ăn? Nhưng làm gì có mà ăn? Ai có mà cho thì quý hóa quá. Kim xiên quay lại bảo Bình An: .
Ngươi vào bảo Xuân Mai múc một thăng cháo thịt ra đây để lão đem về cho lão bà ở nhà ăn.
Bình An đi vào, lát sau Lai An ra, đem theo một gói lạp xưởng và một gói bánh. Bình An đem một thăng cháo thịt ra.
Bình An bảo:
Phúc đức cho lão bà ở nhà lắm đấy nhé, ăn cho khỏi bệnh, cho đừng buồn con cái nữa.
Nói xong cùng Lai An trao các thu cho ông lão. Ông lão xếp vào gánh rồi vái tạ Kim Liên và Ngọc Lâu mà gánh đi.
Bình An bảo:
Đáng lẽ nhị vị nương nương không nên cho lão nhiều như vậy, có lẽ lão đã nói dối.
Vì vợ lão là người chuyên nghề mai mối, hôm qua tôi còn thấy vợ lão di ngoài đường mà.
Kim Liên bảo:
Thằng chó đẻ, vậy mà sao mày không nói sớm ? Bình An nói:
Tại nhị vị muốn cho lão ta đấy chứ, nhưng thôi, cũng là làm phúc cho lão ta…