Kiếm Đế Đao Hoàng

Chương 3

Docsach24.com

am Long cõng lão nhân trên lưng, Bạch Phụng đi theo phía sau, khi cả ba thong thả bước trên sơn lộ Lam Long mới mở miệng hỏi: “Lão trượng, có phải cứ việc đi thẳng tới đằng trước?”

Lão nhân chẳng những không thèm lên tiếng trả lời mà còn giật mạnh lỗ tai bên trái của Lam Long một cái rồi bảo: “Tiểu tử, hễ lão phu kéo lỗ tai bên nào thì ngươi đi về hướng bên đó. Bằng không cứ đi được một hai bước ngươi lại hỏi lăng xăng làm sao lão nhân gia đây còn có đủ tinh thần tịnh dưỡng”.

Lam Long vừa bước sang tiểu lộ bên trái vừa cười mếu trong bụng: “Lão trượng này thật là khó tính”.

Đi được một quảng Bạch Phụng nhận thấy cước bộ của Lam Long từ từ biến đổi. Lúc ban đầu Lam Long bước những bước thật dài, bước chân nhẹ nhàng linh động, thân người ưỡn cao. Còn bây giờ thì chân đã chậm lại, lưng hơi quằn xuống, đồng thời hô hấp nặng nề thở phì phì như trâu. Nàng cảm thấy rất kỳ quái, nghĩ thầm trong bụng: “Nội công của chàng rất khá, đừng nói là cõng một lão nhân cho dù có vác vài ba trăm cân trên lưng thì cũng huynh ấy cũng không đến nỗi phải vất vả đến như thế!”

Lam Long dường như chẳng hề nghỉ tới điểm này, bất quá chàng cảm thấy hai tay lão nhân đè mạnh trên giữa lưng nên không thể nào ưỡn thẳng người lên khiến chàng phải gắng gượng bước đi.

Lão nhân này thật dị hợm được người ta cõng trên lưng theo lẽ thì lão ta phải nằm sát xuống mới đúng đàng này lão lại chống tay lên làm như e ngại sự va chạm trên lưng Lam Long sẽ làm cho ngực mình bị tổn thương.

Lam Long thấy tư thế của lão nhân làm chàng khó mà cõng đi được liền quay đầu lại thở ra rồi hỏi: “Sao lão nhân gia không chống tay lên lên vai của vãn bối?”

Ngữ khí của chàng có vẻ như thỉnh cầu.

Lão nhân nghe vậy gắt gỏng hỏi: “Sao, chịu hết nổi rồi à?”

Lam Long lắc đầu đáp: “Không phải như thế, chỉ vì hai tay của lão trượng đè xuống lưng khiến cho vãn bối khó mà bước được dễ dàng”.

Lão nhân nói bâng quơ: “Hừ, mới chưa được mười mấy trượng. Các người tuổi trẻ khi ra ngoài đời nên nhớ rằng không phải khơi khơi mà thành hảo hán. Muốn được gọi là hảo hán thì làm chuyện gì cho dù có khốn đốn đến đâu cũng phải cắn răng mà làm cho đến nơi đến chốn, gặp nguy hiểm cũng không tỏ ra khiếp sợ. Cứu người đâu phải là chuyện dễ. Thôi đi, mau mau bỏ ta xuống. Bọn ngươi cứ đi đường của mình, về sau đừng có bắt chước như ngày hôm nay. Làm chuyện gì cũng phải tự vấn mình làm có nổi không?”

Lam Long thở dài nói với giọng khẩn cầu: “Vãn bối chỉ mong lão trượng đừng có chống tay ngay giữa lưng mà thôi”.

Lão nhân tức giận bảo: “Nhà ngươi có biết nguyên nhân nào mà lão nhân gia ta làm như vậy không? Chẳng lẽ chống tay như vậy không làm cho ta phải hao tổn khí lực hay sao?”

Bạch Phụng bước theo sau liền lên tiếng hỏi: “Tại sao vậy, lão nhân gia?”

Lão nhân hỏi ngược: “Con bé kia, nhà ngươi đang lo lắng cho tiểu tử có phải không?”

Bạch Phụng đáp: “Huynh ấy bước không nổi thì bất lợi cho lão nhân gia lắm a!”

Lão nhân nói: “Mi mà biết cái gì. Lão nhân gia đây đang mang một dị quả vô cùng trân quí trong ngực. Quả này dùng để làm thuốc thì có công dụng cải tử hồi sinh, nhưng nếu nó bị vở ra thì giá trị không còn đáng một xu”.

Lam Long nghe rõ nguyên nhân liền buộc miệng nói: “Sao lão trượng không chịu nói ra từ sớm để vãn bối bảo Phụng nhi mang hộ dùm cho”.

Lão nhân cười nhạt bảo: “Mấy năm gần đây, lòng người khó lường, dễ gì mà tin tưởng ai được, có lúc cũng không thể trông cậy vào chính cả bản thân của mình nửa”.

Xem ra lão cũng là người rất ngoan cố.

Lam Long hết cách, chỉ mím môi cười khổ, nói không thành lời.

Lão nhân ngồi trên lưng Lam Long luôn miệng cằn nhằn, lúc thì bảo là ngồi không thoải mái, khi thì chê là đi không đúng cách.

Bỗng nhiên Lam Long cảm thấy tai phải bị kéo một cái. Chàng nghĩ thầm: “Bên phải đâu có con đường nào, chả nhẽ lão trượng lại quên mất phương hướng đi về Văn Khẩu rồi hay sao?”

Tuy trong lòng lấy làm lạ nhưng Lam Long chẳng dám hỏi vì biết nếu mở miệng sẽ bị lão nhân mắng cho nên chỉ cắm cúi bước về phía trước.

Lần này Lam Long thật là xui xẻo, đi được một quảng thì tai phải bị kéo bị kéo lần nửa, chưa được bao lâu thì tai trái bị kéo. Càng lúc càng khó khăn, toàn là lên đồi xuống dốc.

Bạch Phụng theo sau thấy rõ, liền kêu lớn: “Lão công công, sao như vậy, lạc đường rồi phải không?”

Lão nhân nghe hỏi hàm hồ đáp: “Thật là không phải, lão nhân gia đây lầm lẫn mất rồi!”

Lam Long thầm kêu khổ: “Đúng là xui xẻo, hại ta phải hao phí mất bao khí lực!”

Bỗng nhiên từ xa vẳng lại tiếng gọi của hai nam nữ tiểu đồng: “Thượng cửu đại, thượng cửu đại, ông đang ở đâu...”

Lão nhân nghe tiếng đột nhiên cao hứng hô lên: “Tiểu tử mau ngừng lại, hạ cửu đại đã đến tiếp đón ta”.

Lam Long hoang mang liền hỏi: “Hạ cửu đại là người chi của lão trượng?”

Lão nhân gắt lên: “Tiểu tử này thật là ngu xuẩn, ngươi không nghe bọn nó đã gọi ta là thượng cửu đại hay sao?”

Bạch Phụng ngạc nhiên hỏi: “Lão nhân gia có cháu đến chín đời hay sao?”

Lão nhân bật cười ha ha: “Từ cổ chí kim, chỉ có Hoàng Công Nghị và ta là có con cháu đến chín đời. Nhưng Hoàng Công Nghị còn thua ta, chín đời đồng đường của hắn đã chết đi ít nhiều, nhưng con cháu chín đời của lão nhân gia đây đều còn sống khỏe mạnh!”

Lão vừa dứt lời thì đôi nam nữ tiểu đồng đã hiện ra trước mặt, cả hai chừng mười ba mười bốn tuổi. Bọn chúng chạy tung tăng dưới nắng trưa tiến về hướng lão nhân.

Lam Long nhìn thấy họ liền nói: “Bọn chúng chẳng thể cõng nổi lão trượng đâu!”

Lão nhân cười ha ha: “Tiểu tử, mau đặt ta xuống, bọn nó được con lừa của ta mang tin hồi báo nên đến đây đón rước”.

Đôi tiểu đồng đến nơi, nữ đồng liền lên tiếng hỏi: “Thượng cửu đại, lão hắc về đến báo là lão nhân gia đã bị rắn cắn phải?”

Lão nhân cười lớn bảo: “Đúng rồi, đúng rồi, đem thuốc đến đây!”

Nam đồng vừa dâng một viên dược hoàn vừa nói: “Thượng cửu đại, uống mau đi, thật không biết xấu hổ, bắt người ta cõng trên lưng!”

Lão nhân cả cười hỏi: “Sinh Sinh, làm sao các cháu lại biết lão nhân gia đi về hướng Đại Văn Khẩu?”

Nữ đồng tiếp lời: “Là tiểu thúc thúc cho hay!”

Khi Lam Long đặt lão nhân xuống thì thần thái của ông ta không còn đau đớn như lúc trước, trái lại lão vẫn mạnh khỏe đứng vững như người bình thường. Bạch Phụng cũng thấy làm lạ.

Sau khi thấy lão nhân nhận dược hoàn uống xong liền dắt tay nữ đồng định bước đi, Lam Long liền hỏi: “Xin lão nhân gia cho biết đại danh xưng hô như thế nào?”

Lão nhân thốt nhiên à lên một tiếng: “Í chà! Xuýt chút nữa ta đã quên!”

Nói xong lão lấy ra một quả hồng hồng nho nhỏ rồi bảo: “Tiểu tử đã mệt rồi, cầm lấy, coi như lão đây báo đáp nhà ngươi!”

Lam Long vẫn đứng yên, cười nói: “Vãn bối không cần hậu tạ, chỉ mong được biết tôn danh của lão trượng mà thôi!”

Lão nhân tức giận quát bảo: “Một đời của lão nhân gia đây chỉ thi ân cho mọi người chứ chưa hề chịu ơn một ai, cầm lấy!”

Dùng cái quả nhỏ xíu kia để đáp tạ người ta cõng mình mấy chục dặm dường thật là chuyện hiếm thấy trong thiên hạ. Nếu Lam Long không chịu nhận thì thật là khó coi, nên đành tiếp lấy tươi cười nói: “Thật cám ơn!”

Lão nhân hứ một cái: “Tiểu tử, lần này nhà ngươi được lời to, lần sau thì đừng hòng”.

Bạch Phụng đứng bên cười thầm: “Giao dịch như thế có ma nào mà thèm!”

Lão nhân thấy Lam Long yên lặng chẳng nói năng lại càng thêm tức giận: “Còn chê ít hả!”

Lam Long liền cười: “Không phải, nhưng lão trượng còn chưa trả lời câu hỏi của vãn bối”.

Nữ đồng bật cười khanh khách xen lời: “Thượng cửu đại của muội vốn tính cố chấp. Bọn muội họ Cổ”.

Lam Long hỏi: “Tiểu muội muội, nhà của muội ở đâu?”

Nữ đồng đáp: “Thiên Ngoại cốc, khi nào hai vị có rảnh cứ tới chơi ít hôm!”

Bạch Phụng tiếp lời: “Thiên Ngoại cốc ở địa phương nào?”

Nữ đồng lập tức đáp: “Trong khu rừng Đại Nguyên Thủy!”

Lam Long càng nghe càng hồ đồ liền thúc giục Bạch Phụng: “Đừng nên trì hoãn thời gian nữa!”

Lúc lão nhân đã cùng đôi tiểu đồng đi một khoảng khá xa, Bạch Phụng mới thắc mắc hỏi: “Long ca ca, huynh không cảm thấy oan uổng chút nào hay sao?”

Lam Long cười trừ: “Chưa bao giờ huynh gặp phải một lão đầu cổ quái đến như vậy!”

Bạch Phụng vui vẻ đùa: “Long ca ca, lão ta đã tặng cho huynh báu vật gì đó, hãy đưa cho muội xem xem!”

Lam Long bảo: “Lão ngoan đồng đó làm gì có vật chi quý giá, đương nhiên chỉ là một loại quả dại gì đó mà thôi”.

Nói vậy chàng thuận tay đưa quả ấy cho cô ta.

Bạch Phụng đón lấy, cảm thấy nằng nặng, cúi đầu xem xét, bất giác kêu lên kinh ngạc: “Đây là loại quả gì sao lại tỏa sáng hồng hồng bóng bẩy đến như vậy?”

Lam Long nói: “Gần giống như một loại bồ đào hoang!”

Bạch Phụng cải: “Không phải!” Nàng đưa lên mũi định ngửi.

Lam Long lập tức ngăn: “Chậm đã, coi chừng có độc!”

Bạch Phung nghe nói giật mình lập tức ngừng lại.

Lam Long bước đến tiếp dị quả sang tay, cẩn thận bảo: “Huynh thử trước, nếu như không có gì lạ sẽ tặng cho muội”.

Bạch Phụng cười dòn: “Cái quả nhỏ xíu như vậy chẳng đủ nhét kẻ răng, muội chỉ háo kỳ mà thôi!”

Lam Long định nếm thử xem mùi vị ra sao rồi mới trao cho Bạch Phụng. Nào ngờ vừa cắn nhẹ một cái thì dị quả nổ bụp một tiếng như quả bóng xì hơi.

Chất lõng bên trong như mũi tên nước bắn thẳng vào cuống họng của Lam Long. Mùi vị thật là thơm ngọt.

Lam Long giật nẩy mình lên, tiếc rẻ: “Uổng quá, chỉ còn lại lớp vỏ bên ngoài mà thôi!”

Bạch Phụng cười trêu: “Huynh đã bỏ công lao cả nửa ngày tất nhiên phải dành cho huynh bồi dưỡng”.

Nói đến đây, cả hai liền nghe được từ phía xa xa dường như có tiếng người đang giao đấu với nhau.

Lam Long kinh ngạc hỏi: “Muội có biết tiếng sát phạt này từ đâu truyền đến?”

Bạch phụng lắng tai nghe một hồi rồi lắc đầu: “Chúng ta chỉ còn cách lần theo âm thanh mà tìm đến”.

Hai người lặng yên nghe ngóng thêm một lúc nữa mới nắm tay nhau cùng chạy về phía trước.

Vượt qua chừng bốn năm dặm đường tới một cánh rừng rậm, cả hai ngẩng đầu nhìn đồng thời hô lên: “Thì ra bọn họ đang đánh nhau trên đỉnh núi”.

Tiếng hò hét vọng ra từ mé bên phải cánh rừng. Lúc này trời đã xế chiều, Lam Long thấp giọng bảo: “Chắc là tại nơi đó”.

Bạch Phụng nói: “Chẳng lẽ đây là núi Tổ Lai, tại sao lão nhân kia có ý đưa chúng ta đến đây?”

Lam Long nói: “Cần gì đoán mò cho mất công, chúng ta cứ đến chỗ họ đang đánh nhau xem thử”.

Bạch Phụng do dự: “Trời sắp sửa tối rồi dù có đến tận nơi thì cũng khó có thể thấy rõ được diện mục của đôi bên”.

Lam Long không đáp chỉ a lên rồi nói: “Đúng rồi, Phụng nhi trong túi của muội có con Ma Quang điểu đang ngủ mà!”

Bạch Phụng cúi đầu nhìn vào trong chiếc túi, cao hứng nói: “Ma Quang điểu cũng vừa thức giấc!”

Lam Long ngạc nhiên bảo: “Mau đem nó ra ngoài, thông thường thì đến đêm nó mới phát ra hồng quang”.

Bạch Phụng nói: “Cũng có thể là huỳnh quang!”

Nàng vừa mở xòe bàn tay ra thì huỳnh quang từ thân mình dị điểu đã tỏa sáng che phủ cả hai người.

Lam Long vui vẻ nói: “Càng lúc ánh sáng càng mạnh mẽ hơn!”

Ma Quang điểu đập cánh bay vút lên không, huỳnh quang tỏa sáng quanh người nó trông như một ánh sao xẹt ngang bầu trời. Ma Quang điểu lượn một vòng rồi đáp xuống đậu trên vai của Bạch Phụng. Lúc này ánh huỳnh quang đã có thể chiếu sáng một chu vi đến cả mấy trượng. Hai người có thể nhìn khá rõ cảnh vật chung quanh.

Bạch Phụng vui mừng nói: “Long ca ca hãy bảo nó biến thành hồng quang thử xem!”

Lam Long còn chưa kịp mở miệng thì ánh sáng đột nhiên biến đổi trở thành màu hồng nhuận!

Bạch Phụng quá thích thú, nhảy cẫng lên: “Long ca ca, nó cũng nghe theo lời của muội nữa, thật là ngoan lắm!”

Lam Long nghĩ tới một chuyện khác, ôn tồn hỏi: “Phụng nhi, chúng ta đặt tên nó là Huỳnh quang có được không?”

Bạch Phụng chưa hiểu ý nên hỏi lại: “Gọi như vậy có khác biệt gì?”

Lam Long nói: “Nếu như gọi nó là Ma quang giống như truyền ngôn thì người trong võ lâm sẽ phao tin chúng ta đã bắt được dị điểu lại càng sinh thêm phiền phức. Còn gọi là Huỳnh quang thì chúng ta có thể bảo trên thế gian có hai con dị điểu khác nhau!”

Bạch Phụng nói: “Vậy thì chúng ta hãy bảo nó đêm đêm đừng phát ra hồng quang nữa, nếu không sẽ lòi đuôi”.

Dị điểu thật là khôn ngoan vừa nghe như vậy liền đổi sang màu huỳnh quang.

Lam Long thấy thế cả cười bảo: “Hình như nó cũng đồng ý rồi!”

Bạch Phụng lấy tay vuốt ve dị điểu cười khen: “Tiểu ngoan ngoan, mi thật là đáng yêu a!”

Chợt Lam Long khẽ hô lên: “Tiếng đánh nhau đã di dời sang nơi khác, chúng ta phải mau lên”.

Bạch Phụng nói: “Chờ muội giấu nó vào trong”.

Lam Long ngắt lời: “Không cần đâu, nó có thể chiếu ánh sáng dẫn đường chúng ta. Bây giờ cũng chưa ngại có người phát hiện”.

Bạch Phụng đi trước. Ánh sáng phát ra từ dị điểu còn mạnh gấp mười lần ngọn đèn lồng. Nếu như không đến gần nhìn kỹ thì người khác có thể nghĩ rằng trên vai Bạch Phụng có gắn một viên dạ minh châu thật lớn.

Vượt qua một rặng núi, quả nhiên Lam Long đoán không sai, trước mặt là một sơn cốc, tiếng binh khí vọng ra chát chúa nhưng gì bị cây rừng che quanh nên tạm thời chưa nhìn thấy tình hình của đôi bên ra sao.

Lam Long đột nhiên kêu lên: “Huynh nhận ra tiếng của một người!”

Bạch Phụng gật đầu: “Đúng rồi, đó là Tề thư thư, xem ra họ đang giao đấu rất kịch liệt!”

Lam Long nói: “Còn thinh âm của hai thanh niên kia chắc là đồng môn của cô ta. Kỳ dư đều là những giọng xa lạ hiển nhiên là của bọn địch nhân”.

Bạch Phụng lo lắng: “Phe địch dường như nhiều người lắm!”

Lam Long cũng quan tâm: “Khoảng mười mấy tên, không biết bọn họ là thần thánh phương nào?”

Bạch Phụng thúc giục: “Chúng ta hãy tiến vào trong cốc, phải đến gần đấu trường mới quan sát được rõ ràng”.

Lam Long cẩn thận, bảo: “Chỉ sợ đến quá gần, huỳnh quang của dị điểu sẽ làm lộ hành tung của chúng mình”.

Bạch Phụng nói: “Ánh sáng của nó cường thịnh như vậy cho dù giấu kín trong người cũng khó mà qua mắt được người khác”.

Lam Long sực nhớ ra: “Thôi được, chúng ta bảo nó thâu ánh sáng lại”.

Chàng vừa dứt lời thì thân hình dị điểu cũng từ từ tối lại thành một đốm đen, là cho cả hai ngạc nhiên khôn xiết.

Bạch Phụng vui mừng thốt: “Đúng là một bảo bối”.

Lam Long nhắc: “Mau, Tề cô nương đang gặp nguy hiểm!”

Bạch Phụng hỏi: “Huynh định ra tay ư?”

Lam Long đáp: “Còn phải xem tình hình thế nào, nếu đối phương không phải là bọn tà đạo thì huynh lộ diện phân giải, còn như ngược lại thì huynh đâu thể khoanh tay đứng nhìn. Tuy huynh và cô ta đã chạm trán hai lần nhưng cô ấy cũng đã nói rõ là huề nhau rồi mà”.

Bạch Phụng lo xa, nói: “Tốt nhất là đừng phải ra mặt. Nếu là bọn tà môn thì chúng ta thả Huỳnh quang điểu ra đánh đuổi bọn chúng là được rồi”.

Lam Long cười bảo: “Hãy để cho huynh chỉ huy!”

Hai người phi thân xuống dốc núi, luồn lách giữa những thân cây tiến sát cạnh bìa rừng. Trước mắt là một khoảnh đất cát khá bằng phẳng, lúc này song phong đã giao đấu đến độ khốc liệt, thân ảnh lấp loáng, kiếm quang đao ảnh ràn rụa khắp nơi.

Lam Long nhìn vào hiện trường thấy Tề Mi cô nương cùng hai thanh niên đang đâu lưng chống chọi đối phương. Bọn người vây quanh đều là cao thủ, bất giác chàng quay sang Bạch Phụng nói: “Họ là ai, từ đâu mà xuất hiện những người võ công cao đến như vậy, lại có cả nữ nhân trong đó nữa”.

Bạch Phụng nói: “Huynh đừng hấp tấp tiến vào, võ công của đối phương ai ai cũng chẳng kém gì huynh đâu”.

Lam Long đồng ý: “Trước khi nhận ra lai lịch của đối phương chúng ta cũng không thể thả Huỳnh quang điểu được”.

Bạch Phụng nói: “Bảo nó chỉ đả thương đừng giết đối phương là được rồi!”

Lam Long hỏi vặn: “Nếu tiểu bảo bối chẳng nghe theo lời của chúng ta thì sao?”

Bạch Phụng nói: “Vậy thì chỉ còn cách huynh lên tiếng gọi Tề thư thư để hỏi. Chị ấy đã đấu nhau với đối phương cả nửa buổi rồi chắc cũng nhận ra được lai lịch bọn chúng”.

Lam Long ngần ngại: “Chỉ e cô ta không nhận ra thinh âm của huynh, chi bằng để muội lên tiếng”.

Bạch Phụng gật đầu lập tức cất giọng lanh lảnh: “Tề thư thư, chị có sao không?”

Quả nhiên, Tề Mi cô nương đang bị vây bên trong cũng nhận ra thinh âm của Bạch Phụng, cô ta liền cao giọng đáp: “Muội tử, mau lánh đi, bọn họ là tay chân của bang Hạ Thập Lưu”.

Bạch Phụng nghe nói cũng giật mình, nhìn sang Lam Long nói với giọng trầm trọng: “Thật không xong, đối phương là môn đồ của Hạ Thập Lưu”.

Lam Long hỏi: “Lão có tất cả bao nhiêu đệ tử?”

Bạch Phụng đáp: “Về điểm này thì khó mà đoán định. Lão ta thâu đồ đệ không giống như người khác. Miễn là kẻ bại hoại là đủ điều kiện cho nên môn đồ của y có mặt khắp nơi. Toàn là bọn du thủ du thực từ các tỉnh thành, hay là cường hào tại các thôn trấn. Thậm chí có cả những tên tham quan ô lại nữa. Thật là vô khổng bất nhập, đếm không kể xiết”.

Lam Long vỗ đùi thốt lên: “Thật là không thể tưởng tượng nổi thế lực của y hùng hậu đến cỡ đó!”

Bạch Phụng nói: “Chính vì thâu nhận bừa bãi nên trình độ võ công của bọn họ cũng cao thấp bất đồng. Có điều người trong võ lâm đều không rõ thực hư thứ bậc và cách vận hành của bang Hạ Thập Lưu ra sao. Chỉ biết rằng Bang chủ là Hạ Thập Lưu mà thôi”.

Bỗng Lam Long hỏi: “Còn thế lực của Quỷ Sứ và Thần Sai thì như thế nào?”

Bạch Phụng đáp: “Cũng rất lớn nhưng số lượng môn đồ không bằng. Sào huyệt của Quỷ Sứ có tên là Địa Ngục cốc. Võ công bọn đồ tử đồ tôn của lão ta đều rất cao thâm, nhưng lại âm độc tuyệt luân. Đồ chúng của Thần Sai cũng chẳng kém. Tên nào tên nấy rất hung hãn lang độc”.

Lam Long bảo: “Phụng nhi, mau thả Huỳnh quang điểu ra. Đối với bọn côn đồ đâu cần phải cố kỵ gì nữa!”

Bạch Phụng nói: “Nó đã lẻn bay ra ngoài rồi!”

Lam Long nói: “Có lẽ nó hiểu được ý chúng ta đàm thoại”.

Chàng chưa hết lời, thì đấu trường trở nên nhốn nháo, nhiều tiếng kêu la thảm thiết vang lên.

Lam Long cũng nhìn thấy huỳnh quang không hiện ra trong lòng mừng khấp khởi: “Tiểu bảo bối thật là lợi hại, nó không phát quang thì càng khó mà đề phòng”.

Bạch Phụng thở dài: “Chỉ mong đừng có ai bị nó hại chết”.

Lam Long an ủi: “Phụng nhi, giết kẻ xấu cũng như là cứu người tốt vậy. Nếu không trừ khử kẻ ác thì người thiện lương sẽ gặp tai ương. Muội thử nghĩ xem một tên ác ôn có thể hãm hại biết bao nhiêu ngươi”.

Bạch Phụng nói: “Về mặt đạo lý thì đúng nhưng muội cảm thấy cứ dùng đến sự chém giết chưa hẳn là phương pháp tốt”.

Lam Long phân giải: “Cũng có những kẻ táng tận thiên lương, làm lỗi chẳng hề cải hối. Muội ra sức giáo hóa bọn này chỉ toi công. Những kẻ đã trầm luân trong tội lỗi, tạo ác nghiệp cao như núi e rằng ngay đến Phật Tổ phải lắc đầu. Trừ khử những kẻ đó sao gọi là nhẫn tâm”.

Cho dù lý luận có hay đến đâu thì đối với Bạch Phụng sự chém giết là điều nên tránh, nhưng nàng không muốn tranh cãi với Lam Long, chỉ thở dài không nói thêm gì nữa!

Trong chốc lát cả đám ác nhân đã ôm đầu bỏ chạy tứ tán. Bọn chúng cho rằng có cao nhân âm thầm ra tay tương trợ. Tuy chúng không hề nhìn thấy thủ pháp người này ra sao, vô hình vô bóng mà có thể làm cho cả bọn thương tích trầm trọng. Vì vậy, chúng chẳng dám kéo dài cuộc chiến mà chỉ muốn rút lui để bảo toàn thực lực.

Bạch Phụng hốt nhiên có cảm giác dị điểu đáp xuống trên bờ vai của mình, nàng chỉ nghiêng đầu thở dài hỏi: “Huỳnh quang, mi đã giết chết bao nhiêu người?”

Lam Long bật cười bảo: “Phụng nhi, không cần phải hỏi nó. Muội cứ nhìn thử xem dưới ánh trăng sáng tỏ đấu trường có một thi thể nào không?”

Bạch Phụng ngẩng đầu nhìn, bất giác vui mừng nói: “Thật là ngoan, không một ai chết, tốt lắm a!”

Lam Long kêu lên: “Muội đến mau, ba người Tề gia đang ngồi dưới đất”.

Bạch Phụng bảo: “Chỉ vì đánh nhau quá lâu nên bị tiêu hao lực khí, cứ để cho họ ngồi yên điều tức”.

Lam Long nói: “Vậy chúng ta mau rời khỏi đây, gặp mặt chỉ kéo thêm nhiều chuyện lòng vòng”.

Bạch Phụng nói: “Chờ muội ghi lại ít chữ, bằng không thì quá khiếm lễ”.

Bạch Phụng khắc lên thân cây: “Tề thư thư, bọn muội không muốn làm ồn đến sự điều dưỡng của các vị! Sau khi xem qua xin xóa đi, Bạch Phụng lưu”.

Khắc xong, nàng tươi cười nói: “Chỉ e họ không nhìn thấy!”

Hai người cười cười nói nói rời khỏi núi Tổ Lai đi thẳng về hướng Nam.

Lúc trời gần sáng thì Lam Long cùng Bạch Phụng đã tiến vào Dương Lưu trấn.

Sau khi dùng xong điểm tâm, cả hai vào phòng trọ thay đổi y phục rồi thong thả ra ngoài.

Suốt đêm qua vác bao y phục đến mỏi nhừ bây giờ nàng giao lại cho Lam Long rồi cười bảo: “Đi thôi, muội muốn ra ngoài mua thêm ít đồ”.

Lam Long lắc đầu: “Chỉ ngại đồ trong cái trấn nhỏ xíu này không thích hợp với muội, chờ đến thành phố tha hồ mà mua sắm”.

Cả hai thuận theo đại đạo mà đi cho đến khi mặt trời giữa ngọ thì gặp một ngã tư.

Hai người không rõ ngã tư này đông tây nam bắc xuôi ngược về đâu. Dọc theo quan lộ có hơn mười mấy cửa hàng, quang cảnh cũng khá náo nhiệt.

Lam Long thấy hàng quán tuy nhỏ nhưng khách tứ phương ra vào tấp nập, liền khều vai Bạch Phụng hỏi: “Muội có đói không?”

Bạch Phụng cười: “Không những đói mà còn khát gần chết nè!”

Lam Long đề nghị: “Chúng ta vào đây ăn một chút gì sau đó sang quán trà ngồi nghỉ chân nữa canh giờ, muội thấy thế nào?”

Bạch Phụng gật đầu, quay sang bảo dị điểu: “Huỳnh quang, hãy bay đi kiếm ăn!”

Dị điểu hót lên một tiếng thánh thót, vỗ cánh bay về mé rừng cây.

Lam Long đưa Bạch Phụng vào một quán ăn, thấy không có món chi đặt biệt đành chọn món mì rồi hỏi nàng: “Muội có nuốt nổi không?”

Bạch Phụng mỉm môi: “Chỉ e một tô còn chưa đủ a! Có điều muội ngại người ta cười”.

Lam Long nói: “Mì không nên ăn quá no. Một lát nữa uống trà coi chừng bao tử lại khó chịu”.

Hai người chọn chiếc bàn cạnh cửa quán, chàng gọi hai tô mì, Bạch Phụng nhìn quanh ngẫu nhiên thấy hai đồng tử ngồi tại chiếc bàn trong góc, liền kêu lên nho nhỏ: “Long ca, hai đứa bé đó chúng ta mới gặp hôm qua!”

Lam Long nhìn theo, nhận đúng là hai đứa cháu của lão họ Cổ kỳ quái, ồ lên ngạc nhiên hỏi: “Sao chúng nó cũng có mặt ở đây?”

Bạch Phụng nói: “Bọn chúng chỉ lo cắm cúi ăn, chẳng nhìn thấy chúng ta bước vào bằng không đã lên tiếng chiêu hô”.

Lam Long bàn ra: “Thôi, mặc kệ bọn nhỏ, huynh lo lão quái vật kia xuất hiện càng thêm phiền!”

Bạch Phụng cười: “Ai bảo huynh tự chuốc lấy!”

Hai người ăn vội cho xong, mau mau tính tiền và rời khỏi quán. Đi loanh quanh một lúc lại tìm vào một quán trà khá tươm tất.

Trong quán hiện khá đông khách đang cười nói ồn ào, nghe khẩu âm dường như toàn là người bản địa.

Hốt nhiên Bạch Phụng đá nhẹ Lam Long rồi hạ giọng hỏi nhỏ: “Huynh có để ý thanh niên mặc áo vàng đang ngồi đàng kia không?”

Lam Long gật đầu: “Xem y cùng niên kỷ với huynh nhưng sắc mặt lộ vẻ lo âu!”

Bạch Phụng bảo: “Nhìn cách chàng ta đặt thanh kiếm trên bàn, chắc là mới xuất đạo không lâu”.

Lam Long cười hỏi: “Sao muội nghĩ vậy?”

Bạch Phụng phân tích: “Người ngồi hướng lưng ra ngoài, kiếm đặt ở bên phải, chuôi kiếm lại nghịch chiều”.

Lam Long mỉm cười: “Có lẽ y thuận tay trái!”

Bạch Phụng nói: “Cho dù thuận tay trái nhưng hơi quá tự tin a”.

Lam Long hỏi: “Theo ý của muội, khi gặp chuyện thì không kịp chuyền kiếm từ tay phải sang tay trái?”

Bạch Phụng trả lời: “Tuy muội đối với kiếm thuật không thông hiểu được nhiều nhưng thường nghe gia gia đàm luận trong chốn giang hồ bất cứ lúc nào cũng có thể phát sanh bất trắc, nếu sơ ý có thể mất mạng như chơi”.

Lam Long cảm thán: “Lời của lão nhân gia thật hữu lý”.

Rồi hỏi tiếp: “Muội có nhận ra lai lịch của y không?”

Bạch Phụng lắc đầu: “Người này ngũ quan ngay thẳng, ánh mắt đoan chính, võ công thâm hậu chắc là danh môn đệ tử!”

Lam Long ôm quyền nói đùa: “Thỉnh giáo, thỉnh giáo!”

Bạch Phụng ra dáng thần bí: “Hiện có hai người đang giám sát y, không biết họ có dụng ý gì?”

Lam Long a lên hỏi: “Đâu, tại bàn nào?”

Bạch Phụng đáp: “Hai người đứng quay lưng ra mé ruộng!”

Lam Long nhíu mày: “Có phải hai gã thô kệch đang chụm đầu thì thầm bàn tán! Mà sao muội lại biết?”

Bạch Phụng đáp: “Khi vừa bước vào muội đã thấy họ bên ngoài lén lén lút lút, ánh mắt không rời người áo vàng. Hơn nữa họ còn để lộ nhiều sơ hở khác”.

Lam Long tỏ vẻ khâm phục hỏi: “Muội xem hai gã đó có phải là đối thủ của người áo vàng hay không?”

Bạch Phụng mỉm cười: “Muội đoán đằng sau lưng họ còn có thêm trợ thủ đang ẩn nấp gần đây chỉ chờ người áo vàng đi vào chỗ mai phục là chúng động thủ”.

Lam Long đột nhiên kêu lên: “Người áo vàng đang tính tiền”.

Bạch Phụng hiểu tính tình Lam Long liền lên tiếng nhắc nhở: “Chúng ta chỉ theo sau xem việc gì xảy ra, huynh đừng gánh chuyện bao đồng”.

Lam Long nhỏm người đứng dậy, cười giục: “Được rồi, được rồi. Mau lên nếu không mất dấu hai gã!”

Bạch Phụng lắc đầu: “Không cần lo, một khi họ đánh nhau thì chúng ta sẽ nghe thấy mà”.

Thanh niên áo vàng rời khỏi quán rồi đi vào một tiểu lộ hướng Đông nam.

Quả nhiên, hai hán tử thô kệch vội bám theo sau. Có điều không ngờ bỗng nhiên có một thanh niên áo trắng xuất hiện cắt ngang thị tuyến hai người.

Bạch Phụng trông thấy liền kéo tay Lam Long nói nhỏ: “Xem chừng sự việc này có thêm người khác nhúng tay vào”.

Lam Long hỏi: “Chẳng lẽ y có xích mích với người áo vàng?”

Bạch Phụng đáp: “Không thể nào, huynh không thấy người áo trắng rất để tâm theo dõi hai gã kia ư?”

Lam Long bỏ trên bàn mấy quan tiền, thấp giọng bảo với Bạch Phụng: “Bây giờ đến phiên chúng ta. Muội hãy gọi Huỳnh quang trở về”.

Bạch Phụng bước theo sau: “Tốt nhất cứ để tiểu bảo bối bay vòng vòng trên không!”

Lam Long đề nghị: “Muội thử giơ tay ra dấu xem sao”.

Bạch Phụng ngó quanh quất thấy không ai chú ý liền nổi tính trẻ con đưa hai tay lên trời làm hiệu.

Dị điểu quả nhiên thông linh, hiểu ý Bạch Phụng càng bay lên cao.

Thanh niên áo vàng cước bộ không nhanh lắm, nhưng vì địa thế nơi này quanh co nên thân hình đã bị cây rừng che khuất. Lam Long chỉ lần theo thân ảnh của thanh niên áo trắng xa xa phía trước. Chàng quay đầu nhìn ra sau thấy tiểu lộ vắng vẻ không ai qua lại bèn hướng về Bạch Phụng cười bảo: “May mà chúng ta còn rượt kịp khúc đuôi này”.

Bạch Phụng cất tiếng: “Bây giờ muội đã nhận ra phương hướng rồi a. Không quá một trăm dặm sẽ tới Mông Sơn, xích thêm chút nữa là thành Nghi Lâm. Qua khỏi Nghi Lâm đi thẳng thì sẽ đến thành Đông Hải nằm kề bên mặt biển, núi Ưng Vân cũng ở tại đó”.

Lam Long vỗ tay: “Có dịp chúng ta sẽ lên núi du ngoạn cũng khoái, tiếc rằng mấy năm gần đây nghe nói Hoàng hải đã trở thành địa bàn trọng yếu của bọn hải tặc”.

Bạch Phụng gật gù: “Bọn hải tặc chia thành hai phe Bắc Tuyến bang và Nam Tuyến bang. Bắc Tuyến bang do Lão Long Vương Trần Ngọc lãnh đạo, còn Nam Tuyến bang thì vị đầu lãnh trẻ tuổi hơn, biệt danh là Kim Ngao Triệu Cương. Mỗi bang làm ăn theo vùng của mình, không ai xâm phạm ai nhưng cũng không ra tay tương trợ lẫn nhau. Hai bang đều đồng ý lấy núi Ưng Vân làm căn cứ địa”.

Lam Long lại hỏi: “Nghe đâu thế lực của bọn chúng cũng khá lắm?”

Bạch Phụng điểm đầu: “Trên mặt biển thì cũng đáng kể!”

Lam Long bộc lộ: “Có lần huynh định viếng thăm họ!”

Bạch Phụng cười: “Cần tiền lắm sao?”

Lam Long nhún vai: “Bọn chúng cướp đoạt kim ngân châu báu xong lại đem ngâm dưới đáy biển, chi bằng để huynh mượn tạm một ít, giúp cho người nghèo xài đỡ”.

Bốn tốp người, lần lượt nối đuôi nhau, đi suốt hai canh giờ. Lam, Bạch vừa đi vừa cười nói huyên thuyên, không để ý phía trước có động tịnh gì. Riêng thanh niên áo trắng dường như đã hết mức nhẫn nại. Chàng ta cứ lâu lâu nhìn bầu trời rồi lại nhìn hai hán tử trước mắt.

Khi tiến vào trong khu núi hốt nhiên Bạch Phụng cảm thấy địa hình có phần không ổn. Phía trước là một khu rừng rậm, sơn lộ gập ghềnh khó đi, nàng kéo tay Lam Long hối thúc: “Chúng ta hãy mau vượt lên trên”.

Lam Long cười: “Đâu đã xảy ra chuyện, cần gì phải vội vàng?”

Bạch Phụng bảo: “Đợi đến lúc đó thì còn chi thú vị, chi bằng dò xem vì sao mà họ phải đánh nhau!”

Lam Long nghe có lý liền căn dặn: “Cẩn thận đừng đến gần quá để khỏi vây phải phiền lụy không đâu!”

Bạch Phụng gật đầu nhún mình nhảy vào phía bên phải rừng cây.

Lam Long nối bước theo sau, chàng phát hiện thanh niên áo trắng đang khôn khéo ẩn mình trong một lùm cây rậm rạp cách hai gã đại hán chừng mười trượng.

Ít phút sau, khi Bạch Phụng cũng rón rén đến gần chỗ hai gã đang đứng thì thấy một tên trong bọn lấy pháo hiệu bắn lên trời.

Lam Long thì thào vào tai nàng: “Gã phát tín hiệu chắc chắn là có biến cố quan trọng gì xảy ra”.

Nói chưa dứt lời thì phía trước mặt đã có tiếng hô hoán.

Đột nhiên, thanh niên áo trắng từ trong lùm cây phóng nhanh ra chặn ngang hai gã đại hán: “Thiếu gia sớm biết hai người có ý đồ quỷ quái. Không được nhúc nhích!”

Hai gã đồng thời quát hỏi: “Nhà ngươi là ai mà dám xen vào chuyện của bọn ta?”

Thanh niên áo trắng thoáng nghe phía trước có tiếng binh khí giao đấu, cười lạt thốt: “Thiếu gia là Mã Xung!”

Hai hán tử thô kệch nghe tên vội vàng lùi lại một bước, đồng thời buột miệng hô lớn: “Bắc Anh Mã Xung!”

Mã Xung cười to: “Bọn người không ngờ à!”

Một hán tử cất tiếng hỏi: “Mã công tử có biết người đằng trước là ai không?”

Mã Xung vẫn cười ha hả, hỏi ngược: “Chẳng phải Nam Hào Lạc Trọng hay sao?”

Hai gã đại hán cùng thốt: “Giang hồ thường đồn rằng Bắc Anh đang tìm Nam Hào để tỷ đấu, vì sao Mã công tử lại muốn giúp y?”

Mã Xung tức giận hét lên: “Tỷ võ là chuyện riêng của ta, còn các người bày trò ám toán đê hèn, lấy nhiều thắng ít, sao ta có thể khoanh tay đứng nhìn?”

Hai gã đại hán đồng cười lên hắc hắc: “Chỉ e hôm nay Mã công tử chọn lầm địa phương rồi!”

Mã Xung giận dữ: “Thì ra đã có sắp đặt sẵn, được lắm, để ta lấy mạng các ngươi trước!”

“Keng” trường kiếm rời khỏi vỏ, hàn quang lóe lên như một tia chớp.

Hai gã đại hán cảm thấy sát khí ập tới định thoái lui đào tẩu.

Mã Xung cười lạnh. Chiêu kiếm còn chưa hết đà thì hai gã đại hán đã kêu lên thê thảm.

Lam Long buộc miệng khen: “Nhanh thật!”

Bạch Phụng bảo: “Thì ra tối nay chúng ta tình cờ theo dõi hai nhân vật nổi danh trung nguyên Bắc Anh Nam Hào”.

“Huynh đã nghe qua nhiều lần nhưng chưa có dịp gặp mặt. Nghe đâu họ là hậu nhân của những bậc ẩn sĩ”.

Một luồng bạch ảnh lướt ngang, Bạch phụng nói: “Bắc Anh đã xuất hiện rồi đó”.

“Chúng ta hãy mau đến xem họ có hành động gì”.

Hai người nhanh chóng phóng về phía trước.

Tại một gò đất cách khu rừng cây chừng khoảng năm lý, đã xảy ra một cuộc giao đấu khốc liệt. Địa thế ở chính giữa gò đất không rộng lắm, mặt phía tây lại nhô cao thế nhưng có hơn bốn mươi mấy nhân vật giang hồ đang bao vây quần kích hai người thanh niên. Một áo vàng, một áo trắng, cả hai đứng đâu lưng vào nhau, vừa công vừa thủ, ra chiêu lợi hại không chút kiêng dè. Bốn mươi mấy gã đại hán rốt ráo tấn công nhưng vẫn không làm cho hai thiếu niên suy suyển chút nào. Có điều võ công của bốn mươi mấy người này cũng không tệ, vây chặt bốn phía thật là kín kẻ.

Lam Long cùng Bạch Phụng đứng ngoài quan sát tình thế cũng biết không cần phải nhúng tay vào để can thiệp.

Bạch Phụng cười bảo: “Dường như nhân vật chủ chốt của bọn này chưa xuất hiện, bằng không với đám người này cũng chỉ duy trì được một hai canh giờ mà thôi”.

Lam Long đồng ý: “Vậy thì chúng ta hãy ngồi yên xem hổ đấu. À, còn tiểu bảo bối của muội đâu?”

Bạch Phụng dùng nội kình huýt lên tiếng lảnh lót.

Huỳnh quang điểu thật thông linh, từ trên không nghe tiếng gọi liền sà xuống đậu lên vai của Bạch Phụng.

Chưa đến hoàng hôn thì Bắc Anh cùng Nam Hào đã đả thương hơn mười mấy tên địch, khiến cho cả bọn nao núng, vòng vây dần dần rối loạn.

Thêm nữa canh giờ trôi qua, bọn người vây công gần như muốn tháo lui. Một gã trong bọn phát ra tín hiệu lập tức cả bọn vừa đánh vừa tháo chạy.

Thanh niên áo vàng cố đuổi theo truy sát, Mã Xung cười lạt gọi: “Lạc Trọng huynh! Giết chẳng hết đâu!”

Thanh niên áo vàng nghe gọi liền dừng chân, ôm quyền nói: “Đa tạ các hạ đã xuất thủ tương trợ”.

Mã Xung cười ha hả: “Ta giúp huynh cũng như giúp cho chính bản thân mình đây!”

Lạc Trọng à lên một tiếng: “Tại hạ còn chưa hiểu rõ ý của các hạ!”

Mã Xung bảo: “Rất đơn giản, giả như Lạc huynh vừa rồi bị chúng bao vây giết chết thì tiếc công tại hạ đã vất vả đi tìm kiếm huynh bấy lâu nay”.

Lạc Trọng hiểu lầm chỉ thản nhiên nói: “Thì ra các hạ có ý tầm cừu. Xin cho biết tôn danh, chẳng hay chúng ta đã có xích mích gì?”

Mã Xung bật cười thật lớn: “Nào có xích mích chi, cũng chẳng đến tầm cừu. Tại hạ họ Mã. Không nói ra hết thì Lạc huynh cũng tự hiểu rồi”.

Lạc Trọng gật đầu: “Bắc Anh Mã Xung. Nghe danh từ lâu, cửu ngưỡng cửu ngưỡng. Tiếc là hiện giờ tại hạ có việc trọng yếu cần phải giải quyết. Huynh đài muốn tỉ võ đành phải dời lại ít lâu”.

Mã Xung liền hỏi: “Lạc huynh có thể cho biết chuyện gì hay không?”

Lạc Trọng đáp: “Chỉ là chuyện riêng!”

Mã Xung cười nhẹ: “Vậy thì chờ đến huynh xong việc sẽ gặp lại”.

Dứt lời liền xông xáo bước đi. Cả hai đều không ngờ Lam Long và Bạch Phụng núp gần đó nghe rõ sự tình hai người vừa đối thoại với nhau.

Lam Long cười bảo Bạch Phụng: “Chúng ta chẳng thể bỏ dở nửa chừng”.

“Vậy thì huynh muốn theo dõi đến khi nào?”

“Thì xem coi cái “chuyện riêng” của Lạc trọng là chuyện gì!”

Lúc này hai người chỉ phỏng đoán phương hướng nên chẳng cần theo sát Lạc Trọng nửa để tránh bị hiềm nghi.

Đến gần sáng họ đã đến chân núi Mông Sơn tìm gặp dân cư mua thức ăn chuẩn bị tiếp tục thượng lộ.

Khi hai người rời khỏi hộ nông dân bất ngờ gặp mặt Mã Xung đang đi ngang qua.

Song phương đều ngạc nhiên, Mã Xung nhớ mang máng đã gặp hai người này ở đâu nên ôm quyền chào hỏi: “Không rõ tại hạ đã từng gặp mặt hai vị tại nơi nào?”

Lam Long cười đáp: “Có lẽ trong quán trà hôm qua”.

Mã Xung cười sang sảng: “Đúng rồi. Xin được biết quý danh của hai vị đây?”

Lam Long chỉ vào Bạch Phụng: “Sư muội họ Bạch, còn tại hạ là Lam Long. Có phải huynh đài họ Mã?”

Mã Xung a một tiếng: “Thì ra là Bát Hoang Lãng Tử, Cứu tinh của dân nghèo. Quả là vinh hạnh, mà cũng lạ, làm sao Lam huynh nhận biết được tại hạ?”

Lam Long không dám đề cập đến chuyện tối hôm qua chỉ cười bảo: “Bắc Anh Mã Xung vang danh trên giang hồ, tại hạ làm sao chẳng nghe qua!”

Mã Xung cười hỏi: “Lam huynh đang định đi về đâu?”

Lam Long đáp không nghĩ ngợi: “Vân Đài Ưng là nơi mọi người tìm đến du lãm phong cảnh. Huynh muội tại hạ cũng muốn viếng thăm một lần cho biết”.

Mã Xung cười ha ha: “Vậy thì tốt quá, tại hạ cũng định đi đến đó”.

Lam Long cũng cười: “Nếu Mã huynh chẳng ngại thô tục, huynh muội tại hạ xin được tháp tùng”.

“Lam huynh quá ư khách sáo rồi đa. Xin mời!”

Mã Xung nói chưa dứt lời đã phát giác dị điểu trên vai Bạch Phụng có điểm khác biệt với các loài chim khác liền ngạc nhiên nói: “Tiểu điểu này thật là trân quý a!”

Bạch Phụng mỉm cười: “Tiểu điểu này rất ngoan nhưng rất hiếm thấy. Long ca ca gọi nói là Huỳnh Quang”.

Mã Xung lấy làm lạ liền hỏi: “Cái tên nghe khác thường, chắc Lam huynh có ẩn ý gì?”

Lam Long cười cười: “Chẳng có chi lạ kỳ. Tại hạ thuận miệng gọi mà thôi”.

Mã Xung trịnh trọng nói: “Thế mới biết trên thế gian này nơi nào cũng có linh cầm dị điểu. Gần đây tại hạ nghe tin đồn rằng Ma Quang Điện Chủy gì đó rất ư lợi hại đã xuất hiện không ai có thể đối phó”.

Lam Long cười hỏi: “Có phải Mã huynh đến từ Thái Sơn?”

Mã Xung gật đầu: “Tại hạ vốn tưởng mình là người hay gặp được sự may mắn nhưng suốt cuộc hành trình chẳng có chút phát hiện gì ngoài việc tình cờ chứng kiến một trận giao đấu kinh thiên động địa của mấy nhân vật nổi danh nhất võ lâm”.

Bạch Phụng tươi cười xen lời: “Mã công tử đã nhìn thấy được điều gì?”

Mã Xung nhận ra Bạch Phụng quả là một trang tuyệt sắc, y chẳng vội đáp lời chỉ vòng tay nói: “Hai chữ công tử thật tại hạ không kham nổi, so tuổi tác ta chỉ lớn hơn Lam huynh đệ một vài tuổi, nếu được cô nương gọi là Mã đại ca thì tại hạ đây cũng cảm thấy vinh hạnh lắm rồi...”

Y ngưng lại một chút rồi mới nói tiếp: “Lục đại kỳ nhân quả nhiên danh bất hư truyền, kết cục bất phân thắng bại”.

Lam Long cười thốt: “Đáng tiếc huynh muội tại hạ chưa gặp dịp may!”

Bọn họ vừa đi vừa nói chuyện khi ra đến quan đạo thì mặt trời đã quá đỉnh đầu.

Lam Long quay sang Mã Xung đề nghị: “Mã huynh từ đây đến phố trấn cũng còn khá xa, chi bằng chúng ta tìm một nơi để nghỉ chân và dùng tạm chút thức ăn, huynh thấy thế nào?”

Mã Xung cười bảo: “Nếu lão đệ không nhắc đến thì tại hạ cũng quên tuốt là đã không mang theo lương khô bên mình”.

Lam Long ân cần: “Sáng nay khi bọn tiểu đệ mua xong thức ăn tại một hộ nông dân đi ra thì vừa khéo gặp phải Mã huynh. Chúng ta hành tẩu giang hồ hà tất phải câu nệ tiểu tiết. Huống chi số thức ăn này cũng dư đủ cho ba người dùng, Mã huynh cứ tự nhiên”.

Mã Xung bật cười ha ha: “Lão đệ thật là người hào sảng. Được, chúng ta hãy đi vào cánh rừng bên kia”.

Ba người tìm đến một bóng râm khoảng khoát. Lam Long bày thức ăn ra hai con gà luộc cùng mười mấy cái bánh bao. Chàng cười bảo: “Tại vùng quê Sơn Đông này mà mua được thứ bánh bao trắng xốp như vậy cũng không phải là chuyện dễ dàng”.

Mã Xung càng cười to hơn: “Không dấu gì lão đệ, ngay tại nhà của ta cũng hiếm khi có thức ăn như thế này”.

Bạch Phụng dịu dàng xen lời: “Nói như vậy, Mã đại ca là dân du mục ư”.

Mã Xung gật đầu khen: “Bạch cô nương quả nhiên thật thông minh!”

Bọn họ ngồi ngay xuống đất. Bạch Phụng ngồi nghiêng một bên tựa vai với Lam Long, vì có khách trước mặt nên nàng ăn thật từ tốn. Cả ba vừa ăn vừa đàm luận chuyện giang hồ thì đột nhiên có một giọng nói già nua vang lên: “Ai đang ăn trưa tại đó?”

Vừa nghe tiếng Bạch Phụng giật mình hỏi: “Long ca ca có nhận ra không?”

Lam Long cười khổ: “Phiền phức lại đến, thì cái lão Thượng cửu đại chứ còn ai”.

Mã Xung nhổm dậy: “Tại hạ phải tránh đi mới được!”

Lam Long bật cười: “Té ra Mã huynh cũng đã chạm phải trán lão ngoan đồng ấy. Nhưng tại sao phải lánh mặt?”

Mã Xung đáp: “Lão ta cậy mình già cả, tính khí lại cổ quái. Ta bị oan uổng đâu phải chỉ một lần mà thôi!”

Nói xong định chuồn vào trong rừng nhưng hơi muộn một chút. Lão nhân đã hô lên ầm ỉ: “Úi cha, toàn là người quen cả mà!”

Mã Xung không dám động đậy, thân hình vừa nhóm lên định chuồn đi bây giờ trở bộ thành cung kính mời mọc: “Lão nhân gia đến thật đúng lúc, xin mời!”

Lão nhân cười lạt bảo: “Xem kiểu này tiểu tử ngươi cũng thuộc hạng ăn chực a”.

Mã Xung cười ha ha: “Vãn bối chỉ mượn hoa cúng Phật mà thôi!”

Lão nhân tiến tới ngồi xuống chẳng chút khách khí, hắng giọng gắt: “Tiểu tử tốt nhất im mồm đừng có lải nhải nửa, biết bao lần ngươi nghe thấy thinh âm của ta là cuốn gói dông tuốt”.

Lam Long nghĩ thầm: “Thật kỳ lạ không hiểu tại sao Mã Xung có vẻ e ngại một lão nhân gần như chẳng biết chút võ công này chứ. Hắn ta ngồi im thin thít chẳng dám hé môi. Chẳng lẽ đây là cung cách kính lão trọng hiền của các nhân vật bạch đạo?”

Chàng không nỡ nhìn vẻ mặt khổ sở của Mã Xung nên đành xen vào giải vây: “Lão nhân gia đã khỏe hẳn chưa?”

Lão nhân một tay cầm đùi gà một tay cầm bánh bao cho vào miệng vừa nhai ngồm ngoàm vừa hàm hồ trả lời: “Tiểu tử hết chuyện rồi!”

Bạch Phụng mỉm cười cất giọng ôn nhu hỏi: “Lần này lão trượng định hái thuốc ở đâu?”

Lão nhân đáp: “Vân Đài và Ưng Du!”

Bạch Phụng lộ vẻ lo lắng: “Đường xá xa xôi, lão trượng không ngại vất vả ư?”

Lão nhân cười hề hề: “Bé con, bộ mi đã quên ta còn có một con mao lư hãn thế vô song hay sao? Bảo bối của ta tuy ngờ nghệch nhiều khi cứng đầu cứng cổ không chịu nghe lời nhưng cước lực thì khỏi phải chê. Có một lần ta cùng một tay cao thủ tỉ thí. Hắn ta xử dụng độc môn khinh công Cuồng Phong Cước gì gì đó còn ta thì cưỡi mao lư. Chúng ta xuất phát từ Bách Thảo cốc trên Thiên Sơn chạy đến Vu Sơn thì ngừng. Ha Ha! Kết quả là ta tới nơi trước hắn ta cả một ngày rưởi”.

Ba người nghe thế đồng thời mở miệng khen: “Đúng là thần lư!”

Mã Xung sẵn trớn: “Dưới gầm trời này quả nhiên có đủ loài thú lạ. Tỷ như con dị điểu trên vai Bạch cô nương đây, lão nhân gia hãy nhìn xem thật là thế gian hiếm thấy”.

Lam Long vội chuyển đề tài: “Vãn bối quên mang theo nước uống. Lão nhân gia từ từ mà ăn coi chừng bị mắc nghẹn đa!”

Lam Long vốn thật lòng nhưng không nên có giọng cười cợt, lão nhân nghe xong liền lập tức nổi giận. Lão quăng nửa cái bánh bao cùng cái đùi gà xuống đất rồi lớn tiếng mắng: “Tiểu tử, có tiền mở quán còn sợ người ta ăn quỵt ư. Lão nhân gia đây mới ăn chưa được nửa bụng mà ngươi đã hạ lịnh trục khách, được lắm, chỗ này không tiếp thì ta tới chỗ khác!”

Lam Long còn chưa kịp mở miệng xin lỗi thì lão đứng phắt dậy, quày quả bỏ đi.

Bạch Phụng lắc đầu. Nàng cũng cảm thấy lão nhân này thật khó lòng mà chìu chuộng.

Lão nhân đi xa rồi, Mã Xung mới thở phào một cái: “Lam lão đệ pha trò hay lắm”.

Lam Long cười khổ: “Tiểu đệ đâu dám đùa giỡn!”

Mã Xung khoát tay: “Bất luận thế nào chỉ cần làm cho lão ta chịu bỏ đi là may mắn rồi”.

Bạch Phụng tươi cười: “Chuyện nhỏ thôi mà. Mã đại ca đừng để trong lòng, hơn nữa lão nhân gia đã nhiều tuổi rồi”.

Đột nhiên một tiếng ho khan từ xa truyền đến khiến Mã Xung chưa kịp mở miệng trả lời đã rụt đầu lại nuốt luôn những lời muốn nói xuống bụng.

Bạch Phụng nhìn thấy nhịn không nổi bật cười lên khanh khách.

Lam Long thấy Mã Xung lộ vẻ kinh sợ đến như vậy chắc là có nguyên nhân gì đây liền trấn an: “Mã huynh, lão đã đi khá xa rồi”.

Mã Xung thở dài: “Tốt nhất chờ thêm tí nữa ta sẽ kể rõ ngọn ngành. Tại hạ đối với lão quả nhiên là kinh cung chi điểu a!”

Bạch Phụng liền lên tiếng: “Vậy thì chúng ta vừa đi vừa nói chuyện”.

Lam Long cười bảo: “Lão nhân đó cũng đến Vân Đài chắc chắn còn có nhiều dịp đụng đầu nhau. Thật là tấu xảo làm sao”.

Trên đường đi, Mã Xung thường hay ngó quanh quất trước sau, cuối cùng thở phào một cái rồi nói: “Thật hú vía! nhưng cần phải để ý đến hai tên tiểu linh tinh của lão cũng chính là đầu mối gây ra sự phiền não cho ta”.

Bạch Phụng ngạc nhiên hỏi: “Có phải đại ca ám chỉ đôi đồng nam đồng nữ kia không?”

“Úy!” Mã Xung thở dài tức tối: “Còn ai vào đây, thật là một cặp tiểu ma tinh quái quỷ đã mấy lần hại ta đến thê thảm”.

Lam Long cười nhẹ hỏi: “Bọn nhóc thông minh, đứa nào chẳng ma mãnh, nhưng chẳng thể nào lại gây khó khăn đến nỗi huynh chịu không được?”

Mã Xung hỏi ngược: “Có phải lão đệ nghĩ rằng bọn nó cũng tinh ranh như những đứa trẻ bình thường?”

Bạch Phụng hỏi: “Chẳng lẽ chúng dùng đến võ công?”

Mã Xung đáp: “Những môn khác thì ta không rõ nhưng về môn khinh công thì quả thật chúng nó đã đạt đến mức độ kinh người. Bởi vì tại hạ thua đến hổ thẹn”.

Lam Long nghiêm chỉnh thốt: “Nói như vậy Cổ lão nhi là một dị nhân phi thường a!”

Mã Xung lắc đầu: “Theo như sự quan sát kỹ càng của ta thì đến chín phần mười lão già cổ đổng kia không biết chút võ công nào. Nhưng ta nghi rằng từ đời thứ hai trở đi đều là những tay võ công tuyệt luân, chỉ nhắc đến khinh công hai đứa nhỏ không thôi ngay cả ta cũng phải cam bái hạ phong”.

Lam Long cười hỏi: “Mã huynh có thể nào kể sơ đầu đuôi câu chuyện hay không?”

Mã Xung đáp: “Với hai vị đây thì có tự bêu xấu cũng chẳng ngại chi, còn như với người khác thì...”

Y ngần ngừ một chút rồi mở miệng kể: “Chuyện xảy ra như vầy, khi ta đụng mặt lão lần thứ ba. Lần đó có lẽ vì lão bất cẩn trong khi hái thuốc nên té từ trên vách núi xuống nhưng không rõ bị chấn thương chỗ nào trên người...”

Bạch Phụng ngắt lời: “Huynh nghe tiếng lão hô cầu cứu?”

Mã Xung lắc đầu: “Không, chỉ vì tình cờ ta đi ngang qua sơn đạo đó phát hiện lão nằm thẳng cẳng bên đường liền nổi lòng nghĩa hiệp ra tay tương trợ”.

Lam Long cười bảo: “Thế là huynh cõng lão trên lưng!”

Mã Xung gật đầu: “Ta thấy lão miệng rên ư ủ, hai mắt nhắm nghiền, hỏi không trả lời, tình trạng thật thảm thương nên vội cõng lão lên tìm đến khu phố trấn gần nhất để điều trị cho lão!”

Bạch Phụng cười khanh khách: “Cõng lão ta cũng không dễ a!”

Mã Xung kinh ngạc hỏi: “Đúng vậy. Sao cô nương biết được?”

Lam Long cười cười: “Tiểu đệ cũng gặp xui xẻo như vậy, mệt đến hụt cả hơi”.

Mã Xung cười ha ha: “Hai tay lão ta cứ chống ngay giữa lưng”.

Bạch Phụng nhoẻn miệng xen vào: “Đúng vậy!”

Mã Xung nói: “Ta cõng lão đi được bảy tám dậm nhưng nói thế nào lão cũng không chịu, hỏi lý do thì lão không đáp lời. Vì vậy ta mới nổi nóng bỏ lão xuống”.

Lam Long cười to: “Lão liền nổi cơn giận dữ!”

Mã Xung gật đầu: “Không sai chút nào, lão lớn tiếng la mắng và còn bảo sẽ trừng phạt ta nữa!”

Bạch Phụng hỏi: “Lão làm như thế nào?”

Mã Xung đáp: “Lúc đó ta nghĩ chắc thần kinh của lão có vấn đề nên chỉ bật cười bảo khi nào lão trẻ lại bảy tám mươi tuổi hãy nói như vậy”.

Bạch Phụng hỏi: “Kết quả là có chuyện?”

Mã Xung tiếp lời: “Đến ngày hôm sau ta vào trọ tại một khách điếm đang lúc tắm gội chờ buổi ăn chiều, thình lình có người tông cửa phòng nhảy xổ vào”.

Lam Long hỏi: “Phiền phức đến mau như vậy ư?”

Mã Xung đáp: “Cũng chưa hẳn, ta không ngờ khi quay đầu lại thì thấy một cặp đồng nam đồng nữ đang nhìn ta hầm hầm”.

Bạch Phụng a một tiếng: “Chắc Cổ lão đầu đã kể chuyện Mã Huynh cho chúng nó nghe”.

Mã Xung nói: “Lúc đó ta nào biết, thấy bọn nó hãy còn trẻ con nên chẳng để tâm, chỉ mỉm cười hỏi có phải chúng đã vào lộn phòng hay không?”

Lam Long đồng ý: “Đổi là đệ cũng sẽ hỏi như vậy”.

Mã Xung tiếp: “Ngờ đâu nam đồng liền ứng tiếng các hạ đúng là Bắc Anh Mã Xung sao mà lầm được!”

Bạch Phụng a lên: “Thì ra chúng đã nhận biết huynh từ trước”.

Mã Xung đáp: “Có lẽ vậy, lúc đó ta cũng cảm thấy sự tình không đơn giản, nên tươi cười hỏi chúng làm sao biết tính danh của ta và tìm đến có chuyện gì?”

Lam Long thốt: “Bọn chúng cũng ra vẻ như người lớn lắm a!”

Mã Xung tiếp: “Ta thấy bọn chúng cử chỉ lão luyện không giống như những đứa trẻ con nhà bình thường. Bất chợt nhớ tới câu truyền ngôn trong giang hồ Tăng, Đạo, Ni, Lão, Tiểu là năm hạng người chớ có chọc vào nên bình tĩnh chờ xem bọn chúng đối đáp”.

Lam Long nôn nóng hỏi: “Bọn chúng phản ứng ra sao?”

Mã Xung trả lời: “Lúc đó nữ đồng mới cất giọng lanh lảnh mắng ta rằng Họ Mã kia, nhà ngươi chẳng có chút khí khái nghĩa hiệp gì, lại đi ăn hiếp người già cả. Tại hạ nghe xong liền hiểu ra chuyện này chắc hẳn liên quan đến lão họ Cổ”.

Lam Long bật cười: “Sau đó thì sao?”

Mã Xung cười khổ đáp: “Tại hạ hỏi bọn chúng chuyện gì đã xảy ra. Thế là một nam một nữ đua nhau xỉa xói rằng ta đã bỏ mặc thượng cửu đại đang bị thương của chúng một mình trong núi thẳm làm mồi cho sói lang”.

Lam Long cũng tán đồng: “Kể ra cũng hơi nguy hiểm”.

Mã Xung gật gù: “Nghe bọn chúng nói như vậy, lúc đó trong lòng ta cũng có chút hối hận, tự trách không nên hành động lỗ mãng như thế, đúng ra phải đưa lão ấy đến một nơi có người hay lui tới.

... nên mới hạ giọng nhận mình sai sót, hẹn ngày sau sẽ đến trước mặt lão để xin lỗi”.

Bạch Phụng cất giọng dịu dàng: “Mã đại ca xử sự hợp lý, chắc bọn chúng cũng nguôi bớt cơn giận”.

Mã Xung lắc đầu: “Nào ngờ nữ đồng lại lý sự rằng giả như lão bị sói lang ăn thịt thì có xin lỗi cũng bằng thừa. Lại còn trách ta mạo danh chính phái, làm việc nghĩa hiệp không đến nơi đến chốn, cần phải chịu sự giáo huấn để lần sao khỏi tái phạm nữa”.

Lam Long chặc lưỡi: “Bọn nhỏ này khẩu khí có hơi quá đáng a!”

Mã Xung nói: “Lúc đó ta cũng cảm thấy nóng mặt, thuận miệng cười to hỏi bọn chúng hai vị định giáo huấn tại hạ như thế nào đây. Ngờ đâu cả hai cùng lên tiếng bảo cưỡi lừa xem hát, bọn ta đi trước đây”.

Lam Long cười hỏi: “Chúng bỏ đi thật ư?”

Mã Xung gật đầu: “Đúng vậy, ai dè sáng hôm sau ta vừa thức giấc đã phát hiện hành lý, bảo kiếm ngay cả bộ y phục vặt trên đầu giường không cánh mà bay. Ta cẩn thận quan sát thấy cửa sổ vẫn đóng kín, trong phòng không một dấu vết, xem ra kẻ này hành động rất gọn gàng, nếu như y có ý muốn lấy mạng của ta thì mười Mã Xung này cũng đi đời cả rồi”.

Lam Long dè dặt hỏi: “Mã huynh có nghi là bọn nhỏ đã làm không?”

Mã Xung đáp: “Chuyện này về sau tại hạ mới chứng thực được. Riêng ngày hôm đó, ta thật quẫn bách, không còn y phục, không còn ngân lượng để thanh toán cho khách điếm, lại chẳng dám chường mặt ra ngoài”.

Bạch Phụng che miệng cố nín cười: “Thật là quá quắt...”

Mã Xung tiếp: “Tại hạ ngồi trong phòng nửa ngày trời thủy chung không tìm được cách nào để giải quyết. Đến khi điếm tiểu nhị mang cơm trưa tới, vừa bước vào là hắn đã phát hiện đêm qua phòng ta xảy ra chuyện. Lão chủ là người kinh nghiệm sợ ta đi báo quan làm rùm lên sẽ ảnh hưởng đến uy tín khách điếm nên không tính tiền trọ và còn bồi thường cho ta mấy bộ y phục”.

Bạch Phụng khẽ nhíu mày: “Chỉ tội lão chủ quán bị mất toi một ngày công”.

Mã Xung thú nhận: “Nếu đêm đó chúng hạ độc thủ thì ta cũng đành phải chịu mất mạng”.

Lam Long an ủi: “May mà không mấy ai hay biết chuyện này”.

Mã Xung dậm chân: “Thế nhưng tin tức cũng lọt ra ngoài”.

Lam Long a một tiếng: “Thật ư?”

Mã Xung chán nản: “Chẳng những thế, từ cái đêm hôm đó tại hạ cũng gánh chịu không biết bao nhiêu là phiền não”.

Bạch Phụng quan tâm hỏi: “Lại xảy ra chuyện gì?”

Mã Xung kể: “Mười hôm trước, tại hạ đang ngồi ăn trưa trong một tửu quán, đột nhiên nghe tiếng của một thiếu niên tuổi chừng mười lăm mười sáu cao giọng huyên thuyên đàm luận cùng với dăm bảy người mà trong đó có một vài bằng hữu quen biết ta. Hừ hừ, cuối cùng thiếu niên đó lại buông một câu nghe thật tức cả người.....”

Lam Long hỏi: “Thiếu niên đã nói gì?”

Mã Xung đáp: “Nó bảo rằng Bắc Anh Mã Xung ta chỉ có hư danh ngay cả hai đứa nhỏ cũng qua mặt được”.

Bạch Phụng hỏi: “Mã đại ca làm cách nào xuống thang?”

Mã Xung trả lời: “Ta thấy hắn võ công cũng khá, về tuổi tác còn nhỏ hơn ta bốn năm tuổi, làm sao ta có thể lấy lớn hiếp nhỏ, nhưng bỏ lơ thì trong lòng khó chịu, bèn đi đến trước bàn hỏi hắn là đồ đệ của ai?”

Lam Long cười: “Chắc gì thiếu niên đã chịu nêu tính danh của sư phụ ra”.

Mã Xung: “Tiểu tử đó quả cao ngạo nghe hỏi liền đòi tỉ thí”.

Lam Long: “Đương nhiên Mã huynh chẳng chịu xuất thủ”.

Mã Xung: “Lúc đó ta hết sức nhẫn nhịn, cố moi gốc gác của hắn. Cuối cùng tiểu tử cũng để hớ danh tánh sư huynh của hắn ra”.

Bạch Phụng suy đoán: “Chắc là một nhân vật có danh khí”.

Mã Xung: “Chính là Nam Hào Lạc Trọng, tin rằng hai vị đã nghe đến”.

Lam Long nghỉ bụng: “Thì ra vội tìm kiếm Nam Hào để tỉ võ là vậy”. nhưng vẫn giữ vẻ bình thường nói: “Mã huynh vừa mới đối mặt với y tối hôm qua”.

Mã Xung cười bảo: “Đã hẹn gặp lại sau này!”

Bỗng Bạch Phụng chuyển đề tài, nàng cười mỉm nhẹ nhàng nói: “Cũng may bọn nhỏ chỉ quấy phá Mã huynh một lần mà thôi”.

Mã Xung thở dài: “Cô nương lầm rồi. Lần đầu ta chẳng để tâm, coi như mình xui xẻo. Đâu ngờ tại hạ muốn bỏ qua cũng chẳng được. Bọn nhỏ cứ bám theo làm tới, khiến ta mấy phen phải chịu xính vính. Chỉ bực bọn chúng càng lúc càng thêm quá quắt”.

Lam Long: “Có chuyện đó sao!”

Mã Xung: “Cho nên ta quyết tâm đi tìm cho chúng nó bài học”.

Bạch Phụng: “Đã tìm được bọn chúng lần nào chưa?”

Mã Xung: “Một buổi sáng nọ,ta chạm mặt chúng ở giữa đường, định bụng bắt chúng lại đét vào mông mỗi đứa vài cái thật mạnh. Ai dè bọn nhỏ thật tinh ranh, thấy tại hạ sấn tới liền chia ra hai phía bỏ chạy. Khi ta đuổi bắt thằng nhỏ thì con bé bám theo la mắng, còn lúc ta rượt con bé thì thằng nhỏ lại ưỡn ngực khiêu khích. Hai đứa nó thoát ẩn thoát hiện, khiến ta mệt mờ cả mắt. Cuối cùng ta mới phát giác ra rằng khinh công của mình còn kém xa bọn chúng”.

Lam Long lộ vẻ nghi ngờ: “Người có khinh công cao thì nội công phải tinh thâm, bằng không chẳng thể chi trì được bao lâu”.

Mã Xung tán thành: “Đúng vậy, lần đó tại hạ rượt đuổi bọn chúng đến choáng váng mặt mày, tức đến phì khói. Bây giờ nhắc đến tại hạ còn phát run nên lánh đi là thượng sách”.

Bạch Phụng hỏi: “Huynh liệu bọn chúng còn tìm đến nữa không?”

Mã Xung đáp: “Có trời mới biết”.

Lam Long cười bảo: “Chả trách Mã huynh úy kỵ lão họ Cổ quá chừng chừng”.

Mã Xung: “Ngay con cháu đời thứ chín của lão tại hạ còn chào thua, huống chi còn mấy người lớn trên bọn chúng thì khỏi cần phải hỏi a”.

Bạch Phụng bật cười: “Chúng ta vừa đi vừa nói chuyện thành thử cước bộ cũng nhanh hơn a. Mặt trời cũng đã lên quá đỉnh đầu rồi”.

Lam Long: “Vượt thêm mấy dặm nữa có thể nhìn thấy được Nghi Châu”.

Ba người liền gia tăng cước lực, phút chốc đã tiến vào trong thành.

Mã Xung dừng lại trước một gian khách sạn rồi hỏi: “Chúng ta có định trọ lại không?”

Lam Long: “Chỉ vào dùng bữa, nghỉ ngơi một lát, lại tiếp tục lên đường”.

Mã Xung: “Được, tại hạ mời”.

Bạch Phụng cười cười: “Bọn chúng có giao hoàn ngân lương lại cho Mã huynh không?”

Mã Xung bẽn lẽn: “Chúng nó mà tốt được như thế thì tại hạ đã hết giận từ lâu”.