Kẻ Trộm Sách

Phần VI - Chương 2

* MÓN QUÀ TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 5 *

Một dải ruy băng, một quả thông.

Một cái nút, một hòn đá.

Quả bóng đã cho con bé một ý tưởng.

Bất cứ khi nào con bé đi đến trường hay đi từ trường về nhà, Liesel đều để mắt tìm kiếm những món đồ đã bị bỏ đi mà có thể đáng giá với một người đang hấp hối. Ban đầu con bé tự hỏi tại sao điều đó lại quan trọng đến như vậy. Làm sao mà một thứ tưởng chừng nhỏ nhặt đến thế lại có thể mang lại cho người ta cảm giác thoải mái dễ chịu được? Một sợi ruy băng trong máng nước. Một quả thông nằm lăn lóc trên mặt đường. Một cái nút đang nằm vật vạ trong góc lớp. Một viên đá tròn và dẹt nhặt từ dưới sông. Nếu không gì khác, thì điều đó cho thấy rằng con bé đã rất quan tâm đến anh, và chúng có thể sẽ mang đến cho hai người bọn họ đề tài gì đó để nói chuyện khi Max tỉnh dậy.

Khi ở một mình, con bé thường mường tượng ra những cuộc trò chuyện đại loại thế này.

“Thế tất cả những thứ này là gì đây?” Hẳn Max sẽ hỏi. “Đống rác

này nghĩa là sao vậy?”

“Đống rác ư?” Con bé hình dung ra cảnh mình đang ngồi bên cạnh giường. “Đây không phải là rác đâu Max. Đây là những thứ đã làm cho anh tỉnh dậy.

* NHỮNG MÓN QUÀ TỪ THỨ 6 ĐẾN THỨ 9 *

Một cái lông vũ, hai tờ báo. Một miếng giấy gói kẹo. Và một đám mây.

Chiếc lông vũ trông rất đáng yêu và đang bị mắc kẹt, nơi bản lề cánh cổng nhà thờ trên phố Munich. Nó quằn quại buông mình ra, và Liesel đã đi vội tới để giải thoát cho nó. Những sợi lông bên trái thì thẳng mượt, nhưng bên phải thì được tạo thành bởi những cụm lông mỏng manh và những mảng lông hình tam giác lởm chởm. Không còn cách nào khác để miêu tản hánh lông vũ này cả.

Những tờ báo đến từ đáy sâu thẳm và lạnh lẽo của một thùng rác (miêu tả như thế là đủ), còn miếng giấy gói kẹo thì dẹt lét và đã bạc phếch đi rồi. Con bé tìm thấy nó gần trường học, và giơ nó lên ánh sáng. Trêntờ giấy gói kẹo ấy có hình một dấu giày.

Sau đó là đến đám mây.

Làm sao mà bạn mang đến cho ai đó một mẩu của bầu trời được cơ chứ?

Vào một ngày cuối tháng Hai, con bé đang đứng trên phố Munich và quan sát một đám mây khổng lồ trôi ngang qua ngọn đồi như một con quái vật màu trắng. Mặt trời có hình ê-líp, và trong khoảng không gian xung quanh nó, một con quái vật màu trắng có quả tim xám xịt đang quan sát thị trấn.

“Bố nhìn kìa.” Con bé nói với Bố.

Hans ngẩng đầu lên và nói lên điều mà ông cảm thấy là rất rõ ràng. “Con nên mang nó cho Max, Liesel ạ. Hãy xem liệu con có thể để lại nó trên cái bàn bên cạnh giường không, cũng giống như tất cả những thứ khác ấy.”

Liesel nhìn Bố như thể ông đã phát điên. “Sao mà con làm được điều đó cơ chứ?”

Ông gõ nhẹ lên sọ con bé bằng những đốt ngón tay mình, “Hãy ghi nhớ lại nó. Sau đó hãy viết nó ra cho anh ấy.”

“Nó trông giống như một con quái vật khổng lồ màu trắng,” con bé nói khi đang thức đêm và ngồi bên cạnh giường, “và con quái ấy đến từ phía bên kia dãy núi.”

Khi câu này đã được hoàn thành với một vài chỉnh sửa và bổ sung khác nhau, Liesel cảm thấy rằng mình đã xong việc. Con bé hình dung ra viễn cảnh nó được chuyền từ tay của con bé sang tay của Max, qua những tấm mền, và con bé viết nó ra một mảnh giấy, rồi đè một viên đá lên tờ giấy đó.

* NHỮNG MÓN QUÀ TỪ THỨ 10 ĐẾN THỨ 13 *

Một thằng lính đồ chơi.

Một chiếc lá thần diệu.

Một Tiếng huýt sáo hoàn chỉnh.

Một mảnh của nỗi buồn.

Thằng lính đồ chơi được vùi trong đất, không xa nhà của Tommy Muller lắm. Nó đã trầy trụa và bị giẫm đạp lên rất nhiều, mà điều này với Liesel, là toàn bộ vấn đề. Dù mình đầy thương tích như vậy, nhưng thằng lính đồ chơi vẫn có thể đứng được.

Chiếc lá ấy là một lá cây thích, và con bé đã tìm thấy nó trong kho đựng chổi của trường, giữa đám xô và chổi lông quét bụi. Khi ấy cánh cửa kho hơi hé mở. Chiếc lá đã khô cong và cong quèo, như một miếng bánh mì đã nướng vậy, và trên khắp mặt lá chi chít những ngọn đồi và thung lũng. Làm thế nào đó, chiếc lá đã tìm được đường vào hành lang của trường rồi chui vào trong cái nhà kho đó. Trông nó như một nửa ngôi sao được gắn thêm một cái cuống vậy. Liesel thò tay vào và dùng ngón tay mình nhặt lấy nó.

Không như những thứ khác, con bé không đặt chiếc lá lên trên cái bàn cạnh giường. Nó đính lá lên bức rèm khép kín, ngay trước khi đọc ba mươi tư trang cuối cùng của quyển Người huýt sáo.

Hôm ấy con bé không chịu ăn bữa chiều, hay đi vào nhà vệ sinh. Nó cũng không uống giọt nước nào. Cả ngày hôm đó ở trường, con bé đã tự hứa với mình rằng hôm nay nó sẽ đọc xong quyển sách, và Max Vandenburg sẽ nghe nó đọc. Anh ấy sẽ tỉnh dậy.

Bố đang ngồi trên sàn nhà, trong góc phòng, chẳngcó việc gì để làm như thường lệ. May mắn thay, ông sẽ sớm ra khỏi nhà để đến quán Knoller với cây đàn xếp của mình, cằm đặt lên đầu gối, ông lắng nghe đứa bé gái mà ông đã phải rất chật vật để dạy nó học thuộc bảng chữ cái. Với giọng đọc đầy kiêu hãnh, con bé trút ra những từ ngữ đáng sợ của quyển sách cho Max Vandenburg nghe.

* NHỮNG CHỨNG TÍCH CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI HUÝT SÁO *

... Bầu không khí của Vienna đã giăng đầy sương giá mờ mịt lên ô cửa sổ toa tàu hỏa vào buổi sáng hôm đó, và khi người ta lờ đờ đi tới chỗ làm, một kẻ sát nhân đang huýt sáo giai điệu đầy hạnh phúc của hắn. Hắn đã mua vé tàu. Hắn đã chào hỏi những hành khách cùng đi và người chỉ huy một cách vôcùng lịch sự. Thậm chí hắn còn nhường chỗ ngồi của mình cho một bà già và trò chuyện xã giao với một tay cờ bạc cứ thao thao bất tuyệt về những con ngựa Hoa Kỳ. Nói cho cùng thì người huýt sáo rất thích trò chuyện.

Hắn nói chuyện với người ta và đánh lừa họ, để họ yêu thích hắn, tin tưởng hắn. Hắn nói chuyện với họ trong khi đang ra tay giết chết họ, đang tra tấn họ và đang lách lưỡi dao vào sâu bên trong cơ thể họ. Chỉ khi không có ai để nói chuyện thì hắn mới huýt sáo, chính vì vậy mà hắn luôn làm thế sau mỗi vụ giết người...

“Anh có nghĩ là con ngựa số bảy sẽ về nhất không?”

“Dĩ nhiên rồi, ” tay cờ bạc nọ toét miệng cười. Tay này đã bắt đầu tin tưởng hắn. “Nó sẽ vượt lên từ đằng sau và hạ gục hết mấy con còn lại!” Gã thét lớn câu này để át tiếng ồn ào của đoàn tàu đang chạy.

“Nếu anh cứ khăng khăng như thế thì hẳn là phải thế rồi,” người huýt sáo cười một nụ cười kiểu cách, và hắn tự hỏi khi nào thì họ sẽ phát hiện ra xác của viên thanh tra cảnh sát trong chiếc xe BMW mới tinh ấy.

“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph.” Hans không thể đừng được một giọng điệu ngờ vực. “Một bà xơ đã đưa cho con quyển sách ấy ư?” Ông đứng dậy và đi đến bên cạnh con bé, rồi hôn lên trán nó. “Tạm biệt, Liesel, quán Knoller đang đợi.”

“Tạm biệt Bố.”

“Liesel!”

Con bé tảng lờ tiếng gọi này.

“Xuống đây ăn chút gì đi nào!”

Lần này con bé trả lời. “Con đang xuống đây, thưa Mẹ.” Thực ra nó đang nói những lời này với Max, khi nó tiến đến gần anh hơn và đặt quyển sách đã đọc xong xuống cái bàn bên cạnh giường, cùng với tất cả những thứ khác. Khi con bé đến gần anh, nó không thể kiềm chế được mình. “Coi nào, Max,” nó thì thầm, và thậm chí ngay cả tiếng động cho biết Mẹ đang đến gần đằng sau lưng cũng không thể ngăn được nó bật khóc không ra tiếng. Điều đó không ngăn được con bé lấy một giọt nước mặn chát từ trong mắt nó ra rồi nhỏ giọt nước mặn ấy xuống mặt của Max Vandenburg.

Mẹ tóm lấy nó.

Đôi tay bà như nuốt chửng nó.

“Con biết,” nó nói. Con bé biết.

KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH, MỘT CƠN ÁC MỘNG CŨ, VÀ ĐIỀU PHẢI LÀM VỚI MỘT XÁC CHẾT DO THÁI

Chúng đang ở chỗ sông Amper, và Liesel vừa mới bảo Rudy rằng nó đang quan tâm đến việc lấy được một quyển sách khác từ nhà của ông thị trưởng. Để thay thế cho quyển Người huýt sáo, con bé đã đọc quyển Người đứng nhìn xuống vài lần ở bên cạnh giường của Max. Mỗi lần đọc quyển sách ấy, con bé chỉ mất có vài phút. Nó cũng đã thử quyển Cái nhún vai, thậm chí là quyển Sách hướng dẫn cho phu đào huyệt, nhưng có vẻ như không có quyển nào trong số này thích hợp cả. Mình muốn một thứ gì đó mới mẻ, con bé nghĩ thầm như thế.

“Cậu có đọc quyển sách ta trộm được lần trước không đấy?”

“Dĩ nhiên là tớ đã đọc rồi.”

Rudy ném một hòn đá xuống mặt nước. “Thế quyển sách ấy có hay không?”

“Dĩ nhiên là nó rất hay.”

“Dĩ nhiên là tớ đã đọc, dĩ nhiên là nó rất hay.” Thằng bé cố gắng cạy một hòn đá khác lên khỏi mặt đất nhưng rồi lại tự làm đứt tay mình.

“Việc đó sẽ dạy cho cậu một bài học.”

“Đồ con lợn.”

Khi phản ứng cuối cùng của một người là câu rủa đồ lợn nái, đồ lợn nọc hay đồ lỗ đít, thì bạn sẽ biết là họ đã bị khuất phục.

Xét về phương diện ăn trộm thì điều kiện của ngày hôm ấy là vô cùng hoàn hảo. Đó là một buổi chiều u ám vào đầu tháng Ba, và nhiệt độ chỉ hơn mức zero vài độ - điều này luôn khiến chúng thấy thoải mái hơn so với khi nhiệt độ tụt xuống âm 10 độ C. Có rất ít người đi trên đường phố. Mưa rơi rơi như những vỏ bào bút chì màu xám.

“Chúng ta đi chứ?”

“Xe đạp,” Rudy nói. “Cậu có thể dùng một chiếc của nhà tớ.”

Lần này, Rudy rõ ràng là đã nhiệt tình hơn một cách đáng kể trong việc trở thành người đi vào. “Hôm nay đến lượt tớ,” thằng bé nói như thế khi những ngón tay của hai đứa lạnh cóng ghì trên những thanh ghi đông xe đạp.

Liesel suy nghĩ thật nhanh. “Có lẽ cậu không nên làm thế Rudy ạ. Ở đó chỗ nào cũng đầy đồ đạc. Và lại tối nữa. Một thằng ngốc như cậu chắc chắn sẽ vấp phải hay bước trúng cái gì đó.”

“Cảm ơn nhiều nhé.” Với tâm trạng hiện thời thì Rudy rất khó kiềm chế.

“Trong nhà có cả những quãng dốc đứng nữa. Chúng sâu hơn là cậu nghĩ đấy.”

“Có phải cậu đang muốn nói là cậu không nghĩ tớ có thể làm được điều này, đúng không?”

Liesel đứng lên trên hai bàn đạp. “Không, không một chút nào.” Chúng băng qua cây cầu, rồi bò lên ngọn đồi ngoằn ngoèo để đến phố Grande. Cánh cửa sổ đang để mở.

Cũng như lần trước, chúng khảo sát tòa nhà. Chúng có thể lờ mờ nhìn thấy được bên trong, có một ngọn đèn đang bật sáng dưới lầu, trong một căn phòng hẳn phải là nhà bếp. Một bóng người đang di chuyển tới lui trong đó.

“Chúng ta sẽ đạp xe vài lần quanh khu nhà, Rudy nói. Thật may là ta đã mang theo xe đạp, có phải không nào?”

“Đừng có quên mang cái xe đạp của cậu về nhà đấy.”

“Buồn cười lắm, đồ con lợn ạ. Nó hơi to hơn đôi giày hôi hám của cậu một chút đấy.”

Chúng cứ đạp xe như thế trong khoảng độ mười lăm phút, và vợ ông thị trưởng vẫn ở tầng dưới, hơi quá gần để chúng có thể cảm thấy thoải mái. Làm sao màbà ta dám chiếm dụng nhà bếp một cách đầy cảnh giác như vậy cơ chứ! Phần Rudy, căn nhà bếp rõ ràng là mục tiêu thực sự. Nó sẽ đi vào, ăn trộm nhiều đồ ănhết mức mà sức nó có thể mang đi được, và nếu sau đó (chỉ là nếu thôi) nó còn dư dả được chút thời gian, thì nó sẽ nhét một quyển sách vào cạp quần, trên đường thoát ra. Quyển nào cũng được.

Tuy vậy, điểm yếu của Rudy lại là sự thiếu kiên nhẫn. “Trời sắp tối rồi,” nó nói, và bắt đầu phóng xe đi. “Cậu có đi không thì bảo?”

Liesel đã không đi theo nó.

Không có quyết định nào mà con bé phải đưa ra cả. Nó đã lê lết cái xe đạp han gỉ này đến tận đây, và không đời nào nó quay về mà không có một quyển sách trong tay. Nó gác ghi đông xe vào cái ống máng rồi đi đến chỗ cửa sổ. Con bé đi khá nhanh nhưng không vội vã. Lần này nó dùng chân cởi giày ra, mấy ngón chân nó đạp lên phần gót của hai chiếc giày.

Những ngón tay nó bấu chặt vào khung gỗ của cánh cửa khi nó trèo vào bên trong nhà.

Lần này, dù rất khó nhận thấy, con bé vẫn cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, con bé dạo quanh căn phòng, tìm một nhan đề sách có thể khiến nó chú ý. Ba hay bốn lần gì đó, con bé đã gần như thò tay nhón một quyển sách ra. Thậm chí nó còn nghĩ đến việc lấy nhiều hơn một quyển sách, nhưng một lần nữa, nó không muốn lạm dụng cái đã trở thành một dạng hệ thống nào đó như thế này. Bây giờ đây, nó chỉ cần một quyển sách. Con bé săm soi những kệ sách và chờ đợi.

Thêm một chút bóng tối trèo qua cánh cửa sổ đằng sau nó. Mùi của bụi bặm và ăn trộm lảng vảng đằng sau lưng, và rồi con bé nhìn thấy nó.

Quyển sách ấy màu đỏ, hàng chữ in trên gáy sách màu đen. Der Traum Trager. Người mang giấc mơ. Con bé nghĩ đến Max Vandenburg và những giấc mơ của anh, về cảm giác tội lỗi. Sống sót. Về việc bỏ rơi gia đình của anh. Đánh nhau với Quốc trưởng. Con bé cũng nghĩ về những giấc mơ của chính mình nữa – về em trai nó, cái chết trong tàu hỏa, và sự xuất hiện của thằng bé nơi những bậc thang trong góc của chính căn phòng này. Kẻ trộm sách nhìn đầu gối rướm máu của thằng em, cái đầu gối rướm máu vì bị chính tay con bé xô ngã.

Nó rút quyển sách ra khỏi kệ, cặp vào dưới cánh tay, trèo lên bậc cửa sổ rồi nhảy ra ngoài, tất cả chỉ với một chuyển động.

Lần này, Rudy đã giữ đôi giày của nó. Thằng nhóc cũng đã chuẩn bị sẵn sàng chiếc xe đạp cho nó. KhiLiesel mang giày vào xong, chúng phóng xe đi.

“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph, Meminger.” Trước đó thằng nhóc chưa bao giờ gọi nó là Meminger. “Cậu đúng là một đứa mất trí, có biết không hả?”

Liesel đồng ý với bạn mình trong khi đang đạp xe như rồ dại. “Tớ biết.”

Ở chỗ cây cầu, Rudy tổng kết lại những việc đã xảy ra vào buổi chiều hôm đó. “Những người sống trong ngôi nhà đó hoặc là hoàn toàn điên rồi,” nó nói, “hoặc chỉ đơn giản là họ thích có bầu không khí trong lành trong nhà của mình.”

* MỘT GỢI Ý NHỎ *

Hoặc có thể là một người đàn bà sống ở phố Grande đang giữ cho cánh cửa sổ nhà mình mở vì một lý do khác - nhưng có thể là tôi quá đa nghi, hoặc quá hi vọng. Hoặc có thể cả hai.

Liesel nhét quyển Người mang giấc mơ vào dưới áo khoác rồi bắt đầu đọc nó ngay giây phút đầu tiên về đến nhà. Trên chiếc ghế gỗ bên cạnh giường của nó, con bé mở quyển sách ra và thì thầm. “Đây là một quyển sách mới, Max ạ. Chỉ dành cho anh mà thôi.” Rồi nó bắt đầu đọc. “Chương Một: Đó là một hoàn cảnh khả phù hợp khi cả thành phố đều đang chìm trong giấc ngủ lúc mà người mang giấc mơ ra đời...”

Mỗi ngày, Liesel đọc hai chương của quyển sách. Một chương vào buổi sáng trước khi nó đi học, và chương còn lại ngay lúc vừa về đến nhà. Vào những đêm không ngủ được, con bé cũng đọc thêm một nửa của chương thứ ba. Đôi khi con bé ngủ thiếp đi, người ngả lên cạnh giường.

Việc này đã trở thành nhiệm vụ của con bé.

Nó đưa quyển sách Người mang giấc mơ cho Max, như thể chỉ cần những câu chữ của quyển sách thôi cũng có thể nuôi dưỡng được anh. Vào một ngày thứ Ba, con bé nghĩ anh đã có những bước chuyển biến. Nó có thể thề rằng đã nhìn thấy anh mở mắt ra. Nếu anh có mở mắt ra thật, thì cũng chỉ là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, và rất có thể con bé chỉ tưởng tượng ra điều này, hay đó chỉ là những mong ước trong suy nghĩ của nó mà thôi.

Vào giữa tháng Ba, những vết rạn nứt bắt đầu xuất hiện. Rosa Hubermann - người phụ nữ lý tưởng trong những lúc khủng hoảng - đã lên đến điểm giới hạn vào một buổi chiều nọ, trong bếp. Bà đã nói cao giọng, rồi nhanh chóng hạ giọng xuống. Liesel ngừng đọc và nhẹ nhàng đi ra hành lang. Dù đã đứng gần hết mức có thể, nhưng nó chỉ có thể nghe được những câu nói của Mẹ. Khi đã có thể nghe được những lời ấy rồi, thì con bé lại ước giá như mình đã không nghe thấy chúng, vì những điều mà nó đã nghe thấy thật đáng sợ. Nó đã nghe thấy sự thật.

* NỘI DUNG GIỌNG NÓI CỦA MẸ *

Nếu anh ấy không tỉnh dậy thì sao? Nếu anh ấy chết ở đây thì sao, Hansie?

Nói tôi nghe xem nào. Vì Chúa, chúng ta sẽ phải làm gì với cái xác đây? Chúng ta không thể để anh ấy ở đây được, mùi xác thối sẽ giết chúng ta mất... và chúng ta cũng không thể mang anh ấy ra ngoài cửa rồi kéo lê anh ấy trên phố được. Chúng ta không thể chỉ nói một cách đơn giản rằng, “Các bạn sẽ không bao giờ đoán được chúng tôi đã tìm ra cái gì trong tầng hầm nhà mình sáng nay đâu...” Chắc chắn là chúng ta sẽ bị bắt.

Bà nói hoàn toàn đúng.

Một xác chết Do Thái là một vấn đề rất lớn. Nhà Hubermann cần phải làm cho Max Vandenburg sống lại, không phải chỉ vì bản thân anh, mà còn vì cả họ nữa. Thậm chí Bố, người luôn tạo ra được một tầm ảnh hưởng mang lại sự bình tĩnh sau cùng, cũng cảm thấy áp lực đang đè nặng lên vai mình.

“Bà nghe này.” Giọng nói của ông rất khẽ nhưng nặng nề. “Nếu điều đó xảy ra - nếu anh ấy chết - thì chúng ta cần phải tìm ra một cách nào đó.”

Liesel có thể thề là con bé đã nghe thấy ông nuốt nước bọt. Một tiếng nuốt như một luồng hơi thổi vào khí quản. “Cái xe đẩy sơn của tôi, vài tấm phủ che bụi...”

Liesel bước vào nhà bếp.

“Không phải lúc này, Liesel.” Người nói câu này là Bố, dù ông không nhìn vào con bé. Ông đang nhìn khuôn mặt nhàu nhĩ của mình trong một cái thìa xoay ngược lại. Hai khuỷu tay ông như chôn xuống mặt bàn.

Kẻ trộm sách không rút lui. Nó bước thêm vài bướcnữa rồi ngồi xuống. Đôi tay lạnh giá của con bé sờ soạng tìm cổ tay áo của nó, và một câu nói rơi ra từ miệng con bé. “Anh ấy vẫn chưa chết.” Những từ ngữrơi xuống mặt bàn và tự điều chỉnh vị trí của mình vào ngay chính giữa bàn. Cả ba người đều nhìn chúng. Những niềm hi vọng nửa vời ấy không dám nâng lên mức độ cao hơn. Anh ấy vẫn chưa chết. Anh ấy vẫn chưa chết. Rosa là người tiếp theo mở miệng nói.

“Ai đói rồi nào?”

Có thể thời gian duy nhất trong ngày mà tình trạng ốm yếu của Max không làm người ta đau đớn là vào bữa ăn tối. Không thể chối bỏ được điều này, vì khi ấy cả ba người bọn họ đều ngồi ở chỗ cái bàn đặt trong bếp, thêm một chút bánh mì, thêm một chút súp hay khoai tây. Tất cả đều nghĩ như thế, nhưng không ai nói điều đó ra cả.

Khi đêm xuống, chỉ vài giờ đồng hồ sau, Liesel thức dậy và tự hỏi mình khi trong ngực tim nó vẫn còn đập thình thịch. (Con bé đã học được câu thành ngữ này từ quyển Người mang giấc mơ, quyển sách này về cơ bản là một đối chọi hoàn toàn với quyển Người huýt sáo - đó là quyển sách về một đưa trẻ bị bỏ rơi muốn trở thành một cha xứ). Nó ngồi dậy và hít vào thật sâu bầu không khí lúc ban đêm.

“Liesel?” Bố trở mình. “Cái gì thế?”

“Không có gì đâu Bố ạ, mọi chuyện đều ổn cả,” nhưng ngay khoảnh khắc con bé nói, nó nhìn thấy chính xác điều đã xảy ra trong giấc mơ của nó.