Một chuyện đáng cho họ phải liều lĩnh. Họ chạy trốn khỏi nang vuốt của Khơme Đỏ để bước vào cửa ngõ đầy nguy hiểm của cộng sản Việt Nam. Bốn người ấy gồm Nhek Huon, Nuch Than, San Sanh và Paor Ean, họ đã phải ứa nước mắt khi vượt qua biên giới đầy hồi hộp căng thẳng vào ngày 21 tháng 6 năm 1977. Họ đã phó mặc mạng sống mình vào tay của người chỉ huy, Hun Sen.
Nỗi sợ hãi nhất của họ đã trở thành sự thật: họ đã bị các giới chức quân đội Việt Nam xét hỏi liên tục; họ bị bắt giam ở các nhà giam ở tỉnh Sông Bé. Họ đã sẵn sàng chấp nhận cái chết.
Nhưng rồi, Hun Sen đã thuyết phục được. Ông có thể làm cho những người Việt Nam tin để giúp ông gây dựng lực lượng quân giải phóng.
Khi Khơme Đỏ bị lật đổ vào năm 1979, bốn người này chạy xe vào Phnom Penh như những vị anh hùng chiến thắng. Sự gian nan khổ ải của họ chắc chắn sẽ được người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm của họ đền đáp. Dù cho thời gian trôi qua đã gây ra biết bao sóng gió, nhưng Hun Sen vẫn giữ mãi tình bạn với bốn người ấy. Tình đồng chí ngày xưa vẫn bất diệt.
Một trong bốn người trốn thoát này, Nhek Huon đã leo lên tới chức vụ cao cấp trong quân đội ở Phnom Penh vào năm 1979, ông giữ chức vụ này ở đây cho tới đầu thập niên 1980. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến trường phía tây từ năm 1983 tới 1985, nhưng đã được rút về sau khi bị bệnh sốt rét nặng. Ông được chuyển công tác sang Bộ chỉ huy quân sự của Quân khu II thuộc Kompong Cham làm Tư lệnh phó. Nhưng vì sức khỏe kém, ông lại được phân công trở về Phnom Penh công tác, nơi đây ông đã đề ra hệ thống chiến lược quân sự.
Người rời bỏ hàng ngũ Khơme Đỏ thứ hai, Nuch Than đã được bổ nhiệm đứng đầu cánh những người trẻ trong Đảng Nhân dân Campuchia, một chức vụ mà Hun Sen vì tình đồng chí đã nhường lại cho ông. Sau này, Nuch Than được bổ nhiệm làm phó Tổng giám đốc một nông trường cao su quốc doanh, nhưng ông đã không công tác được bao lâu.
Kể về người thứ ba theo ông là San Sanh, Hun Sen nói “ Trong cuộc tấn công Khơme Đỏ vào năm 1979, San Sanh là tiểu đoàn trưởng, đã đương đầu với Khơme Đỏ tại các chiến tuyến ở tỉnh Battambang”.
San Sanh được chuyển công tác về Bộ Thương mại vào năm 1980 và lên làm Giám đốc Ban thanh tra.
Người trốn thoát thứ tư, Paor Ean được đưa lên giữ chức vụ Cục trưởng hậu cần ở Phnom Penh. Sau này ông rời khỏi Campuchia đi sang phương Tây.
Mặc dù, bốn người này đã hậu thuẫn cho Hun Sen trong thời gian cần thiết, họ không có quyền chức trong chính quyền nữa, nhưng họ luôn có nơi đặc biệt trong trái tim của Hun Sen. Phong cách lãnh đạo và điều hành của Hun Sen dựa vào tình đồng chí, mối quan hệ tình bạn và sự trung thành. Dựa vào các nguyên tắc này, ông đã xây dựng được một mạng lưới những người ủng hộ ông rộng khắp mà họ sẵn sàng chết vì ông.
SỰ THẤT BẠI
Dù cho đối với cha mẹ, ông lúc nào cũng là một chú tiểu vô tư lự, nhưng bây giờ ở tuổi 39, ông đã trải qua nhiều vai trò thật gian nan – một du kích quân của Khơme Đỏ, một người giải phóng, một người cộng sản và là một người đàm phán hòa bình. Bao giờ ông cũng tìm cách khắc phục để giành được thắng lợi vào giai đoạn cuối mỗi sự kiện chính trị. Không có sự kiện nào làm ông thối chí không dám chấp nhận và chịu sự thất bại.
Khi ông nghiên cứu những vấn đề phức tạp liên quan đến công việc của mình, ông đã bổ túc cho quá trình không được học tập chính quy tới nơi tới chốn với ý tưởng thường tình mộc mạc, chất phác và một niềm tin mãnh liệt vào những gì đất nước của ông xứng đáng có được. Sự chín muồi về chính trị của Hun Sen đã đạt tới đỉnh cao bằng việc ký kết hiệp định hòa bình Paris vào năm 1991, đất nước đã có được 22.000 quân trong Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc thuộc Phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (UNTAC). Họ đến Campuchia vào cuối năm 1991 để tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm 1993, lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ. Nhiều đảng phái chính trị đã mọc lên như nấm dưới mặt trời chói chang của mùa hè và tiến hành đường lối vận động tranh cử. Khi họ vận dụng lý lẽ, các luận điệu được loan đi rất nhanh là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang đe dọa các đảng phái khác, thậm chí sẽ giết những người làm việc của họ.
Hun Sen nói “ Điều này hoàn toàn không có. Tôi muốn hỏi tại sao, sau cuộc bầu cử, họ xem đó là cuộc bầu cử tự do và hông gian lận? Vì Đảng CPP bị thất bại, họ không còn dùng từ ‘ đe dọa’ nữa. Nhưng nếu CPP giành thắng lợi họ sẽ tiếp tục dùng lời lẽ này. Thật bất công cho chúng tôi”.
Ông nói thêm “ Sự việc tương tự lại xảy ra cho chúng tôi trong cuộc bầu cử kế tiếp vào năm 1998”.
Trong cuộc bầu cử có nhiều cử tri nhất vào năm 1993, viên chức UNTAC, Reginald Austin điều hành việc tổ chức cuộc bầu cử ấy đã cho biết là Đảng CPP và Khơme Đỏ là nguyên nhân của hầu hết sự đe dọa và bạo lực chính trị. Tình hình lắng dịu cho tới khi Đảng Bảo hoàng Funcinpec bắt đầu mở các văn phòng của đảng này ở nhiều nơi trên đất nước.
Austin, người đã dựng lên cuộc bầu cử theo kiểu phương Tây ở một nước Campuchia thiếu dân chủ, nói “ Khi đảng Funcipec vận động được nhiều cử tri ở các vùng do Đảng CPP kiểm soát, thì đảng này đâm ra nghi ngờ và bắt đầu quấy rối các đảng phái khác. Sự bạo lực chính trị đã xảy ra ở tỉnh Prey Veng, từng là nơi rất bình yên”.
Cho tới thời điểm UNTAC không có bằng chứng rõ ràng để buộc tội Đảng CPP, họ đã quay sang quy trách nhiệm cho phe cánh của Khơme Đỏ về nhiều vụ xô xát. Phạm vi thực sự có các vụ án mạng liên quan đến chính trị nổ ra chỉ ít tháng sau đó, chủ yếu nhắm vào cả Đảng CPP lẫn Khơme Đỏ và ít đả động đến Đảng Funcipec hơn.
Khi kết quả của cuộc bầu cử được tuyên bố vào đầu tháng 6 năm 1993, Đảng Bảo hoàng Funcipec giành được 58 ghế trong Quốc hội, Đảng CPP chiếm 51 ghế. Một đảng viên tích cực của CPP, Chea Sim đã kêu ca rằng mình bị gian lận và viết hàng loạt lá thư chỉ trích gửi tới Liên Hiệp Quốc để khiếu nại về sự gian lận trong bầu cử liên quan đến việc bẻ khóa các thùng phiếu. UNTAC đã bác bỏ hầu như toàn bộ lời tố cáo ấy và đã tuyên bố cuộc bầu cử trên quy mô lớn đã thành công.
Đối với Hun Sen, đay là lần nếm mùi thất bại ê chề đầu tiên, tuy nhiên, dư luận của nhân dân đã nói lên sự thật. Thế nhưng không phải họ đã loại bỏ ông hoàn toàn. Dân chúng vẫn còn tin tưởng ông và đảng của ông, đã ủng hộ khá thỏa đáng với 51 ghế trong Quốc hội, dân chúng coi ông như vị cứu tinh của họ khỏi chế độ diệt chủng. Nhưng họ cũng muốn tạo cho Hoàng tử Ranariddh cơ hội điều hành đất nước và cải thiện đời sống của họ. Họ đã gửi cho Hun Sen một thông điệp trí mạng rằng ông chưa đủ khả năng giải thoát họ khỏi cảnh nghèo nàn thật đáng sợ.
Đối với một người ủng hộ nền dân chủ còn mới mẻ thì thực tại chính trị sẽ phải diễn ra nghiêm túc, và thực tại này đã khiến ông cảm thấy bị đối xử bất công. Cơn thịnh nộ trước đây của ông đã bùng lên.
Hun Sen nói “ Khoảng 1.000 thùng phiếu đã bị bẻ khóa và một số lớn phiếu bầu được tìm thấy ở rải rác bên ngoài thùng. Các nguyên tắc không được chấp hành này đã dẫn tới kết luận là cuộc bầu cử đã bị gian lận”.
Ông cảm thấy các chính sách của UNTA đã chơi gian lận đối với đảng của ông.
Ông nói “ UNTAC đã đưa ra hai sự sửa đổi bổ sung vào luật bầu cử mà không lấy ý kiến của Hội đồng Quốc gia Tối cao (một cơ quan bao gồm bốn phe cánh chính trị chính của Campuchia, và đại diện cho chủ quyền của Campuchia).
Các sửa đổi này đã trao quyền cho các đảng phái chính trị được ký và niêm phong các thùng phiếu, sắp đặt nơi cất các thùng phiếu an toàn vào ban đêm. Do vậy, các đảng này có thể đã được tạo cho cơ hội thoải mái gian lận bằng cách tráo các thùng phiếu.
Hun Sen đã chấp nhận thất bại. Ông xem sự thất bại của mình như dấu ấn về những thiếu sót trong quá khứ. Ông biết mình sẽ phải biến thất bại thành thành công bằng cách nỗ lực làm việc tích cực hơn nữa để giúp cho dân nghèo ở nông thôn. Gần như đã trở thành nhân vật Robin Hood, ông đã vận động các nhà mạnh thường quân đóng góp hậu hĩnh và đầu tư tiền của ồ ạt vào xây dựng trường học, đường sá và các kênh dẫn thủy nhập điền ở khắp nước. Rồi chúng được gọi là “ Đường Hun Sen “, “ Trường Hun Sen “ và “ Kênh thủy lợi Hun Sen “.
Các thành tích lớn lao từ lòng độ lượng của ông đã làm lộ rõ sự thật Hoàng từ Ranariddh, người đã không thực hiện những lời tuyên bố cả quyết của mình và không còn duy trì được thế lực ổn định để theo kịp chương trình tái thiết của Hun Sen, đã làm thay đổi bộ mặt của toàn bộ các làng xã. Khi so sánh với nhau thì công cuộc của Ranariddh ở nông thôn đã bị lu mờ. Vị hoàng tử này đã đánh giá thấp quá trình tái thiết đó và buộc tội Hun Sen đã mua chuộc toàn bộ các làng xã bằng của bố thí. Tuy nhiên, lởi chỉ trích cay độc của họ đã không thuyết phục được những người dân quê nghèo đánh giá Hun Sen như trước kia.