Hồi ký bà Tùng Long

Chương 4 (tt)

Docsach24.com

úc đầu khi viết tiểu thuyết tôi cứ nghĩ là để nuôi con, không ngờ khi cắm cúi viết hằng ngày, có nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải nghĩ là mình có quyền sinh sát đối với những nhân vật tiểu thuyết của mình.

Có lần tôi đang viết một câu chuyện dài, có chiều hướng không cho hai nhân vật yêu nhau đi đến hôn nhân, thì một buổi sáng vừa để cái cặp lên bàn, toan ngồi lại làm việc thì bà Bút Trà - chị dâu của tôi mà cũng là chủ nhiệm của báo Sàigòn Mới lúc bấy giờ - cho người mời tôi vào và nói:

- Thím không định cho Yến và Thanh kết hôn sao?

Thấy tôi cười mà không trả lời thì chị tôi nói:

- Thím nên cho tụi nó kết hôn với nhau, như thế mới hợp tình hợp lý và mới đúng với cái tên tiểu thuyết mà thím đặt Gương Vỡ Lại Lành.

Nhưng chuyện tôi đang viết lại là một chuyện thật - đó là chuyện gia đình của một cô bạn cùng học ở Gia Long nhưng là bạn về vai chị. Khi viết nửa chừng tôi bỗng có ý nghĩ không để cho họ “làm lành”, và để trừng phạt người đàn ông phụ bạc, tôi không cho họ gặp nhau lại. Vì thế sau này in thành sách, tôi đã đổi tên từ Gương Vỡ Lại Lành thành Còn Vương Tơ Lòng.

Viết tiểu thuyết là một nghề mà như một nhà văn Pháp tự hào:

Muốn cho ai chết là chết.

Muốn cho ai sống là sống.

Lại một lần nữa, một bạn đồng nghiệp cùng dạy ở trường Tân Thịnh cũng là độc giả trung thành theo dõi tất cả những tiểu thuyết của tôi trên các báo, gặp tôi ở văn phòng giáo sư đột nhiên hỏi: “Chị định cho kỹ sư Kiệt chết hay sao?”.

Tôi giật mình, bỡ ngỡ không biết kỹ sư Kiệt nào. Nhưng sau đó kịp nhớ ra thì ra ông bạn này nói đến một nhân vật trong tiểu thuyết Bóng Người Xưa mà tôi đang viết. Tôi bật cười hỏi lại: “Anh mà cũng đọc tiểu thuyết của tôi sao? Anh có biết một nhóm nhà văn nghĩ mình là đàn anh nên nói rằng tôi viết văn chỉ như người kể chuyện?”.

Lúc bấy giờ có anh Chỉnh, một giáo sư đậu cử nhân văn khoa vừa ở Pháp về cùng dạy ở trường, Chỉnh còn trẻ và ít tham gia vào câu chuyện của các giáo sư cùng ngồi chờ vào lớp. Nhưng lúc đó anh chợt nói:

- Bộ kể chuyện là không có tài sao? Kể chuyện mà không ai nghe thì sao?

Tôi nói:

- Họ còn nói tôi nghe lỏm những câu chuyện của các nhà văn Pháp rồi viết lại, chứ thậm chí không biết đọc chữ Pháp đó anh.

Các anh ấy cười xòa:

- Thì ra họ ganh tị với chị. Chứ chị dạy môn gì ở đây nào?

Sau này có lần một bà bạn rủ tôi đi nghe một buổi diễn thuyết về đề tài: “nhà văn cũng là một sứ giả gửi một thông điệp đến độc giả”. Diễn đàn là linh mục Thanh Lãng, Hội Văn bút tổ chức. Lúc ấy Phạm Việt Tuyền làm Chủ tịch. Thính giả toàn là hội viên của hội Văn bút cùng một nhóm sinh viên học sinh của các ông Thanh Lãng, Việt Tuyền, và một số nhà văn, nhà báo.

Khi ngồi vào chỗ, chị bạn của tôi, chị Nghệ, một nữ trí thức từng làm chính trị vừa ở Pháp về, nói với tôi:

- Mình không ngờ được dự một buổi nói chuyện lý thú, xem thử họ nói cái gì.

Trong bài diễn thuyết của mình, Thanh Lãng đã đi đến một kết luận đề cao vai trò của nhà văn: Một nhà văn là một sứ giả gởi một thông điệp đến cho độc giả khắp nơi. Vì thế vai trò của nhà văn là một sứ mạng cao quí. Quanh vấn đề này, nhiều người được mời lên phát biểu ý kiến. Toàn là những ông có cấp bằng cao, viết những quyển sách triết học hay những tác phẩm bình luận khó hiểu. Rồi bỗng trong đám thính giả ngồi ở hàng ghế sau cùng, một sinh viên ở một phân khoa nào đó nói giọng Bắc xin lên phát biểu ý kiến. Cậu ta khen những sách lý luận cao siêu và chê các nhà văn tiểu thuyết ở Sàigòn lúc bấy giờ, và nêu tên Dương Hà, Trọng Nguyên và... bà Tùng Long. Thật bất ngờ! Cậu ta bảo tôi không biết một chữ Pháp nào và chỉ nghe người ta kể các chuyện tiểu thuyết Tây rồi viết lại. Viết như vậy thì tại sao lại có báo chịu mua đăng, có độc giả chịu khó đọc?

 

Docsach24.com

Bút Trà (1900 - 1982)

 

Chắc khi nói cậu ta không ngờ trong đám thính giả lại có bà Tùng Long. Trong số người có mặt, còn có Nguyễn Hữu Ngư, nhà văn cộng tác với báo Bách Khoa (ký hiệu Nguyễn Ngu Í) và cũng là đồng nghiệp cùng dạy trường Tân Thịnh với tôi. Nguyễn Hữu Ngư dạy sử địa, còn tôi thì dạy Việt văn và Pháp văn. Cũng có cả Trần Dạ Từ, chồng của Nhã Ca, đang là phóng viên Đài phát thanh Việt Nam lúc bấy giờ, ngồi ở hàng ghế đầu và đang thu thanh buổi diễn thuyết cho đài. Cậu sinh viên này vừa nói xong thì ông Nghiêm Xuân Việt, một luật gia và cũng là một giáo sư trường Đại học Luật khoa, liền đứng ra trả lời vì ông có tên trong Hội Văn bút và cũng là nhóm tổ chức cuộc diễn thuyết ngày hôm ấy. Ông Việt cao giọng tán thành ý kiến của sinh viên nọ là nên đọc những sách thuộc loại nghiên cứu, sách có giá trị văn chương do những nhóm gọi là uyên bác cao thâm sáng tác, bởi họ mới thật là những sứ giả gởi đi các thông điệp cho quốc dân đồng bào. Còn loại sách nhảm nhí như sách của các tác giả mà cậu sinh viên nọ vừa nói xong thì có quyền đừng đọc đến. Ông Việt vừa nói xong thì Nguyễn Hữu Ngư và Trần Dạ Từ đều quay xuống nói với tôi (khi tôi vào giảng đường trường Quốc Gia Âm Nhạc họ có thấy và có chào): “Chị cứ để đó, tụi này sẽ lên trả lời cho chị”.

Nhưng tôi đã đứng lên và lên chỗ bàn thư ký để xin ghi tên phát biểu. Lúc ấy Minh Đức Hoài Trinh ngồi ghi. Minh Đức nhìn tôi cười, còn chị Nghệ thì nói:

- Chị không soạn bài mà dám phát biểu ngay à? Tôi thì không có tài ấy đâu.

Tôi cười và chờ đến phiên mình lên phát biểu. Không chờ đợi, tôi được mời lên ngay, vì ai chớ Phạm Việt Tuyền hay Minh Đức Hoài Trinh thì có lạ gì tôi. Phạm Việt Tuyền cùng dạy ở trường Tân Thịnh với tôi, và khi Phạm Việt Tuyền làm tờ Tự Do thì chính anh đã mời tôi giúp cho một tiểu thuyết và tôi đã viết chuyện Gió Ngàn Phương (đã xuất bản trước 1975).

Tôi còn nhớ rõ hôm ấy tôi mặc bộ áo dài trắng (tôi luôn mặc áo dài trắng khi đi dạy, khi đến các tòa soạn báo hay đi dự lễ hội, dự hội nghị), và sự hiện diện của tôi trước micro đã gây cho hội trường một sự ngạc nhiên, nhất là khi Phạm Việt Tuyền trịnh trọng giới thiệu tôi là một cây bút có nhiều tác phẩm cộng tác với nhiều tờ báo hằng ngày và làm thư ký tòa soạn cho tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn, cộng tác với báo Văn Nghệ Tiền Phong và còn là giáo sư dạy ở các trường tư thục. Hội trường bỗng im bặt và chờ tôi phát biểu. Đầu tiên tôi cảm ơn ban tổ chức cho phép tôi có cơ hội lên để nói vài ý nghĩ thô thiển, và tôi thành thật cám ơn cậu sinh viên vừa phát biểu đã nói đến tôi. Trong đời tôi, chê tôi cũng quí như khen vì giúp tôi có kinh nghiệm tốt hơn khi sử dụng ngòi bút. Xong tôi đi ngay vào đề tài của Thanh Lãng, một nhà văn là một sứ giả gởi thông điệp đến mọi người. Nhưng sứ điệp ấy phải như thế nào để mọi người dù tầng lớp nào cũng có thể đọc hiểu được thì mới có thể tiếp nhận. Chứ những quyển sách viết quá cao, đầy triết lý sâu xa thì đâu phải ai cũng có thể tiếp nhận một cách vui vẻ và nồng nhiệt. Tôi nói tiếp: “Tôi không có khả năng để viết những loại sách cao siêu, cao thật cao ấy (và tôi giơ tay lên ra dấu khỏi đầu) nhưng tại sao tôi lại chấp nhận số phận của người cầm bút? Tôi có đọc một đoạn văn trên một tờ báo Pháp thấy có một nhà văn nam nào đó tuyên bố rằng: “Nếu tôi có một ngai vàng thì tôi sẵn sàng đổi nó để tìm hiểu tâm lý phụ nữ”. Như thế thì tôi, một phụ nữ, tại sao không viết để nói lên tâm lý của phụ nữ? Vì tôi đã trải qua thời kỳ niên thiếu dưới mái ấm gia đình của cha mẹ, bên các em thân yêu, tôi đã từng là một thiếu nữ, tôi hiểu những ước muốn, những buồn vui của giới thiếu nữ, của tuổi mới lớn. Tôi đã từng là một người vợ, một người mẹ. Tôi hiểu tâm sự của người vợ khi gặp cảnh ngộ ngang trái, khi sống trong hạnh phúc, khi nuôi dạy các con, và hiểu những đòi hỏi của các con mình. Tôi lại còn là một cô giáo từng đứng trên bục giảng và tìm hiểu những đôi mắt thơ ngây, vô tư của lũ học trò đang muốn gì, ao ước được những gì. Vì những ước mong thế đó mà tôi mạnh dạn cầm bút. Nói rằng tôi không biết một tiếng Pháp nào, chỉ nghe người ta kể chuyện trong các quyển tiểu thuyết Pháp rồi viết lại, thì nếu được như vậy kể ra tôi cũng có chút tài cỏn con nào đó, vì tôi kể chuyện như vậy mà vẫn có người đọc, người nghe, nhà báo chấp nhận mời viết thì thật là chuyện lạ trên đời phải không các bạn? Về chuyện tôi có đọc được sách Pháp hay không, lúc nãy qua lời giới thiệu của anh Phạm Việt Tuyền chắc các bạn cũng hiểu là lời chỉ trích kia có đúng hay không, tôi không cần đính chính. Nhưng tôi không dám tự phụ mà nói lên rằng thông điệp của tôi gửi cho phụ nữ, cho các bà mẹ, cho các học sinh chắc chắn là được đón nhận. Nếu không vậy làm sao tôi viết, làm sao có người thuê tôi viết? Nói lên cái tâm lý của phụ nữ vì mình là một phụ nữ, tôi đã mạnh dạn nhận lấy vai trò của tôi, một phụ nữ”.

Chỉ có năm phút để phát biểu nên tôi kết luận:

- Qua số thư từ tôi nhận được hằng ngày trong đó phần đông là thư của bạn gái, kế tiếp là thư của độc giả nam, của học sinh sinh viên, tôi chỉ lấy làm lạ là tại sao ông Nghiêm Xuân Việt lại có thể nói rằng những cuốn sách viết dở của các nhà văn như bà Tùng Long, Dương Hà, Trọng Nguyên thì vứt đi đừng đọc là xong. Riêng tôi, gặp một quyển sách ở tầm tay, đọc qua nếu là dở tôi vẫn cố gắng đọc cho hết để thấy nó dở chỗ nào. Một nhà văn ở châu Âu đã viết: “Trong một quyển sách dở vẫn có thể tìm thấy một câu hay hoặc một ý kiến khá”.

Tôi cảm ơn thính giả, ban tổ chức và đi xuống trong tiếng hoan hô vỗ tay của cả thính đường. Khi đi ngang qua hàng ghế của Nguyễn Hữu Ngư và Trần Dạ Từ, cả hai đứng lên nói: “Hoan hô chị Tùng Long!”.

Tôi ngừng lại và nói: “Cảm ơn các anh đòi trả lời cho tôi, nhưng mà chuyện của tôi để tôi nói là phải”.

Sau đó Phạm Việt Tuyền lên nói tiếp lời tôi và kết luận: “Không phải ai gửi thông điệp cũng có người nhận. Ngay Đức giáo hoàng gửi thông điệp cho toàn giáo dân trên thế giới mà vẫn còn có người không chịu tiếp nhận nữa thì sao?”.

Buổi nói chuyện kết thúc lúc 7 giờ tối. Chị Nghệ và tôi ra đường đứng đón taxi về nhà thì ông Nghiêm Xuân Việt chạy theo mời để ông được lấy xe đưa chúng tôi về nhà.

Chị Nghệ vốn có quen với ông Việt liền nhận lời ngay, và tôi xin đỗ xuống đầu hẻm Chu Mạnh Trinh để ông Việt còn đưa chị Nghệ về đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Nguyễn văn Đậu ở Bình Thạnh).

Tôi ít có thì giờ để theo dõi chương trình phát thanh của đài, nhưng sau đó anh Quốc Phong, chủ nhiệm báo Tiếng Vang mà tôi cộng tác, gọi điện thoại cho tôi và nói:

- Đêm qua cháu gái ở nhà nghe đài đến đoạn nói về buổi diễn thuyết của Thanh Lãng có nêu lời phát biểu của chị, nó gọi tôi đến nghe và tôi thật vui mừng thấy chị đã trả lời thật hay và xác đáng.

Tôi cũng cảm thấy vui vui là mình đã có dịp nói lên mục đích viết văn của mình. Tôi chưa bao giờ dám tự hào xưng mình là văn sĩ, nữ sĩ. Tôi chỉ nói tôi viết văn là để nuôi con, chỉ thế thôi. Ngay khi được báo Saigon Time (Thời báo Sài Gòn) phỏng vấn, tôi cũng đã nói tôi viết văn là để nuôi con. Khi nào các con tôi trưởng thành, đứa lớn lo được cho đứa nhỏ thì tôi sẽ nghỉ viết.

Nhưng việc ấy rồi cũng qua đi trong ngay tuần lễ sau đó vì tôi quá bận rộn với công việc dạy học, viết báo. Nào ngờ sau đó vài tuần, vào một buổi tối, ông Nghiêm Xuân Việt đã tìm đến nhà tôi và đưa cho tôi xem số Bách Khoa mới ra, trong ấy có bài chính ông ta viết để xin lỗi về những lời của ông phát biểu trong cuộc diễn thuyết, vô tình đã nói những lời xúc phạm đến tôi. Sau đó tôi mới biết chính ông ta là giáo sư giảng dạy cho con trai tôi Nguyễn Đức Lập đang học năm thứ ba ở Đại học Luật khoa - nhưng việc này ông ta không biết và tôi cũng không cần nói làm gì, vì sau lần gặp gỡ này tôi không còn lần nào khác có dịp gặp ông ta. Nguyễn Hữu Từ làm ở tòa soạn báo Bách Khoa sau đó gặp tôi, tôi có hỏi bộ anh chỉ nhà cho ông Việt hay sao mà ông ta biết vậy? Nguyễn Hữu Ngư cười hì hì và nói: “Chị ở cư xá Chu Mạnh Trinh ai mà không biết, chị không đọc bài báo của Duyên Anh sao? Duyên Anh nói anh ta ở cư xá Chu Mạnh Trinh, cái rốn của vũ trụ”.

Tôi hỏi:

- Tại sao lại là cái rốn của vũ trụ?

- Là vì ở cái cư xá này có lắm nhân tài.

- Ai là nhân tài vậy?

Nguyễn Hữu Ngư chỉ tôi và nói: “Duyên Anh kể Phạm Duy bên lô E cùng với Hồ Anh chủ nhiệm báo Văn Nghệ Tiền Phong. Lô C thì có Năm Châu cùng vợ là Kim Cúc. Lô B có Nguyễn Mạnh Côn, lô F có bà Tùng Long và chồng là thi sĩ Hồng Tiêu, Phan Quang Đán, Hoàng Nguyên, lô G thì có Hoàng Thi Thơ, Văn Quang. Như vậy không phải là cái rốn của vũ trụ là gì? Nơi đây hằng ngày tụ tập nào Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng, các nhà văn, nhà báo, và các nghệ sĩ sân khấu, các nhạc sĩ...”

Tôi nhún vai nói:

- Hân hạnh, hân hạnh. Nhưng nói lớn lối như vậy, chỉ tổ cho thiên hạ ghét.

Nguyễn Hữu Ngư là bạn về vai em của tôi. Tôi thường gọi là Ngư là chú, chú em, nhưng sau này các con tôi có đứa gọi Ngư là anh, vì Ngư cưới Thoại Dung, một cô bạn của cô gái lớn của tôi.

Làng báo lúc bấy giờ có những người thích châm chọc, có dịp là họ viết trêu ghẹo trên các số báo Xuân hay trong mục Chuyện hằng ngày khi thiếu đề tài.

Như trong một tờ báo Xuân, anh Đỉnh cùng làm việc ở trường Tân Thịnh với tôi (anh ở ban giám thị, sau viết cho Văn Nghệ Tiền Phong lấy bút hiệu là Tử Vi Lang) đã viết:

Năm nay mưa thuận gió hòa, ông Đinh văn Khai viết sách, bà Bút Trà làm thơ...

Ý Tử Vi Lang ngạo Đinh văn Khai, chủ nhiệm báo Tiếng Chuông, vì ông này mới ra một quyển sách ký tên mình mà sách ấy lại do người khác viết.

Còn bà Bút Trà, trên báo Sàigòn Mới do bà làm chủ nhiệm năm nào cũng có một bài thơ mừng Xuân đăng ở trang đầu tờ báo Xuân Sàigòn Mới ký tên bà, nhưng lại do ông Bút Trà, chồng bà, một nhà thơ nổi tiếng, viết.

Ngoài Tử Vi Lang còn có Chu Tử, Nguyễn Duy Hinh có dịp là châm biếm dân trong làng báo, cũng như chồng tôi là Hồng Tiêu vớt bút hiệu Như Hoa ở mục Tranh Xã Hội trên mặt báo Sàigòn Mới.

Lẽ dĩ nhiên Tử Vi Lang không bao giờ viết châm biếm tôi vì quá hiểu tôi và là đồng nghiệp ở hai lãnh vực viết báo và dạy học. Trái lại, còn rất nể tôi và khi cưới vợ, có đưa vợ đến thăm tôi. Thỉnh thoảng Lang ghé thăm Hồ Anh bên lô E cũng tạt qua thăm tôi ở lô F. Vả lại sau này, Trịnh Viết Thành, tổng thư ký báo Tiếng Vang, cũng dọn về ở lô F, góp thêm một thành viên cho “cái rốn vũ trụ”.

Nguyễn Duy Hinh trong làng báo có tiếng là tay phá làng phá xóm, ai anh ta cũng dám viết bài kêu đích danh mà chê bai nêu không vừa ý việc làm của họ.

Thế mà hai lần Nguyễn Duy Hinh đề cập đến tôi bị tôi lên tiếng là chấm dứt ngay. Lần đầu không biết có phải là do Tế Xuyên nói về gia đình tôi - Vì có lần Tế Xuyên thất nghiệp, anh Hồng Tiêu của tôi đem về nhà giúp đỡ, còn giới thiệu cho ông Nguyễn văn Sâm để viết tờ báo Đuốc Nhà Nam. Hinh viết là anh Hồng Tiêu không có lương tâm, cưới tôi rồi giao cả bầy con cho tôi nuôi nấng, tôi phải viết bài bù đầu bù cổ trong khi nhà tôi nghêu ngao làm thơ và tụ tập bạn bè chuyện nhảm suốt ngày không làm gì để phụ giúp tôi. Thật ra có ai hiểu được chuyện gia đình tôi, đèn nhà ai nấy sáng mà! Anh Hồng Tiêu không hợp tác với Pháp rồi với Nhật, và sau này với Mỹ. Anh mà cầm lấy cây bút là viết bài chửi lung tung khiến báo bị đóng cửa, riết rồi các ông chủ nhiệm không dám mướn dù họ biết nhà tôi có tài. Đọc thấy những lời của Hinh viết trên báo, tôi liền gọi điện thoại cho Hinh và chỉ nói một câu:

- Anh Hinh, anh lại định nói bậy bạ gì vậy? Đừng nhé, đừng có nghe lời của Tế Xuyên!

Hinh ú ớ qua điện thoại:

- Tôi viết có lợi cho chị.

- Không, cảm ơn!

Thế là bài báo ấy lý ra kéo dài cả bốn kỳ thì chấm dứt nửa chừng.

Một lần nữa, sau khi chính phủ ông Diệm bị đổ do nhóm quân nhân đảo chánh, Quốc hội bị giải tán, Nguyễn Duy Hinh cũng có viết một bài báo nói về cái ghế ba chân của Quốc hội, mà khóa III Quốc hội lại quy tụ được 25 phụ nữ do bà Ngô Đình Nhu mời tham gia, trong ấy có tôi (tôi ứng cử ở Quảng Ngãi, quê chồng tôi). Tôi mong khi đắc cử sẽ làm một việc gì đó có ích cho tỉnh nhà, nơi mà tôi đã sống những năm 1944 đến 1952, đã có được một số học trò. Nhưng vừa đắc cử được một tháng thì chế độ Ngô Đình bị lật đổ, tôi lại trở về làm báo, dạy học như cũ.

Vừa đọc bài của Hinh, tôi liền gọi điện thoại cho Hinh và khuyên Hinh nên chấm dứt bài phóng sự ấy vì công kích làm chi, bươi móc làm gì những phụ nữ bị ép buộc phải ra Quốc hội kỳ ấy? Và tôi có nói với Hinh để tôi viết một bài phóng sự khác trên báo Sàigòn Mới để trần tình...

Hinh nghe lời tôi không viết nữa và tôi cũng biết đây là một thiệt thòi lớn cho Hinh. Vì không viết thì không có tiền, mà Hinh thì rất cần tiền, lúc nào cũng cần vì ăn xài lớn quen rồi.

Sau đó tôi có viết bài phóng sự như tôi đã hứa với Hinh, nhưng vừa viết được hai kỳ, hai kỳ này tôi mới nói về trường hợp của tôi và chị Nguyễn Phước Đại, thì các bà cùng ra khóa III và là phu nhân của các nhân vật thân cận với chế độ Ngô Đình liền chạy tới năn nỉ chị Bút Trà bà đòi gặp tôi để xin tôi đừng viết tiếp nữa.

Còn Chu Tử, anh ta trong những bài “phim hằng ngày” thỉnh thoảng cũng có nhắc đến tôi với giọng hài hước như đã hài hước với bà Châu Phố khóc chồng ở Đà Lạt. Thuở ấy người ta thường nói về Đông Hồ khóc vợ ở Hà Tiên, còn Châu Phố thì khóc chồng ở Đà Lạt. Chu Tử khoe khoang là bà Châu Phố sẽ xuống Sài Gòn hợp tác với Chu Tử để Sống, Yêu và Loạn. Sống, Yêu Loạn là ba quyển tiểu thuyết mà Chu Tử đã viết trên báo Sống và đã xuất bản, thuộc về loại sách bán chạy được người đọc trẻ lúc ấy hưởng ứng nhiệt liệt.

Tôi cũng gọi điện thoại cho Chu Tử - Tôi và Chu Tử không quen, chỉ gặp nhau vài ba lần trong các cuộc họp báo ở Bộ Thông Tin, không ai nói với ai lời nào, chỉ gật đầu chào thôi.

Tôi nói:

- Anh Chu Tử ơi! Anh lại bày trò gì nữa đây? Xin anh cho tôi hai chữ bình an. Tôi viết văn là để nuôi con thôi, không có cái mộng văn sĩ, văn siếc gì đâu.

- Vâng, vâng, chị đã dạy thì xin nghe - Bên kia đầu dây, Chu Tử đã nói như vậy. Chu Tử tuy viết văn đôi khi có giọng thô lỗ, hỗn xược, nhưng bề ngoài phong độ rất nho nhã và lịch sự.

Sau đó có lần Chu Tử đến nhà nhạc sĩ Hoàng Nguyên, cùng ở lô F với tôi, chỉ đối diện cách hai ba nhà, nhờ vợ Hoàng Nguyên, một cây bút ngiệp dư cộng tác với Sống của Chu Tử, đưa qua thăm tôi. Ngoài mục đích thăm viếng, Chu Tử còn nhờ tôi giữ cho tờ báo Sống hai mục như ở báo Tiếng VangSàigòn Mới, là một truyện dài mà mục Tâm Tình Cởi Mở. Chu Tử có bao giờ hạ mình mời tôi như thế vì anh ta tự hào về tờ báo Sống của anh qui tụ toàn những cây bút viết hay, có học thức cao. Tôi nói với anh được mời như thế này tôi rất cảm động và lấy làm hân hạnh, nhưng tôi hỏi lại anh:

- Anh thử nghĩ xem tôi còn thì giờ đâu để mà viết cho Sống nữa chớ? Tiếng Vang rồi Sàigòn Mới, rồi hai tờ báo tuần Văn Nghệ Tiền Phong, Phụ Nữ Diễn Đàn (làm thư ký tòa soạn), Phụ Nữ Ngày Mai với một truyện dài và một truyện ngắn hằng tuần.

Chu Tử thêm:

- Ngoài ra chị còn đi dạy học nữa phải không? Và còn làm cho nhiều hội như Hội Phụ nữ, Bảo vệ Luân lý và các hội phụ huynh có các con chị học.

Tôi nói:

- Đúng thế. Nhưng anh cũng nên hiểu cho, không viết được cho anh, tôi rất tiếc.

Trong thâm tâm tôi, lúc ấy tôi nghĩ và mỉm cười với mình. - Viết cho cái ông trời này, nay mai ổng lại quảng cáo rùm beng bà Tùng Long đã về với báo Sống, để Sống - Yêu và Loạn như ông đã viết về bà Châu Phố, thì có nước bị ông chồng cả ghen của tôi làm tội làm tình cho mà chết.

Nói cho đúng, trong làng báo từ khi tôi vào nghề đến năm 1972 tôi nghỉ viết, anh chị em văn nghệ sĩ đều đối xử với tôi rất tốt, xem tôi như một người chị, vì thật ra ai cần gì thì tôi đều giúp trong khả năng. Tôi sẵn sàng giúp cho một tờ báo mới ra đời một truyện ngắn không cần tiền nhuận bút, hoặc giới thiệu cho một số em út vào làm ở các tờ báo mà tôi hợp tác. Thành ra lúc bấy giờ Nguyễn Ang Ca, Thanh Phong, Hoài Trinh của báo Phụ Nữ Diễn Đàn với bút hiệu chị Ba Sún Răng, Nguyễn Duy Hinh, Tế Xuyên, Hoài Thanh, Huỳnh Thanh Vị... đều xem tôi như một người chị. Anh em trong làng báo đối với tôi thật tử tế.

Có thể nói thời kỳ thành công và phồn thịnh nhất của tôi bắt đầu từ năm 1957 đến năm 1963. Năm 1963, vào khoảng tháng 11 vì có cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, trong làng báo cũng phải chịu một sự thay đổi và khủng hoảng, nên tôi cũng gặp phần khó khăn, nhưng sau đó lấy lại uy tín cũng rất nhanh chóng. Và rồi từ 1964 đến năm 1972, tôi vẫn viết đều đều ra một loạt sách nữa, sau đó mới nghỉ hẳn.

Năm 1963, vì công việc ở nhà báo thu hút quá nhiều thì giờ lại thêm công việc ở các đoàn thể cũng rất bận rộn, nên tôi phải nghỉ dạy, đó là một điều mà tôi rất tiếc. Sức khỏe kém, theo lời bác sĩ Pháp Boucheron đang điều trị cho tôi thì một lá phổi bị nám không thể dạy, vì vậy tôi phải lên Đà Lạt nghỉ một thời gian, và chữa trị xong chỉ còn viết và viết.

Trong thời kỳ phồn thịnh nhất của tôi, có nhiều sự việc đáng ghi lại. Việc thứ nhất là Nhất Linh đã viết về tôi: “Bà Tùng Long là cây bút ăn khách hiện nay”.

Đối với Nhất Linh, lúc nào tôi cũng xem như một bậc đàn anh. Mà thật thế. Khi nhóm Tự Lực Văn Đoàn cùng với báo Ngày Nay, Phong Hóa ra đời thì tôi còn học ở Gia Long và là độc giả trung thành của nhóm này cũng như của báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Tôi đọc tất cả Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thanh Châu, Lê văn Trương... Sau này khi nhóm Tự Lực Văn Đoàn chạy vào miền Nam thì những cây bút này không còn mạnh, và độc giả miền Nam không hâm mộ như lúc trước nữa. Một phần cũng tại nhóm này phần đông là Việt Nam Quốc Dân đảng, hay Đại Việt, mà đất này thì họ khó có chỗ dung thân vì lý do chính trị.

Lúc bấy giờ khi sách được xuất bản, các tác giả thường gửi tặng tôi với những lời ưu ái. Như nhà thơ Thanh Tâm Tuyến với tập thơ đầu tay, sách đóng thật đẹp, đã viết: “Kính tặng chị Tùng Long, một cây bút đang làm mưa làm gió trên văn đàn miền Nam”.

Ôi! Thật là hãnh diện cho tôi khi chính tôi lúc bước vào con đường văn nghiệp đâu dám nghĩ mình là một văn sĩ mà chỉ mong sao đóng góp một phần nào đó xây dựng cho nữ giới và nuôi chín đứa con để chúng trở thành những công dân tốt.

Rồi Ban tổ chức cuộc thi văn chương toàn quốc (miền Nam Việt Nam) lần thứ hai vào năm 1961 hay 1962 mời tôi tham dự trong ban chấm thi. Ban giám khảo năm ấy có anh Đông Hồ, anh Phú Đức, và nhiều người khác nữa mà tôi không nhớ.

Trước đó, khi nghe đến cuộc thi văn chương toàn quốc, tôi có gửi dự thi hai tác phẩm, đó là quyển Bóng Người Xưa và quyển Nhị Lan. Nhưng khi kẹt vào Ban giám khảo, tôi liền rút sách lại không dự thi nữa. Cử chỉ này của tôi được Ban giám khảo ca ngợi, vì lẽ có nhiều người trong Ban giám khảo mà vẫn có sách dự thi và lại được chấm lãnh giải như ở kỳ đầu.

Năm tôi làm giám khảo, có tác phẩm của Nguyễn Vỹ dự thi, có sách của một người nào đó trong nhóm Văn Bút, mà khi phát giải, chị Nguyễn thị Vinh lên lãnh thế vì người ấy đang ở Pháp.

Nhờ có tên trong ban giám khảo cuộc thi văn chương toàn quốc năm ấy mà tôi có thêm uy tín với làng văn làng bút và độc giả thân yêu của tôi. Tuy vậy tôi không hề lấy chuyện này làm hãnh diện, tôi cũng biết sức học của mình đâu bằng ai mà đi chấm môn tiểu thuyết. Có những nhà văn tên tuổi ra đời trước tôi như Nguyễn Vỹ gửi tác phẩm dự thi. Tuy vậy, dù tài sức không bằng ai nhưng đọc một tác phẩm và biết nó hay dở, chắc chắn là tôi làm được.

Sau buổi phát thưởng ở dinh Độc Lập, tôi được ông Nguyễn Đăng Thục tìm đến làm quen do nhà văn và nhà giáo Phạm Việt Tuyền giới thiệu. Ông Thục mời tôi vào hội nghiên cứu của ông, giao tôi phần nghiên cứu tiểu thuyết. Tôi trình bày với ông là tôi bận lắm. Như ông biết, rồi phụ trách nhiều tờ báo hằng ngày và hằng tuần, rồi còn có chân trong nhiều đoàn thể, hội phụ huynh, chắc tôi không đảm đang nổi. Đã vậy là một người phụ nữ, tôi còn nhiệm vụ đối với gia đình.

Ông Thục có lẽ cũng hiểu cho tôi như vậy, nên sau mấy lần hội họp tôi không đến dự được, ông cũng thông cảm cho tôi.

Rồi nhân trong một cuộc họp do Bộ Thông tin tổ chức, lúc ấy bác sĩ Thọ làm giám đốc, bà Bút Trà có một bài thơ mừng sự nhận chức của bác sĩ, nhưng bà lại không dám đọc vì bà nghĩ rằng ai cũng biết bài thơ ấy là của ông Bút Trà làm cho. Bà giỏi về quản lý và điều khiển tờ báo, chớ làm thơ viết văn thì còn ai không biết bà học lực ra sao mà thơ thẩn gì! Bà liền nhờ tôi đọc giùm. Trong một buổi tiệc như vậy, có đông đảo mọi người, tôi làm sao từ chối được, vả lại bà là chị dâu mà cũng là chủ nhiệm của tôi. Thế là tôi đứng lên và trước khi đọc tôi tuyên bố rõ ràng là của chị tôi. Khi tôi đọc xong, tiếng vỗ tay không ngớt, có lẽ họ nghĩ do tôi viết, còn bác sĩ Thọ thì rất vui vì những lời ca ngợi ấy. Sau đó bác sĩ Thọ đã đứng lên bỏ chỗ ghế chủ tọa của mình để xuống ngồi ở bàn của các nhà văn nhà báo. Bác sĩ ngồi gần bên tôi và hỏi thăm tôi về công việc viết lách và đời sống ra sao. Việc này khiến cho nhiều người càng nể tôi, và bà Bút Trà cũng phải thay đổi cách đối xử với tôi sau này.

Nhân chuyện này mà một phóng viên của báo Times ở Sài Gòn là Trần Quân có đến ngỏ ý với tôi muốn viết một bài phóng sự về cuộc đời viết văn của tôi và xin phép tôi cho Trần Quân đến nhà vào một ngày do tôi định. Thế là bài phỏng vấn ấy xuất hiện trên một kỳ báo Times. Với những câu trả lời của tôi, nay ngồi nhớ lại tôi vẫn không quên. Tôi có nói là tôi viết văn như một người thư ký làm có giờ giấc nhất định, không thức khuya dậy sớm vàkhông phải tìm nguồn cảm hứng một cách khó khăn. Tôi có thể viết bất cứ lúc nào và ở chỗ nào khi có nhu cầu. Tôi không dám cho mình là một nữ văn sĩ vì tôi viết văn để nuôi con. Nhưng nói thế không có nghĩa là tôi viết theo thị hiếu của độc giả và sự yêu cầu của các ông chủ báo với mục đích để bán chạy, bán nhiều. Nếu phải viết một quyển sách có phần tụy lạc, hay tình cảm ướt át, thì dù trả tiền cho tôi gấp đôi tôi cũng không viết. Nhưng nếu một tờ báo mới ra đời, tài chính kém cỏi mà nhờ tôi viết cho một truyện ngắn, tôi cũng sẵn sàng viết ngay, không đặt vấn đề tiền bạc.

Bài báo ấy viết rất đặc sắc bằng tiếng Anh, được dịch ra như sau:

Bà Tùng Long và sự tự nhiên được bênh vực

Sự việc xảy ra thật sớm vào buổi sáng trong một cái chòi nằm chen chúc trong những con hẻm của một khoảnh đất ở vùng dân cư đông đúc và nghèo nàn của Sài Gòn. Buổi sáng, mặt trời chiếu trên những nóc nhà một cách yếu ớt, những người dân ở đó còn mơ màng trong giấc ngủ chập chờn vì cuộc sống quá khó khăn, thiếu không khí của những người dân lao động phải thức dậy lo công việc. Khi tiếng gà vừa gáy đợt đầu, một người đàn bà đã già mở cánh cửa của cái chòi và sai một đứa bé trai chạy đi mua cái gì đó cho bà. Mấy phút sau đứa bé chạy về, với hai bàn tay không và sẵn sàng chống đỡ những lời chỉ trích rầy la của bà. Bà ta đã đưa cho nó hai đồng bạc để mua cho bà một tờ báo Sàigòn Mới, tờ báo mà ai cũng biết xuất bản buổi sáng, và thằng bé lại lấy tiền đó để mua một khúc bánh mì cho đỡ đói.

Người đàn bà ấy không dằn được sự tức giận bèn la hét thằng bé, bảo tại sao nó không chịu ăn sáng với cơm như mọi người trong gia đình và để hai đồng bạc ấy mua cho bà một tờ báo. Tờ báo đối với bà thật sự là một bữa điểm tâm tinh thần, cũng như một hơi thuốc lá và một cái tách cà phê đen và nóng vào buổi sáng của những người thượng lưu.

Nếu bạn may mắn và có dịp để hỏi cái gì trong tờ báo đã khiến cho bà quan tâm chiếu cố đến vậy, bà sẽ nói với bạn không một chút ngần ngại là không phải những chuyện tranh đấu không ngừng của Lumumba, hay cuộc tranh chấp không bao giờ chấm dứt của Phoumi và Phouma, và cũng không phải sự ra đời của một hoàng nam kế vị ngai vàng của xứ Iran, mà chỉ là tiểu thuyết ra hằng ngày trên báo của một cây bút nữ được cả nước nghe tên, được cả nước đọc với bút hiệu Bà Tùng Long, một người bạn trung thành của những người nghèo, của những người vô sản trong xã hội Việt Nam của chúng ta hiện giờ.

Không phải là một nhà văn

Bà Tùng Long là một trong rất ít phụ nữ viết văn hiện nay đã gặt hái được sự thành công, bà đã làm cho bao nhiêu con tim của cả nghìn vạn người từ mọi miền đất nước phải hồi hộp, khi bà xuất hiện vào năm 1955 như là một cây bút viết feuilleton nổi tiếng nhất trong kỹ nghệ làm báo lúc bấy giờ. Mặc dù không được giới trí thức (cao cấp) và giới trẻ còn quá vô tư với cuộc đời tiếp nhận, nhưng những tiểu thuyết của bà dễ đọc, dễ hiểu, với những tình tiết khéo léo và hấp dẫn, đã được theo dõi bởi phần đông độc giả của giới bình dân. Những quyển tiểu thuyết mà bà viết trên các báo đều được các nhà xuất bản mua và in thành sách cũng được độc giả hoan nghênh không kém. Độc giả của bà thuộc nhiều thành phần khác nhau, phần đông ở giới lao động, ít học, những người nội trợ muốn tìm cái chìa khóa hạnh phúc, những kẻ không có phương tiện để đến trường nghe lời giảng dạy của các thầy giáo, cả những quân nhân ở những vùng xa xôi hay những thủy thủ thiếu mái ấm gia đình. Mặc dù không có một quyển sách nào của bà được các nhà phê bình đem ra phê bình như một tác phẩm văn học của những nhà văn được coi là trí thức lúc bấy giờ, chính bà Tùng Long cũng tự nhận mình không phải là một nhà văn, mà bà chỉ viết cho những người thiếu học, những người không may mắn đến các trường Trung học Đại học, vậy mà tên tuổi của bà đã giúp bà kiếm được khá nhiều tiền trong cái thế giới làm văn của thời kỳ lúc bấy giờ.

Một tâm hồn nhạy cảm

Ngoài những bộ tiểu thuyết feuilleton mà bà Tùng Long đang viết ở báo Sàigòn Mới và tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn, bà con có những tác phẩm in lại thành sách cả 12 bộ vào năm 1963, đây là một kỳ công mà không một cây bút nữ nào hiện giờ ở đây có thể làm được. Hai tác phẩm được nổi tiếng nhất là Giang San Nhà Chồng Bóng Người Xưa. Quyển thứ nhất nói về một phụ nữ Việt Nam sống trong địa ngục của bà mẹ chồng và gia đình chồng, chịu đựng bao điều khổ sở nhục nhã, nhất là bà mẹ chồng cay nghiệt cổ hủ, cho đến khi cô dâu này với ngày tháng đã chiếm được cảm tình và sự khâm phục của những kẻ đã đầy đọa mình. Quyển thứ hai mô tả cuộc đời sôi động của một đảng viên chánh trị chống lại sự cai trị của ngoại xâm. Nữ đảng viên này lập gia đình với một kỹ sư giàu có để có tiền giúp cho phong trào và các đồng chí trong đảng, nhưng rồi phải bỏ chồng khi cuộc hoạt động không thành vì sự tan rã của các đảng viên trước kẻ thù quá mạnh. Cả hai tiêu biểu cho hai tâm hồn cao thượng trước những khó khăn của một xã hội phong kiến, nhưng vì tác giả phải viết từng ngày một cho báo hằng ngày nên đôi khi lời văn kém sâu sắc, hình ảnh không được chú trọng kỹ càng hơn, tuy vậy vẫn nói lên được những vấn đề hằng ngày của giới phụ nữ, trong gia đình, ngoài xã hội, chuyện tình cảm riêng tư một cách thiết thực và cách đáp ứng lại một cách khôn khéo thông minh, đã làm cho những cuốn tiểu thuyết của bà Tùng Long như những tấm gương hằng ngày của hàng vạn phụ nữ và cả hàng vạn nam giới nữa.

Đến lúc tự động phải cầm bút

Sanh năm 1915 tại Đà Nẵng (Trung phần Việt Nam), Lê thị Bạch Vân, bút hiệu Tùng Long, là chị cả của bảy đứa con trong một gia đình trung lưu. Sau một thời thơ ấu bên bờ biển của một tỉnh lỵ và tại cô đô Huế với giòng sông Hương nước chảy lờ đờ, bà đã theo cha mẹ vào miền Nam và tiếp tục học ở trường Nữ trung học Gia Long nổi tiếng lúc bấy giờ, luôn luôn chiếm giải nhất về hai môn Pháp văn và Việt văn. Nhưng cái điều bà ao ước lúc này khi còn ngồi ghế nhà trường, là trở thành một nữ giáo viên ở một tỉnh yên tĩnh nào đó “có nền trời xanh trên những mái nhà và nơi đó có chim kêu ríu rít trên các cành cây tươi mát...”. Bà đã trở thành một nữ giáo viên vào năm 1934 sau khi thi đậu ra trường. Năm sau bà lập gia đình với nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy. Khi còn đi học bà đã tập tành viết những truyện ngắn, những tùy bút và những bài nói về phụ nữ, bây giờ bà lại viết trong những lúc rảnh rang, nhưng là viết cho mình đọc mà thôi.

Cho đến năm 1951, sau những năm dài đằng đẵng sống trong vùng kháng chiến, làm quen với những thiếu thốn vật chất và sự cô quạnh của những đêm không trăng, trong những hang đá của rừng núi, và những ngày đen tối bên những con đường nhỏ hẹp ngút ngàn của rừng rậm, mà nữ giáo viên tầm thường này nuôi cái mộng phải viết, phải nói lên những gì mà tâm hồn mình đã cảm nhận và con tim rung động.

Trở về Sài Gòn với chồng và các con, bà liền cầm bút viết một cách say sưa và hứng thú, và đã thành công ngay với cuốn tiểu thuyết đầu tay, rồi những quyển liên tiếp trên các báo hằng ngày và hằng tuần. Bà đã chinh phục được một diễn đàn rộng rãi và đến lúc ấy bà liền mở mục Giải Đáp Tâm Tình cho bạn đọc. Mục Gỡ Rối Tơ LòngTâm Tình Cởi Mở như các mục Coeur A Coeur bên các báo La Femme hay Marie Claire của Pháp. Nhờ các mục này mà bà đã làm quen nhiều hơn với các độc giả và những chuyện tâm tình của họ.

Bốn giờ mỗi ngày

Ngày hôm nay, là mẹ của chín đứa con, người đàn bà viết văn này đã ước vào tuổi 45 và vẫn viết thường xuyên, đều đặn mỗi ngày bốn giờ, ngừng ngay khi cuối giờ thứ tư mặc dù đang lúc nguồn cảm hứng đang ở lúc cao độ. Bà nói bà phải ngừng lại theo một thời khóa biểu đã vạch sẵn để lo cho các con và còn một số học trò mà bà đang dạy ở các trường trung học tư thục Sàigòn.

“Tôi không nghĩ rằng mình là một nữ sĩ, một nhà văn, và tôi không bao giờ nghĩ rằng mình có một thực tài như vậy. Tất cả những gì tôi làm là ghi lại những gì tôi đã nghe và thấy xung quanh tôi, để có tiền nuôi các con tôi”. Bà đã xác nhận một cách thành thật như vậy. Có thể bà nên viết một cách sâu sắc hơn, một lối văn trau chuốt hơn với những tình cảm dạt dào của sự sống, bớt đi những lời đối đáp không cần thiết thì bà còn có thể chiếm được một chỗ đứng đáng kính nể hơn trong lịch sử của nền văn chương hiện đại. Nhưng bà cũng như các cây bút nữ khác rất hiếm hoi lúc bấy giờ được độc giả biết đến cũng chỉ vì phương diện tình cảm con người như con đường duy nhất mà họ đeo đuổi để tạo được sự hòa thuận trong các gia đình, sự hòa bình trong xã hội.

Bà Tùng Long có thể tự hào là bà đã nhận lấy trách nhiệm quan trọng khi cầm bút là vạch ra cho phụ nữ đương thời con đường phải đi để được cùng tham gia với nam giới xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ hơn.

Mặc dù bà Tùng Long không nghĩ mình là một nữ sĩ, một nhà văn có biệt tài, nhưng bà thật sự có một quần chúng độc giả đông đảo khắp các miền đất nước và bà đã làm cho bao con tim hồi hộp, chờ đợi một cái kết thúc khéo léo của quyển tiểu thuyết mà bà đang viết từng ngày một và bà cũng đã nổi tiếng trong suốt 20 năm và đảm nhận vai trò của mình, và cũng kiếm được một số tiền không nhỏ với những tác phẩm đã được in lại thành sách mà độc giả vẫn đón nhận một cách nhiệt tình.

Trần Quân (1963)

Trong bài phỏng vấn ấy, tôi có nói với Trần Quân tôi viết văn là để nuôi con. Hiện tôi có tất cả chín đứa, ba đứa ở đại học, ba đứa ở trung học, còn ba đứa sắp vào tiểu học. Khi nào các con lớn của tôi thành tài và ra đời thì tôi sẽ nghỉ viết.

Trần Quân hỏi tôi về tác phẩm mà tôi thích nhất thì tôi nói tôi không thấy một tác phẩm vừa ý, mà chỉ vừa ý một tác phẩm... Nói xong tôi vào bồng con bé út của tôi lúc ấy đã một tuổi ra khoe với Trần Quân. (Bé Phương Chi của tôi, hiện giờ đang ở Đức. Nó sang Tây Đứa năm 1980 và định cư ở đó, học ở trường Điện Tử đậu kỹ sư và lập gia đình với một kỹ sư Việt Nam ở Thụy Sĩ).

Tất cả những bài báo, phỏng vấn hiện tôi không còn, vì năm 1975 tôi đã mất cả một tủ sách có giá trị và rất nhiều tác phẩm, tài liệu của tôi chưa in ra thành sách. Hồi đó trên báo Bách Khoa có phỏng vấn tôi hai lần, một lần về viết văn, một lần về dạy học. Linh Giang trên một tuần báo nào đó cũng có viết một bài về tôi và anh Hồng Tiêu của tôi.

Tôi không phải ngồi nhà mà viết tiểu thuyết, và cũng không phải như Phú Đức, phải nhờ vào ả phù dung để viết những quyển tiểu thuyết dày năm sáu pho với cốt chuyện nhiều tưởng tượng hơn là thực tế. Tôi cũng không phải như Lê văn Trương, như Trương Tửu, như một số nhà văn khác phải mượn rượu để giúp đầu óc có thêm hứng thú. Tôi có rất nhiều đề tài, những đề tài sống thực do các bạn đọc của tôi kể về cuộc đời làm dâu, làm vợ, về những cảnh ngang trái mà con cái phải chịu như cảnh dì ghẻ, con chồng, dượng ghẻ với con riêng của vợ. Còn nữa, còn nhiều nữa, những chuyện yêu thương của tuổi trẻ, những chuyện bơ vơ giữa chợ đời của những kẻ mồ côi... v.v và v.v. Đề tài thì nhiều, viết không sao hết, tài của mình, ngòi bút của mình đâu có chạy kịp với cả trăm nghìn chuyện như thế? Tôi lại được may mắn là viết rất dễ, viết cả chục trang không cần phải sửa. Trước khi viết tôi phải suy nghĩ về đề tài tôi sắp viết cả tháng như vậy, bất cứ lúc nào, ngồi trên taxi đến trường, ngồi giặt đồ ngoài sàn nước, đứng nấu thức ăn cho các con tôi, tôi tập sao cho đầu óc của tôi có nhiều ngăn như cái tủ của tôi, mỗi chuyện tôi viết cho báo này phải ở ngăn nào khi cần đến tôi kéo ngăn ấy ra.

Khi còn đi học, mỗi lần thầy cô cho đề luận, một hai tuần mới nộp bài, trong thời gian ấy tôi luôn suy nghĩ đến cái đề luận. Khi trên đường đến trường, khi ra chơi, vừa thức giấc, tôi liền nghĩ đến cái đề bài ấy, mình phải vô đề như thế nào, kết luận ra sao...

Và khi còn nhỏ, khi tôi tưới cây hay chăm sóc mấy bụi hồng cho cha tôi, tôi vẫn nghĩ đến những bài luận phải làm. Tôi không thích học toàn, chớ thật sự tôi không đến nỗi dốt toán, cho nên có những bài toán tôi cũng phải nghĩ cả tuần.

Tôi tự tập cho tôi giờ giấc làm việc, giờ nào làm việc nào và đêm phải ngủ vào lúc nào và sáng phải dậy mấy giờ, không cần đồng hồ báo thức. Cho đến ngày nay đã trên 80 tuổi, nhưng ngày nào phải dậy 6 giờ để đi bác sĩ là tôi tự động dậy đúng 6 giờ, không cần ai kêu và không cần đồng hồ báo thức.

Tôi làm việc gì cũng có thứ tự và rất ghét một điều là bị ai đó thúc giục. Tôi không làm được việc gì mà bị người ta hối. Vì vậy từ ngày viết feuilleton, tôi không bao giờ để thợ phải hối bài. Ngay khi sắp sanh, tôi cũng chuẩn bị trước bài vở và lần tôi bị mổ, tôi đã nghiêng mình viết vào ngày thứ ba đến nỗi bác sĩ Trần Đình Đệ phải ngạc nhiên.

Tôi tập vừa nghe nhạc vừa viết, vừa dạy con học vừa viết, vừa cả vừa nghe tin tức đài BBC hay VOA vừa viết tiểu thuyết. Tôi ăn uống có giờ giấc và làm việc cũng vậy. Tôi tập có ngăn nắp từ nhỏ, để không bao giờ phải mất thì giờ tìm một cái gì. Ngay bây giờ, khi cần nằm nhiều hơn ngồi, tôi sắp đặt xung quanh trong phòng tôi tất cả những gì mà tôi cần, như cái kéo, con dao, cái ly nước, hộp đồ may, quyển kinh nhật tụng, hay tất cả thuốc men cần uống, hộp giấy viết thư, hũ kẹo, nghĩa là tất cả những gì tôi cần đến là có mà không cần phải sai ai. Tôi rất ghét cái tật sai vặt của nhà tôi hồi đó.

Cho đến ngày nay khi ngồi viết những trang giấy này, tôi cũng vẫn còn giữ được tính ngăn nắp và ít khi làm phiền đến con cái, các cháu, ít sai ai làm những việc nhỏ cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày của tôi... úc đầu khi viết tiểu thuyết tôi cứ nghĩ là để nuôi con, không ngờ khi cắm cúi viết hằng ngày, có nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải nghĩ là mình có quyền sinh sát đối với những nhân vật tiểu thuyết của mình.

Có lần tôi đang viết một câu chuyện dài, có chiều hướng không cho hai nhân vật yêu nhau đi đến hôn nhân, thì một buổi sáng vừa để cái cặp lên bàn, toan ngồi lại làm việc thì bà Bút Trá - chị dâu của tôi mà cũng là chủ nhiệm của báo Sàigòn Mới lúc bấy giờ - cho người mời tôi vào và nói:

- Thím không định cho Yến và Thanh kết hôn sao?

Thấy tôi cười mà không trả lời thì chị tôi nói:

- Thím nên cho tụi nó kết hôn với nhau, như thế mới hợp tình hợp lý và mới đúng với cái tên tiểu thuyết mà thím đặt Gương Vỡ Lại Lành.

Nhưng chuyện tôi đang viết lại là một chuyện thật - đó là chuyện gia đình của một cô bạn cùng học ở Gia Long nhưng là bạn về vai chị. Khi viết nửa chừng tôi bỗng có ý nghĩ không để cho họ “làm lành”, và để trừng phạt người đàn ông phụ bạc, tôi không cho họ gặp nhau lại. Vì thế sau này in thành sách, tôi đã đổi tên từ Gương Vỡ Lại Lành thành Còn Vương Tơ Lòng.

Viết tiểu thuyết là một nghề mà như một nhà văn Pháp tự hào:

Muốn cho ai chết là chết.

Muốn cho ai sống là sống.

Lại một lần nữa, một bạn đồng nghiệp cùng dạy ở trường Tân Thịnh cũng là độc giả trung thành theo dõi tất cả những tiểu thuyết của tôi trên các báo, gặp tôi ở văn phòng giáo sư đột nhiên hỏi: “Chị định cho kỹ sư Kiệt chết hay sao?”.

Tôi giật mình, bỡ ngỡ không biết kỹ sư Kiệt nào. Nhưng sau đó kịp nhớ ra thì ra ông bạn này nói đến một nhân vật trong tiểu thuyết Bóng Người Xưa mà tôi đang viết. Tôi bật cười hỏi lại: “Anh mà cũng đọc tiểu thuyết của tôi sao? Anh có biết một nhóm nhà văn nghĩ mình là đàn anh nên nói rằng tôi viết văn chỉ như người kể chuyện?”.

Lúc bấy giờ có anh Chỉnh, một giáo sư đậu cử nhân văn khoa vừa ở Pháp về cùng dạy ở trường, Chỉnh còn trẻ và ít tham gia vào câu chuyện của các giáo sư cùng ngồi chờ vào lớp. Nhưng lúc đó anh chợt nói:

- Bộ kể chuyện là không có tài sao? Kể chuyện mà không ai nghe thì sao?

Tôi nói:

- Họ còn nói tôi nghe lỏm những câu chuyện của các nhà văn Pháp rồi viết lại, chứ thậm chí không biết đọc chữ Pháp đó anh.

Các anh ấy cười xòa:

- Thì ra họ ganh tị với chị. Chứ chị dạy môn gì ở đây nào?

Sau này có lần một bà bạn rủ tôi đi nghe một buổi diễn thuyết về đề tài: “nhà văn cũng là một sứ giả gửi một thông điệp đến độc giả”. Diễn đàn là linh mục Thanh Lãng, Hội Văn bút tổ chức. Lúc ấy Phạm Việt Tuyền làm Chủ tịch. Thính giả toàn là hội viên của hội Văn bút cùng một nhóm sinh viên học sinh của các ông Thanh Lãng, Việt Tuyền, và một số nhà văn, nhà báo.

Khi ngồi vào chỗ, chị bạn của tôi, chị Nghệ, một nữ trí thức từng làm chính trị vừa ở Pháp về, nói với tôi:

- Mình không ngờ được dự một buổi nói chuyện lý thú, xem thử họ nói cái gì.

Trong bài diễn thuyết của mình, Thanh Lãng đã đi đến một kết luận đề cao vai trò của nhà văn: Một nhà văn là một sứ giả gởi một thông điệp đến cho độc giả khắp nơi. Vì thế vai trò của nhà văn là một sứ mạng cao quí. Quanh vấn đề này, nhiều người được mời lên phát biểu ý kiến. Toàn là những ông có cấp bằng cao, viết những quyển sách triết học hay những tác phẩm bình luận khó hiểu. Rồi bỗng trong đám thính giả ngồi ở hàng ghế sau cùng, một sinh viên ở một phân khoa nào đó nói giọng Bắc xin lên phát biểu ý kiến. Cậu ta khen những sách lý luận cao siêu và chê các nhà văn tiểu thuyết ở Sàigòn lúc bấy giờ, và nêu tên Dương Hà, Trọng Nguyên và... bà Tùng Long. Thật bất ngờ! Cậu ta bảo tôi không biết một chữ Pháp nào và chỉ nghe người ta kể các chuyện tiểu thuyết Tây rồi viết lại. Viết như vậy thì tại sao lại có báo chịu mua đăng, có độc giả chịu khó đọc?

Chắc khi nói cậu ta không ngờ trong đám thính giả lại có bà Tùng Long. Trong số người có mặt, còn có Nguyễn Hữu Ngư, nhà văn cộng tác với báo Bách Khoa (ký hiệu Nguyễn Ngu Í) và cũng là đồng nghiệp cùng dạy trường Tân Thịnh với tôi. Nguyễn Hữu Ngư dạy sử địa, còn tôi thì dạy Việt văn và Pháp văn. Cũng có cả Trần Dạ Từ, chồng của Nhã Ca, đang là phóng viên Đài phát thanh Việt Nam lúc bấy giờ, ngồi ở hàng ghế đầu và đang thu thanh buổi diễn thuyết cho đài. Cậu sinh viên này vừa nói xong thì ông Nghiêm Xuân Việt, một luật gia và cũng là một giáo sư trường Đại học Luật khoa, liền đứng ra trả lời vì ông có tên trong Hội Văn bút và cũng là nhóm tổ chức cuộc diễn thuyết ngày hôm ấy. Ông Việt cao giọng tán thành ý kiến của sinh viên nọ là nên đọc những sách thuộc loại nghiên cứu, sách có giá trị văn chương do những nhóm gọi là uyên bác cao thâm sáng tác, bởi họ mới thật là những sứ giả gởi đi các thông điệp cho quốc dân đồng bào. Còn loại sách nhảm nhí như sách của các tác giả mà cậu sinh viên nọ vừa nói xong thì có quyền đừng đọc đến. Ông Việt vừa nói xong thì Nguyễn Hữu Ngư và Trần Dạ Từ đều quay xuống nói với tôi (khi tôi vào giảng đường trường Quốc Gia Âm Nhạc họ có thấy và có chào): “Chị cứ để đó, tụi này sẽ lên trả lời cho chị”.

Nhưng tôi đã đứng lên và lên chỗ bàn thư ký để xin ghi tên phát biểu. Lúc ấy Minh Đức Hoài Trinh ngồi ghi. Minh Đức nhìn tôi cười, còn chị Nghệ thì nói:

- Chị không soạn bài mà dám phát biểu ngay à? Tôi thì không có tài ấy đâu.

Tôi cười và chờ đến phiên mình lên phát biểu. Không chờ đợi, tôi được mời lên ngay, vì ai chớ Phạm Việt Tuyền hay Minh Đức Hoài Trinh thì có lạ gì tôi. Phạm Việt Tuyền cùng dạy ở trường Tân Thịnh với tôi, và khi Phạm Việt Tuyền làm tờ Tự Do thì chính anh đã mời tôi giúp cho một tiểu thuyết và tôi đã viết chuyện Gió Ngàn Phương (đã xuất bản trước 1975).

Tôi còn nhớ rõ hôm ấy tôi mặc bộ áo dài trắng (tôi luôn mặc áo dài trắng khi đi dạy, khi đến các tòa soạn báo hay đi dự lễ hội, dự hội nghị), và sự hiện diện của tôi trước micro đã gây cho hội trường một sự ngạc nhiên, nhất là khi Phạm Việt Tuyền trịnh trọng giới thiệu tôi là một cây bút có nhiều tác phẩm cộng tác với nhiều tờ báo hằng ngày và làm thư ký tòa soạn cho tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn, cộng tác với báo Văn Nghệ Tiền Phong và còn là giáo sư dạy ở các trường tư thục. Hội trường bỗng im bặt và chờ tôi phát biểu. Đầu tiên tôi cảm ơn ban tổ chức cho phép tôi có cơ hội lên để nói vài ý nghĩ thô thiển, và tôi thành thật cám ơn cậu sinh viên vừa phát biểu đã nói đến tôi. Trong đời tôi, chê tôi cũng quí như khen vì giúp tôi có kinh nghiệm tốt hơn khi sử dụng ngòi bút. Xong tôi đi ngay vào đề tài của Thanh Lãng, một nhà văn là một sứ giả gởi thông điệp đến mọi người. Nhưng sứ điệp ấy phải như thế nào để mọi người dù tầng lớp nào cũng có thể đọc hiểu được thì mới có thể tiếp nhận. Chứ những quyển sách viết quá cao, đầy triết lý sâu xa thì đâu phải ai cũng có thể tiếp nhận một cách vui vẻ và nồng nhiệt. Tôi nói tiếp: “Tôi không có khả năng để viết những loại sách cao siêu, cao thật cao ấy (và tôi giơ tay lên ra dấu khỏi đầu) nhưng tại sao tôi lại chấp nhận số phận của người cầm bút? Tôi có đọc một đoạn văn trên một tờ báo Pháp thấy có một nhà văn nam nào đó tuyên bố rằng: “Nếu tôi có một ngai vàng thì tôi sẵn sàng đổi nó để tìm hiểu tâm lý phụ nữ”. Như thế thì tôi, một phụ nữ, tại sao không viết để nói lên tâm lý của phụ nữ? Vì tôi đã trải qua thời kỳ niên thiếu dưới mái ấm gia đình của cha mẹ, bên các em thân yêu, tôi đã từng là một thiếu nữ, tôi hiểu những ước muốn, những buồn vui của giới thiếu nữ, của tuổi mới lớn. Tôi đã từng là một người vợ, một người mẹ. Tôi hiểu tâm sự của người vợ khi gặp cảnh ngộ ngang trái, khi sống trong hạnh phúc, khi nuôi dạy các con, và hiểu những đòi hỏi của các con mình. Tôi lại còn là một cô giáo từng đứng trên bục giảng và tìm hiểu những đôi mắt thơ ngây, vô tư của lũ học trò đang muốn gì, ao ước được những gì. Vì những ước mong thế đó mà tôi mạnh dạn cầm bút. Nói rằng tôi không biết một tiếng Pháp nào, chỉ nghe người ta kể chuyện trong các quyển tiểu thuyết Pháp rồi viết lại, thì nếu được như vậy kể ra tôi cũng có chút tài cỏn con nào đó, vì tôi kể chuyện như vậy mà vẫn có người đọc, người nghe, nhà báo chấp nhận mời viết thì thật là chuyện lạ trên đời phải không các bạn? Về chuyện tôi có đọc được sách Pháp hay không, lúc nãy qua lời giới thiệu của anh Phạm Việt Tuyền chắc các bạn cũng hiểu là lời chỉ trích kia có đúng hay không, tôi không cần đính chính. Nhưng tôi không dám tự phụ mà nói lên rằng thông điệp của tôi gửi cho phụ nữ, cho các bà mẹ, cho các học sinh chắc chắn là được đón nhận. Nếu không vậy làm sao tôi viết, làm sao có người thuê tôi viết? Nói lên cái tâm lý của phụ nữ vì mình là một phụ nữ, tôi đã mạnh dạn nhận lấy vai trò của tôi, một phụ nữ”.

Chỉ có năm phút để phát biểu nên tôi kết luận:

- Qua số thư từ tôi nhận được hằng ngày trong đó phần đông là thư của bạn gái, kế tiếp là thư của độc giả nam, của học sinh sinh viên, tôi chỉ lấy làm lạ là tại sao ông Nghiêm Xuân Việt lại có thể nói rằng những cuốn sách viết dở của các nhà văn như bà Tùng Long, Dương Hà, Trọng Nguyên thì vứt đi đừng đọc là xong. Riêng tôi, gặp một quyển sách ở tầm tay, đọc qua nếu là dở tôi vẫn cố gắng đọc cho hết để thấy nó dở chỗ nào. Một nhà văn ở châu Âu đã viết: “Trong một quyển sách dở vẫn có thể tìm thấy một câu hay hoặc một ý kiến khá”.

Tôi cảm ơn thính giả, ban tổ chức và đi xuống trong tiếng hoan hô vỗ tay của cả thính đường. Khi đi ngang qua hàng ghế của Nguyễn Hữu Ngư và Trần Dạ Từ, cả hai đứng lên nói: “Hoan hô chị Tùng Long!”.

Tôi ngừng lại và nói: “Cảm ơn các anh đòi trả lời cho tôi, nhưng mà chuyện của tôi để tôi nói là phải”.

Sau đó Phạm Việt Tuyền lên nói tiếp lời tôi và kết luận: “Không phải ai gửi thông điệp cũng có người nhận. Ngay Đức giáo hoàng gửi thông điệp cho toàn giáo dân trên thế giới mà vẫn còn có người không chịu tiếp nhận nữa thì sao?”.

Buổi nói chuyện kết thúc lúc 7 giờ tối. Chị Nghệ và tôi ra đường đứng đón taxi về nhà thì ông Nghiêm Xuân Việt chạy theo mời để ông được lấy xe đưa chúng tôi về nhà.

Chị Nghệ vốn có quen với ông Việt liền nhận lời ngay, và tôi xin đỗ xuống đầu hẻm Chu Mạnh Trinh để ông Việt còn đưa chị Nghệ về đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Nguyễn văn Đậu ở Bình Thạnh).

Tôi ít có thì giờ để theo dõi chương trình phát thanh của đài, nhưng sau đó anh Quốc Phong, chủ nhiệm báo Tiếng Vang mà tôi cộng tác, gọi điện thoại cho tôi và nói:

- Đêm qua cháu gái ở nhà nghe đài đến đoạn nói về buổi diễn thuyết của Thanh Lãng có nêu lời phát biểu của chị, nó gọi tôi đến nghe và tôi thật vui mừng thấy chị đã trả lời thật hay và xác đáng.

Tôi cũng cảm thấy vui vui là mình đã có dịp nói lên mục đích viết văn của mình. Tôi chưa bao giờ dám tự hào xưng mình là văn sĩ, nữ sĩ. Tôi chỉ nói tôi viết văn là để nuôi con, chỉ thế thôi. Ngay khi được báo Saigon Time (Thời báo Sài Gòn) phỏng vấn, tôi cũng đã nói tôi viết văn là để nuôi con. Khi nào các con tôi trưởng thành, đứa lớn lo được cho đứa nhỏ thì tôi sẽ nghỉ viết.

Nhưng việc ấy rồi cũng qua đi trong ngay tuần lễ sau đó vì tôi quá bận rộn với công việc dạy học, viết báo. Nào ngờ sau đó vài tuần, vào một buổi tối, ông Nghiêm Xuân Việt đã tìm đến nhà tôi và đưa cho tôi xem số Bách Khoa mới ra, trong ấy có bài chính ông ta viết để xin lỗi về những lời của ông phát biểu trong cuộc diễn thuyết, vô tình đã nói những lời xúc phạm đến tôi. Sau đó tôi mới biết chính ông ta là giáo sư giảng dạy cho con trai tôi Nguyễn Đức Lập đang học năm thứ ba ở Đại học Luật khoa - nhưng việc này ông ta không biết và tôi cũng không cần nói làm gì, vì sau lần gặp gỡ này tôi không còn lần nào khác có dịp gặp ông ta. Nguyễn Hữu Từ làm ở tòa soạn báo Bách Khoa sau đó gặp tôi, tôi có hỏi bộ anh chỉ nhà cho ông Việt hay sao mà ông ta biết vậy? Nguyễn Hữu Ngư cười hì hì và nói: “Chị ở cư xá Chu Mạnh Trinh ai mà không biết, chị không đọc bài báo của Duyên Anh sao? Duyên Anh nói anh ta ở cư xá Chu Mạnh Trinh, cái rốn của vũ trụ”.

Tôi hỏi:

- Tại sao lại là cái rốn của vũ trụ?

- Là vì ở cái cư xá này có lắm nhân tài.

- Ai là nhân tài vậy?

Nguyễn Hữu Ngư chỉ tôi và nói: “Duyên Anh kể Phạm Duy bên lô E cùng với Hồ Anh chủ nhiệm báo Văn Nghệ Tiền Phong. Lô C thì có Năm Châu cùng vợ là Kim Cúc. Lô B có Nguyễn Mạnh Côn, lô F có bà Tùng Long và chồng là thi sĩ Hồng Tiêu, Phan Quang Đán, Hoàng Nguyên, lô G thì có Hoàng Thi Thơ, Văn Quang. Như vậy không phải là cái rốn của vũ trụ là gì? Nơi đây hằng ngày tụ tập nào Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng, các nhà văn, nhà báo, và các nghệ sĩ sân khấu, các nhạc sĩ...”

Tôi nhún vai nói:

- Hân hạnh, hân hạnh. Nhưng nói lớn lối như vậy, chỉ tổ cho thiên hạ ghét.

Nguyễn Hữu Ngư là bạn về vai em của tôi. Tôi thường gọi là Ngư là chú, chú em, nhưng sau này các con tôi có đứa gọi Ngư là anh, vì Ngư cưới Thoại Dung, một cô bạn của cô gái lớn của tôi.

Làng báo lúc bấy giờ có những người thích châm chọc, có dịp là họ viết trêu ghẹo trên các số báo Xuân hay trong mục Chuyện hằng ngày khi thiếu đề tài.

Như trong một tờ báo Xuân, anh Đỉnh cùng làm việc ở trường Tân Thịnh với tôi (anh ở ban giám thị, sau viết cho Văn Nghệ Tiền Phong lấy bút hiệu là Tử Vi Lang) đã viết:

Năm nay mưa thuận gió hòa, ông Đinh văn Khai viết sách, bà Bút Trà làm thơ...

Ý Tử Vi Lang ngạo Đinh văn Khai, chủ nhiệm báo Tiếng Chuông, vì ông này mới ra một quyển sách ký tên mình mà sách ấy lại do người khác viết.

Còn bà Bút Trà, trên báo Sàigòn Mới do bà làm chủ nhiệm năm nào cũng có một bài thơ mừng Xuân đăng ở trang đầu tờ báo Xuân Sàigòn Mới ký tên bà, nhưng lại do ông Bút Trà, chồng bà, một nhà thơ nổi tiếng, viết.

Ngoài Tử Vi Lang còn có Chu Tử, Nguyễn Duy Hinh có dịp là châm biếm dân trong làng báo, cũng như chồng tôi là Hồng Tiêu vớt bút hiệu Như Hoa ở mục Tranh Xã Hội trên mặt báo Sàigòn Mới.

Lẽ dĩ nhiên Tử Vi Lang không bao giờ viết châm biếm tôi vì quá hiểu tôi và là đồng nghiệp ở hai lãnh vực viết báo và dạy học. Trái lại, còn rất nể tôi và khi cưới vợ, có đưa vợ đến thăm tôi. Thỉnh thoảng Lang ghé thăm Hồ Anh bên lô E cũng tạt qua thăm tôi ở lô F. Vả lại sau này, Trịnh Viết Thành, tổng thư ký báo Tiếng Vang, cũng dọn về ở lô F, góp thêm một thành viên cho “cái rốn vũ trụ”.

Nguyễn Duy Hinh trong làng báo có tiếng là tay phá làng phá xóm, ai anh ta cũng dám viết bài kêu đích danh mà chê bai nêu không vừa ý việc làm của họ.

Thế mà hai lần Nguyễn Duy Hinh đề cập đến tôi bị tôi lên tiếng là chấm dứt ngay. Lần đầu không biết có phải là do Tế Xuyên nói về gia đình tôi - Vì có lần Tế Xuyên thất nghiệp, anh Hồng Tiêu của tôi đem về nhà giúp đỡ, còn giới thiệu cho ông Nguyễn văn Sâm để viết tờ báo Đuốc Nhà Nam. Hinh viết là anh Hồng Tiêu không có lương tâm, cưới tôi rồi giao cả bầy con cho tôi nuôi nấng, tôi phải viết bài bù đầu bù cổ trong khi nhà tôi nghêu ngao làm thơ và tụ tập bạn bè chuyện nhảm suốt ngày không làm gì để phụ giúp tôi. Thật ra có ai hiểu được chuyện gia đình tôi, đèn nhà ai nấy sáng mà! Anh Hồng Tiêu không hợp tác với Pháp rồi với Nhật, và sau này với Mỹ. Anh mà cầm lấy cây bút là viết bài chửi lung tung khiến báo bị đóng cửa, riết rồi các ông chủ nhiệm không dám mướn dù họ biết nhà tôi có tài. Đọc thấy những lời của Hinh viết trên báo, tôi liền gọi điện thoại cho Hinh và chỉ nói một câu:

- Anh Hinh, anh lại định nói bậy bạ gì vậy? Đừng nhé, đừng có nghe lời của Tế Xuyên!

Hinh ú ớ qua điện thoại:

- Tôi viết có lợi cho chị.

- Không, cảm ơn!

Thế là bài báo ấy lý ra kéo dài cả bốn kỳ thì chấm dứt nửa chừng.

Một lần nữa, sau khi chính phủ ông Diệm bị đổ do nhóm quân nhân đảo chánh, Quốc hội bị giải tán, Nguyễn Duy Hinh cũng có viết một bài báo nói về cái ghế ba chân của Quốc hội, mà khóa III Quốc hội lại quy tụ được 25 phụ nữ do bà Ngô Đình Nhu mời tham gia, trong ấy có tôi (tôi ứng cử ở Quảng Ngãi, quê chồng tôi). Tôi mong khi đắc cử sẽ làm một việc gì đó có ích cho tỉnh nhà, nơi mà tôi đã sống những năm 1944 đến 1952, đã có được một số học trò. Nhưng vừa đắc cử được một tháng thì chế độ Ngô Đình bị lật đổ, tôi lại trở về làm báo, dạy học như cũ.

Vừa đọc bài của Hinh, tôi liền gọi điện thoại cho Hinh và khuyên Hinh nên chấm dứt bài phóng sự ấy vì công kích làm chi, bươi móc làm gì những phụ nữ bị ép buộc phải ra Quốc hội kỳ ấy? Và tôi có nói với Hinh để tôi viết một bài phóng sự khác trên báo Sàigòn Mới để trần tình...

Hinh nghe lời tôi không viết nữa và tôi cũng biết đây là một thiệt thòi lớn cho Hinh. Vì không viết thì không có tiền, mà Hinh thì rất cần tiền, lúc nào cũng cần vì ăn xài lớn quen rồi.

Sau đó tôi có viết bài phóng sự như tôi đã hứa với Hinh, nhưng vừa viết được hai kỳ, hai kỳ này tôi mới nói về trường hợp của tôi và chị Nguyễn Phước Đại, thì các bà cùng ra khóa III và là phu nhân của các nhân vật thân cận với chế độ Ngô Đình liền chạy tới năn nỉ chị Bút Trà bà đòi gặp tôi để xin tôi đừng viết tiếp nữa.

Còn Chu Tử, anh ta trong những bài “phim hằng ngày” thỉnh thoảng cũng có nhắc đến tôi với giọng hài hước như đã hài hước với bà Châu Phố khóc chồng ở Đà Lạt. Thuở ấy người ta thường nói về Đông Hồ khóc vợ ở Hà Tiên, còn Châu Phố thì khóc chồng ở Đà Lạt. Chu Tử khoe khoang là bà Châu Phố sẽ xuống Sài Gòn hợp tác với Chu Tử để Sống, Yêu và Loạn. Sống, Yêu Loạn là ba quyển tiểu thuyết mà Chu Tử đã viết trên báo Sống và đã xuất bản, thuộc về loại sách bán chạy được người đọc trẻ lúc ấy hưởng ứng nhiệt liệt.

Tôi cũng gọi điện thoại cho Chu Tử - Tôi và Chu Tử không quen, chỉ gặp nhau vài ba lần trong các cuộc họp báo ở Bộ Thông Tin, không ai nói với ai lời nào, chỉ gật đầu chào thôi.

Tôi nói:

- Anh Chu Tử ơi! Anh lại bày trò gì nữa đây? Xin anh cho tôi hai chữ bình an. Tôi viết văn là để nuôi con thôi, không có cái mộng văn sĩ, văn siếc gì đâu.

- Vâng, vâng, chị đã dạy thì xin nghe - Bên kia đầu dây, Chu Tử đã nói như vậy. Chu Tử tuy viết văn đôi khi có giọng thô lỗ, hỗn xược, nhưng bề ngoài phong độ rất nho nhã và lịch sự.

Sau đó có lần Chu Tử đến nhà nhạc sĩ Hoàng Nguyên, cùng ở lô F với tôi, chỉ đối diện cách hai ba nhà, nhờ vợ Hoàng Nguyên, một cây bút ngiệp dư cộng tác với Sống của Chu Tử, đưa qua thăm tôi. Ngoài mục đích thăm viếng, Chu Tử còn nhờ tôi giữ cho tờ báo Sống hai mục như ở báo Tiếng VangSàigòn Mới, là một truyện dài mà mục Tâm Tình Cởi Mở. Chu Tử có bao giờ hạ mình mời tôi như thế vì anh ta tự hào về tờ báo Sống của anh qui tụ toàn những cây bút viết hay, có học thức cao. Tôi nói với anh được mời như thế này tôi rất cảm động và lấy làm hân hạnh, nhưng tôi hỏi lại anh:

- Anh thử nghĩ xem tôi còn thì giờ đâu để mà viết cho Sống nữa chớ? Tiếng Vang rồi Sàigòn Mới, rồi hai tờ báo tuần Văn Nghệ Tiền Phong, Phụ Nữ Diễn Đàn (làm thư ký tòa soạn), Phụ Nữ Ngày Mai với một truyện dài và một truyện ngắn hằng tuần.

Chu Tử thêm:

- Ngoài ra chị còn đi dạy học nữa phải không? Và còn làm cho nhiều hội như Hội Phụ nữ, Bảo vệ Luân lý và các hội phụ huynh có các con chị học.

Tôi nói:

- Đúng thế. Nhưng anh cũng nên hiểu cho, không viết được cho anh, tôi rất tiếc.

Trong thâm tâm tôi, lúc ấy tôi nghĩ và mỉm cười với mình. - Viết cho cái ông trời này, nay mai ổng lại quảng cáo rùm beng bà Tùng Long đã về với báo Sống, để Sống - Yêu và Loạn như ông đã viết về bà Châu Phố, thì có nước bị ông chồng cả ghen của tôi làm tội làm tình cho mà chết.

Nói cho đúng, trong làng báo từ khi tôi vào nghề đến năm 1972 tôi nghỉ viết, anh chị em văn nghệ sĩ đều đối xử với tôi rất tốt, xem tôi như một người chị, vì thật ra ai cần gì thì tôi đều giúp trong khả năng. Tôi sẵn sàng giúp cho một tờ báo mới ra đời một truyện ngắn không cần tiền nhuận bút, hoặc giới thiệu cho một số em út vào làm ở các tờ báo mà tôi hợp tác. Thành ra lúc bấy giờ Nguyễn Ang Ca, Thanh Phong, Hoài Trinh của báo Phụ Nữ Diễn Đàn với bút hiệu chị Ba Sún Răng, Nguyễn Duy Hinh, Tế Xuyên, Hoài Thanh, Huỳnh Thanh Vị... đều xem tôi như một người chị. Anh em trong làng báo đối với tôi thật tử tế.

Có thể nói thời kỳ thành công và phồn thịnh nhất của tôi bắt đầu từ năm 1957 đến năm 1963. Năm 1963, vào khoảng tháng 11 vì có cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, trong làng báo cũng phải chịu một sự thay đổi và khủng hoảng, nên tôi cũng gặp phần khó khăn, nhưng sau đó lấy lại uy tín cũng rất nhanh chóng. Và rồi từ 1964 đến năm 1972, tôi vẫn viết đều đều ra một loạt sách nữa, sau đó mới nghỉ hẳn.

Năm 1963, vì công việc ở nhà báo thu hút quá nhiều thì giờ lại thêm công việc ở các đoàn thể cũng rất bận rộn, nên tôi phải nghỉ dạy, đó là một điều mà tôi rất tiếc. Sức khỏe kém, theo lời bác sĩ Pháp Boucheron đang điều trị cho tôi thì một lá phổi bị nám không thể dạy, vì vậy tôi phải lên Đà Lạt nghỉ một thời gian, và chữa trị xong chỉ còn viết và viết.

Trong thời kỳ phồn thịnh nhất của tôi, có nhiều sự việc đáng ghi lại. Việc thứ nhất là Nhất Linh đã viết về tôi: “Bà Tùng Long là cây bút ăn khách hiện nay”.

Đối với Nhất Linh, lúc nào tôi cũng xem như một bậc đàn anh. Mà thật thế. Khi nhóm Tự Lực Văn Đoàn cùng với báo Ngày Nay, Phong Hóa ra đời thì tôi còn học ở Gia Long và là độc giả trung thành của nhóm này cũng như của báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Tôi đọc tất cả Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thanh Châu, Lê văn Trương... Sau này khi nhóm Tự Lực Văn Đoàn chạy vào miền Nam thì những cây bút này không còn mạnh, và độc giả miền Nam không hâm mộ như lúc trước nữa. Một phần cũng tại nhóm này phần đông là Việt Nam Quốc Dân đảng, hay Đại Việt, mà đất này thì họ khó có chỗ dung thân vì lý do chính trị.

Lúc bấy giờ khi sách được xuất bản, các tác giả thường gửi tặng tôi với những lời ưu ái. Như nhà thơ Thanh Tâm Tuyến với tập thơ đầu tay, sách đóng thật đẹp, đã viết: “Kính tặng chị Tùng Long, một cây bút đang làm mưa làm gió trên văn đàn miền Nam”.

Ôi! Thật là hãnh diện cho tôi khi chính tôi lúc bước vào con đường văn nghiệp đâu dám nghĩ mình là một văn sĩ mà chỉ mong sao đóng góp một phần nào đó xây dựng cho nữ giới và nuôi chín đứa con để chúng trở thành những công dân tốt.

Rồi Ban tổ chức cuộc thi văn chương toàn quốc (miền Nam Việt Nam) lần thứ hai vào năm 1961 hay 1962 mời tôi tham dự trong ban chấm thi. Ban giám khảo năm ấy có anh Đông Hồ, anh Phú Đức, và nhiều người khác nữa mà tôi không nhớ.

Trước đó, khi nghe đến cuộc thi văn chương toàn quốc, tôi có gửi dự thi hai tác phẩm, đó là quyển Bóng Người Xưa và quyển Nhị Lan. Nhưng khi kẹt vào Ban giám khảo, tôi liền rút sách lại không dự thi nữa. Cử chỉ này của tôi được Ban giám khảo ca ngợi, vì lẽ có nhiều người trong Ban giám khảo mà vẫn có sách dự thi và lại được chấm lãnh giải như ở kỳ đầu.

Năm tôi làm giám khảo, có tác phẩm của Nguyễn Vỹ dự thi, có sách của một người nào đó trong nhóm Văn Bút, mà khi phát giải, chị Nguyễn thị Vinh lên lãnh thế vì người ấy đang ở Pháp.

Nhờ có tên trong ban giám khảo cuộc thi văn chương toàn quốc năm ấy mà tôi có thêm uy tín với làng văn làng bút và độc giả thân yêu của tôi. Tuy vậy tôi không hề lấy chuyện này làm hãnh diện, tôi cũng biết sức học của mình đâu bằng ai mà đi chấm môn tiểu thuyết. Có những nhà văn tên tuổi ra đời trước tôi như Nguyễn Vỹ gửi tác phẩm dự thi. Tuy vậy, dù tài sức không bằng ai nhưng đọc một tác phẩm và biết nó hay dở, chắc chắn là tôi làm được.

Sau buổi phát thưởng ở dinh Độc Lập, tôi được ông Nguyễn Đăng Thục tìm đến làm quen do nhà văn và nhà giáo Phạm Việt Tuyền giới thiệu. Ông Thục mời tôi vào hội nghiên cứu của ông, giao tôi phần nghiên cứu tiểu thuyết. Tôi trình bày với ông là tôi bận lắm. Như ông biết, rồi phụ trách nhiều tờ báo hằng ngày và hằng tuần, rồi còn có chân trong nhiều đoàn thể, hội phụ huynh, chắc tôi không đảm đang nổi. Đã vậy là một người phụ nữ, tôi còn nhiệm vụ đối với gia đình.

Ông Thục có lẽ cũng hiểu cho tôi như vậy, nên sau mấy lần hội họp tôi không đến dự được, ông cũng thông cảm cho tôi.

Rồi nhân trong một cuộc họp do Bộ Thông tin tổ chức, lúc ấy bác sĩ Thọ làm giám đốc, bà Bút Trà có một bài thơ mừng sự nhận chức của bác sĩ, nhưng bà lại không dám đọc vì bà nghĩ rằng ai cũng biết bài thơ ấy là của ông Bút Trà làm cho. Bà giỏi về quản lý và điều khiển tờ báo, chớ làm thơ viết văn thì còn ai không biết bà học lực ra sao mà thơ thẩn gì! Bà liền nhờ tôi đọc giùm. Trong một buổi tiệc như vậy, có đông đảo mọi người, tôi làm sao từ chối được, vả lại bà là chị dâu mà cũng là chủ nhiệm của tôi. Thế là tôi đứng lên và trước khi đọc tôi tuyên bố rõ ràng là của chị tôi. Khi tôi đọc xong, tiếng vỗ tay không ngớt, có lẽ họ nghĩ do tôi viết, còn bác sĩ Thọ thì rất vui vì những lời ca ngợi ấy. Sau đó bác sĩ Thọ đã đứng lên bỏ chỗ ghế chủ tọa của mình để xuống ngồi ở bàn của các nhà văn nhà báo. Bác sĩ ngồi gần bên tôi và hỏi thăm tôi về công việc viết lách và đời sống ra sao. Việc này khiến cho nhiều người càng nể tôi, và bà Bút Trà cũng phải thay đổi cách đối xử với tôi sau này.

Nhân chuyện này mà một phóng viên của báo Times ở Sài Gòn là Trần Quân có đến ngỏ ý với tôi muốn viết một bài phóng sự về cuộc đời viết văn của tôi và xin phép tôi cho Trần Quân đến nhà vào một ngày do tôi định. Thế là bài phỏng vấn ấy xuất hiện trên một kỳ báo Times. Với những câu trả lời của tôi, nay ngồi nhớ lại tôi vẫn không quên. Tôi có nói là tôi viết văn như một người thư ký làm có giờ giấc nhất định, không thức khuya dậy sớm vàkhông phải tìm nguồn cảm hứng một cách khó khăn. Tôi có thể viết bất cứ lúc nào và ở chỗ nào khi có nhu cầu. Tôi không dám cho mình là một nữ văn sĩ vì tôi viết văn để nuôi con. Nhưng nói thế không có nghĩa là tôi viết theo thị hiếu của độc giả và sự yêu cầu của các ông chủ báo với mục đích để bán chạy, bán nhiều. Nếu phải viết một quyển sách có phần tụy lạc, hay tình cảm ướt át, thì dù trả tiền cho tôi gấp đôi tôi cũng không viết. Nhưng nếu một tờ báo mới ra đời, tài chính kém cỏi mà nhờ tôi viết cho một truyện ngắn, tôi cũng sẵn sàng viết ngay, không đặt vấn đề tiền bạc.

Bài báo ấy viết rất đặc sắc bằng tiếng Anh, được dịch ra như sau:

Bà Tùng Long và sự tự nhiên được bênh vực

Sự việc xảy ra thật sớm vào buổi sáng trong một cái chòi nằm chen chúc trong những con hẻm của một khoảnh đất ở vùng dân cư đông đúc và nghèo nàn của Sài Gòn. Buổi sáng, mặt trời chiếu trên những nóc nhà một cách yếu ớt, những người dân ở đó còn mơ màng trong giấc ngủ chập chờn vì cuộc sống quá khó khăn, thiếu không khí của những người dân lao động phải thức dậy lo công việc. Khi tiếng gà vừa gáy đợt đầu, một người đàn bà đã già mở cánh cửa của cái chòi và sai một đứa bé trai chạy đi mua cái gì đó cho bà. Mấy phút sau đứa bé chạy về, với hai bàn tay không và sẵn sàng chống đỡ những lời chỉ trích rầy la của bà. Bà ta đã đưa cho nó hai đồng bạc để mua cho bà một tờ báo Sàigòn Mới, tờ báo mà ai cũng biết xuất bản buổi sáng, và thằng bé lại lấy tiền đó để mua một khúc bánh mì cho đỡ đói.

Người đàn bà ấy không dằn được sự tức giận bèn la hét thằng bé, bảo tại sao nó không chịu ăn sáng với cơm như mọi người trong gia đình và để hai đồng bạc ấy mua cho bà một tờ báo. Tờ báo đối với bà thật sự là một bữa điểm tâm tinh thần, cũng như một hơi thuốc lá và một cái tách cà phê đen và nóng vào buổi sáng của những người thượng lưu.

Nếu bạn may mắn và có dịp để hỏi cái gì trong tờ báo đã khiến cho bà quan tâm chiếu cố đến vậy, bà sẽ nói với bạn không một chút ngần ngại là không phải những chuyện tranh đấu không ngừng của Lumumba, hay cuộc tranh chấp không bao giờ chấm dứt của Phoumi và Phouma, và cũng không phải sự ra đời của một hoàng nam kế vị ngai vàng của xứ Iran, mà chỉ là tiểu thuyết ra hằng ngày trên báo của một cây bút nữ được cả nước nghe tên, được cả nước đọc với bút hiệu Bà Tùng Long, một người bạn trung thành của những người nghèo, của những người vô sản trong xã hội Việt Nam của chúng ta hiện giờ.

Không phải là một nhà văn

Bà Tùng Long là một trong rất ít phụ nữ viết văn hiện nay đã gặt hái được sự thành công, bà đã làm cho bao nhiêu con tim của cả nghìn vạn người từ mọi miền đất nước phải hồi hộp, khi bà xuất hiện vào năm 1955 như là một cây bút viết feuilleton nổi tiếng nhất trong kỹ nghệ làm báo lúc bấy giờ. Mặc dù không được giới trí thức (cao cấp) và giới trẻ còn quá vô tư với cuộc đời tiếp nhận, nhưng những tiểu thuyết của bà dễ đọc, dễ hiểu, với những tình tiết khéo léo và hấp dẫn, đã được theo dõi bởi phần đông độc giả của giới bình dân. Những quyển tiểu thuyết mà bà viết trên các báo đều được các nhà xuất bản mua và in thành sách cũng được độc giả hoan nghênh không kém. Độc giả của bà thuộc nhiều thành phần khác nhau, phần đông ở giới lao động, ít học, những người nội trợ muốn tìm cái chìa khóa hạnh phúc, những kẻ không có phương tiện để đến trường nghe lời giảng dạy của các thầy giáo, cả những quân nhân ở những vùng xa xôi hay những thủy thủ thiếu mái ấm gia đình. Mặc dù không có một quyển sách nào của bà được các nhà phê bình đem ra phê bình như một tác phẩm văn học của những nhà văn được coi là trí thức lúc bấy giờ, chính bà Tùng Long cũng tự nhận mình không phải là một nhà văn, mà bà chỉ viết cho những người thiếu học, những người không may mắn đến các trường Trung học Đại học, vậy mà tên tuổi của bà đã giúp bà kiếm được khá nhiều tiền trong cái thế giới làm văn của thời kỳ lúc bấy giờ.

Một tâm hồn nhạy cảm

Ngoài những bộ tiểu thuyết feuilleton mà bà Tùng Long đang viết ở báo Sàigòn Mới và tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn, bà con có những tác phẩm in lại thành sách cả 12 bộ vào năm 1963, đây là một kỳ công mà không một cây bút nữ nào hiện giờ ở đây có thể làm được. Hai tác phẩm được nổi tiếng nhất là Giang San Nhà Chồng Bóng Người Xưa. Quyển thứ nhất nói về một phụ nữ Việt Nam sống trong địa ngục của bà mẹ chồng và gia đình chồng, chịu đựng bao điều khổ sở nhục nhã, nhất là bà mẹ chồng cay nghiệt cổ hủ, cho đến khi cô dâu này với ngày tháng đã chiếm được cảm tình và sự khâm phục của những kẻ đã đầy đọa mình. Quyển thứ hai mô tả cuộc đời sôi động của một đảng viên chánh trị chống lại sự cai trị của ngoại xâm. Nữ đảng viên này lập gia đình với một kỹ sư giàu có để có tiền giúp cho phong trào và các đồng chí trong đảng, nhưng rồi phải bỏ chồng khi cuộc hoạt động không thành vì sự tan rã của các đảng viên trước kẻ thù quá mạnh. Cả hai tiêu biểu cho hai tâm hồn cao thượng trước những khó khăn của một xã hội phong kiến, nhưng vì tác giả phải viết từng ngày một cho báo hằng ngày nên đôi khi lời văn kém sâu sắc, hình ảnh không được chú trọng kỹ càng hơn, tuy vậy vẫn nói lên được những vấn đề hằng ngày của giới phụ nữ, trong gia đình, ngoài xã hội, chuyện tình cảm riêng tư một cách thiết thực và cách đáp ứng lại một cách khôn khéo thông minh, đã làm cho những cuốn tiểu thuyết của bà Tùng Long như những tấm gương hằng ngày của hàng vạn phụ nữ và cả hàng vạn nam giới nữa.

Đến lúc tự động phải cầm bút

Sanh năm 1915 tại Đà Nẵng (Trung phần Việt Nam), Lê thị Bạch Vân, bút hiệu Tùng Long, là chị cả của bảy đứa con trong một gia đình trung lưu. Sau một thời thơ ấu bên bờ biển của một tỉnh lỵ và tại cô đô Huế với giòng sông Hương nước chảy lờ đờ, bà đã theo cha mẹ vào miền Nam và tiếp tục học ở trường Nữ trung học Gia Long nổi tiếng lúc bấy giờ, luôn luôn chiếm giải nhất về hai môn Pháp văn và Việt văn. Nhưng cái điều bà ao ước lúc này khi còn ngồi ghế nhà trường, là trở thành một nữ giáo viên ở một tỉnh yên tĩnh nào đó “có nền trời xanh trên những mái nhà và nơi đó có chim kêu ríu rít trên các cành cây tươi mát...”. Bà đã trở thành một nữ giáo viên vào năm 1934 sau khi thi đậu ra trường. Năm sau bà lập gia đình với nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy. Khi còn đi học bà đã tập tành viết những truyện ngắn, những tùy bút và những bài nói về phụ nữ, bây giờ bà lại viết trong những lúc rảnh rang, nhưng là viết cho mình đọc mà thôi.

Cho đến năm 1951, sau những năm dài đằng đẵng sống trong vùng kháng chiến, làm quen với những thiếu thốn vật chất và sự cô quạnh của những đêm không trăng, trong những hang đá của rừng núi, và những ngày đen tối bên những con đường nhỏ hẹp ngút ngàn của rừng rậm, mà nữ giáo viên tầm thường này nuôi cái mộng phải viết, phải nói lên những gì mà tâm hồn mình đã cảm nhận và con tim rung động.

Trở về Sài Gòn với chồng và các con, bà liền cầm bút viết một cách say sưa và hứng thú, và đã thành công ngay với cuốn tiểu thuyết đầu tay, rồi những quyển liên tiếp trên các báo hằng ngày và hằng tuần. Bà đã chinh phục được một diễn đàn rộng rãi và đến lúc ấy bà liền mở mục Giải Đáp Tâm Tình cho bạn đọc. Mục Gỡ Rối Tơ LòngTâm Tình Cởi Mở như các mục Coeur A Coeur bên các báo La Femme hay Marie Claire của Pháp. Nhờ các mục này mà bà đã làm quen nhiều hơn với các độc giả và những chuyện tâm tình của họ.

Bốn giờ mỗi ngày

Ngày hôm nay, là mẹ của chín đứa con, người đàn bà viết văn này đã ước vào tuổi 45 và vẫn viết thường xuyên, đều đặn mỗi ngày bốn giờ, ngừng ngay khi cuối giờ thứ tư mặc dù đang lúc nguồn cảm hứng đang ở lúc cao độ. Bà nói bà phải ngừng lại theo một thời khóa biểu đã vạch sẵn để lo cho các con và còn một số học trò mà bà đang dạy ở các trường trung học tư thục Sàigòn.

“Tôi không nghĩ rằng mình là một nữ sĩ, một nhà văn, và tôi không bao giờ nghĩ rằng mình có một thực tài như vậy. Tất cả những gì tôi làm là ghi lại những gì tôi đã nghe và thấy xung quanh tôi, để có tiền nuôi các con tôi”. Bà đã xác nhận một cách thành thật như vậy. Có thể bà nên viết một cách sâu sắc hơn, một lối văn trau chuốt hơn với những tình cảm dạt dào của sự sống, bớt đi những lời đối đáp không cần thiết thì bà còn có thể chiếm được một chỗ đứng đáng kính nể hơn trong lịch sử của nền văn chương hiện đại. Nhưng bà cũng như các cây bút nữ khác rất hiếm hoi lúc bấy giờ được độc giả biết đến cũng chỉ vì phương diện tình cảm con người như con đường duy nhất mà họ đeo đuổi để tạo được sự hòa thuận trong các gia đình, sự hòa bình trong xã hội.

Bà Tùng Long có thể tự hào là bà đã nhận lấy trách nhiệm quan trọng khi cầm bút là vạch ra cho phụ nữ đương thời con đường phải đi để được cùng tham gia với nam giới xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ hơn.

Mặc dù bà Tùng Long không nghĩ mình là một nữ sĩ, một nhà văn có biệt tài, nhưng bà thật sự có một quần chúng độc giả đông đảo khắp các miền đất nước và bà đã làm cho bao con tim hồi hộp, chờ đợi một cái kết thúc khéo léo của quyển tiểu thuyết mà bà đang viết từng ngày một và bà cũng đã nổi tiếng trong suốt 20 năm và đảm nhận vai trò của mình, và cũng kiếm được một số tiền không nhỏ với những tác phẩm đã được in lại thành sách mà độc giả vẫn đón nhận một cách nhiệt tình.

Trần Quân (1963)

Trong bài phỏng vấn ấy, tôi có nói với Trần Quân tôi viết văn là để nuôi con. Hiện tôi có tất cả chín đứa, ba đứa ở đại học, ba đứa ở trung học, còn ba đứa sắp vào tiểu học. Khi nào các con lớn của tôi thành tài và ra đời thì tôi sẽ nghỉ viết.

Trần Quân hỏi tôi về tác phẩm mà tôi thích nhất thì tôi nói tôi không thấy một tác phẩm vừa ý, mà chỉ vừa ý một tác phẩm... Nói xong tôi vào bồng con bé út của tôi lúc ấy đã một tuổi ra khoe với Trần Quân. (Bé Phương Chi của tôi, hiện giờ đang ở Đức. Nó sang Tây Đứa năm 1980 và định cư ở đó, học ở trường Điện Tử đậu kỹ sư và lập gia đình với một kỹ sư Việt Nam ở Thụy Sĩ).

Tất cả những bài báo, phỏng vấn hiện tôi không còn, vì năm 1975 tôi đã mất cả một tủ sách có giá trị và rất nhiều tác phẩm, tài liệu của tôi chưa in ra thành sách. Hồi đó trên báo Bách Khoa có phỏng vấn tôi hai lần, một lần về viết văn, một lần về dạy học. Linh Giang trên một tuần báo nào đó cũng có viết một bài về tôi và anh Hồng Tiêu của tôi.

Tôi không phải ngồi nhà mà viết tiểu thuyết, và cũng không phải như Phú Đức, phải nhờ vào ả phù dung để viết những quyển tiểu thuyết dày năm sáu pho với cốt chuyện nhiều tưởng tượng hơn là thực tế. Tôi cũng không phải như Lê văn Trương, như Trương Tửu, như một số nhà văn khác phải mượn rượu để giúp đầu óc có thêm hứng thú. Tôi có rất nhiều đề tài, những đề tài sống thực do các bạn đọc của tôi kể về cuộc đời làm dâu, làm vợ, về những cảnh ngang trái mà con cái phải chịu như cảnh dì ghẻ, con chồng, dượng ghẻ với con riêng của vợ. Còn nữa, còn nhiều nữa, những chuyện yêu thương của tuổi trẻ, những chuyện bơ vơ giữa chợ đời của những kẻ mồ côi... v.v và v.v. Đề tài thì nhiều, viết không sao hết, tài của mình, ngòi bút của mình đâu có chạy kịp với cả trăm nghìn chuyện như thế? Tôi lại được may mắn là viết rất dễ, viết cả chục trang không cần phải sửa. Trước khi viết tôi phải suy nghĩ về đề tài tôi sắp viết cả tháng như vậy, bất cứ lúc nào, ngồi trên taxi đến trường, ngồi giặt đồ ngoài sàn nước, đứng nấu thức ăn cho các con tôi, tôi tập sao cho đầu óc của tôi có nhiều ngăn như cái tủ của tôi, mỗi chuyện tôi viết cho báo này phải ở ngăn nào khi cần đến tôi kéo ngăn ấy ra.

Khi còn đi học, mỗi lần thầy cô cho đề luận, một hai tuần mới nộp bài, trong thời gian ấy tôi luôn suy nghĩ đến cái đề luận. Khi trên đường đến trường, khi ra chơi, vừa thức giấc, tôi liền nghĩ đến cái đề bài ấy, mình phải vô đề như thế nào, kết luận ra sao...

Và khi còn nhỏ, khi tôi tưới cây hay chăm sóc mấy bụi hồng cho cha tôi, tôi vẫn nghĩ đến những bài luận phải làm. Tôi không thích học toàn, chớ thật sự tôi không đến nỗi dốt toán, cho nên có những bài toán tôi cũng phải nghĩ cả tuần.

Tôi tự tập cho tôi giờ giấc làm việc, giờ nào làm việc nào và đêm phải ngủ vào lúc nào và sáng phải dậy mấy giờ, không cần đồng hồ báo thức. Cho đến ngày nay đã trên 80 tuổi, nhưng ngày nào phải dậy 6 giờ để đi bác sĩ là tôi tự động dậy đúng 6 giờ, không cần ai kêu và không cần đồng hồ báo thức.

Tôi làm việc gì cũng có thứ tự và rất ghét một điều là bị ai đó thúc giục. Tôi không làm được việc gì mà bị người ta hối. Vì vậy từ ngày viết feuilleton, tôi không bao giờ để thợ phải hối bài. Ngay khi sắp sanh, tôi cũng chuẩn bị trước bài vở và lần tôi bị mổ, tôi đã nghiêng mình viết vào ngày thứ ba đến nỗi bác sĩ Trần Đình Đệ phải ngạc nhiên.

Tôi tập vừa nghe nhạc vừa viết, vừa dạy con học vừa viết, vừa cả vừa nghe tin tức đài BBC hay VOA vừa viết tiểu thuyết. Tôi ăn uống có giờ giấc và làm việc cũng vậy. Tôi tập có ngăn nắp từ nhỏ, để không bao giờ phải mất thì giờ tìm một cái gì. Ngay bây giờ, khi cần nằm nhiều hơn ngồi, tôi sắp đặt xung quanh trong phòng tôi tất cả những gì mà tôi cần, như cái kéo, con dao, cái ly nước, hộp đồ may, quyển kinh nhật tụng, hay tất cả thuốc men cần uống, hộp giấy viết thư, hũ kẹo, nghĩa là tất cả những gì tôi cần đến là có mà không cần phải sai ai. Tôi rất ghét cái tật sai vặt của nhà tôi hồi đó.

Cho đến ngày nay khi ngồi viết những trang giấy này, tôi cũng vẫn còn giữ được tính ngăn nắp và ít khi làm phiền đến con cái, các cháu, ít sai ai làm những việc nhỏ cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày của tôi... úc đầu khi viết tiểu thuyết tôi cứ nghĩ là để nuôi con, không ngờ khi cắm cúi viết hằng ngày, có nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải nghĩ là mình có quyền sinh sát đối với những nhân vật tiểu thuyết của mình.

Có lần tôi đang viết một câu chuyện dài, có chiều hướng không cho hai nhân vật yêu nhau đi đến hôn nhân, thì một buổi sáng vừa để cái cặp lên bàn, toan ngồi lại làm việc thì bà Bút Trá - chị dâu của tôi mà cũng là chủ nhiệm của báo Sàigòn Mới lúc bấy giờ - cho người mời tôi vào và nói:

- Thím không định cho Yến và Thanh kết hôn sao?

Thấy tôi cười mà không trả lời thì chị tôi nói:

- Thím nên cho tụi nó kết hôn với nhau, như thế mới hợp tình hợp lý và mới đúng với cái tên tiểu thuyết mà thím đặt Gương Vỡ Lại Lành.

Nhưng chuyện tôi đang viết lại là một chuyện thật - đó là chuyện gia đình của một cô bạn cùng học ở Gia Long nhưng là bạn về vai chị. Khi viết nửa chừng tôi bỗng có ý nghĩ không để cho họ “làm lành”, và để trừng phạt người đàn ông phụ bạc, tôi không cho họ gặp nhau lại. Vì thế sau này in thành sách, tôi đã đổi tên từ Gương Vỡ Lại Lành thành Còn Vương Tơ Lòng.

Viết tiểu thuyết là một nghề mà như một nhà văn Pháp tự hào:

Muốn cho ai chết là chết.

Muốn cho ai sống là sống.

Lại một lần nữa, một bạn đồng nghiệp cùng dạy ở trường Tân Thịnh cũng là độc giả trung thành theo dõi tất cả những tiểu thuyết của tôi trên các báo, gặp tôi ở văn phòng giáo sư đột nhiên hỏi: “Chị định cho kỹ sư Kiệt chết hay sao?”.

Tôi giật mình, bỡ ngỡ không biết kỹ sư Kiệt nào. Nhưng sau đó kịp nhớ ra thì ra ông bạn này nói đến một nhân vật trong tiểu thuyết Bóng Người Xưa mà tôi đang viết. Tôi bật cười hỏi lại: “Anh mà cũng đọc tiểu thuyết của tôi sao? Anh có biết một nhóm nhà văn nghĩ mình là đàn anh nên nói rằng tôi viết văn chỉ như người kể chuyện?”.

Lúc bấy giờ có anh Chỉnh, một giáo sư đậu cử nhân văn khoa vừa ở Pháp về cùng dạy ở trường, Chỉnh còn trẻ và ít tham gia vào câu chuyện của các giáo sư cùng ngồi chờ vào lớp. Nhưng lúc đó anh chợt nói:

- Bộ kể chuyện là không có tài sao? Kể chuyện mà không ai nghe thì sao?

Tôi nói:

- Họ còn nói tôi nghe lỏm những câu chuyện của các nhà văn Pháp rồi viết lại, chứ thậm chí không biết đọc chữ Pháp đó anh.

Các anh ấy cười xòa:

- Thì ra họ ganh tị với chị. Chứ chị dạy môn gì ở đây nào?

Sau này có lần một bà bạn rủ tôi đi nghe một buổi diễn thuyết về đề tài: “nhà văn cũng là một sứ giả gửi một thông điệp đến độc giả”. Diễn đàn là linh mục Thanh Lãng, Hội Văn bút tổ chức. Lúc ấy Phạm Việt Tuyền làm Chủ tịch. Thính giả toàn là hội viên của hội Văn bút cùng một nhóm sinh viên học sinh của các ông Thanh Lãng, Việt Tuyền, và một số nhà văn, nhà báo.

Khi ngồi vào chỗ, chị bạn của tôi, chị Nghệ, một nữ trí thức từng làm chính trị vừa ở Pháp về, nói với tôi:

- Mình không ngờ được dự một buổi nói chuyện lý thú, xem thử họ nói cái gì.

Trong bài diễn thuyết của mình, Thanh Lãng đã đi đến một kết luận đề cao vai trò của nhà văn: Một nhà văn là một sứ giả gởi một thông điệp đến cho độc giả khắp nơi. Vì thế vai trò của nhà văn là một sứ mạng cao quí. Quanh vấn đề này, nhiều người được mời lên phát biểu ý kiến. Toàn là những ông có cấp bằng cao, viết những quyển sách triết học hay những tác phẩm bình luận khó hiểu. Rồi bỗng trong đám thính giả ngồi ở hàng ghế sau cùng, một sinh viên ở một phân khoa nào đó nói giọng Bắc xin lên phát biểu ý kiến. Cậu ta khen những sách lý luận cao siêu và chê các nhà văn tiểu thuyết ở Sàigòn lúc bấy giờ, và nêu tên Dương Hà, Trọng Nguyên và... bà Tùng Long. Thật bất ngờ! Cậu ta bảo tôi không biết một chữ Pháp nào và chỉ nghe người ta kể các chuyện tiểu thuyết Tây rồi viết lại. Viết như vậy thì tại sao lại có báo chịu mua đăng, có độc giả chịu khó đọc?

Chắc khi nói cậu ta không ngờ trong đám thính giả lại có bà Tùng Long. Trong số người có mặt, còn có Nguyễn Hữu Ngư, nhà văn cộng tác với báo Bách Khoa (ký hiệu Nguyễn Ngu Í) và cũng là đồng nghiệp cùng dạy trường Tân Thịnh với tôi. Nguyễn Hữu Ngư dạy sử địa, còn tôi thì dạy Việt văn và Pháp văn. Cũng có cả Trần Dạ Từ, chồng của Nhã Ca, đang là phóng viên Đài phát thanh Việt Nam lúc bấy giờ, ngồi ở hàng ghế đầu và đang thu thanh buổi diễn thuyết cho đài. Cậu sinh viên này vừa nói xong thì ông Nghiêm Xuân Việt, một luật gia và cũng là một giáo sư trường Đại học Luật khoa, liền đứng ra trả lời vì ông có tên trong Hội Văn bút và cũng là nhóm tổ chức cuộc diễn thuyết ngày hôm ấy. Ông Việt cao giọng tán thành ý kiến của sinh viên nọ là nên đọc những sách thuộc loại nghiên cứu, sách có giá trị văn chương do những nhóm gọi là uyên bác cao thâm sáng tác, bởi họ mới thật là những sứ giả gởi đi các thông điệp cho quốc dân đồng bào. Còn loại sách nhảm nhí như sách của các tác giả mà cậu sinh viên nọ vừa nói xong thì có quyền đừng đọc đến. Ông Việt vừa nói xong thì Nguyễn Hữu Ngư và Trần Dạ Từ đều quay xuống nói với tôi (khi tôi vào giảng đường trường Quốc Gia Âm Nhạc họ có thấy và có chào): “Chị cứ để đó, tụi này sẽ lên trả lời cho chị”.

Nhưng tôi đã đứng lên và lên chỗ bàn thư ký để xin ghi tên phát biểu. Lúc ấy Minh Đức Hoài Trinh ngồi ghi. Minh Đức nhìn tôi cười, còn chị Nghệ thì nói:

- Chị không soạn bài mà dám phát biểu ngay à? Tôi thì không có tài ấy đâu.

Tôi cười và chờ đến phiên mình lên phát biểu. Không chờ đợi, tôi được mời lên ngay, vì ai chớ Phạm Việt Tuyền hay Minh Đức Hoài Trinh thì có lạ gì tôi. Phạm Việt Tuyền cùng dạy ở trường Tân Thịnh với tôi, và khi Phạm Việt Tuyền làm tờ Tự Do thì chính anh đã mời tôi giúp cho một tiểu thuyết và tôi đã viết chuyện Gió Ngàn Phương (đã xuất bản trước 1975).

Tôi còn nhớ rõ hôm ấy tôi mặc bộ áo dài trắng (tôi luôn mặc áo dài trắng khi đi dạy, khi đến các tòa soạn báo hay đi dự lễ hội, dự hội nghị), và sự hiện diện của tôi trước micro đã gây cho hội trường một sự ngạc nhiên, nhất là khi Phạm Việt Tuyền trịnh trọng giới thiệu tôi là một cây bút có nhiều tác phẩm cộng tác với nhiều tờ báo hằng ngày và làm thư ký tòa soạn cho tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn, cộng tác với báo Văn Nghệ Tiền Phong và còn là giáo sư dạy ở các trường tư thục. Hội trường bỗng im bặt và chờ tôi phát biểu. Đầu tiên tôi cảm ơn ban tổ chức cho phép tôi có cơ hội lên để nói vài ý nghĩ thô thiển, và tôi thành thật cám ơn cậu sinh viên vừa phát biểu đã nói đến tôi. Trong đời tôi, chê tôi cũng quí như khen vì giúp tôi có kinh nghiệm tốt hơn khi sử dụng ngòi bút. Xong tôi đi ngay vào đề tài của Thanh Lãng, một nhà văn là một sứ giả gởi thông điệp đến mọi người. Nhưng sứ điệp ấy phải như thế nào để mọi người dù tầng lớp nào cũng có thể đọc hiểu được thì mới có thể tiếp nhận. Chứ những quyển sách viết quá cao, đầy triết lý sâu xa thì đâu phải ai cũng có thể tiếp nhận một cách vui vẻ và nồng nhiệt. Tôi nói tiếp: “Tôi không có khả năng để viết những loại sách cao siêu, cao thật cao ấy (và tôi giơ tay lên ra dấu khỏi đầu) nhưng tại sao tôi lại chấp nhận số phận của người cầm bút? Tôi có đọc một đoạn văn trên một tờ báo Pháp thấy có một nhà văn nam nào đó tuyên bố rằng: “Nếu tôi có một ngai vàng thì tôi sẵn sàng đổi nó để tìm hiểu tâm lý phụ nữ”. Như thế thì tôi, một phụ nữ, tại sao không viết để nói lên tâm lý của phụ nữ? Vì tôi đã trải qua thời kỳ niên thiếu dưới mái ấm gia đình của cha mẹ, bên các em thân yêu, tôi đã từng là một thiếu nữ, tôi hiểu những ước muốn, những buồn vui của giới thiếu nữ, của tuổi mới lớn. Tôi đã từng là một người vợ, một người mẹ. Tôi hiểu tâm sự của người vợ khi gặp cảnh ngộ ngang trái, khi sống trong hạnh phúc, khi nuôi dạy các con, và hiểu những đòi hỏi của các con mình. Tôi lại còn là một cô giáo từng đứng trên bục giảng và tìm hiểu những đôi mắt thơ ngây, vô tư của lũ học trò đang muốn gì, ao ước được những gì. Vì những ước mong thế đó mà tôi mạnh dạn cầm bút. Nói rằng tôi không biết một tiếng Pháp nào, chỉ nghe người ta kể chuyện trong các quyển tiểu thuyết Pháp rồi viết lại, thì nếu được như vậy kể ra tôi cũng có chút tài cỏn con nào đó, vì tôi kể chuyện như vậy mà vẫn có người đọc, người nghe, nhà báo chấp nhận mời viết thì thật là chuyện lạ trên đời phải không các bạn? Về chuyện tôi có đọc được sách Pháp hay không, lúc nãy qua lời giới thiệu của anh Phạm Việt Tuyền chắc các bạn cũng hiểu là lời chỉ trích kia có đúng hay không, tôi không cần đính chính. Nhưng tôi không dám tự phụ mà nói lên rằng thông điệp của tôi gửi cho phụ nữ, cho các bà mẹ, cho các học sinh chắc chắn là được đón nhận. Nếu không vậy làm sao tôi viết, làm sao có người thuê tôi viết? Nói lên cái tâm lý của phụ nữ vì mình là một phụ nữ, tôi đã mạnh dạn nhận lấy vai trò của tôi, một phụ nữ”.

Chỉ có năm phút để phát biểu nên tôi kết luận:

- Qua số thư từ tôi nhận được hằng ngày trong đó phần đông là thư của bạn gái, kế tiếp là thư của độc giả nam, của học sinh sinh viên, tôi chỉ lấy làm lạ là tại sao ông Nghiêm Xuân Việt lại có thể nói rằng những cuốn sách viết dở của các nhà văn như bà Tùng Long, Dương Hà, Trọng Nguyên thì vứt đi đừng đọc là xong. Riêng tôi, gặp một quyển sách ở tầm tay, đọc qua nếu là dở tôi vẫn cố gắng đọc cho hết để thấy nó dở chỗ nào. Một nhà văn ở châu Âu đã viết: “Trong một quyển sách dở vẫn có thể tìm thấy một câu hay hoặc một ý kiến khá”.

Tôi cảm ơn thính giả, ban tổ chức và đi xuống trong tiếng hoan hô vỗ tay của cả thính đường. Khi đi ngang qua hàng ghế của Nguyễn Hữu Ngư và Trần Dạ Từ, cả hai đứng lên nói: “Hoan hô chị Tùng Long!”.

Tôi ngừng lại và nói: “Cảm ơn các anh đòi trả lời cho tôi, nhưng mà chuyện của tôi để tôi nói là phải”.

Sau đó Phạm Việt Tuyền lên nói tiếp lời tôi và kết luận: “Không phải ai gửi thông điệp cũng có người nhận. Ngay Đức giáo hoàng gửi thông điệp cho toàn giáo dân trên thế giới mà vẫn còn có người không chịu tiếp nhận nữa thì sao?”.

Buổi nói chuyện kết thúc lúc 7 giờ tối. Chị Nghệ và tôi ra đường đứng đón taxi về nhà thì ông Nghiêm Xuân Việt chạy theo mời để ông được lấy xe đưa chúng tôi về nhà.

Chị Nghệ vốn có quen với ông Việt liền nhận lời ngay, và tôi xin đỗ xuống đầu hẻm Chu Mạnh Trinh để ông Việt còn đưa chị Nghệ về đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Nguyễn văn Đậu ở Bình Thạnh).

Tôi ít có thì giờ để theo dõi chương trình phát thanh của đài, nhưng sau đó anh Quốc Phong, chủ nhiệm báo Tiếng Vang mà tôi cộng tác, gọi điện thoại cho tôi và nói:

- Đêm qua cháu gái ở nhà nghe đài đến đoạn nói về buổi diễn thuyết của Thanh Lãng có nêu lời phát biểu của chị, nó gọi tôi đến nghe và tôi thật vui mừng thấy chị đã trả lời thật hay và xác đáng.

Tôi cũng cảm thấy vui vui là mình đã có dịp nói lên mục đích viết văn của mình. Tôi chưa bao giờ dám tự hào xưng mình là văn sĩ, nữ sĩ. Tôi chỉ nói tôi viết văn là để nuôi con, chỉ thế thôi. Ngay khi được báo Saigon Time (Thời báo Sài Gòn) phỏng vấn, tôi cũng đã nói tôi viết văn là để nuôi con. Khi nào các con tôi trưởng thành, đứa lớn lo được cho đứa nhỏ thì tôi sẽ nghỉ viết.

Nhưng việc ấy rồi cũng qua đi trong ngay tuần lễ sau đó vì tôi quá bận rộn với công việc dạy học, viết báo. Nào ngờ sau đó vài tuần, vào một buổi tối, ông Nghiêm Xuân Việt đã tìm đến nhà tôi và đưa cho tôi xem số Bách Khoa mới ra, trong ấy có bài chính ông ta viết để xin lỗi về những lời của ông phát biểu trong cuộc diễn thuyết, vô tình đã nói những lời xúc phạm đến tôi. Sau đó tôi mới biết chính ông ta là giáo sư giảng dạy cho con trai tôi Nguyễn Đức Lập đang học năm thứ ba ở Đại học Luật khoa - nhưng việc này ông ta không biết và tôi cũng không cần nói làm gì, vì sau lần gặp gỡ này tôi không còn lần nào khác có dịp gặp ông ta. Nguyễn Hữu Từ làm ở tòa soạn báo Bách Khoa sau đó gặp tôi, tôi có hỏi bộ anh chỉ nhà cho ông Việt hay sao mà ông ta biết vậy? Nguyễn Hữu Ngư cười hì hì và nói: “Chị ở cư xá Chu Mạnh Trinh ai mà không biết, chị không đọc bài báo của Duyên Anh sao? Duyên Anh nói anh ta ở cư xá Chu Mạnh Trinh, cái rốn của vũ trụ”.

Tôi hỏi:

- Tại sao lại là cái rốn của vũ trụ?

- Là vì ở cái cư xá này có lắm nhân tài.

- Ai là nhân tài vậy?

Nguyễn Hữu Ngư chỉ tôi và nói: “Duyên Anh kể Phạm Duy bên lô E cùng với Hồ Anh chủ nhiệm báo Văn Nghệ Tiền Phong. Lô C thì có Năm Châu cùng vợ là Kim Cúc. Lô B có Nguyễn Mạnh Côn, lô F có bà Tùng Long và chồng là thi sĩ Hồng Tiêu, Phan Quang Đán, Hoàng Nguyên, lô G thì có Hoàng Thi Thơ, Văn Quang. Như vậy không phải là cái rốn của vũ trụ là gì? Nơi đây hằng ngày tụ tập nào Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng, các nhà văn, nhà báo, và các nghệ sĩ sân khấu, các nhạc sĩ...”

Tôi nhún vai nói:

- Hân hạnh, hân hạnh. Nhưng nói lớn lối như vậy, chỉ tổ cho thiên hạ ghét.

Nguyễn Hữu Ngư là bạn về vai em của tôi. Tôi thường gọi là Ngư là chú, chú em, nhưng sau này các con tôi có đứa gọi Ngư là anh, vì Ngư cưới Thoại Dung, một cô bạn của cô gái lớn của tôi.

Làng báo lúc bấy giờ có những người thích châm chọc, có dịp là họ viết trêu ghẹo trên các số báo Xuân hay trong mục Chuyện hằng ngày khi thiếu đề tài.

Như trong một tờ báo Xuân, anh Đỉnh cùng làm việc ở trường Tân Thịnh với tôi (anh ở ban giám thị, sau viết cho Văn Nghệ Tiền Phong lấy bút hiệu là Tử Vi Lang) đã viết:

Năm nay mưa thuận gió hòa, ông Đinh văn Khai viết sách, bà Bút Trà làm thơ...

Ý Tử Vi Lang ngạo Đinh văn Khai, chủ nhiệm báo Tiếng Chuông, vì ông này mới ra một quyển sách ký tên mình mà sách ấy lại do người khác viết.

Còn bà Bút Trà, trên báo Sàigòn Mới do bà làm chủ nhiệm năm nào cũng có một bài thơ mừng Xuân đăng ở trang đầu tờ báo Xuân Sàigòn Mới ký tên bà, nhưng lại do ông Bút Trà, chồng bà, một nhà thơ nổi tiếng, viết.

Ngoài Tử Vi Lang còn có Chu Tử, Nguyễn Duy Hinh có dịp là châm biếm dân trong làng báo, cũng như chồng tôi là Hồng Tiêu vớt bút hiệu Như Hoa ở mục Tranh Xã Hội trên mặt báo Sàigòn Mới.

Lẽ dĩ nhiên Tử Vi Lang không bao giờ viết châm biếm tôi vì quá hiểu tôi và là đồng nghiệp ở hai lãnh vực viết báo và dạy học. Trái lại, còn rất nể tôi và khi cưới vợ, có đưa vợ đến thăm tôi. Thỉnh thoảng Lang ghé thăm Hồ Anh bên lô E cũng tạt qua thăm tôi ở lô F. Vả lại sau này, Trịnh Viết Thành, tổng thư ký báo Tiếng Vang, cũng dọn về ở lô F, góp thêm một thành viên cho “cái rốn vũ trụ”.

Nguyễn Duy Hinh trong làng báo có tiếng là tay phá làng phá xóm, ai anh ta cũng dám viết bài kêu đích danh mà chê bai nêu không vừa ý việc làm của họ.

Thế mà hai lần Nguyễn Duy Hinh đề cập đến tôi bị tôi lên tiếng là chấm dứt ngay. Lần đầu không biết có phải là do Tế Xuyên nói về gia đình tôi - Vì có lần Tế Xuyên thất nghiệp, anh Hồng Tiêu của tôi đem về nhà giúp đỡ, còn giới thiệu cho ông Nguyễn văn Sâm để viết tờ báo Đuốc Nhà Nam. Hinh viết là anh Hồng Tiêu không có lương tâm, cưới tôi rồi giao cả bầy con cho tôi nuôi nấng, tôi phải viết bài bù đầu bù cổ trong khi nhà tôi nghêu ngao làm thơ và tụ tập bạn bè chuyện nhảm suốt ngày không làm gì để phụ giúp tôi. Thật ra có ai hiểu được chuyện gia đình tôi, đèn nhà ai nấy sáng mà! Anh Hồng Tiêu không hợp tác với Pháp rồi với Nhật, và sau này với Mỹ. Anh mà cầm lấy cây bút là viết bài chửi lung tung khiến báo bị đóng cửa, riết rồi các ông chủ nhiệm không dám mướn dù họ biết nhà tôi có tài. Đọc thấy những lời của Hinh viết trên báo, tôi liền gọi điện thoại cho Hinh và chỉ nói một câu:

- Anh Hinh, anh lại định nói bậy bạ gì vậy? Đừng nhé, đừng có nghe lời của Tế Xuyên!

Hinh ú ớ qua điện thoại:

- Tôi viết có lợi cho chị.

- Không, cảm ơn!

Thế là bài báo ấy lý ra kéo dài cả bốn kỳ thì chấm dứt nửa chừng.

Một lần nữa, sau khi chính phủ ông Diệm bị đổ do nhóm quân nhân đảo chánh, Quốc hội bị giải tán, Nguyễn Duy Hinh cũng có viết một bài báo nói về cái ghế ba chân của Quốc hội, mà khóa III Quốc hội lại quy tụ được 25 phụ nữ do bà Ngô Đình Nhu mời tham gia, trong ấy có tôi (tôi ứng cử ở Quảng Ngãi, quê chồng tôi). Tôi mong khi đắc cử sẽ làm một việc gì đó có ích cho tỉnh nhà, nơi mà tôi đã sống những năm 1944 đến 1952, đã có được một số học trò. Nhưng vừa đắc cử được một tháng thì chế độ Ngô Đình bị lật đổ, tôi lại trở về làm báo, dạy học như cũ.

Vừa đọc bài của Hinh, tôi liền gọi điện thoại cho Hinh và khuyên Hinh nên chấm dứt bài phóng sự ấy vì công kích làm chi, bươi móc làm gì những phụ nữ bị ép buộc phải ra Quốc hội kỳ ấy? Và tôi có nói với Hinh để tôi viết một bài phóng sự khác trên báo Sàigòn Mới để trần tình...

Hinh nghe lời tôi không viết nữa và tôi cũng biết đây là một thiệt thòi lớn cho Hinh. Vì không viết thì không có tiền, mà Hinh thì rất cần tiền, lúc nào cũng cần vì ăn xài lớn quen rồi.

Sau đó tôi có viết bài phóng sự như tôi đã hứa với Hinh, nhưng vừa viết được hai kỳ, hai kỳ này tôi mới nói về trường hợp của tôi và chị Nguyễn Phước Đại, thì các bà cùng ra khóa III và là phu nhân của các nhân vật thân cận với chế độ Ngô Đình liền chạy tới năn nỉ chị Bút Trà bà đòi gặp tôi để xin tôi đừng viết tiếp nữa.

Còn Chu Tử, anh ta trong những bài “phim hằng ngày” thỉnh thoảng cũng có nhắc đến tôi với giọng hài hước như đã hài hước với bà Châu Phố khóc chồng ở Đà Lạt. Thuở ấy người ta thường nói về Đông Hồ khóc vợ ở Hà Tiên, còn Châu Phố thì khóc chồng ở Đà Lạt. Chu Tử khoe khoang là bà Châu Phố sẽ xuống Sài Gòn hợp tác với Chu Tử để Sống, Yêu và Loạn. Sống, Yêu Loạn là ba quyển tiểu thuyết mà Chu Tử đã viết trên báo Sống và đã xuất bản, thuộc về loại sách bán chạy được người đọc trẻ lúc ấy hưởng ứng nhiệt liệt.

Tôi cũng gọi điện thoại cho Chu Tử - Tôi và Chu Tử không quen, chỉ gặp nhau vài ba lần trong các cuộc họp báo ở Bộ Thông Tin, không ai nói với ai lời nào, chỉ gật đầu chào thôi.

Tôi nói:

- Anh Chu Tử ơi! Anh lại bày trò gì nữa đây? Xin anh cho tôi hai chữ bình an. Tôi viết văn là để nuôi con thôi, không có cái mộng văn sĩ, văn siếc gì đâu.

- Vâng, vâng, chị đã dạy thì xin nghe - Bên kia đầu dây, Chu Tử đã nói như vậy. Chu Tử tuy viết văn đôi khi có giọng thô lỗ, hỗn xược, nhưng bề ngoài phong độ rất nho nhã và lịch sự.

Sau đó có lần Chu Tử đến nhà nhạc sĩ Hoàng Nguyên, cùng ở lô F với tôi, chỉ đối diện cách hai ba nhà, nhờ vợ Hoàng Nguyên, một cây bút ngiệp dư cộng tác với Sống của Chu Tử, đưa qua thăm tôi. Ngoài mục đích thăm viếng, Chu Tử còn nhờ tôi giữ cho tờ báo Sống hai mục như ở báo Tiếng VangSàigòn Mới, là một truyện dài mà mục Tâm Tình Cởi Mở. Chu Tử có bao giờ hạ mình mời tôi như thế vì anh ta tự hào về tờ báo Sống của anh qui tụ toàn những cây bút viết hay, có học thức cao. Tôi nói với anh được mời như thế này tôi rất cảm động và lấy làm hân hạnh, nhưng tôi hỏi lại anh:

- Anh thử nghĩ xem tôi còn thì giờ đâu để mà viết cho Sống nữa chớ? Tiếng Vang rồi Sàigòn Mới, rồi hai tờ báo tuần Văn Nghệ Tiền Phong, Phụ Nữ Diễn Đàn (làm thư ký tòa soạn), Phụ Nữ Ngày Mai với một truyện dài và một truyện ngắn hằng tuần.

Chu Tử thêm:

- Ngoài ra chị còn đi dạy học nữa phải không? Và còn làm cho nhiều hội như Hội Phụ nữ, Bảo vệ Luân lý và các hội phụ huynh có các con chị học.

Tôi nói:

- Đúng thế. Nhưng anh cũng nên hiểu cho, không viết được cho anh, tôi rất tiếc.

Trong thâm tâm tôi, lúc ấy tôi nghĩ và mỉm cười với mình. - Viết cho cái ông trời này, nay mai ổng lại quảng cáo rùm beng bà Tùng Long đã về với báo Sống, để Sống - Yêu và Loạn như ông đã viết về bà Châu Phố, thì có nước bị ông chồng cả ghen của tôi làm tội làm tình cho mà chết.

Nói cho đúng, trong làng báo từ khi tôi vào nghề đến năm 1972 tôi nghỉ viết, anh chị em văn nghệ sĩ đều đối xử với tôi rất tốt, xem tôi như một người chị, vì thật ra ai cần gì thì tôi đều giúp trong khả năng. Tôi sẵn sàng giúp cho một tờ báo mới ra đời một truyện ngắn không cần tiền nhuận bút, hoặc giới thiệu cho một số em út vào làm ở các tờ báo mà tôi hợp tác. Thành ra lúc bấy giờ Nguyễn Ang Ca, Thanh Phong, Hoài Trinh của báo Phụ Nữ Diễn Đàn với bút hiệu chị Ba Sún Răng, Nguyễn Duy Hinh, Tế Xuyên, Hoài Thanh, Huỳnh Thanh Vị... đều xem tôi như một người chị. Anh em trong làng báo đối với tôi thật tử tế.

Có thể nói thời kỳ thành công và phồn thịnh nhất của tôi bắt đầu từ năm 1957 đến năm 1963. Năm 1963, vào khoảng tháng 11 vì có cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, trong làng báo cũng phải chịu một sự thay đổi và khủng hoảng, nên tôi cũng gặp phần khó khăn, nhưng sau đó lấy lại uy tín cũng rất nhanh chóng. Và rồi từ 1964 đến năm 1972, tôi vẫn viết đều đều ra một loạt sách nữa, sau đó mới nghỉ hẳn.

Năm 1963, vì công việc ở nhà báo thu hút quá nhiều thì giờ lại thêm công việc ở các đoàn thể cũng rất bận rộn, nên tôi phải nghỉ dạy, đó là một điều mà tôi rất tiếc. Sức khỏe kém, theo lời bác sĩ Pháp Boucheron đang điều trị cho tôi thì một lá phổi bị nám không thể dạy, vì vậy tôi phải lên Đà Lạt nghỉ một thời gian, và chữa trị xong chỉ còn viết và viết.

Trong thời kỳ phồn thịnh nhất của tôi, có nhiều sự việc đáng ghi lại. Việc thứ nhất là Nhất Linh đã viết về tôi: “Bà Tùng Long là cây bút ăn khách hiện nay”.

Đối với Nhất Linh, lúc nào tôi cũng xem như một bậc đàn anh. Mà thật thế. Khi nhóm Tự Lực Văn Đoàn cùng với báo Ngày Nay, Phong Hóa ra đời thì tôi còn học ở Gia Long và là độc giả trung thành của nhóm này cũng như của báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Tôi đọc tất cả Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thanh Châu, Lê văn Trương... Sau này khi nhóm Tự Lực Văn Đoàn chạy vào miền Nam thì những cây bút này không còn mạnh, và độc giả miền Nam không hâm mộ như lúc trước nữa. Một phần cũng tại nhóm này phần đông là Việt Nam Quốc Dân đảng, hay Đại Việt, mà đất này thì họ khó có chỗ dung thân vì lý do chính trị.

Lúc bấy giờ khi sách được xuất bản, các tác giả thường gửi tặng tôi với những lời ưu ái. Như nhà thơ Thanh Tâm Tuyến với tập thơ đầu tay, sách đóng thật đẹp, đã viết: “Kính tặng chị Tùng Long, một cây bút đang làm mưa làm gió trên văn đàn miền Nam”.

Ôi! Thật là hãnh diện cho tôi khi chính tôi lúc bước vào con đường văn nghiệp đâu dám nghĩ mình là một văn sĩ mà chỉ mong sao đóng góp một phần nào đó xây dựng cho nữ giới và nuôi chín đứa con để chúng trở thành những công dân tốt.

Rồi Ban tổ chức cuộc thi văn chương toàn quốc (miền Nam Việt Nam) lần thứ hai vào năm 1961 hay 1962 mời tôi tham dự trong ban chấm thi. Ban giám khảo năm ấy có anh Đông Hồ, anh Phú Đức, và nhiều người khác nữa mà tôi không nhớ.

Trước đó, khi nghe đến cuộc thi văn chương toàn quốc, tôi có gửi dự thi hai tác phẩm, đó là quyển Bóng Người Xưa và quyển Nhị Lan. Nhưng khi kẹt vào Ban giám khảo, tôi liền rút sách lại không dự thi nữa. Cử chỉ này của tôi được Ban giám khảo ca ngợi, vì lẽ có nhiều người trong Ban giám khảo mà vẫn có sách dự thi và lại được chấm lãnh giải như ở kỳ đầu.

Năm tôi làm giám khảo, có tác phẩm của Nguyễn Vỹ dự thi, có sách của một người nào đó trong nhóm Văn Bút, mà khi phát giải, chị Nguyễn thị Vinh lên lãnh thế vì người ấy đang ở Pháp.

Nhờ có tên trong ban giám khảo cuộc thi văn chương toàn quốc năm ấy mà tôi có thêm uy tín với làng văn làng bút và độc giả thân yêu của tôi. Tuy vậy tôi không hề lấy chuyện này làm hãnh diện, tôi cũng biết sức học của mình đâu bằng ai mà đi chấm môn tiểu thuyết. Có những nhà văn tên tuổi ra đời trước tôi như Nguyễn Vỹ gửi tác phẩm dự thi. Tuy vậy, dù tài sức không bằng ai nhưng đọc một tác phẩm và biết nó hay dở, chắc chắn là tôi làm được.

Sau buổi phát thưởng ở dinh Độc Lập, tôi được ông Nguyễn Đăng Thục tìm đến làm quen do nhà văn và nhà giáo Phạm Việt Tuyền giới thiệu. Ông Thục mời tôi vào hội nghiên cứu của ông, giao tôi phần nghiên cứu tiểu thuyết. Tôi trình bày với ông là tôi bận lắm. Như ông biết, rồi phụ trách nhiều tờ báo hằng ngày và hằng tuần, rồi còn có chân trong nhiều đoàn thể, hội phụ huynh, chắc tôi không đảm đang nổi. Đã vậy là một người phụ nữ, tôi còn nhiệm vụ đối với gia đình.

Ông Thục có lẽ cũng hiểu cho tôi như vậy, nên sau mấy lần hội họp tôi không đến dự được, ông cũng thông cảm cho tôi.

Rồi nhân trong một cuộc họp do Bộ Thông tin tổ chức, lúc ấy bác sĩ Thọ làm giám đốc, bà Bút Trà có một bài thơ mừng sự nhận chức của bác sĩ, nhưng bà lại không dám đọc vì bà nghĩ rằng ai cũng biết bài thơ ấy là của ông Bút Trà làm cho. Bà giỏi về quản lý và điều khiển tờ báo, chớ làm thơ viết văn thì còn ai không biết bà học lực ra sao mà thơ thẩn gì! Bà liền nhờ tôi đọc giùm. Trong một buổi tiệc như vậy, có đông đảo mọi người, tôi làm sao từ chối được, vả lại bà là chị dâu mà cũng là chủ nhiệm của tôi. Thế là tôi đứng lên và trước khi đọc tôi tuyên bố rõ ràng là của chị tôi. Khi tôi đọc xong, tiếng vỗ tay không ngớt, có lẽ họ nghĩ do tôi viết, còn bác sĩ Thọ thì rất vui vì những lời ca ngợi ấy. Sau đó bác sĩ Thọ đã đứng lên bỏ chỗ ghế chủ tọa của mình để xuống ngồi ở bàn của các nhà văn nhà báo. Bác sĩ ngồi gần bên tôi và hỏi thăm tôi về công việc viết lách và đời sống ra sao. Việc này khiến cho nhiều người càng nể tôi, và bà Bút Trà cũng phải thay đổi cách đối xử với tôi sau này.

Nhân chuyện này mà một phóng viên của báo Times ở Sài Gòn là Trần Quân có đến ngỏ ý với tôi muốn viết một bài phóng sự về cuộc đời viết văn của tôi và xin phép tôi cho Trần Quân đến nhà vào một ngày do tôi định. Thế là bài phỏng vấn ấy xuất hiện trên một kỳ báo Times. Với những câu trả lời của tôi, nay ngồi nhớ lại tôi vẫn không quên. Tôi có nói là tôi viết văn như một người thư ký làm có giờ giấc nhất định, không thức khuya dậy sớm vàkhông phải tìm nguồn cảm hứng một cách khó khăn. Tôi có thể viết bất cứ lúc nào và ở chỗ nào khi có nhu cầu. Tôi không dám cho mình là một nữ văn sĩ vì tôi viết văn để nuôi con. Nhưng nói thế không có nghĩa là tôi viết theo thị hiếu của độc giả và sự yêu cầu của các ông chủ báo với mục đích để bán chạy, bán nhiều. Nếu phải viết một quyển sách có phần tụy lạc, hay tình cảm ướt át, thì dù trả tiền cho tôi gấp đôi tôi cũng không viết. Nhưng nếu một tờ báo mới ra đời, tài chính kém cỏi mà nhờ tôi viết cho một truyện ngắn, tôi cũng sẵn sàng viết ngay, không đặt vấn đề tiền bạc.

Bài báo ấy viết rất đặc sắc bằng tiếng Anh, được dịch ra như sau:

Bà Tùng Long và sự tự nhiên được bênh vực

Sự việc xảy ra thật sớm vào buổi sáng trong một cái chòi nằm chen chúc trong những con hẻm của một khoảnh đất ở vùng dân cư đông đúc và nghèo nàn của Sài Gòn. Buổi sáng, mặt trời chiếu trên những nóc nhà một cách yếu ớt, những người dân ở đó còn mơ màng trong giấc ngủ chập chờn vì cuộc sống quá khó khăn, thiếu không khí của những người dân lao động phải thức dậy lo công việc. Khi tiếng gà vừa gáy đợt đầu, một người đàn bà đã già mở cánh cửa của cái chòi và sai một đứa bé trai chạy đi mua cái gì đó cho bà. Mấy phút sau đứa bé chạy về, với hai bàn tay không và sẵn sàng chống đỡ những lời chỉ trích rầy la của bà. Bà ta đã đưa cho nó hai đồng bạc để mua cho bà một tờ báo Sàigòn Mới, tờ báo mà ai cũng biết xuất bản buổi sáng, và thằng bé lại lấy tiền đó để mua một khúc bánh mì cho đỡ đói.

Người đàn bà ấy không dằn được sự tức giận bèn la hét thằng bé, bảo tại sao nó không chịu ăn sáng với cơm như mọi người trong gia đình và để hai đồng bạc ấy mua cho bà một tờ báo. Tờ báo đối với bà thật sự là một bữa điểm tâm tinh thần, cũng như một hơi thuốc lá và một cái tách cà phê đen và nóng vào buổi sáng của những người thượng lưu.

Nếu bạn may mắn và có dịp để hỏi cái gì trong tờ báo đã khiến cho bà quan tâm chiếu cố đến vậy, bà sẽ nói với bạn không một chút ngần ngại là không phải những chuyện tranh đấu không ngừng của Lumumba, hay cuộc tranh chấp không bao giờ chấm dứt của Phoumi và Phouma, và cũng không phải sự ra đời của một hoàng nam kế vị ngai vàng của xứ Iran, mà chỉ là tiểu thuyết ra hằng ngày trên báo của một cây bút nữ được cả nước nghe tên, được cả nước đọc với bút hiệu Bà Tùng Long, một người bạn trung thành của những người nghèo, của những người vô sản trong xã hội Việt Nam của chúng ta hiện giờ.

Không phải là một nhà văn

Bà Tùng Long là một trong rất ít phụ nữ viết văn hiện nay đã gặt hái được sự thành công, bà đã làm cho bao nhiêu con tim của cả nghìn vạn người từ mọi miền đất nước phải hồi hộp, khi bà xuất hiện vào năm 1955 như là một cây bút viết feuilleton nổi tiếng nhất trong kỹ nghệ làm báo lúc bấy giờ. Mặc dù không được giới trí thức (cao cấp) và giới trẻ còn quá vô tư với cuộc đời tiếp nhận, nhưng những tiểu thuyết của bà dễ đọc, dễ hiểu, với những tình tiết khéo léo và hấp dẫn, đã được theo dõi bởi phần đông độc giả của giới bình dân. Những quyển tiểu thuyết mà bà viết trên các báo đều được các nhà xuất bản mua và in thành sách cũng được độc giả hoan nghênh không kém. Độc giả của bà thuộc nhiều thành phần khác nhau, phần đông ở giới lao động, ít học, những người nội trợ muốn tìm cái chìa khóa hạnh phúc, những kẻ không có phương tiện để đến trường nghe lời giảng dạy của các thầy giáo, cả những quân nhân ở những vùng xa xôi hay những thủy thủ thiếu mái ấm gia đình. Mặc dù không có một quyển sách nào của bà được các nhà phê bình đem ra phê bình như một tác phẩm văn học của những nhà văn được coi là trí thức lúc bấy giờ, chính bà Tùng Long cũng tự nhận mình không phải là một nhà văn, mà bà chỉ viết cho những người thiếu học, những người không may mắn đến các trường Trung học Đại học, vậy mà tên tuổi của bà đã giúp bà kiếm được khá nhiều tiền trong cái thế giới làm văn của thời kỳ lúc bấy giờ.

Một tâm hồn nhạy cảm

Ngoài những bộ tiểu thuyết feuilleton mà bà Tùng Long đang viết ở báo Sàigòn Mới và tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn, bà con có những tác phẩm in lại thành sách cả 12 bộ vào năm 1963, đây là một kỳ công mà không một cây bút nữ nào hiện giờ ở đây có thể làm được. Hai tác phẩm được nổi tiếng nhất là Giang San Nhà Chồng Bóng Người Xưa. Quyển thứ nhất nói về một phụ nữ Việt Nam sống trong địa ngục của bà mẹ chồng và gia đình chồng, chịu đựng bao điều khổ sở nhục nhã, nhất là bà mẹ chồng cay nghiệt cổ hủ, cho đến khi cô dâu này với ngày tháng đã chiếm được cảm tình và sự khâm phục của những kẻ đã đầy đọa mình. Quyển thứ hai mô tả cuộc đời sôi động của một đảng viên chánh trị chống lại sự cai trị của ngoại xâm. Nữ đảng viên này lập gia đình với một kỹ sư giàu có để có tiền giúp cho phong trào và các đồng chí trong đảng, nhưng rồi phải bỏ chồng khi cuộc hoạt động không thành vì sự tan rã của các đảng viên trước kẻ thù quá mạnh. Cả hai tiêu biểu cho hai tâm hồn cao thượng trước những khó khăn của một xã hội phong kiến, nhưng vì tác giả phải viết từng ngày một cho báo hằng ngày nên đôi khi lời văn kém sâu sắc, hình ảnh không được chú trọng kỹ càng hơn, tuy vậy vẫn nói lên được những vấn đề hằng ngày của giới phụ nữ, trong gia đình, ngoài xã hội, chuyện tình cảm riêng tư một cách thiết thực và cách đáp ứng lại một cách khôn khéo thông minh, đã làm cho những cuốn tiểu thuyết của bà Tùng Long như những tấm gương hằng ngày của hàng vạn phụ nữ và cả hàng vạn nam giới nữa.

Đến lúc tự động phải cầm bút

Sanh năm 1915 tại Đà Nẵng (Trung phần Việt Nam), Lê thị Bạch Vân, bút hiệu Tùng Long, là chị cả của bảy đứa con trong một gia đình trung lưu. Sau một thời thơ ấu bên bờ biển của một tỉnh lỵ và tại cô đô Huế với giòng sông Hương nước chảy lờ đờ, bà đã theo cha mẹ vào miền Nam và tiếp tục học ở trường Nữ trung học Gia Long nổi tiếng lúc bấy giờ, luôn luôn chiếm giải nhất về hai môn Pháp văn và Việt văn. Nhưng cái điều bà ao ước lúc này khi còn ngồi ghế nhà trường, là trở thành một nữ giáo viên ở một tỉnh yên tĩnh nào đó “có nền trời xanh trên những mái nhà và nơi đó có chim kêu ríu rít trên các cành cây tươi mát...”. Bà đã trở thành một nữ giáo viên vào năm 1934 sau khi thi đậu ra trường. Năm sau bà lập gia đình với nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy. Khi còn đi học bà đã tập tành viết những truyện ngắn, những tùy bút và những bài nói về phụ nữ, bây giờ bà lại viết trong những lúc rảnh rang, nhưng là viết cho mình đọc mà thôi.

Cho đến năm 1951, sau những năm dài đằng đẵng sống trong vùng kháng chiến, làm quen với những thiếu thốn vật chất và sự cô quạnh của những đêm không trăng, trong những hang đá của rừng núi, và những ngày đen tối bên những con đường nhỏ hẹp ngút ngàn của rừng rậm, mà nữ giáo viên tầm thường này nuôi cái mộng phải viết, phải nói lên những gì mà tâm hồn mình đã cảm nhận và con tim rung động.

Trở về Sài Gòn với chồng và các con, bà liền cầm bút viết một cách say sưa và hứng thú, và đã thành công ngay với cuốn tiểu thuyết đầu tay, rồi những quyển liên tiếp trên các báo hằng ngày và hằng tuần. Bà đã chinh phục được một diễn đàn rộng rãi và đến lúc ấy bà liền mở mục Giải Đáp Tâm Tình cho bạn đọc. Mục Gỡ Rối Tơ LòngTâm Tình Cởi Mở như các mục Coeur A Coeur bên các báo La Femme hay Marie Claire của Pháp. Nhờ các mục này mà bà đã làm quen nhiều hơn với các độc giả và những chuyện tâm tình của họ.

Bốn giờ mỗi ngày

Ngày hôm nay, là mẹ của chín đứa con, người đàn bà viết văn này đã ước vào tuổi 45 và vẫn viết thường xuyên, đều đặn mỗi ngày bốn giờ, ngừng ngay khi cuối giờ thứ tư mặc dù đang lúc nguồn cảm hứng đang ở lúc cao độ. Bà nói bà phải ngừng lại theo một thời khóa biểu đã vạch sẵn để lo cho các con và còn một số học trò mà bà đang dạy ở các trường trung học tư thục Sàigòn.

“Tôi không nghĩ rằng mình là một nữ sĩ, một nhà văn, và tôi không bao giờ nghĩ rằng mình có một thực tài như vậy. Tất cả những gì tôi làm là ghi lại những gì tôi đã nghe và thấy xung quanh tôi, để có tiền nuôi các con tôi”. Bà đã xác nhận một cách thành thật như vậy. Có thể bà nên viết một cách sâu sắc hơn, một lối văn trau chuốt hơn với những tình cảm dạt dào của sự sống, bớt đi những lời đối đáp không cần thiết thì bà còn có thể chiếm được một chỗ đứng đáng kính nể hơn trong lịch sử của nền văn chương hiện đại. Nhưng bà cũng như các cây bút nữ khác rất hiếm hoi lúc bấy giờ được độc giả biết đến cũng chỉ vì phương diện tình cảm con người như con đường duy nhất mà họ đeo đuổi để tạo được sự hòa thuận trong các gia đình, sự hòa bình trong xã hội.

Bà Tùng Long có thể tự hào là bà đã nhận lấy trách nhiệm quan trọng khi cầm bút là vạch ra cho phụ nữ đương thời con đường phải đi để được cùng tham gia với nam giới xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ hơn.

Mặc dù bà Tùng Long không nghĩ mình là một nữ sĩ, một nhà văn có biệt tài, nhưng bà thật sự có một quần chúng độc giả đông đảo khắp các miền đất nước và bà đã làm cho bao con tim hồi hộp, chờ đợi một cái kết thúc khéo léo của quyển tiểu thuyết mà bà đang viết từng ngày một và bà cũng đã nổi tiếng trong suốt 20 năm và đảm nhận vai trò của mình, và cũng kiếm được một số tiền không nhỏ với những tác phẩm đã được in lại thành sách mà độc giả vẫn đón nhận một cách nhiệt tình.

Trần Quân (1963)

Trong bài phỏng vấn ấy, tôi có nói với Trần Quân tôi viết văn là để nuôi con. Hiện tôi có tất cả chín đứa, ba đứa ở đại học, ba đứa ở trung học, còn ba đứa sắp vào tiểu học. Khi nào các con lớn của tôi thành tài và ra đời thì tôi sẽ nghỉ viết.

Trần Quân hỏi tôi về tác phẩm mà tôi thích nhất thì tôi nói tôi không thấy một tác phẩm vừa ý, mà chỉ vừa ý một tác phẩm... Nói xong tôi vào bồng con bé út của tôi lúc ấy đã một tuổi ra khoe với Trần Quân. (Bé Phương Chi của tôi, hiện giờ đang ở Đức. Nó sang Tây Đứa năm 1980 và định cư ở đó, học ở trường Điện Tử đậu kỹ sư và lập gia đình với một kỹ sư Việt Nam ở Thụy Sĩ).

Tất cả những bài báo, phỏng vấn hiện tôi không còn, vì năm 1975 tôi đã mất cả một tủ sách có giá trị và rất nhiều tác phẩm, tài liệu của tôi chưa in ra thành sách. Hồi đó trên báo Bách Khoa có phỏng vấn tôi hai lần, một lần về viết văn, một lần về dạy học. Linh Giang trên một tuần báo nào đó cũng có viết một bài về tôi và anh Hồng Tiêu của tôi.

Tôi không phải ngồi nhà mà viết tiểu thuyết, và cũng không phải như Phú Đức, phải nhờ vào ả phù dung để viết những quyển tiểu thuyết dày năm sáu pho với cốt chuyện nhiều tưởng tượng hơn là thực tế. Tôi cũng không phải như Lê văn Trương, như Trương Tửu, như một số nhà văn khác phải mượn rượu để giúp đầu óc có thêm hứng thú. Tôi có rất nhiều đề tài, những đề tài sống thực do các bạn đọc của tôi kể về cuộc đời làm dâu, làm vợ, về những cảnh ngang trái mà con cái phải chịu như cảnh dì ghẻ, con chồng, dượng ghẻ với con riêng của vợ. Còn nữa, còn nhiều nữa, những chuyện yêu thương của tuổi trẻ, những chuyện bơ vơ giữa chợ đời của những kẻ mồ côi... v.v và v.v. Đề tài thì nhiều, viết không sao hết, tài của mình, ngòi bút của mình đâu có chạy kịp với cả trăm nghìn chuyện như thế? Tôi lại được may mắn là viết rất dễ, viết cả chục trang không cần phải sửa. Trước khi viết tôi phải suy nghĩ về đề tài tôi sắp viết cả tháng như vậy, bất cứ lúc nào, ngồi trên taxi đến trường, ngồi giặt đồ ngoài sàn nước, đứng nấu thức ăn cho các con tôi, tôi tập sao cho đầu óc của tôi có nhiều ngăn như cái tủ của tôi, mỗi chuyện tôi viết cho báo này phải ở ngăn nào khi cần đến tôi kéo ngăn ấy ra.

Khi còn đi học, mỗi lần thầy cô cho đề luận, một hai tuần mới nộp bài, trong thời gian ấy tôi luôn suy nghĩ đến cái đề luận. Khi trên đường đến trường, khi ra chơi, vừa thức giấc, tôi liền nghĩ đến cái đề bài ấy, mình phải vô đề như thế nào, kết luận ra sao...

Và khi còn nhỏ, khi tôi tưới cây hay chăm sóc mấy bụi hồng cho cha tôi, tôi vẫn nghĩ đến những bài luận phải làm. Tôi không thích học toàn, chớ thật sự tôi không đến nỗi dốt toán, cho nên có những bài toán tôi cũng phải nghĩ cả tuần.

Tôi tự tập cho tôi giờ giấc làm việc, giờ nào làm việc nào và đêm phải ngủ vào lúc nào và sáng phải dậy mấy giờ, không cần đồng hồ báo thức. Cho đến ngày nay đã trên 80 tuổi, nhưng ngày nào phải dậy 6 giờ để đi bác sĩ là tôi tự động dậy đúng 6 giờ, không cần ai kêu và không cần đồng hồ báo thức.

Tôi làm việc gì cũng có thứ tự và rất ghét một điều là bị ai đó thúc giục. Tôi không làm được việc gì mà bị người ta hối. Vì vậy từ ngày viết feuilleton, tôi không bao giờ để thợ phải hối bài. Ngay khi sắp sanh, tôi cũng chuẩn bị trước bài vở và lần tôi bị mổ, tôi đã nghiêng mình viết vào ngày thứ ba đến nỗi bác sĩ Trần Đình Đệ phải ngạc nhiên.

Tôi tập vừa nghe nhạc vừa viết, vừa dạy con học vừa viết, vừa cả vừa nghe tin tức đài BBC hay VOA vừa viết tiểu thuyết. Tôi ăn uống có giờ giấc và làm việc cũng vậy. Tôi tập có ngăn nắp từ nhỏ, để không bao giờ phải mất thì giờ tìm một cái gì. Ngay bây giờ, khi cần nằm nhiều hơn ngồi, tôi sắp đặt xung quanh trong phòng tôi tất cả những gì mà tôi cần, như cái kéo, con dao, cái ly nước, hộp đồ may, quyển kinh nhật tụng, hay tất cả thuốc men cần uống, hộp giấy viết thư, hũ kẹo, nghĩa là tất cả những gì tôi cần đến là có mà không cần phải sai ai. Tôi rất ghét cái tật sai vặt của nhà tôi hồi đó.

Cho đến ngày nay khi ngồi viết những trang giấy này, tôi cũng vẫn còn giữ được tính ngăn nắp và ít khi làm phiền đến con cái, các cháu, ít sai ai làm những việc nhỏ cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày của tôi...