“Nói vậy cô Đào sống trong hoàn cảnh không người chăm sóc?” “Chắc vậy đấy. Tôi không biết nhà họ nghĩ thế nào. Lúc cảnh sát đến tìm, tôi mới biết những chuyện này. Còn trước đó thì tôi hoàn toàn không hay biết. Tôi cứ ngỡ cô ấy vẫn còn ở nhà mình. Lúc em trai cô ấy kết hôn, tôi có đến uống rượu mừng. Lễ đón dâu tôi không đi, chỉ dự tiệc ở khách sạn. Khi đó cô ấy chẳng nói gì cả, gia đình cô ấy cũng thế. Tôi còn nghĩ là em trai cô ấy sẽ dọn ra ngoài ở. Tôi có nghe họ bảo sẽ mua nhà mới. Sau đó cô ấy xảy ra chuyện, hỏi thăm cảnh sát thì tôi mới biết, hình như nhà mới của em trai cô ấy chưa xây xong, do kết hôn trước nên đưa cô ấy về dưới quê, căn phòng trống để lại cho vợ chồng em trai cô ấy. Cô em dâu chắc không biết chuyện này. Sau khi nhà riêng cho em trai cô ấy xây xong, cha mẹ cô ấy cũng không đón cô ấy về lại. Không biết tại sao mà làm vậy nữa.” “Hôm xảy ra chuyện thì sao?” “Không biết. Tôi thực sự không biết gì hết. Tôi không có ở đó, tôi với cô ấy cũng rất ít liên lạc với nhau. Đến khi cảnh sát tìm đến tôi mới biết cô ấy cô ấy gặp tai nạn. Còn nhà cô ấy, nghe nói cũng là ủy ban dưới quê đến xác nhận người chết là cô ấy, rồi mới liên lạc với gia đình. Họ chẳng để tâm đến con gái mình gì cả.” “Chuyện sau sự cố và tang sự là ai làm vậy?” “Đám tang là do tôi đứng ra tổ chức. Còn giải quyết chuyện sau sự cố… ý cô là bồi thường tai nạn ấy à?” “Vâng.” “Chuyện này là gia đình cô ấy làm. Do em trai của cô ấy làm và chính cậu ta đã lấy khoản tiền ấy. Tôi không rõ lắm. Đám tang thì họ bảo tôi làm. Dù gì cũng là vợ chồng với nhau một đoạn thời gian, kết hôn, cũng chưa ly hôn. Cô ấy chết như thế, vậy cũng phải có một chỗ để yên nghỉ chứ. Không phải làm cô hồn dã quỷ. Tôi cũng đồng ý. Tiền lo đám tang là do tôi bỏ ra một phần. Nhà của hai vợ chồng trước đây, vì định ly hôn nên đã tính bán đi. Cô ấy và gia đình cô ấy lại không đồng ý, chuyện này do thế mà đi vào bế tắc… Sau khi cô ấy chết, nhà được bán đi, phần lớn tiền đã dùng vào việc mua mộ phần, làm đám tang này nọ. Còn tiền bồi thường tai nạn, tôi một đồng cũng chẳng thấy đâu. Thôi xem như tự tôi bỏ tiền ra để tiễn cô ấy một đoạn sau cùng vậy.” “Sau đó ông cũng không hỏi đến chuyện của gia đình cô ấy nữa ư?” “Hết rồi, chỉ vậy thôi. Người cũng đã chết rồi mà.” “Mạo muội hỏi một câu, mộ của vợ ông đang ở đâu ạ?” “Hả? Các cô định đi qua đó à? Mộ tôi mua là mộ đơn. Tôi còn phải kết hôn nữa chứ, đâu thể hợp táng với cô ấy…” “Chỉ là muốn đến thăm, có thể sẽ chụp vài tấm ảnh thôi. Chuyện của cô Đào khiến người ta không khỏi ngậm ngùi. Tuy cô ta có bệnh về thần kinh, nhưng qua lời ông kể thì gia đình cô ta cũng chưa làm tròn trách nhiệm chăm sóc.” “Ừ, đúng thật là… Cái gia đình ấy cũng toàn người đáng tuổi cha mẹ tôi… Tôi cũng không tiện nói gì… chả còn cách nào…” Ngày 20 tháng 6 năm 2003, xác nhận mộ của Đào Phương Phi không có dấu hiệu dị thường. Ngày 20 tháng 6 năm 2003, phân tích file ghi âm. File ghi âm 02020030619G.wav. “… Từ lúc còn bé cô ấy đã bắt đầu mộng du rồi, tầm mười mấy tuổi đã bị rồi…” “Trên người người nãy cũng không có âm thanh lạ.” Ngày 23 tháng 6 năm 2003, liên hệ với em trai của Đào Phương Phi là Đào Thế Huy. File ghi âm 02020030623.wav. “Xin chào anh Đào.” “À, vâng…” “Cảm ơn anh đã bớt chút thời gian để nhận cuộc phỏng vấn của chúng tôi.” “Ừ…” “Trước đây chúng tôi đã phỏng vấn anh rể của anh là ông Từ An Bình. Ông ta có chia sẻ một chút về hoàn cảnh của chị gái anh.” “Gã ấy toàn nói xạo cả đấy!” “Mong anh đừng kích động. Chúng tôi đến trao đổi với anh vì cũng muốn hiểu được toàn diện hơn về chân tướng của chuyện này. Vì người biết chuyện chỉ có những người thân của cô Đào như các anh thôi. Hàng xóm của cô Đào cũng không rõ cô Đào đã gặp phải chuyện gì.” “Chị tôi số khổ, mới lấy trúng cái gã đàn ông đó, đúng là có mắt như mù…” “Anh có thể nói cụ thể hơn không? Lúc cô Đào gặp nạn, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?” “Chị ấy… chị ấy bị mắc chứng mộng du. Không nặng lắm đâu. Lúc chị ấy mười tuổi, tôi còn nhớ lần đầu tiên chị ấy bị mộng du, cứ tự nhiên ngồi dậy, nửa đêm, một mình ngồi dậy trên giường, không nhúc nhích. Lúc đó hai chị em chúng tôi ngủ chung một cái giường, tôi tầng trên, chị ấy tầng dưới. Loại giường sắt, chất lượng rất kém. Lúc chị ấy ngồi dậy đã làm tôi giật mình thức giấc. Tôi mơ mơ hồ hồ ngủ tiếp… Tôi cứ ngỡ chị ấy định đi vệ sinh này nọ… Sau đó thức dậy lần nữa thì nhận ra chị ấy vẫn còn ngồi mãi ở đó. Tôi gọi, rồi hỏi chị ấy làm sao vậy. Chị ấy bảo quên làm bài tập. Tôi bèn nói, sáng mai dậy đến trường rồi hãy làm. Sau đó tôi ngủ tiếp. Hôm sau hỏi chị ấy, chị ấy vẫn còn nhớ mấy chuyện đó. Nhưng chị ấy bảo mình ngủ mơ, chứ bài tập làm xong cả rồi. Đó là lần đầu tiên. Sau đó nữa, qua một hai năm sau thì chị ấy mới bị mộng du lần thứ hai.” “Ừ.” “Lần thứ hai cũng là làm bài tập. Có lẽ ở lớp bài vở nhiều. Hai lần mộng du đều sắp đến kỳ thi cả. Lần thứ hai chị ấy bị mộng du, nửa đêm thức dậy đọc sách. Sách đặt ở trên bàn, cũng không lật, đèn bật để đó. Tôi hỏi chị ấy, chị ấy bảo học bài, nhưng cứ ngồi bất động. Lần đó tôi mới thấy sợ, lập tức xuống giường, báo cho cha mẹ biết. Họ nghĩ chắc là chị bị mộng du rồi, người ta thường bảo không nên đánh thức người mộng du. Chúng tôi cứ ngồi bên cạnh chị ấy nhìn… Lát sau chị ấy tự tắt đèn, leo lên giường ngủ tiếp. Hôm sau thức dậy, chị ấy vẫn còn nhớ. Nhớ là nửa đêm mình có dậy học bài, nhưng không giải thích được rốt cuộc là vì sao đột nhiên mình thức dậy rồi đi học bài. Kiểu này cũng không nặng lắm. Vấn đề thực sự không lớn. Sau đó mỗi lần chị ấy bị áp lực, căng thẳng thì sẽ bị mộng du. Cha mẹ tôi đưa chị ấy đến bác sĩ khám, bác sĩ cũng chỉ khuyên buông thả, đừng tạo áp lực. Chứng bệnh của chị ấy thực sự không nghiêm trọng.” “Vâng.” “Nhưng cái tên Từ An Bình ấy… Thật là! Chị tôi mới kết hôn! Bị căng thẳng nên chứng bệnh mộng du tái phát, mà cũng có làm gì đâu chứ! Chúng tôi nói chuyện với anh ta, bảo chị tôi căng thẳng, để anh ta vỗ về xoa dịu chị ấy. Nhưng anh ta cứ không ngừng theo dõi, rồi vặn hỏi. Còn đi hỏi khắp nơi! Hỏi chị tôi, hỏi gia đình tôi, hỏi cả họ hàng, láng giềng của chúng tôi, rồi bạn bè đồng nghiệp của chị ấy! Chị tôi bị anh ta ảnh hưởng, mãi vẫn không khỏe được! Một tháng bị liên tiếp mấy lần mộng du! Trước đây chưa bao giờ như vậy! Anh ta đã như thế, cha mẹ của anh ta còn đi đồn khắp nơi, bảo chị tôi mộng du cầm dao thái rau đòi giết người nữa chứ! Cái nhà đó đều chẳng phải thứ tốt lành gì! Muốn ly hôn, còn muốn ép chị tôi tay trắng ra khỏi nhà nữa! Căn nhà đó, nhà chúng tôi đã cùng góp tiền vào mua mà! Đồ gia dụng, trang trí đều là nhà tôi bỏ tiền ra làm hết! Họ vì căn nhà ấy, mà quậy lên tới công ty của chị tôi! Căn nhà đó còn là của công ty chị tôi phân cho nhân viên theo danh ngạch, hai gia đình góp tiền vào mua! Vậy mà họ muốn độc chiếm! Chuyện này… haizz… sau đó bị bế tắc. Chúng tôi dứt khoát không đồng ý ly hôn. Anh ta gây chuyện khiến tinh thần của chị tôi càng xấu hơn, không đi làm nổi. Hàng xóm của gia đình tôi đều biết những chuyện này. Chúng tôi thực sự hết cách rồi. Chị tôi chịu không nổi bị quấy rối, nên chúng tôi đành đưa chị ấy về nhà ông nội dưới quê. Căn nhà cũ của ông nội tôi ở dưới quê vẫn còn, thường ngày chẳng ai ở, thế là chị ấy qua đó.” “Sau khi cô Đào chuyển qua đó thì sống một mình sao?” “Đúng. Cha mẹ tôi vẫn chưa về hưu, tôi cũng có công việc, mới kết hôn xong. Tôi cũng biết như vậy là không ổn. Nhưng thực sự chẳng còn cách nào, không thể nào chăm sóc được…” “Còn cái ngày cô Đào xảy ra chuyện thì thế nào ạ?” “Có lẽ bị mộng du, chạy lên quốc lộ… Hồi trước bị nhưng chị ấy cũng chưa bao giờ ra khỏi cửa, đều ở trong nhà đọc sách hay ngồi bất động thôi. Tất cả là do gia đình Từ An Bình gây chuyện mà ra! Bệnh của chị ấy mà đi lên đường quốc lộ thì…Haiz…” “Vụ tai nạn của cô Đào, cả anh và ông Từ đều không biết diễn biến đúng không? Cả hàng xóm gần đó cũng không biết sao?” “Cảnh sát điều tra cũng không ra. Đêm khuya rồi, đâu có ai nhìn thấy.” “Đám táng của cô Đào là do ông Từ đứng ra tổ chức phải không?” “Họ vẫn chưa ly hôn, còn cách nào nữa? Anh ta còn muốn lấy số tiền bồi thường tai nạn của chị tôi nữa cơ. Anh ta vì khoản tiền ấy mà vội vội vàng vàng làm đám tang cho chị tôi. Họ hàng bên chúng tôi cũng chẳng thèm thông báo cho gì cả. Thật là…” “Tiền bồi thường sau cùng đã giao cho anh?” “Tiền bồi thường gia đình tôi lấy, căn nhà thì giao cho anh ta. Chúng tôi đã bàn xong xuôi rồi, tiền bồi thường chúng tôi giữ, nhà về tay anh ta. Chị tôi chết rồi, mối quan hệ này chúng tôi cũng không cần. Sự tình đến đây xem như kết thúc.” “Từ đó về sau các anh cũng không liên lạc với nhau nữa à?” “Đúng vậy.”