Hình Đồ

Chương 553: Giang sơn chỉnh thể (9)

Trận chiến Thằng Trì đã mở màn bằng khí thế hừng hực. Bất kể Lưu

Khám, Hạng Vũ đều hiểu rõ trận chiến này nhìn bề ngoài quy mô không lớn

nhưng trên thực tế ý nghĩa chiến dịch lại cực kỳ quan trọng, quan hệ đến sự thành bại của song phương trong tương lai.

Lưu Khám muốn

mượn cơ hội này để tuyên bố sự vũ dũng của mình cho người trong thiên hạ thấy, đồng thời muốn vững vàng kiềm chế quân Sở tại khu Hà Lạc, để tạo

đủ không gian gây loạn cho Chư Hầu Sơn Đông xuất ra, hắn càng hung ác

độc địa, thì Chư hầu Sơn Đông sụp đổ càng nhanh.

Mà Hạng Vũ

cũng mong muốn thắng Lưu Khám tại Thằng Trì. Y từng đánh Vương Ly đại

bại tại Cự Lộc, nhưng trong lòng thủy chung vẫn luôn coi Lưu Khám trở

thành họa tâm phúc. Y phải đánh bại Lưu Khám mới có thể xóa bỏ được bóng ma tại lần thất bại của y ở Lâu Thương năm xưa. Đánh bại Lưu Khám,

không cần nhiều lắm, chỉ cần phá được Thằng Trì, đuổi Lưu KHám quay về

Hàm Cốc Quan, cũng đủ để cho Chư hầu Sơn Đông sinh lòng sợ hãi, ngoan

ngoãn nghe theo lệnh của y. Về phần Quan Trung, Hạng Vũ tạm thời không

lo lắng chuyện này.

Hạng Vũ cũng hiểu rõ, Quan Trung không

thể công phá. Quan Trung lúc này đang ở trong tay Lưu Khám, mà không

phải là trong tay Doanh Hồ Hợi. Dựa vào thực lực của Quan Trung, muốn

một đòn phá được không nghi ngờ chính là si tâm vọng tưởng. Kết cục tốt

nhất là lấy Hàm Cốc Quan làm ranh giới, chia để trị, hình thành cục diện giằng co đông tây, đợi thế cục Sơn Đông ổn định rồi thì mới xuất thủ

đối phó với Quan Trung, đó là kế sách tốt nhất.

Đây là mưu kế chỉnh thể do Phạm Tăng bày tính cho Hạng Vũ. Từ một vài phương diện mà

nói thì có chút tương tự với kế hoạch của Trương Lương. Lấy Hà Lạc làm

trung tâm để mưu đồ kế hoạch giành toàn thiên hạ. Cho nên, trận chiến

này từ một mức độ nào đó sắp sửa ảnh hưởng toàn bộ cục diện thiên hạ.

Đúng vậy, ảnh hưởng toàn bộ cục diện của Thiên hạ!

Ngay lúc trận chiến Thằng Trì tiến hành đến ngày thứ ba, Lưu Khám và

Hạng Vũ cũng sử xuất toàn bộ bản lĩnh chuẩn bị quyết một trận chiến

thắng bại. Khoảng cách Thằng Trì cách thị trấn Long Xuyên xa xôi, Lão

thượng quan năm xưa của Lưu Khám chính là Nhâm Hiêu hiện giữ chức Quận

úy Nam Hải đang ngồi ngay ngăn trên thượng đường của Phủ nha.

Từ năm Tần Vương Chính thứ ba mươi, lúc Nhâm Hiêu bình định Lĩnh Nam,

Thủy Hoàng Đế hạ lệnh thiết lập ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Hòa Tượng,

lấy quận Nam Hải là nơi tổng Lĩnh Nam, không thiết lập Quận Thủ, chỉ

thiết lập Quận Úy, do Nhâm Hiêu đảm nhiệm. Sở dĩ thiết lập như thế,

đương nhiên Thủy Hoàng đế có suy tính của ông.

Phía Nam Lĩnh

Nam là nơi hoang dã nhiều dân tộc Man di, chủ yếu là Sơn Việt và Phiên

Miêu. Sơn Việt cũng vậy, Phiên Miêu cũng thế hầu hết đều cư trú trong

núi non điệp trùng, mặc dù biểu hiện như đã thần phục đế quốc Đại Tần,

nhưng loạn Phiên Miêu, Sơn Việt lại chưa từng mất hẳn. Đây cần phải một

quá trình rất dài, mặc dù là Thủy Hoàng đế đã hạ lệnh ba mươi vạn tùy

quân dân phu ngụ lại Lĩnh Nam, đã tăng thêm nhân khẩu của ba quận, nhưng ba mươi vạn người đối với Lĩnh Nam rộng lớn mà nói căn bản là như muối

bỏ biển.

Tình trạng nơi này khá giống Bắc Cương, Thủy Hoàng

đế cũng từng di dời hơn mười vạn nhân khẩu đến Hà Nam, nhưng trên thực

tế thì sao? Lúc Lưu Khám tới Bắc Cương, cảm giác đầu tiên chính là quá

hoang vắng. Tình huống Lĩnh Nam còn tệ hơn, hai ba mươi vạn nhân khẩu di dời đến căn bản không có bất cứ tác dụng gì, phân tán ra mà nói, không

lâu nữa sẽ bị Phiên Miêu Sơn Việt giết sạch sẽ. Cho nên Nhâm Hiêu lúc

nhập chủ Lĩnh Nam, mặc dù tay cầm hùng binh, lại có hơn mười vạn nhân

khẩu nhưng cũng không dám xây dựng thành trấn quy mô lớn. Lấy con số vạn hộ để bắt đầu thiết lập thị trấn, toàn bộ quận Nam Hải cũng chỉ thiết

lập bốn tòa thị trấn là Bác La, Long Xuyên, Phiên Ngu và Yết Dương, hầu

như đem nhập hai ba mươi vạn dân phu vào Lĩnh Nam, toàn bộ đặt dưới sự

cai trị của quận Nam Hải.

Mà Quế Lâm chỉ thiết lập một huyện

Trung Lưu (nay gần Võ Tuyên Quảng Tây), mà quận giống vậy cũng chỉ có

một huyện Lâm Trần (nay là Sùng Tả Quảng Tây). Tính toán mà nói, ba quận sáu huyện tam quan, mỗi một nhân khẩu được phân bố ra cũng rất thưa

thớt. Từ hai đất tại quận Quế Lâm và Tượng quận, trên cơ bản chính là

lấy việc đóng trú của hơn một ngàn người với ý nghĩa tượng trưng chỉ

nhằm thể hiện sự sở hữu với lãnh thổ khác. Đại bộ phận lực lượng lại tập trung dưới sự cai trị của quận Nam Hải, trải qua tám năm, trên cơ bản

đã có hiệu quả, chí ít Nhâm Hiêu đã đứng vững gót chân tại Lĩnh Nam.

Dựa theo kiến nghị năm xưa của Mông Nghị với Thủy Hoàng đế, Nhâm Hiêu

sẽ đóng trú ở Lĩnh Nam mười năm, đợi khi thế cục ổn định, sẽ tiếp tục

phái người tới trấn thủ, lại tiếp tục di dời bách tính Trung Nguyên nhập vào Lĩnh Nam để định cư, mới hoàn toàn nắm ba quận Lĩnh Nam trong tay.

Đương nhiên rồi, đến lúc đó Nhâm Hiêu sẽ được điều về Hàm Dương, người

khác sẽ được phái đi đến đó thống trị. Mà sở dĩ kiến nghị như vậy, hoàn

toàn là xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt của Lĩnh Nam, dù sao Lĩnh Nam

độc chướng rậm rạp, dã thú vô số, khác biệt hoàn toàn với Bắc Cương.

Thủy Hoàng đế có thể lập tức di chuyển bách tính đến Hà Nam, nhưng

không có nghĩa có thể lập tức di chuyển bách tính đến Lĩnh Nam. Đây

không chỉ bởi Lĩnh Nam có nhân tố về hoàn cảnh và địa lý đặc biệt, mà

còn liên quan tới nhân tố nhân khẩu và quốc lực của một nước ngay thời

điểm đó. Toàn bộ đế quốc Đại Tần cai trị cũng chưa tới một ngàn tám trăm nhân khẩu, thực sự không thể nào di dời đến Lĩnh Nam.

Từ lúc Nhâm Hiêu lĩnh quân chinh phạt Lĩnh Nam, đến nay đã qua hơn mười năm

rồi. Năm xưa lúc giết tiến vào Lĩnh Nam mới bốn mươi tuổi, nhưng giờ

cũng đã tóc bạc hai bên mai rồi, nhưng tinh thần lại rất tốt, chỉ là thể cốt kém hơn xưa rất nhiều.

Có núi lớn ngăn cách, Lĩnh Nam

tựa như một vương quốc bị phong bế, Nhâm Hiêu tay cầm một bản hồ sơ, sắc mặt âm trầm, ngón tay liên tục gõ lên án thư, tựa hồ như là đang do dự

vì một chuyện gì đó.

Bên ngoài sảnh đường có tiếng bước chân vọng đến, một nam tử trên dưới bốn mươi sải bước đi tới.

- Đại nhân, ngài tìm ta?

Nam tử này chính là Phó tướng Triệu Đà năm xưa đã hộ tống Nhâm Hiêu

cùng nhau nhập Lĩnh Nam, cũng đã bước vào tuổi trung niên rồi, thiếu đi

vài phần chí lớn nóng bỏng năm xưa, nhưng lại nhiều hơn vài phần ổn

trọng và thành thục. Triệu Đà nay là Huyện lệnh Long Xuyên, là phụ tá

đắc lực cho Nhâm Hiêu, rất có quyền thế. Hơn nữa, gã trời sinh tính hào

phóng, giỏi về giao tế với Sơn Việt và Phiên Miêu.

Nhâm Hiêu

sau khi đến Lĩnh Nam đã thực thi chính sách "Hòa tập Bách Việt", mà phần nhiều là do Triệu Đà đứng ra đàm phán với địa phương bản địa, phổ biến

thông hôn Tần Việt, tôn trong tập tục địa phưng. Tại phương diện này,

Triệu Đà làm việc vô cùng tốt, nhưng theo thời gian trôi qua, Triệu Đà

cũng đã đồng thời thay đổi địa phương, điều này cũng đã làm xảy ra không ít biến hóa. Tỷ như kiểu tóc chính là để xõa theo người dân địa phương

bản địa, từ bỏ kiểu tóc buộc thành búi.

Gã mặc một áo bào vải bố rộng thùng thình, bên hông thắt đai lớn, bề mặt treo móc một số

trang sức, trên cổ còn đeo một vòng cổ răng thú. Đây đều là những lễ vật mà các thủ lĩnh tặng cho Triệu Đà, gã trực tiếp đeo vào, coi như là một sự tôn trọng đối với người địa phương.

Lúc đi vào sảnh đường, Triệu Đà ngồi chiếu trên, cách thức cũng giống như người bản địa, khoanh chân ngồi.

Nhâm Hiêu thấy bộ dạng đó của Triệu Đà thì chau mày, nhưng lại giãn ra, cười khổ lắc đầu mắng:

- Đà, ngươi dầu gì cũng là quan viên triều đình nhưng cả ngày cứ mặc

trang phục như này, còn ra thể thống gì nữa? Thế nào, việc ta giao cho

ngươi đã làm thỏa đáng chưa?

Tuy rằng rời xa Trung Nguyên hơn mười năm, nhưng Nhâm Hiêu vẫn luôn mặc trang phục người Tần, áo bào

chuy kế, thắt lưng xanh đen, khí độ trầm ổn. Triệu Đà ngồi thẳng lên:

- Hôm nay là ngày khuê nữ của thủ lĩnh Sơn Việt xuất giá, mạt tướng

cũng phải đi xem lễ. Việc mà trước đó đại nhân giao phó, mạt tướng có

thương nghị với mấy thủ lĩnh rồi, mọi người đều có ý là, nguyện ý nghe

theo sai phái của Đại nhân. Nhưng lúc việc thành, bọn họ mong muốn Đại

nhân có thể cầu một tước vị cho bọn họ. Mạt tướng nghĩ, việc này chắc

cũng không khó, nên đã thay mặt đại nhân mà đồng ý rồi.

Lúc nói câu này, Triệu Đà lén nhìn Nhâm Hiêu. Nhưng Nhâm Hiêu lại cười:

- Việc này làm rất tốt, Đà, ngươi ngày càng tiến bộ rồi!

- Tất cả là nhờ đại nhân bồi dưỡng.

Nhâm Hiêu nói:

- Ta năm xưa phụng mệnh chinh phạt Lĩnh Nam, đến nay đã hơn mười năm.

Ta vốn tưởng rằng chinh phạt kết thúc, ngươi ta có thể quay lại Hàm

Dương. Nhưng không ngờ nhoáng cái tám năm, Trung Nguyên đã thay đổi rồi. Bệ hạ băng hà, Đại công tử bỏ mình, Thượng tướng quân và Thượng Khanh

cũng đã ra đi rồi, ngay cả Đình úy Lý Tư đại nhân cũng đã không còn. Năm xưa Lưu gia tử từng nói một câu, cảnh còn người mất, nay nghĩ đến lại

thấy vô cùng chuẩn xác. Thằng nhóc bán rượu năm xưa nay cũng xưng vương, thế đạo này thật buồn cười.

Trong lời nói toát lên ý cô quạnh, như cảm hoài năm tháng đã trôi qua. Triệu Đà không tiếp lời, chỉ yên lặng lắng nghe.

Thật ra, tâm tư của Nhâm Hiêu, gã cũng vô cùng hiểu, từ giữa năm, Lưu

Khám tại Bắc cương tự lập Đường Vương, Nhâm Hiêu đã vô cùng thất vọng.

Tuy là Lưu Khám với bên ngoài xưng là hậu nhân Lưu thị Đường quốc, nhưng Nhâm Hiêu, Triệu Đà lại biết rất rõ, thân phận hậu nhân Lưu Thị Đường

quốc của Lưu Khám chỉ bọn họ dành cho hắn. Khi đó Thủy Hoàng đế còn tại

nhân gian, Nhâm Hiêu mong muốn Lưu Khám có thể trở thành lương đống cho

đế quốc Đại Tần, việc này không chỉ dành cho Lưu Khám một thân phận, mà

còn ước hẹn tước vị cho Lưu Khám lập nên, để cố gắng tạo nên nỗ lực cho

Lưu Khám. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là Nhâm Hiêu có thể chấp

nhận việc Lưu Khám xưng vương.

Thằng nhóc bán rượu năm xưa mà có thể xưng vương hay sao?

Lúc Nhâm Hiêu nghe đến chuyện này, từng trút tâm tư của mình với Triệu Đà.

Nhâm Hiêu nói:

- Nay Tân đế vô đạo, Thiên hạ khốn khổ, mà Phiên Ngu phụ thế hiểm trở

trùng trùng, nam bắc đông tây mấy nghìn dặm, vậy mà có thể lập quốc!

Trong lời nói này ý là: Thằng nhóc bán rượu có thể xưng vương, ta thật ra cũng có thể xưng vương.

Nhưng Nhâm Hiêu chưa kịp hành động thì Quan Trung đột nhiên lại xảy ra

biến hóa, kỳ binh của Lưu Khám đột nhập Quan Trung, đảo loạn đại cục

thiên hạ. Tin tức Doanh Hồ Hợi chết cũng truyền tới tai Nhâm Hiêu.

- Đà, ngươi có bằng lòng trở lại không?

Triệu Đà vội vã đáp:

- Mạt tướng nguyện ý nghe theo sai phái của Đại nhân.

- Nay hôn quân đã vong, chính là lúc tồn vong của Đại Tần ta nguy cấp.

Vương Ly vô năng, duệ sĩ ta cũng thấy hổ thẹn, kẻ tặc lộng quyền, phá

hỏng cương thường (tam cương ngũ thường) Lão Tần ta. Ta mặc dù chỉ là

một vũ phu, nhưng cũng biết bổng lộc thực quân, đạo lý trung quân. Đại

Tần ta đặt chân Tây Thùy, hùng bá Quan Trung, oai hùng Lão Tần, cùng

chung quốc nạn đã trở thành phong cốt của Lão Tần ta. Hôm nay chính là

lúc chúng ta cùng chung quốc nạn, theo ta xuất binh, trọng chấn Lão Tần, ý của ngươi như nào?

Lời nói này không khỏi khiến Triệu Đà dao động!

Gã không dám không theo cấp bậc lễ nghĩa như trước nữa, vội vã ngồi xuống sau đó phủ phục nói:

- Mạt tướng nguyện làm quân tốt cho đại nhân, dẹp yên đám đạo chích, trọng chấn Lão Tần.

Nhâm Hiêu gật đầu, vỗ ay ý bảo thân binh mang bản đồ tới. Y trải mở ra, nói:

- Lần này binh ra Lĩnh Nam, ta muốn chia binh ra làm hai đường. Lấy thủ lĩnh Sơn Việt Phiên Miêu làm chủ, từ Dương Sơn quan xuất binh, chinh

phạt quận Trường Sa; nhưng nhiệm vụ của đạo nhân mã thứ nhất là thu hút

sự chú ý của Phiên Quân Ngô Nhuế, đồng thời ngăn trụ binh lực của hắn

tại Trường Sa Lư Giang. Ta đích thân dẫn một đạo quân, từ Hoành Phổ quan xuất ra, thẳng tiến tấn công Nam Dã, chiếm lĩnh Lư Lăng, thừa dịp Ngô

Nhuế chưa kịp phản ứng thì qua sông, công chiếm Lư Giang, cướp đoạt Hội

Kê. Ngươi nghĩ như thế nào?

Luận binh pháp, Nhâm Hiêu là xuất thân đại doanh Lam Điền, xuất thân quân lữ Chính Kinh, Triệu Đà ở

phương diện này rõ ràng là không thể nào sánh bằng Nhâm Hiêu, nghe Nhâm

Hiêu nói xong, gã nhẹ nhàng gật đầu:

- Lời tiên tri nói: Sở tuy tam hộ, vong Tần tất Sở. Tướng quân từ Lĩnh

Nam xuất binh, công lược đất Sở, quân Sở tất sẽ đại loạn. Đến lúc đó

thừa dịp loạn mà qua sông, chiếm lĩnh Sơn Đông..Chỉ là, thằng nhóc bán

rượu hom nay đã chiếm cứ Quan Trung, tướng quân...

Nhâm Hiêu cười lạnh một tiếng:

- Ta nghe nói Tiểu công chúa nay vẫn chưa ra Xyên. Ta sẽ phụng danh

nghĩa Công chúa, quét ngang Sơn Đông. Nếu như thằng nhóc bán rượu thông

mình, hẳn là sẽ ra khỏi Quan Trung, trấn thủ Bắc Cương cho Đại Tần ta,

đó cũng là hành động thông minh. Còn nếu như bụng dạ hắn khó lường, ta

tin rằng bách tính Quan Trung tất hiểu rõ nên đứng về phương nào.

- Lấy tên của Tiểu Công chúa ư?

Triệu Đà không khỏi nhíu mày:

- Ý của Tướng quân là lập Tiểu công chúa làm Vương?

- Thế nào, ngươi cho là không thể ư?

- Ta chỉ lo lắng Tiểu công chúa không phải là đối thủ của thằng nhóc bán rượu kia.

Nhâm Hiêu nghe vậy mỉm cười, đứng lên, đi tới cửa đại sảnh, chắp tay ngửa mặt lên trời, dường như lẩm bẩm:

- Nếu không làm như vậy, ta sao có thể vào Quan Trung được.

Giọng không lớn nhưng đủ để Triệu Đà nghe rõ, tim không khỏi đập mạnh, nhìn lưng Nhâm Hiêu, thầm nói:

- Tướng quân, không phải ngươi muốn cùng chung quốc nạn, mà là muốn tranh giành giang sơn rồi!

Cần vương và tranh giành thiên hạ, hoàn toàn là hai khái niệm. Nhưng

Triệu Đà cũng hiểu, vào lúc này, gã căn bản không có lựa chọn nào khác,

lập tức đứng lên, khom người nói:

- Đà nguyện quên mình phục vụ mệnh!

Nguyện quên mình phục vụ mệnh?

Đến tột cùng là quên mình phục vụ mệnh vì Lão Tần hay là quên mình phục vụ mệnh vì Nhâm Hiêu? Đáp án của phương diện này, có lẽ chỉ trong lòng

Triệu Đà là rõ nhất, nhưng bất kể thế nào, Triệu Đà đã biết những ngày

tháng an bình đã không còn nữa!