Một bài Thiên văn tự, khiến mùa đông lạnh lẽo của Lâu Thương thêm một nét vẽ tươi sáng.
Chỉ quang cảnh của nửa ngày, thiên địa huyền hoàng, tiếng ca vũ trụ
hoang vu, liền xuất hiện phố lớn ngõ ngỏ ở trấn Lâu Thương. Những đứa
trẻ vo ưu vô lo, không hề hiểu được những áng văn chương này rốt cục có
chỗ nào cảm động lòng người, nhưng đọc thuộc làu làu, hơn nữa lời lẽ hoa mỹ, hát lên rất thú vị.
Lâu Thương thuộc về đất Sở, những
dân ca truyền lại, đa số đều lấy Sở Từ làm chủ, trong đó lấy “Ly tao”,
“cửu ca”, “thiên vấn” của Khuất Nguyên làm chủ. Sở Từ do dân ca nước Sở
biến đổi thành, có chứa đặc sắc vô cùng sâu nặng của địa phương, ngày
xưa xưng là Nam Phong, Nam Âm.
Đất Sở thịnh hành Vu Phong, người Sở lấy ca vũ để làm vui lòng thần linh, khiến cho rất nhiều thần thoại được bảo tồn.
Điều này cũng khiến cho trong Sở Từ, đầy ắp màu sắc tôn giáo, kết hợp
với âm nhạc và âm điệu đặc biệt của nước Sở, tràn ngập tình lãng mạn.
Thiên Tự Văn và Sở Từ hoàn toàn không giống nhau.
Trong lịch sự vốn có, sự xuất hiện của Thiên Tự Văn, là trải qua sự hun đúc sau khi học thuật Nho gia độc tôn, bãi miễn Hán văn của hàng trăm
gia đình, cộng thêm văn hóa nam bắc dung hợp thời kỳ Ngũ Hồ Loạn Hoa, từ đó sinh ra một loại văn chương hoàn toàn khác với thời đại đó. Kế thừa
cơ sở của văn hóa Sở, lại dung hợp học thuật Nho gia và sự hào hùng của
dân tộc du mục phương bắc, khiến cho Thiên Tự Văn toát ra vẻ đoan trang.
Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang...
Lúc Lưu Khám đọc thuộc Thiên Tự Văn, lại nghĩ đến vấn đề niên kỷ của
Lưu Tần, vì thế mà dùng một chút cách thức âm nhạc của hậu thế, khiến
cho nó càng đại chúng dễ hiểu, có thể nhanh chóng học được cách truyền
xướng. Đến bản thân Lưu Khám cũng không ngờ được, sẽ xuất hiện kết quả
như thế này.
Thế cho nên lúc bọn người Trần Bình nghe xong, đều vỗ án tán dương.
Còn Lưu Tần, trong vòng một ngày, có thể đọc thuộc làu làu Thiên Tự Văn đó. Thậm chí đến Vương Tín không thích đọc sách, cũng có thể đề vài ba
câu lên trúc một cách dễ dàng, câu Bạch Câu Thực Trường thật sự khiến
cho Vương Cơ vô cùng vui vẻ, nụ cười trên mặt càng thêm rạng rỡ.
Đồng thời, thông qua cách truyền đạt bằng miệng và tai, nội dung của
Thiên Tự Văn cũng dần dần có khuynh hướng lan rộng về bốn phía Lâu
Thương...
Lưu Khám thật sự không ngờ được, “Thiên Tự Văn” đối với thời đại này lại có thể sinh ra kết quả như thế nào. Hắn chẳng qua
chỉ viết một bức thư tín, phái người gửi đến Lạc Dương, khẩn cầu Thúc
Tôn Thông viết “Bác học thiên” và “Thiên Tự Văn” cho hắn. Sau này để
chuyện này vào trong đầu, bởi vì, đối với Lưu Khám mà nói, còn có chuyện quan trọng hơn, đó chính là tổ chức hôn sự của Lưu Cự và Vương Cơ.
Khám phu nhân và Tương Cường sau khi thương lượng một hồi, định ngày hôn sự của Lưu Cự và Vương Cơ vào ngày đại hàn.
Đại hàn, một tiết khí cuối cùng trong hai mươi tư tiết khí.
Tam Cửu vừa qua, đến Tứ Cửu. Chính là thời tiết lạnh giá nhất trong một năm. Đại hàn qua đi, chính là lập xuân, vạn vật hồi sinh.
Dựa theo quẻ tượng, lại hợp với cách nói khổ tận cam lai.
Bất luận là Lưu Cự, hay là Vương Cơ, đều có thể coi như đã trải qua lận đận, nếm qua rất nhiều gian khổ, chịu rất nhiều sự trừng phạt, đều là
người khổ.
Bây giờ, ngày tươi đẹp đã đến, không phải chính là khổ tận cam lai hay sao?
Đối với quyết định của Khám phu nhân, Lưu Khám không có ý kiến gì, dù sao là tốt hay là xấu, đều là nói như vậy.
Hôn sự thời Tần, không hề phức tạp rườm rà giống như thời Nho học thịnh hành, cũng không vô lý buồn cười như thời hậu thế.
Sau khi Lưu Khám tuyên bố với mọi người về hôn sự của Lưu Cự, tất cả mọi người đều lộ vẻ ngạc nhiên.
Nói cho cùng, Lưu Cự ít giao du với bên ngoài, rất ít khi lộ diện. Còn
đối với việc rất nhiều người biết Lưu Khám có một người huynh đệ, nhưng
rất ít người từng gặp. Những người dân bản xứ ở Lâu Thương còn tốt một
chút, ban đầu lúc Lưu Cự đánh chết Đinh Khí, từng lộ diện một lần. Nhưng có nhiều người thậm chí đến tên của Lưu Cự còn không biết rõ. Người từ
bên ngoài đến Lâu Thương sinh sống, có người thậm chí còn không biết,
Lưu Khám còn có một người huynh đệ như vậy.
Thời gian trôi qua thật nhanh, ngày đại hôn của Lưu Cự cũng sắp đến.
Vương Cơ đã chuyển đến Lưu phủ, tạm thời sống trong một thôn trang khác của Trần gia. Khám phu nhân Lữ Tu cả ngày bận rộn không ngừng, còn Lưu
Cự, lại cả ngày cười nhe răng, gặp người nào cũng đều cười ngây ngô.
Lưu Cự đã qua tuổi ba mươi.
Thế nhưng sức khỏe vẫn giữ ở trạng thái đỉnh cao nhất.
Sức lực càng ngày càng khiến người ta kinh sợ, võ nghệ cũng càng ngày càng tinh thông.
Y vốn dĩ vô cùng thuần phác, tu luyện quyền pháp. Song song với việc
rèn luyện khí lực, dưới sự hướng dẫn của Lưu Khám, y còn học thái cực
quyền.
Mấy năm tu luyện, đặc biệt là sau khi An Kỳ giúp y xóa bỏ vết tích xiềng xích khóa nô, cả con người Lưu Cự đều biến đổi.
Những binh khí thông thường đã không thể nào sử dụng.
Lưu Khám từ Bình Dương trở về, sau khi suy nghĩ rất lâu, đã đã thiết kế ra một loại binh khí phù hợp với Lưu Cự.
Lang nha bổng!
Lưu Cự sức lực hơn người, đi đứng cũng dũng mãnh kiên cường, lấy lực
trị địch. Vốn dĩ Lưu Khám nghĩ rằng, tạo ra hai thanh đại chùy cho Lưu
Cự là được, nhưng sau này mới phát hiện, chiếc chùy này không dễ luyện.
Thời Tần, vẫn chưa có phương pháp luyện chùy một cách hệ thống, tuổi tác của Lưu Cự, cũng không thích hợp luyện tập từ đầu. Vì vậy Lưu Khám dứt
khoát mời Bàn Dã Lão trong trong lúc rèn sắt, lấy sắt tinh được thu từ
vàng nặng, chọn dùng phương pháp luyện thép mới nghiên cứu ra của Bàn Dã Lão, tốn thời gian ba mươi ngày, chế tạo ra lang nha bổng khổng lồ nặng đến chín mươi cân.
Dài chừng một trượng hai thước, thân gậy còn to hơn cả cánh tay của trẻ nhỏ.
Đầu gậy hình bầu dục, bên trên còn có một trăm lẻ tám cái gai sắt, khiến người ta kinh ngạc.
Lang nha bổng nặng trình trịch này, đến Lưu Khám cũng cảm thấy nặng
tay. Nhưng trong tay của Lưu Cự, lại như một cây bấc đèn, chỉ một cánh
tay là có thể xoay dễ dàng.
Lưu Cự yêu thích binh khí này vô cùng, không muốn rời tay.
Cả ngày y cầm lang nha bổng đấu võ với mọi người ở khắp nơi trong binh doanh.
Chung Ly Muội, Quán Anh, không đấu nổi hai mươi hiệp với Lưu Cự. Nếu
như nói trong trấn Lâu Thương này, có người có thể đấu với Lưu Cự, duy
chỉ có hai người. Lưu Khám đương nhiên coi như là một, nhưng chỉ dựa vào sức mạnh không thôi cũng không phải là đối thủ của Lưu Cự.
Mỗi lần giao đấu với Lưu Cự, chỉ có thể dựa vào kĩ xảo để giành thắng
lợi. Nhưng quá trình trong đó huyền diệu khó giải thích, không thể phân
rõ ai thắng ai thua.
Còn có một người có thể giao đấu với Lưu Cự, đó là Vương Tín... Ồ, sau đại hôn của Lưu Cự, Vương Tín cũng nên
đổi tên thành Lưu Tín rồi.
Lưu Tín vừa qua tuổi mười sáu, thân cao đã gần chín thước.
Thấp hơn Lưu Cự một cái đầu, lúc hai người đứng cùng với nhau, khiến
Lưu Khám không nhịn được nói: hai cái người này, thật là giống bố con.
Lưu Tín đi lại cũng dũng mãnh kiên cường, binh khí cậu sử dụng cũng là lang nha bổng.
Nhưng so với lang nha bổng của Lưu Cự, binh khí của Lưu Tín rõ ràng là
nhỏ hơn một số, nặng năm mươi cân. Hai người này đấu võ, liền nghe thấy
tiếng binh khí va vào nhau “keng keng”, tiếng hô không ngừng, tiếng vang lớn liên tục, khiến cho người ngoài nhìn vào đều cảm thấy hãi hùng.
Dưới tay Lưu Cự, đi qua năm mươi chiêu vẫn chưa bại.
Bây giờ, trong binh doanh của Lâu Thương, có cách nói Tam hùng Lưu Thị.
Lại có người trêu đùa: Tam hùng Lưu Thị, con gấu Cự là nhất. Nói cách
khác, trong mắt tất cả mọi người, lực sát thương của Lưu Cự đứng thứ
nhất.
Đương nhiên rồi, con người không ai là hoàn mỹ.
Lưu Cự cũng có một thiếu sót rất lớn, đó chính là không giỏi mã chiến.
Tuy nhiên Lưu Cự cũng không để tâm, không giỏi mã chiến, nhưng ta bộ
chiến đứng thứ nhất.
Ha ha, như thế là đủ rồi! Còn cách ngày đại hôn năm ngày nữa, trước cửa Lưu phủ Lâu Thương đã giăng đèn kết hoa.
Lưu Khám dẫn theo hai người Hàn Tín và Tư Mã Hỉ vừa sáng sớm đã rời
khỏi phủ đệ, kiểm tra xem xét quân doanh. Căn cứ vào pháp lệnh Đại Tần,
danh nghĩa Đô Úy Tứ Thủy của Lưu Khám sẽ quản lí một doanh trại binh mã. Chỉ là, Lão Bi doanh và quân đội phổ thông lại không hoàn toàn tương
đồng. Dựa vào quy tắc của quân đội Tần triều, Lão Bi doanh thuộc về Biệt bộ trung quân. Biệt bộ này khiến cho Lão Bi doanh và các quân đội khác
có bản chất không giống nhau.
Một doanh trại bình thường nếu đủ quân số là hai nghìn năm trăm người.
Mà thủ quân địa phương cũng khoảng hai nghìn người.
Nhưng Lão Bi doanh hôm này có bốn nghìn binh mã, trong đó kỵ quân tám
trăm, xa binh một đội, bộ binh khoảng hai nghìn năm trăm người.
Binh lực như vậy, theo lý mà nói đã đầy đủ. Nhưng do phạm vi cai quản
của Đô Úy Tứ Thủy Lưu Khám bao phủ cả vùng Tứ Hồng. Vì vậy trong hai năm trước, Lâu Thương một mặt phát triển quân số, mặt khác không ngừng mở
rộng binh doanh.
Bây giờ, toàn bộ vùng Tứ Hồng tổng cộng có bốn khu binh doanh.
Trừ đại bản doanh Lâu Thương ra, còn xây dựng thêm Cai Hạ doanh, Đại
Trạch Hương doanh cùng với Thủ Lự doanh ở chỗ tiếp giáp giữa sông Đường
và Tuy Thủy.
Ba khu binh doanh Cai Hạ, mỗi binh doanh đóng
tám trăm binh mã, cùng tấn công hai nghìn bốn trăm người. Trong đại bản
doanh Lâu Thương có một nghìn sáu trăm người.
So sánh một chút, một nghìn sáu trăm người trong đại bản doanh Lâu Thương là tinh nhuệ của Lão Bi doanh.
Kỵ binh có năm trăm, xa binh mười thặng (đơn vị cũ, bốn cái gọi là một
thặng), bộ quân nghìn người. Trong đó một bộ phận là những lão tốt trước kia đã theo Lưu Khám chinh chiến, toàn bộ còn lại đều là những trang
đinh được điều động ra từ trong điền trang của Lưu gia. Những người này, chỉ phục tùng một mình Lưu Khám, lần lượt do Chung Ly Muội, Quán Anh và Lữ Thích Chi chỉ huy.
Ngoài ra, trong điền trang Lưu gia còn có bốn trăm tư binh, toàn bộ đều là thân vệ của Lưu Khám, do Lưu Khám
trực tiếp chỉ huy.
Việc xây dựng binh doanh, tất cả đều bình thường.
Lúc Lưu Khám tuần sát binh doanh, đặc biệt quan sát Hàn Tín đi bên
cạnh. Hàn Tín mười sáu tuổi, giương to mắt, dường như đối với tất cả mọi việc trong binh doanh đều cảm thấy hiếu kỳ, thỉnh thoảng mở miệng,
những vấn đề mà y hỏi, cũng rất có tính xây dựng.
Tên tiểu tử này, có lẽ đúng là sinh ra vì chiến trận.
Lưu Khám nghĩ tới đây, trong lòng không khỏi thêm một phần mong đợi.
Nếu như thiên hạ thật sự biến động, thì tên tiểu tử này đủ để đảm nhiệm
một mình một phía cho ta.
Buổi trưa, Lưu Khám dùng bữa trưa trong binh doanh.
Tập quán ở thời Tần, mỗi ngày chỉ có hai bữa, buổi trưa một bữa và chiều tối một bữa.
Những bách tính bình thường trong Lâu Thương, đa số đều duy trì tập
quán này. Nhưng trong binh doanh, do yêu cầu của Lưu Khám đối với việc
tập luyện hết sức nghiêm ngặt, cho nên bữa cơm biến thành ba bữa. Như
vậy có thể khiến cho các binh sĩ tràn đầy thể lực, còn có thể hoàn thành việc huấn luyện gian khổ mỗi ngày.
Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân Lão Bi Doanh có thể nhanh chóng đủ quân số.
Thị sát xong quân doanh, Lưu Khám cùng với Quán Anh, Chung Ly muội nói
chuyện riêng một lát, sau đó lên ngựa quay về thành. Thời tiết mặc dù
còn rất lạnh, nhưng những cây dương liễu ven hồ đã bắt đầu thấp thoáng
màu xanh. Mùa xuân ở Lâu Thương đến sớm hơn một chút so với phía bắc.
Trên bờ sông có một con vịt đang nghịch nước vui vẻ, khiến cho người ta
có thể cảm nhận được bước chân đang đến gần của mùa xuân.