Hiệp Sĩ Sainte Hermine

Chương 36

Thế là chỉ còn mình Georges Cadoudal.

 

Liệu có phải người ta giữ nhân vật này đến cuối cùng để hai kẻ khác là Moreau và Pichegru tự hại lẫn nhau hay vì khéo léo hơn, mãnh liệt hơn, được thông tin nhiều hơn và giàu có hơn nên Georges có những cách mà hai người kia không có. Dù thế nào, khi Moreau và Pichegru đã bị bắt thì không còn lý do gì để trì hoãn thêm việc bắt Georges. Cũng chính vì lẽ đó, Fouché bắt đầu tập trung toàn lực để truy lùng người này. Một tay kiến trúc sư khéo léo đã chuẩn bị trước. Trong một tá các ngôi nhà những chỗ ẩn nấp mà người ta không tài nào phát hiện ra trừ khi có sơ đồ. Rất nhiều lần, Fouché tưởng tự mình đã lần ra dấu vết của Georges những rồi ông ta lại thấy người đó trượt khỏi tầm tay.

 

Lúc nào cũng mang vũ khí bên mình, trang bị đến tận răng, khi đi ngủ mặc sẵn quần áo, túi vàng dắt lưng, Georges có thể, biến mất ngay trước cửa lớn từ ngôi nhà đầu tiên. Vừa thuyết phục, vừa dùng vàng cộng với những lời đe doạ ông ta dễ dàng tìm được chỗ ẩn nấp. Đôi ba lần ông ta biến mất một cách thần kỳ. Một trong những lần trốn thoát kỳ diệu ấy như sau:

 

Một đêm cuối tháng Hai, bị xua khỏi nơi trú ẩn, lại bị một toán cảnh sát đuổi theo, cộng với tiếng chó sủa dồn dập, Georges lao vào đại lộ khu Saint-Denis. Vừa thấy tấm biển sáng có ghi "Guilbart, nhà phẫu thuật răng" ông ta rung chuông tới tấp, ông ta lọt vào trong khi cổng vừa mở và nói muốn gặp ông Guilbalt.

Đi được một nửa cầu thang ông ta gặp một chị phụ nữ đang đi xuống. Nhìn thấy một người đàn ông chùm áo măng tô đang cố đi lên, chị ta suýt hô hoán lên là có trộm.

Georges vội rút khăn tay ra áp lên má.

- Ngài bác sĩ còn tiếp khách chứ thưa bà? - Georges hỏi và khẽ rên.

- Không, thưa ông - Người phụ nữ đáp.

- Thế ông ấy ở đâu?

- Ông ấy đã ngủ rồi! Đã nửa đêm, đến giờ ngủ rồi. Chết tiệt thật!

- Nếu là một nhà y đức, ông ấy sẽ dậy vì tôi.

- Y đức thì cũng phải ngủ như người khác chứ.

- Vâng, nhưng họ sẽ dậy khi được đánh thức lương tâm.

- Ông bị đau răng sao?

- Phải nói là tôi đau phát điên lên.

- Ông định nhổ nhiều răng không?

- Nếu cần nhổ cả hàm cũng được.

- À nếu thế thì lải khác, chỉ có điều ngài bác sĩ sẽ không nhổ dưới một đồng louis một chiếc răng đâu.

- Nếu cần, hai louis cũng được.

Người phụ nữ quay lên cầu thang đưa Georges vào một phòng, châm hai cây nến rồi đi vào phòng ngủ của ông bác sĩ. Lát sau, chị ta đi ra và nói:

- Mời ngài theo tôi.

Một lát sau, ông bác sĩ bước vào.

- Ôi bác sĩ thân mến? - Georges kêu lên - Tôi chờ bác sĩ sốt ruột quá

- Tôi đây, tôi đây. - ông bác sĩ nói - Hãy nằm xuống cái ghế này…

- Được rồi, bây giờ hãy chỉ cho tôi cái răng đau của ông.

- Đồ quỷ làm tôi đau chứ gì!

- Đúng thế.

- Ông xem đi.

Nói rồi Georges há miệng ra để lộ hàm răng chắc với ba mươi hai hạt ngọc đều tám táp.

- Ối trời? Ông bác sĩ thốt lên - Ít khi tôi thấy hàm răng nào như thế nhưng cái răng đau ở đâu?

- Đó là cái chạm dây thần kinh bác sĩ ạ, ông tìm xem cái nào.

- Phía nào?

- Bên phải.

- Ông đùa đấy à, tôi nhìn mãi mà có thấy răng nào bị lỏng đâu.

- Vậy ông tưởng tôi xin ông nhổ cái răng của tôi cho vui sao? Trò đùa hay thật!

- Nhưng rốt cục tôi phải nhổ cái nào đây?

- Cái này - Georges nói và chỉ vào chiếc răng hàm đầu tiên - ông hãy nhổ cái này.

- Ông chắc chứ?

- Rất chắc, hãy nhanh tay lên.

- Tuy vậy, tôi khẳng định với ông là…

- Nhưng chắc tôi được phép cho nhổ cái răng phiền phức của mình chứ.

Georges nhíu mày định đứng dậy cố ý để lộ ra hai báng súng và cán dao ở thắt lưng.

Ông bác sĩ hiểu không có lý do gì để cự lại một con người vũ khí đầy mình như vậy nên lấy kìm kẹp chiếc răng lại rồi nhổ ra.

Georges không kêu một tí nào. Ông ta cầm một chiếc cốc, rót nước vào, nhỏ vài giọt thuốc mê rồi lịch sự nói:

- Thưa ngài, thật khó có đôi tay nào vừa nhẹ nhàng lại rắn rỏi hơn đôi tay của ngài này. Vậy cũng xin nói thật tôi thích cách nhổ răng của người Anh hơn là cách của người Pháp.

Ông ta xúc miệng và nhổ vào ống nhổ.

- Ngài có được kinh nghiệm ấy từ đâu vậy, thưa ngài?

- Từ cách người Anh dùng kẹp nhổ răng và nhẹ nhàng từ thấp đến cao khiến chiếc răng đứng theo chiều của nó, trong khi người Pháp các vị lại dùng lực vặn mạnh buộc chân răng phải xoay một nửa vòng nên rất đau.

- Nhưng tôi có thấy ngài tỏ ra đau chút nào đâu.

- Đó là vì tôi có sức mạnh phi thường.

- Ngài là người Pháp?

- Không tôi là người Bretagne.

Nói xong, ông đặt hai đồng louis lên bục lò sưởi. Georges vẫn chưa nghe thấy ám hiệu an toàn nên còn muốn nấn ná ở lại.

Bên cạnh đó, ông Guilbalt cũng không ngại vị khách đầy vũ khí này, ông ta còn thấy có sự duyên dáng trong những vũ khí ấy nữa.

Cuối cùng có tiếng huýt sáo vang lên. Đó là tín hiệu mà có lẽ Georges đang đợi. Ông ta vội đứng dậy, bắt tay ông bác sĩ rồi nhanh chóng xuống cầu thang.

- Ông bác sĩ còn lại một mình không hiểu chuyện gì vừa xảy ra chỉ ngờ ngợ mình vừa dính dáng đến một kẻ khùng hay một tên kẻ trộm. Chỉ ngày hôm sau, một nhân viên cảnh sát đến nhà ông này để thông báo có Georges mới mất tích đêm qua quanh khu nhà của ông, ông ta mới nhận ra.

Nhưng trước chi tiết mô tả "Có ba mươi hai răng" thì ông bác sĩ phản đối:

- Nhầm rồi! Ông ta không còn ba mươi hai răng nữa.

- Từ khi nào? - Viên cảnh sát hỏi.

- Từ tối hôm qua. Tôi đã nhổ một chiếc của ông ta.

Hai ngày sau sự việc ấy, sự việc như chúng tôi đã nói ở trên, đã trở thành một chuyện thần kỳ trong ngành cảnh sát, hai kẻ tòng phạm quan trọng khác cũng bị bắt. Chuyện mà các bạn sắp đọc sau đây không phải là truyền thuyết của cảnh sát cũng không phải giai thoại của các lục sự.

 

Chuyện bắt hai tòng phạm ấy là thế này.

Trên chuyến tàu hơi nước đầu tiên tôi đi từ Gênes đến Marseille, tôi đã gặp hầu tước Rivière. Cách nói chuyện hấp dẫn của ông ta khiến tôi bị cuốn hút. Nhưng đúng đến lúc ông ta kể đến đoạn mình bị bắt ra sao thì tôi lại chóng mặt vì say sóng. Có một điều đặc biệt là giọng nói âm vang của ông ta như thấu vào từng cơn khó chịu của tôi, ăn vào tâm trí của tôi và chỉ chấm dứt khi ông ta nhận thấy, tôi đang cố gắng lắng nghe ông ta để che giấu nỗi khổ sở của mình. Kết quả là những gì ông ta kể cho tôi dường như còn sống mãi trong tôi sau bốn mươi năm và những cơn nôn nao ấy như mới xảy ra hôm qua.

Rivière và Jules de Polignac là chỗ thâm giao, chỉ có cái chết mới chia lìa họ được. Họ cùng nhau âm mưu làm phản, cùng nhau đến Paris và dự tính sẽ chết cùng nhau.

Sau khi Moreau và Pichegru bị bắt, đến lượt họ bị săn đuổi. Không biết phải trốn ở đâu, họ đến nhà bá tước Alexandre de Laborde xin trú nhờ. Đó là một thanh niên trạc tuổi họ vốn là quý tộc nhà băng có liên hệ với chính quyền của ngài Tổng tài.

Ông Laborde có một lâu đài nằm trên phố Artois, quận Chaussée-d'Antin.

Vừa đến đại lộ Italiens, hầu tước Rivière dừng lại trước một cột thềm Hanovre và đọc lệnh của cảnh sát sẽ kết tội tử hình những ai chứa chấp tội phạm. Ông này quay ra nói với người bạn Jules de Polignac đang chờ mình dưới đại lộ.

- Bạn của tôi, chúng ta sắp làm một việc xấu, khi xin bá tước Laborde cho ở tức là chúng ta buộc anh ấy và cả gia đình vào tội đồng loã. Chúng ta có tiền, chúng ta sẽ thuê được chỗ chắc chắn như ở nhà anh ấy.

Jules de Polignac cũng là người bộc trực, nhận thấy lý lẽ của bạn mình có lý nên chia tay bạn, đi tìm chỗ ẩn của người ấy.

Ngay tối hôm đó, hầu tước Rivière gặp một cận vệ cũ có tên là Labruyère, người mà ông ta từng từ chối đến ở vì sợ liên luỵ đến họ lần này, người phục vụ nài nỉ nhiều quá cho nên ông ta đành ưng thuận.

Hầu tước Rivière ở lai đó mười tám ngày không xảy ra huyện gì và có lẽ cũng không bị phát hiện nếu không có sự bất cẩn của người bạn Jules của ông ta. Một hôm, Jules chạy đến chỗ ở của ông Rivière thông báo người em trai Amland của ông ta vừa bị bắt. Quá bàng hoàng nên không giấu giếm gì, ông ta kể hết bất hạnh của mình cho ông Rivière nghe. Hầu tước Rivière liền đề nghị từ khi đó ông này nên náu cùng mình.

- Không ai thấy anh vào đây chứ? - Hầu tước Rivière hỏi.

- Không ai kể cả người gác cổng.

- Thế thì anh thoát rồi.

Họ ở cạnh nhau được sáu ngày thì một buổi tối, dù bạn đã hết sức can ngăn, Jules vẫn ra ngoài như ông ta nói là để đến cuộc hẹn rất quan trọng.

Bị một cảnh sát theo dõi và phát hiện ông ta trở về ngôi nhà đó qua đêm tại đây nên cả hầu tước Rivière cũng bị bắt chung.

Người bắt họ chính là cảnh sát trưởng Commiges đã từng bắt tướng Pichegru sáu ngày trước. Việc đầu tiên của anh ta là nói với anh chàng Labruyère đáng thương rằng luật pháp cấm công dân cho người lạ đến ở. Nhưng Labruyère đã vặn lại rằng ông Rivière không phải là người lạ với anh ta, và còn bạn của ông ấy chắc thấy dao kề cổ nên mới vào đó lánh tạm.

Cuối cùng, cả ba vẫn bị bắt và bị hỏi cung tại dinh của ngài Hội đồng Réal.

- Thưa ngài Hội đồng - Hầu tước là người bắt đầu nói - Tôi xin báo trước là bạn tôi và tôi sẽ không trả lời bất cứ câu hỏi nào của ông trừ khi ông hứa đảm bảo không làm hại gì đến người đã chứa chấp chúng tôi. Anh ta không biết gì về động cơ việc chúng tôi có mặt ở Paris.

Ông Réal hứa hẹn. Hầu tước Rivière ôm người hầu của mình và nói:

- Vĩnh biệt bạn của ta, ta đã xin cho anh được bình yên.

Thứ sáu ngày 9 tháng Ba, vào khoảng sáu giờ tối, một nhân viên tuần tra tên là Caniolle nhận lệnh đi tuần tại cuối đường Montagne Sainte-Geneviève để rình một chiếc xe cho thuê mang số 53 xem nó có đi qua không.

- Đó là chiếc xe đi đón Georges. Ông này vừa đổi chỗ đến ở tại một căn nhà mà bạn ông thuê tám nghìn phăng một tháng.

Chiếc xe đi qua rất nhanh nhưng Caniolle vẫn đuổi theo. Dọc đường có nhiều cảnh sát, Caniolle đã được lệnh báo cho họ thế là họ bám theo chiếc xe. Nó đi chầm chậm đến quảng trường Sainte-Etienne-de-mont, rẽ vào phố Sainte-Geneviève rồi dừng lại đối diện một lối vào một cửa hàng bán hoa quả. Cổng vào để hé mở, chiếc mui xe hạ xuống, người đánh xe đi vào trong cửa hàng và châm đèn măng xông. Đúng lúc người này châm chiếc đèn cuối cùng thì Georges và hai người bạn, Le Ridant và Burban cùng một người thứ tư nhanh nhẹn đi ra. Georges là người đầu tiên lên xe. Ba người bạn của ông ta định lên theo thì Caniolle xông vào giữa và xô họ.

- Chuyện gì thế này? - Burban vừa cằn nhằn vừa đến lượt mình đẩy Caniolle ra - trên đường không còn chỗ hay sao mà anh phải sán lại cửa xe thế?

- Tôi thấy hình như tôi đi đường tôi chẳng hại ai cả - Viên cảnh sát cũng dùng cái giọng ấy để nói lại.

Nhưng Georges thấy lo ngại trước sự việc xảy ra liền kéo Le Ridant lên xe với mình rồi không chờ những người khác, ông ta cho ngựa lao đi. Người ta không muốn bắt Georges trên phố vì sợ khi chống cự sẽ có máu chảy trên đường. Do đó, mệnh lệnh là các nhân viên chỉ đuổi theo chiếc xe. Trong một lúc ngỡ ngàng, Caniolle đã để họ chạy khá xa, mới vội đuổi theo.

- Theo tôi! - Caniolle kêu to.

Có hai cảnh sát đi theo. Một người tên là Buffet.

 

Chiếc xe tiếp tục dẫn trước họ trong phố Saint-Syacinthe dù con phố này hơi dốc. Nó đi qua đại quảng trường Saint-Michel và vẫn giữ nguyên khoảng cách. Chiếc xe tiếp tục qua các phố Fosses-Monsieur-le-Prince và phố Uberté khi Georges hạ mui xe. Ông ta thấy có người hổn hển đuổi theo liền nói với Le Ridant đang cầm cương.

- Fouette, chúng ta đang bị bám theo, chúng ta bị bắt mất, hãy thấp người xuống! Thấp xuống!

Chiếc xe lao đi như một cơn lốc. Ra đến ngã tư Odéon thì Caniolle bắt kịp. Anh ta gắng hết sức tung người bám vào giây cương trước cổ ngựa và hét lên:

- Dừng lại! Nhân danh pháp luật hãy dừng lại!

Tiếng ồn ào trong cuộc truy đuổi trên phố khiến mọi người đổ xô ra cửa. Con ngựa bị nắm cương cổ được thêm vài bước thì dừng lại khi Caniolle vẫn trông người phía trước.

Buffet nhảy lên bậc xe, thò đầu vào xem ai ở trong xe nhưng ngay lập tức hai phát súng đã vang lên khiến Buffet ngã nhào ra sau với một viên đạn giữa trán còn Caniolle thấy tay mình khuỵu xuống anh ta vừa bị gãy cánh tay.

Georges và Le Ridant nhảy ra hai bên. Le Ridant vừa chạy được mười bước thì bị bắt, anh ta không hề kháng cự nhưng Georges thì ngược lại, ông ta rút dao gâm lao vào hai nhân viên khác Mũi dao sắp chạm vào một người thì một thanh niên làm mũ tên là Thomas lao vào ông ta, ôm chặt cánh tay. Hai người xem gần đấy, một người là Lamotte bán vé số ở phố Théatre-Frangais, người khác là Vignal cũng xông vào tước được con dao.

Georges bị trói chặt, tống lên xe độc mã đưa về sở cảnh sát quận nơi cảnh sát trưởng Dubois hỏi cung có sự hiện diện của Desmarets. Nhìn thấy Georges bị bắt, hai viên cảnh sát không khỏi ngạc nhiên. Desmarets đã thổ lộ ấn tượng của mình khi gặp lại ông này như sau: "Từ lần đầu lên tôi gặp Georges đến giờ, ấn tượng của tôi với ông ta luôn là một ông già miền núi không có chút gì là kẻ sát nhân giống bọn ám sát các nhân vật thế lực. Tôi thấy một khuôn mặt đầy đặn, đôi mắt sáng, nước da sáng sủa, cái nhìn vừa nghiêm túc lại rất dịu dàng như giọng nói của ông ta vậy. Dù thân hình bệ vệ nhưng mọi cử động của ông ta đều linh hoạt. Một cất đầu thật tròn tóc thành lọn ngắn, không có vẻ gì giống thủ lĩnh phản loạn mà trước kia ông từng chỉ huy miền đất Bretagne.

- Ôi ông là kẻ bất nhân! - Bá tước Dubois kêu lên khi thấy Georges - ông có biết mình vừa làm gì không? Ông vừa giết chết một người cha trong gia đình và làm bị thương một ông bố khác.

Georges bật cười, nói:

- Đó là lỗi của ông chứ!

- Sao lại là lỗi của tôi?

- Tất nhiên rồi, vì lẽ ra ông chỉ nên cho những người độc thân đi bắt tôi thôi.