Hiệp Sĩ Sainte Hermine

Chương 23

Tôi sẽ giải thích cho quý vị độc giả việc biến mất khó hiểu của vị hôn phu của tiểu thư Sourdis đúng thời điểm ký giấy kết hôn, điều đã khiến tất cả khách khứa ngạc nhiên và đặt ra mọi dị nghị không tưởng về bá tước và những giọt nước mắt chảy mãi của cô dâu.

Chúng ta đã thấy Fouché cho gọi hiệp sĩ Mahalin đến mấy hôm trước để thoả thuận lập ra ba băng cướp ở miền Tây. Các băng đảng này không những hoạt động muộn mà phải bắt đầu ngay, và sau hơn chục ngày kể từ khi hiệp sĩ nọ rời Paris, người ta đã nghe nói tới hai chủ lâu đài bị đốt phá: một là Buré và người kia là Saulnaye.

 

Nỗi kinh hoàng ngày càng lan rộng khắp Morbihan. Suốt năm năm nội chiến đã biến vùng đất này kiệt quệ, nhưng trong tất cả những cuộc đấu kinh hoàng diễn ra, không bao giờ ở đây có tệ nạn cướp bóc. Muốn tin dấu vết hành động như thế phải trở lại những ngày đen tối của vua Louis XV và những tác động luật giáo hội thời vua Louis XIV.

Những băng cướp gồm mười, mười lăm, hai mươi người như thể chui từ đất lên, đi lại như những cái bóng, lẩn khuất trong thung lũng, băng qua bờ rào, nấp sau thân cây, sẵn sàng hạ những nông dân đi làm về muộn bất chợt nhìn thấy chúng. Rồi chỉ chờ một cửa sổ để hé, một cánh cửa khép hờ là chúng lẻn vào trang trại hay lâu đài đánh lén hoặc siết cổ đám gia nhân, đốt một đống lửa lớn giữa bếp, dẫn ông bà chủ nhà ra đó, để họ nằm sấp xuống sàn nhà rồi lấy lửa đốt chân họ cho đến khi họ đau đớn khai ra chỗ giấu tiền mới thôi, cũng có khi chúng tha cho họ nhưng những lần khai, sau khi mới khai xong, sợ bị lộ mặt, chúng đâm chết, treo cổ hay đánh bất tỉnh những người vừa mất tiền.

 

Khi nhà chức trách phát hiện các vụ thứ ba hay thứ tư có hậu quả là đốt phá và giết người thì những tin đồn bắt đầu lan ra, mới đầu còn dè dặt sau đó thì không úp mở nữa mà cho rằng chính Cadoudal cầm đầu bọn đạo tặc đó. Dù thủ lĩnh và bọn cướp đều bịt mặt nhưng những ai từng nhìn thấy đều nhận rõ một người chỉ huy có vóc dáng và đặc biệt là cái đầu to, tròn giống hệt Georges Cadoudal.

Lúc đầu người ta không tin phán đoán ấy, ai cũng biết phẩm chất hiệp sĩ ở Georges và ai mà tin được ông đột nhiên biến thành thủ lĩnh của bọn cướp vô lại bất lương vô liêm sỉ ấy.

Tuy nhiên, tiếng đồn vẫn lan xa nhiều người thừa nhận đã nhận ra Georges và ngay lập tức tờ Thời báo Paris đưa tin chính thức rằng, mặc dù hứa không tập hợp quân lính nhưng Cadoudal vẫn tổ chức gần năm chục tên cướp hoành hành miền nông thôn, chặn đường và tấn công trang trại.

Tờ Thời báo Paris được gửi sang London có thể không tới tay Cadoudal nhưng một người bạn đã cho ông xem. Cadoudal thấy trong đó có lời buộc tội chống lại ông và lời lẽ ấy đá động đến danh dự cũng như lòng ngay thẳng của mình.

- Được lắm! - ông nói - buộc tội tôi tức là họ đã phá bỏ hiệp ước đã có giữa chúng tôi, không giết được tôi bằng gươm bằng súng, chúng quay sang hạ tôi bằng cách đơm đặt. Chúng muốn chiến tranh, chúng sẽ có chiến tranh.

 

Ngay tối hôm ấy, Cadoudal lên một chiếc tàu đánh cá và năm ngày sau ông đã cập bến giữa Port-Louis và bán đảo Quiberon. Đồng thời, có hai người đàn ông tên là Saint-Régeant và Limoelan cùng rời London về Paris những bằng lối vách đá Biville và đường Normandie. Trước lúc khởi hành, họ đã gặp Georges trong một giờ đồng hồ và nhận chỉ dẫn của ông Limoelan đã từng cắt đứt mọi vấn về cuộc nội chiến, còn Saint-Régeant vốn là cựu sĩ quan hải quân sau đó trở thành cướp biển rồi thành cướp cạn.

Cadoudal dùng những người này cho dự định mới của mình chứ không đá động đến Gtüllemot và anh em Soi de Grisolles.

Rõ ràng họ sẽ trù tính kế hoạch và có những phương tiện chắc chắn để liên lạc với nhau nhưng hiển nhiên họ ra đi cũng vì một mục đích duy nhất, chuyện xảy ra như sau:

Khoảng cuối tháng Tư năm 1804, khoảng năm giờ chiều có một người đàn ông khoác áo măng tô cưỡi ngựa phi nước kiệu vào sân trang trại Plescop do ông chủ giàu có Jacques Doley đứng đầu.

Jacques Doley có bà mẹ vợ sáu mươi tuổi, cô vợ mới ba mươi, hai đứa con của họ một cậu bé mười tuổi và cô con gái bảy tuổi. Trong nhà còn có hơn chục gia nhân, tì nữ giúp họ khai thác điền sản.

Người đàn ông ấy yêu cầu gặp chủ nhà, bàn chuyện riêng khoảng nửa tiếng nhưng không thấy xuất hiện trở lại, chỉ thấy Jacques Doley trở ra một mình.

Trong bữa tối hôm ấy, người ta nhận thấy ông chủ trở nên im lặng và mải suy tính. Nhiều lần vợ ông nói nhưng ông không trả lời. Sau bữa tối, hai đứa con muốn chơi cùng bố nhưng ông nhẹ nhàng đẩy chúng ra.

Như mọi người đều biết ở Bretagne, người làm ăn cùng bàn với chủ. Hôm đó cũng giống như mọi ngày, người ta cùng ăn song ai cũng nhận ra vẻ buồn bã ấy, họ rất ngạc nhiên vì thường ngày ông chủ là người vui tính.

Vì mấy hôm trước, đài Buré bị đốt nên đám người làm thì thầm bàn tán về sự kiện ấy. Doley cũng nghe họ, nhiều lần ông ngẩng đầu lên định hỏi nhưng cuối cùng lại thôi không nói gì để họ tiếp tục kể. Bà mẹ già thỉnh thoảng lại đưa tay làm dấu thánh giá và đến phần cuối câu chuyện, bà Doley không kìm chế được sự sợ hãi, đến ngồi cạnh chồng.

Tám giờ tôi, màn đêm đã hoàn toàn buông xuống, đó là lúc đám gia nhân rút về đi nghỉ, người vào nhà kho, người ra tàu ngựa. Doley như không muốn họ tản đi nên ra lệnh không được ra ngoài. Sau đó thỉnh thoảng, ông lại liếc nhìn mấy khẩu súng treo cạnh lò sưởi với ánh mắt của người cần sử dụng hơn là ngắm nó treo trên tường.

Tuy nhiên, mọi người ai nấy đều vẫn tán ra. Bà lão đưa bọn trẻ đi ngủ trong giường của chúng, kê giữa giường bố mẹ và bức tường, ôm hôn cháu rồi cũng đi nghỉ trong một phòng cạnh bếp.

Doley và vợ rời bếp sang phòng ngủ cạnh đó, phòng này cách bếp bằng một khung cửa kính và quay ra vườn bằng hai cửa sổ có thanh chắn bằng gỗ sồi và hai cánh cửa rất chắc chắn, khi cửa đóng chỉ có hai ô thoáng đủ lớn cho vài khe sáng lọt qua.

Bà Doley thay quần áo rồi lên giường. Trong những trang trại, người tá dậy rất sớm nên đi ngủ cũng sớm, nhưng tối ấy, linh tính báo cho họ điều đó gì khiến họ thấy bất an đến nỗi bà Doley không tự đi thay áo mà khuyên chồng kiểm tra lại tất cả các cánh cửa xem đã chốt chặt chưa rồi mới thay quần áo ngủ.

Ông chủ trang trại nhún vai ra vẻ những đề phòng ấy vô ích rồi mới đi xem từng cửa một: cánh cửa đầu tiên là cửa thông sang phòng ăn. Nhưng vì cửa này không tiếp xúc ra bên ngoài nên bà chủ không nài nỉ thêm khi chồng nói.

- Chúng ta phải vào bằng lối cửa bếp và không đi lối khác sau chiều mai.

 

Cửa ngoài sân đã được kiểm tra, nó được chặn thanh ngang bằng sắt cẩn thận và có hai ổ khoá. Cửa sổ cũng vậy, cửa phòng làm bánh chỉ có một ổ khoá nhưng cánh cửa bằng gỗ sồi và loại khoá khá tốt chỉ còn cánh cửa ngoài vườn nhưng để vào được lối ấy phải nhảy qua bờ tường cao chục bộ.

Bà Doley trở vào, trong lòng đã yên tâm hơn chút ít nhưng vẫn còn căng thẳng, cuối cùng không kừn chế được, bà run lên lẩy bẩy.

Ông Doley đang ngồi cùng viên thư lại giúp việc, giả vờ xem xét giấy tờ nhưng dù có mạnh mẽ ông còn thể giấu được sự lo lắng đang lấn tới bằng những đợt run rẩy ngoài ý muốn và sự chăm chỉ vào từng tiếng động nhỏ nhất.

Thời điểm hiện tại sự lo lắng về nguy hiểm luôn rình rập ấy không phải là không có cơ sở.

 

Lúc một giờ, gần làng Plescop, từ trong rừng Meucon có một toán người khoảng hai mươi tên chui ra và đi vào đất trang trại, bốn tên cưỡi ngựa đi đầu như một đội nhóm tiên phong mặc đồng phục cảnh sát, những tên còn lại đi bộ, không mặc đồng phục nhưng khoác súng và đinh ba. Toán người này khéo léo hết mức để không bị phát hiện. Chúng men theo bờ rào, đi xuống dòng nước, men theo quả đồi và lúc nào cũng thẳng đến trang trại, chẳng mấy chốc, chúng chỉ còn cách toà nhà độ trăm bước. Đến đó, cả toán dừng lại, một tên tách ra đi một vòng quanh đó Những tên còn lại đứng tại chỗ chờ đợi. Ánh sáng xuất hiện trở lại. Tên kia vừa đi một vòng quanh trang trại nhưng không có lối nào vào được: chúng bàn bạc rồi quyết định, không vào được bằng mưu chúng sẽ vào bằng lực. Cả nhóm lại đi tiếp đến chân tường.

Từ lúc trước đã có tiếng chó sủa nhưng chúng không biết đó là tiếng chó trong trang trại hay bên hàng xóm. Đến chân tường, đám ăn đêm mới biết là chó trong vườn. Chúng tiến vài bước về phía cửa, con chó cũng đi theo và sủa hết sức giận dữ. Không còn hy vọng đột nhập được nữa, bọn chúng đã bị lộ. Do đó, bốn tên mặc đồng phục tiến ra trước cửa, còn lại chúng nép mình sát tường. Con chó áp sát cái mũi vào cửa sủa inh ỏi hơn bao giờ hết.

Một giọng đàn ông cất lên:

- Có gì thế Blaireau? Chuyện gì vậy, chó ngoan?

- Con chó quay lại phía tiếng nói rồi rên lên ư ừ. Một giọng phụ nữ khác ở xa vọng lại:

- Hy vọng là anh sẽ không mở cửa chứ?

- Tại sao không?

- Vì chúng có thể là bọn cướp, anh ngốc ạ?

Hai người trở nên im bặt.

- Nhân danh pháp luật, hãy mở cửa ra! - Giọng nói từ phía kia cánh cửa vang lên.

- Ông là ai mà đòi nhân danh pháp luật! - Người đàn ông hỏi.

- Cảnh sát Vannes đây, chúng tôi đến kiểm tra trang trại của ông chủ Doley do bị buộc tội là nơi chứa chấp quân Bảo hoàng.

- Đừng nghe chúng, Jean - Người vợ nói - Chúng lừa đấy, chúng bảo anh thế cốt để anh mở cửa thôi, anh hiểu không.

Jean có vẻ đồng tình với vợ vì ông khẽ lấy một cái thang bắc lên tường cao rồi khẽ kháng leo lên nhìn qua. Ông thấy bốn người đi ngựa cùng một toán đang đứng sát tường.

Khi đó, đám người mặc đồng phục lấy báng súng phang vào cửa rầm rầm như muốn de doạ phá nó nếu không mở ra. Những tiếng động ấy vang đến tận phòng ngủ của ông chủ trang trại, khiến bà Doley vô cùng hoảng sợ. Thấy vợ như vậy ông Doley lưỡng lự định mở cửa thì người lạ mặt đi ra, nắm tay ông và nói.

- Sao ông còn lưỡng lự? Chẳng phải tôi đã nói là sẽ đảm bảo hết mọi chuyện còn gì.

- Anh nói chuyện với ai đấy? - Bà Doley kêu lên.

- Chẳng ai cả - ông Doley đáp rồi chạy ra vườn.

Cánh cửa trong nhà vừa mở ra thì ông nghe thấy rõ cuộc trao đổi của người làm vườn và vợ ông ta về bọn cướp.

- Này Jean - ông Doley nói - Sao anh cứng đầu không chịu mở cửa cho các nhà luật pháp thế. Anh có biết chúng ta sẽ bị tình nghi khi chống lại họ không. Xin các ông tha thứ cho người đàn ông này, anh ta không nghe lệnh của tôi đâu.

Jean nhận ra ông chủ Doley liền chạy ra chặn ông.

- Ôi ông chủ Doley - Anh ta nói - Tôi không nhầm đâu, ông mới bị nhầm, họ không phải là cảnh sát thật đâu, họ là bọn cướp cải trang đấy. Vì Chúa, đừng mở cửa.

- Tôi biết điều đó và cả điều tôi phải làm - Jacques Doley nói - Hãy về phòng anh và đóng cửa lại, nếu sợ thì cứ nấp với vợ của anh ở vườn liễu ấy, chúng không ra tận đó tìm anh đâu.

- Nhưng ông... Nhưng ông... Nhưng ông...

- Tôi đã có người hứa bảo vệ tôi ở trong nhà rồi.

- Thế nào, các người mở cổng hay tôi phải phá nó đấy? - Tên thủ lĩnh kêu to như sấm rồi lập tức có bốn phát báng súng phang vào bản lề.

- Tôi đã nói là tôi mở mà - Jacques Doley kêu lên và ông ta ra mở thật.

Bọn cướp xông vào Jacques Doley và túm cổ áo ông.

- Này các vị - ông Doley nói - Các vị đừng quên tôi đã tự nguyện mở cửa cho các vị đấy nhé. Các vị nên nhớ tôi cũng có hơn chục gia đình trong nhà và tôi hoàn toàn có thể trang bị vũ khí cho họ, để họ nấp sau tường bảo vệ tôi và các vị sẽ khó mà vào dễ dàng được.

- Mày tưởng có chuyện cảnh sát chứ đâu phải với bọn tao.

Jacques chỉ chiếc thang cạnh tường cao.

- Phải, nếu như từ trên kia Jean không thấy các vị.

- Thế mày mở cửa cho bọn tao làm gì?

- Để hy vọng các ông nương tay cho tôi. Nếu tôi không mở, các ông có thể tức giận và đốt trang trại của tôi thì sao?

- Ai bảo mày bọn tao sẽ không đốt trang trại của mày khi vui vẻ?

- Điều độc ác ấy thật vô nghĩa. Các ông muốn tiền của tôi thế là xong. Chắc các ông cũng không muốn tôi phá sản chứ?

- Thôi được ít ra mày cũng là một kẻ biết điều, thế mày có nhiều tiền không?

- Không, vì tôi mới trả nợ cách đây tám ngày.

- Đồ quỷ? Đó là những lời lẽ xấu xa từ miệng người.

- Nó có thể không hay nhưng là sự thật.

- Chẳng lẽ bọn tao được báo sai ư, người ta nói nhà mi có khoản kếch xù đấy.

- Họ nói dối các ông rồi.

- Họ không nói dối Georges Cadoudal đâu.

Nói xong, bọn chúng tiến vào nhà, đẩy Jacques Doley vào bếp.

Bọn cướp ngạc nhiên hết mức khi chưa thấy ai lạnh lùng như vậy.

- Ôi thưa các ông, - Bà Doley đã kịp mặc quần áo chạy ra nói - Chúng tôi sẽ đưa tất cả những gì chúng tôi có nhưng xin các ông đừng làm hại chúng tôi.

- Được rồi - Một tên trong số bọn cướp nói - Mụ giống như cá Auray ấy, chưa đập đã giãy.

- Nói chuyện thế đủ rồi - Tên thủ lĩnh nói - Tiền đâu?

- Này bà xã, Doley nói - Hãy đưa chìa khoá cho họ. Các ông đây sẽ tự đi lấy nếu không họ lại bảo chúng ta đánh lừa.

Bà vợ ngạc nhiên nhìn chồng chưa vội nghe theo ông.

- Kìa, đưa đi - ông nói - Tôi bảo đưa mà, đưa đi.

Bà vợ đáng thương không hiểu tại sao chồng mình lại cam chịu đến thế, bà đưa chìa khoá và kinh hãi nhìn tên chỉ huy tiến lại một trong số những chiếc tủ lớn theo thói quen các chủ điền nơi cất tài sản quý giá nhất.

Tên cướp dùng cả hai tay nhấc ngăn kéo ra quẳng ra giữa phòng bếp thay vì có tám bộ đồ ăn bằng bạc, chỉ có sáu bộ ăn văng ra. Ngăn tiếp theo đựng một túi tiền và một túi vàng tổng cộng có khoảng mười lăm nghìn phăng, nhưng tên thủ lĩnh khua khoắng mãi mới chỉ lôi ra được một túi tiền trong sự ngạc nhiên càng tăng lên của bà vợ.

Bà đưa mắt nhìn chồng hay đúng ra là tìm ánh mắt chồng nhưng không được, ông đã quay đi chỗ khác.

Một tên cướp bắt gặp ánh mắt ấy.

- Con mẹ này, có đúng chồng mụ cố tình thế không?

- Ồ không, thưa các ngài, tôi thề.

- Nếu không thì mụ hẳn biết nhiều hơn chồng, được rồi, đã thế, hãy bắt đầu bằng mụ.

Bọn cướp xông vào lục tủ nhưng không thấy gì cả, chúng mở tủ khác song tủ này cũng rỗng không, chỉ có vài đồng louis, năm sáu đồng êcu, sáu livre và vài đồng tiền lẻ giấu trong chiếc bát gỗ.

- Tao nghĩ mày nói đúng - Tên thủ lĩnh nói với tên cướp vừa buộc tội bà chủ trang trại.

- Chắc hẳn được báo trước chúng ta sẽ đến nên đem tiền đi chôn rồi.

- Hởi trời đất và sấm sét! - Tên cầm đầu nói - Bọn tao có cách làm cho người chết còn chịu lên khỏi đất cơ huống hồ là tiền.

- Hãy đi mang củi và một bó rơm lại đây.

- Để làm gì? - Người phụ nữ tức tưởi gào lên.

- Mày chưa bao giờ thấy cách quay lợn à?

- Jacques! Jacques! Anh thấy chúng nói gì chưa?

- Chắc chắn là rồi, nhưng em muốn gì đây, họ là chủ phải để họ làm thôi.

- Ôi lạy Chúa! - Người vợ tuyệt vọng kêu lên khi thấy hai tên cướp mang rơm và củi vào - Anh thật là kẻ cam chịu.

- Anh cầu mong Chúa sẽ không để một vụ ám hại ti tiện như việc giết hai sinh linh, hai con người là không mắc tội lỗi nào nhưng chưa hề giết hại ai, xảy ra.

- Làm thế nào thế" - Tên thủ lĩnh hỏi - ông ta sẽ phái một thiên thần xuống đánh lại bọn tao chắc?

- Đây sẽ không phải lần đầu tiên có phép màu đâu.

- Được lắm, thế thì chúng ta sẽ cùng xem và để cho ông ta cơ hội giúp cả hai, bọn ta sẽ thiêu sống hắn và con lợn cái này.

Nhưng tiếng cười phá lên trước câu nhạo báng khiến chúng còn trở lên tục tĩu hơn. Bọn cướp xông vào Jacques Doley, lột giày, tất, quần dài, với bà vợ chúng cũng làm như vậy rồi trói tay họ ra sau đẩy ra hai phía của đống lửa, khi lửa bén chạy bùng lên, chúng đẩy họ chân trần sáp lại đống lửa, chỉ cách vài bước.

Cả hai cùng thét lên đau đớn.

- Khoan đã! - Một tên cướp hét to - Tao vừa tìm được lũ thỏ con cho chúng vào nấu cùng bố mẹ chúng này.

Rồi hắn bước vào, mỗi tay túm một đứa trẻ đang run rẩy khóc nức nở. Đến đây thi Jacques Doley không chịu nổi nữa kêu to:

- Nếu ông là người, đã đến lúc ông phải giữ lời hứa với tôi rồi chứ!

Lập tức cánh cửa bật mở, một người đàn ông từ thông phòng để sữa đi ra, hai tay buông thõng nhưng mỗi bên cầm một khẩu súng ngắn hai viên.

- Ai trong số các người được gọi là Georges Cadoudal? - Người lạ hỏi.

- Tao đây - Người bịt mặt cao lớn vừa nói vừa đứng dậy.

Mày nói láo - Người lạ nói rồi đưa súng lên bắn thẳng vào giữa ngực hắn - Tao mới là Cadoudal.

Gã cao lớn đổ vật xuống.

Cả băng cướp lùi lại hai bước, chúng vừa nhận ra Cadoudal thật sự, con người mà chúng tưởng lúc này đang ở nước Anh.