GIÓ VĨNH CỬU

Chương 11

Docsach24.com

ôi chưa từng lặn xuống biển sâu bằng cái “ đĩa bay “. Cuộc thí nghiệm của tôi khảo sát các máy đo sâu của biển bị đóng khung bằng một vài chuyến bơi trong những máy đo sâu tham quan ở quần đảo thuộc miền trung tâm và tây nam Thái Bình Dương, ở biển Đỏ và các bờ biển Phơloriđa. Đúng vậy, mùa hè năm ngoái tôi may mắn được vào quả cầu đo độ sâu của tuần dương hạm và ở dưới nước bắc Đại Tây Dương một tháng ròng. ở đấy đã nhiều năm người ta tiến hành các cuộc thí nghiệm có kết quả về việc thuần dưỡng cá voi Grenlanđia và hải mã. Nhưng việc đi trên chiếc tàu lớn có buồng tàu, phòng khách, phòng thể thao, không thể so sánh với cuộc tham quan trên tàu “ Cá Bom “ được. ở “ đây mỗi một tế bào của con người đều có cảm giác như được tiếp xúc trực tiếp với đại dương, tựa như khi bơi có đeo mặt nạ Rồpba hay là máy thử tự động ở dưới sâu. Tàu “ Cá Bơn “ cũng tương đối rộng. Hai chỗ ngồi rộng rãi ở đằng trước và một chỗ ở đuôi tàu đặc biệt dành riêng cho các trợ lý. Nhưng lần này tôi ngồi cạnh Trauri Xinkhơ ở bàn điều khiển.

Docsach24.com

Cửa sập đóng và các khe rít lên khe khẽ.

Trauri Xinkhơ nhìn tôi thăm dò, hình như muốn hỏi xem tôi có hối hận vì đã tham dự chuyến bơi liều lĩnh này không. Hẳn là không tìm thầy trên nét mặt tôi một biểu hiện hoài nghi nào, anh ta liền đặt tay lên những chiếc phím nhiều màu. Chiếc tàu “ Cá Bơn “ nhẹ nhàng tiến lên phía trước, lướt trên mặt nước. Đến giữa vũng biển chiếc tàu bắt đầu chìm xuống. Sóng vỗ oàm oạp vào những tấm kính thạch anh của cửa sổ chiếu sáng. Và ánh sáng màu xanh lơ tràn ngập gian phòng. Đồng hồ chỉ hướng về một đường cong đi xuống theo mức độ của độ sâu: chúng tôi lặn xuống theo một đường xoáy rộng.

Một vài đenphin xuất hiện. Chúng tiễn chúng tôi và ghé nhìn qua cửa sổ. Trong số đi tiễn có cả Tavi. Tôi giơ tay vẫy nó.

Tavi bơi đến sát gần mặt kính như muốn cản đường.

Trauri Xinkhơ mở máy dò âm dưới nước. Nghe giọng các đenphin, tôi cảm thấy nỗi lo sợ trong câu nói rin rít kích động của chúng.

- Chúng báo trước cho chúng ta một điều gì đó, - tôi nói và không nhận ra giọng mình. Chưa bao giờ tôi thấy giọng mình the thé lên như vậy. Và câu nói cũng chưa bao giờ bay ra từ miệng tôi với tốc độ không bình thường như thế.

Trauri Xinkhơ vừa cười vừa đeo chiếc mặt nạ trong suốt. Một chiếc mặt nạ tương tự nằm trong túi ngoài bên phải của tôi. Tôi cũng đeo vào và nghe rõ tiếng nói hoàn toàn bình thường.

- Chúng ta đang thở hỗn hợp ôxy-hêli ; chỉ có thêm chút ít nitơ thôi. Hê-li làm méo tiếng, - Traurì Xinkhơ giải thích và gật đầu với Tavi. - Tavi báo trước là không nên xuống “ Vực sâu “ vì ở đó chúng thấy có một con mực lớn. Biết đâu đấy chẳng phải là Con mực Vĩ đại thần thoại mà anh đã được nghe nói.

Tavi và các bạn đường của nó càu nhàu chúng tôi mãi đến lúc Trauri Xinkhơ cam đoan với chúng là trong dự kiến của anh ta hôm nay không có việc khảo sát “ Vực sâu “, chúng mới thôi.

- Chúng mê tín Con mực Vĩ đại chẳng kém gì đối với Con rắn Vĩ đại, - nhà bác học nhận xét.

Một đàn cá nọ tò mò vây quanh chúng tôi. Chúng đập mũi vào kính ; cặp mắt tròn long lanh nhìn chúng tôi chằm chằm.

- Tôi đã hoàn toàn hiểu ý chúng, - Trauri Xinkhơ tiếp tục nói. - Trong lúc đàn cua vàng tràn lên bờ, anh có thấy chán nản trong lòng, nẩy ra những ước muốn lố lăng, những ý nghĩ tàn bạo không?

Tôi kể lại cho anh ta sự việc xảy ra với chúng tôi trong đêm hôm đó.

- Những đenphin chịu một sức thôi miên lâu đời của các con mực. Do đó ở chúng đã hình thành một khái niệm mê tín đượm màu sắc thần bí.

Từ máy dò âm dưới nước vang lên những tiếng sột soạt của lũ cá nọ. Chúng đang “ bàn bạc “ về sự xuất hiên của chúng tôi.

Đôi lúc quả “ cầu “ trôi đến gần vách đảo, mọc đầy rêu tảo. Ở đây trong tiếng xì xào của đàn cá nọ có lẫn lộn hàng loạt thổ ngữ của các cư dân dưới biển và đặc biệt là giọng của các loài tôm chẳng khác gì tiếng mỡ xèo xèo trên chảo.

Khi xuống đến độ sâu nước có nhiệt độ hai chục độ thì loại cá nọ dừng lại.

Ở độ sâu bốn chục mét bóng tối mất hẳn. Chúng tôi rơi vào vùng ánh sáng xanh dịu. Khó mà xác định được vùng ánh sáng từ đâu phát ra: ở trên, ở dưới hay bên cạnh. Lượn vòng, chúng tôi lại tiến đến gần vách đảo được trang hoàng bằng những đám tảo. Bất thình lình Trauri Xinkho dừng quả cầu đo độ sâu lại.

Cách chúng tôi không xa, dọc theo bức tường có một đàn cá sặc sỡ đang bơi. Chúng cố lọt vào vùng trung tâm ; ở đó có lẽ đang xảy ra một cái gì đó quan trọng. Tôi để ý thấy những con hãi tước mắt lồi màu nâu có đốm trắng, những con cá màu đen ánh vàng và loài cá hàng chài màu nâu ánh vàng duyên dáng thường được gọi là các “ tiểu thư “.

Những con cá màu đen ánh vàng nọ chìa lườn ra cho các “ tiểu thư “ cá hàng chài rỉa ; chúng đờ ra, đầu lộn xuống hay ngửa bụng lên.

- Một trạm xá thông thường, - Trauri Xinkhơ vừa nói vừa cười. - Các nàng hộ lý đang “ chữa chạy “ cho bạn bè của mình bị bệnh ngoài da. Hộ lý cộng sinh đối với chúng ta là bí ẩn cũng như hầu như tất cả điều chúng ta thường gặp ở đại dương. Chúng ta không hiểu vì sao mà những động vật ăn thịt lại tha chết cho những hộ lý nhỏ bé này. - Anh đóng động cơ. - Tôi có cảm tưởng rằng mình đã phát hiện được một dạng hộ lý mới chứ không phải là giống mắt xanh xẫm này. Anh có trông thấy con cá xanh có cái đầu tím và sọc đen xanh lơ không?

Tôi thú nhận là chưa để ý đến loài cá ấy, mặc dù các chuyến đi dưới nước trước đây tôi đều có gặp các cô mắt xanh duyên dáng.

Trauri Xinkho nhìn vào bóng tối mờ xanh và tiếp tục nói:

- Những sinh vật này sống bằng chất nhựa độc, bằng các nấm ký sinh bám trên thân cá, bằng hàng loạt vi khuẩn, các loại tôm ký sinh. thế mà chúng lại không bị lây bệnh. Như thế có lạ không?

- Vâng.... rất lạ...

- Chúng ta đã tách được kháng sinh từ máu của các “ tiểu thư “. Sắp tới khoa dược liệu sẽ cung cấp cho ta loại độc tố này ; và lúc đó chúng ta sẽ có thể làm việc giúp đỡ các nàng “ hộ lý “ cá. “ Bệnh nhân “ sẽ đến các phòng “ điều trị “ thí nghiệm mà chúng ta đặt ở các tảng đá ngầm và những phao hiệu an dưỡng.

Đến độ sâu bảy mươi mét, chúng tôi rơi vào một đàn mực nhỏ. Những con này có màu nước biển nên hầu như không trông rõ. Bất thình lình ở phía trước xuất hiện một loạt những đốm nâu chập chờn. Những đốm đó chao lộn làm chúng tôi cảm thấy như đang ở trong một bóng tối dày đặc.

Trauri Xinkhơ cười nói:

- Chúng bắn theo chúng ta những tia lửa chứa xon khí. phải đợi tan hết lớp mù này. xuống sâu trong bóng tối thật mạo hiểm. Không được bật đèn chiếu ; vả lại có bật cũng vô ích vì màn chắn rất dày.

Cabin chứa đầy những âm thanh kỳ lạ, giống như những tiếng thở phì phò của phổi. Trauri Xinkhơ bắt đầu kể về những loài thân mềm chân đầu. Tôi nghe anh nhưng lại nghĩ về Biata.

Tôi hình dung cô ta vừa mới ngủ thiếp đi trên chiếc ghế sau của quả cầu đo độ sâu. Giờ đây cô ta đang nhìn vào bóng tối bên kia tấm kính ; nơi đang bừng lên những đốm lửa xanh lơ, suy nghĩ về những vì sao của cô, hoặc trầm ngâm quan sát những tấm phim có các vết của những mảnh nguyên tử. Đối với cô ta, tất cả những cái đó rất nên thơ. Biết đâu cô ta chả tập trung tìm hiểu những bí ẩn bao quanh chiếc tàu “Cá Bơn “ của chúng tôi. Tất nhiên cô ta sẽ coi đại dương và vũ trụ đều như nhau. ở đó sinh ra các vì sao ; ở đây là sự sống. Không có sự sống thì chẳng có các vì sao. Và các hành tinh nếu không có sự sống, chúng chẳng là cái gì cả...

Trauri Xinkhơ nói nhỏ:

- Trong khoa học tối thiểu anh đã biết là chúng có ba tim và máu màu xanh lơ.

Có lẽ cô ta sẽ cười ồ lên khi nghe câu này và sẽ nói rằng “ Đúng là quí tộc! Thời cổ xưa người ta coi rằng chỉ bọn quyền quí mới có máu màu xanh lơ... “

Trauri Xinkhơ nói tiếp:

- cơ sở của màu xanh không phải là sắt như ở loài có vú mà là đồng. Tôi có may mắn tìm ra hai loài mực mới sống ở dưới sâu...

Có lần ở trên núi Biata cũng trông thấy chuột, một con chuột bình thường màu xám và cô ta cũng đã mừng rỡ như mới tìm ra một loại chuột mới.

Trauri Xinkhơ cất cao giọng:

-... Chẳng lẽ không đáng ngạc nhiên rằng cách đây hàng triệu năm, trước khi xuất hiện loài người, thiên nhiên đã tìm được một trong những phương pháp chuyển dịch trong không gian hoàn thiện nhất. Đó là động cở phản lực. Và đã ghép nó vào những loài thân mềm chân đầu... Một động cơ lý tưởng tồn tại hàng trăm triều năm không thay đổi. Vậy mà gần đây chúng ta mới tìm ra...

Cô ta sẽ nói thầm: “ Ông này quá say những loài chân đầu của mình... “: - và im lặng ngồi nghe bài ca thân mềm chân đầu của ông ta.

- Anh có được nghe nói gì về Con mực Vĩ đại trong truyền thuyết của đenphin không? - tôi thoáng nghe câu hỏi của Trauri Xinkhơ.

- Ồ, vâng!

- Và hình như tôi thấy chúng không thích tuyên truyền đặc biệt về con này, sợ làm cho nó tức giận. Ngay cả những đenphin văn minh cũng không thoát khỏi sự phục tùng khó hiểu đối với cái con mười tay vĩ đại, chủ nhân của biển sâu...

À mà có thể cô ta tìm thấy bàn tay tôi trong bóng tối và thầm thì: “ Ivơ! Sung sướng làm sao... “

Ngoài cửa sổ đã chạng vạng tối. Đám mây màu nâu tan dần.

Tôi sẽ cho anh xem cái tiêu bản này. - Trauri Xinkhơ ấn một trong những chiếc phím. - Một cái vòi dạng hoàn toàn hiếm có... Tất nhiên nếu anh có thì giờ...

Màn ảnh truyền hình cỡ nhỏ bật sáng và chúng tôi trông thấy đáy biển: những tảng san hô, từng đàn cá. Lấp loáng một bóng đen. Những con cá nhất loạt bổ nhào xuống sâu.

Sau gần mười phút tìm kiếm, chiếc “ Cá Bơn “ lơ lửng phía trên những tảng san hô quen thuộc. Con bạch tuộc khẽ động đậy những cái vòi và nhìn chúng tôi ; bây giờ mặt nó phát ra ánh sáng xanh lơ. Trong giây lát con bạch tuộc hồng lên như một cô gái thẹn thò, rồi biến thành đỏ thắm. Sau đó trên mình nó hiện lên những sọc đen, đó là dấu hiệu bị xúc động mạnh. thế rồi nhanh như chớp bạch tuộc biến đổi màu đỏ rực của mình sang xám nhạt.

- Thêtits bị xúc động mạnh, - Trauri Xinkhơ khẽ nói. - Chỉ khi nào bị xúc động quá mức, bị sợ hãi nó mới “ tái nhợt “. Không nhất thiết nó biến thành màu xám như hiện tại. Trông kìa, lại xuất hiện màu ngọc thạch, nó có thể biến thành màu vàng, xanh nhạt, hay tím nhạt. Trong cơn phẫn nộ nó thường có màu sắc hết sức rực rỡ. Cơ cấu của hiện tượng này phức tạp lạ thường. Ở những lớp trên của da có những chất biến sắc, những tế bào sắc tố ; đồng thời là những tế bào nhạy cảm lạ thường với những tia sáng. Chất biến sắc chứa trong mình mọi tổ hợp màu sắc mà ta đã biết, cũng như những màu sắc kết hợp mà ta không thể nào gặp được ở đâu khác. Và càng không thể lấy được trong phòng hóa nghiệm trên mặt đất. Việc lựa chọn màu sắc xác định không chỉ bằng thị giác mà bằng cả cảm giác của da và bằng những sự xúc động nữa. Trong việc này trạng thái tinh thần có giá trị quyết định. Cho đến nay chưa tìm được một sinh vật nào có thể thay đổi màu sắc trên thân mình tức thời và có mục đích như vậy. So sánh với bạch tuộc thì con kỳ nhông chỉ là một anh thợ tội nghiệp. Còn con người. Cả thảy chỉ có chừng ba bốn màu sắc không hơn. Ví như tôi và anh đây, chúng ta có thể bắt bàn tay mình đỏ lên không? phải tập luyện nhiều và rất khó khăn. Còn bạch tuộc có thể cùng một lúc tám chân có tám màu khác nhau, rồi lại còn có cả những đường viền, tái hiện phong cảnh dưới nước lên mặt da!

Bạch tuộc mềm rũ, những cái vòi mất tính đàn hồi.

- Tạo ngủ một lúc không hại gì cho Thêtits của chúng ta, - Trauri Xỉnkhơ nói, - mà lại còn bổ ích nữa. Hôm nay như thế là nó đã xúc động quá mức.

Chúng tôi dừng ở sát đáy. Luồng tia sáng của đèn chiếu sau khi chiếu sáng toàn bộ con vật thân mềm lại làm sáng bừng lên những đám tảo. Những cây mẫu đơn biển giống như những đóa hoa lan ủ rũ: chúng cũng chịu tác động của chất gây mê và gục ngủ. Thế rồi da của bạch tuộc lại lập tức có màu rực rỡ của phong cánh dưới nước. Trông nó rất đẹp. Con vật thân mềm này giống như một đồ gốm cổ maiôlic khai quật được ở Xoócđian.

Buồng truyền hình có phần phụ đề truyền những xung thần kinh, đặt cách chỗ nắp của con bạch tuộc độ ba mét, ngay trên mô đất cao trông tựa như một khóm hoa. Sự ngụy trang đó bảo vệ chắc chắn cho máy móc khỏi gặp những cặp mắt tò mò. Không ai, ngoài Trauri Xinkhơ có thể phân biệt được cái máy đó với các tảng đá có mọc tảo. Những bàn tay cơ khí thận trọng thay phần phụ - một ống màu tối không lớn lắm.

- đấy là toàn bộ thao tác, - Trauri Xinkhơ nói. - Kể ra thì có thể tự động thay các chi tiết, nhưng tôi thích cái lối dạo chơi này. Tự động quá mức hạn chế cảm xúc trực tiếp thế giới bên ngoài ; nó chỉ tạo cho ta cái mường tượng của các sự kiện chân thực cho dù chúng có đúng như sự thực.

Cạnh Thêtits đang ngủ, không để ý đến tia sáng đèn pha rực rỡ của chúng tôi, xuất hiện những nhóm cá dài, rộng, màu sắc giống như những cá chim hoa. Những con cá này bơi lượn tung tăng xung quanh con bạch tuộc ; thậm chí còn thò cả đầu vào vòi bạch tuộc để lượm những thức ăn còn lại ở đó.

Trauri Xinkhơ ngạc nhiên nói:

- Làm thế nào mà những con cá ngốc nghếch này lại biết được Thêtits đang ngủ. Không, thật là lạ thường. Kinh nghiệm thiếu tự giác của chúng cần phải mách bảo cho chúng rằng bạch tuộc không bao giờ ngủ hay ít ra thì không bao giờ có thể bắt gặp chúng ngủ một cách bất ngờ.

Trauri Xinkhơ tắt đèn chiếu và nâng tàu “ Cá Bơn “ lên hai chục mét, đóng dao động ký cỡ nhỏ lắp bên cạnh màn ảnh. Chúng tôi bắt đầu quan sát đường cong dao động. Đường dao động trở nên bằng phẳng hơn, nhưng ngay ở con bạch tuộc đang ngủ cũng thấy cường độ thần kinh tăng cao.

Bạch tuộc chậm chạp động đậy các vòi, rùng mình và lăn vào bóng của tảng san hô.

- Đường cong nhảy điên loạn, - Trauri Xinkhơ suy nghĩ và nói. - Sự thay đổi trạng thái thế này là không bình thường. Mọi kích thích với Thêtits đều tỷ lệ lập phương.

Tôi nhắc lại lời của Biata về sự đột biến của các vi khuẩn, tấm phim của tôi có ghi lại hành vi của loài siêu vi trùng, luồng nơtrinô tăng lên và việc phát hiện hạt cơ bản mới.

Nghe tôi nói xong, Trauri Xinkhcy bảo:

- Cho dù tác động của nơtrinô lên cơ thể bạch tuộc có tăng ghê gớm thì cũng hoàn toàn bằng không. Một phần vì nước bảo vệ tránh khỏi những phát xạ tàn khốc. Vì vậy, ở đại dương ít xảy ra đột biến hơn trên mặt đất. Đó là một trong những nguyên nhân trì trệ của sự sống trong thế giới đại dương. Anh kể về những hiện tượng có liên quan đến ngôi sao Cực Mới à? Hạt cơ bản mới à? - Anh trầm ngâm trong vài giây và nói tiếp: - Cần phải chú ý theo dõi những tin tức gần đây từ các vệ tinh thiên văn và các công trình của những đồng nghiệp. Những ngày gần đây tôi qua say mê công việc. Tôi đã hoàn thành một loạt thí nghiệm. Những tổng kết quan trọng khác thường phụ thuộc vào những thí nghiệm này.

- Anh cho rằng những loại chân đầu có trí tuệ?

Trauri Xinkhơ mỉm cười:

- Bộ óc trước hết dùng để thu và phát tin. Loại thân mềm chân đầu có một hệ thống thần kinh rất hoàn thiện. Các cơ quan cảm xúc của chúng tốt hơn của các động vật trên mặt đất. Dòng tin tức chúng nhận được cực lớn. Chúng tôi đang theo dõi khả năng giải quyết các nhiệm vụ sau khi phân tích kinh nghiệm đã thu nhận được. Tôi nghĩ rằng tiếp theo việc phát kiến ra nền văn minh của các đenphin, - tôi thuộc phải khẳng định chính cái đó là một nền văn minh, - chúng ta phải giải quyết một quan điểm trí tuệ, có lôgich khác với lôgich của những sinh vật cao đẳng của mặt đất và biển cả. Tôi đồng ý với ông thầy rất đáng kính của anh rằng thiên nhiên không dừng sự chọn lọc của mình ở riêng loài người, sau khi đã cho họ một trí tuệ. Các dạng của trí tuệ cũng muôn hình muôn vẻ như các hình thái của sự sống.