Hình ảnh con bọ ngựa giương càng lên như lưỡi gươm trước cỗ xe lớn mà không hề run sợ thì thật đáng phục, nhắc kẻ nhút nhát soi mình. Tuy nhiên, thành ngữ này còn chỉ sự đấu tranh không cân sức, dẫn đến tình thế nguy hiểm, thường là lâm vào thất bại. Đó là điều không nên làm.
Một hôm, Trang Tử nước tề đi săn, dọc đường ông gặp một con bọ ngựa. Nực cười thay, con bọ ngựa nhỏ bé ấy lại cứ đứng giữa đường, giương càng lên như muốn thách thức, chống chọi với xe của ông. Quan quân thấy lạ la ầm lên, khiến Trang Tử dừng xe lại hỏi sư tình. Tả hữu thưa rằng:
- Có con bọ ngựa trước xe ngài. Nó không tránh mà cứ giương càng lên chống lại. Giống bọ này thật kỳ lạ, chẳng biết sức mình khỏe hay yếu, thấy đối thủ là liều thân xông lên không chịu lùi bước, ngài cứ cho xe đi, xem nó sống chết ra sao.
Nghe xong Trang Từ liền đáp lại:
- Khoan đã, giống bọ ngựa này thế mà đáng khâm phục. Nếu như ai đó, khi bị kẻ mạnh bắt nạt đã không hề run sợ, lại còn dám chống trả đến cùng, dù chịu chết chứ nhất định không chịu nhục, âu cũng là tấm gương đáng kính, đáng noi theo.
Dứt lời, Trang Tử cho đánh xe sang bên đường. Kể từ bận đó, tướng sĩ của Trang Tử ra trận đều liều chết xông lên, quyết không chịu thua kém giống như con ngựa hôm nào.
Theo “Cổ học tinh hoa” – Nguyễn Văn Ngọc – NXB Văn Học, 2003
Phục là phục cái lòng dũng cảm chứ không phục sự liều mạng. Hình ảnh con bọ ngựa giương càng lên như lưỡi gươm trước cỗ xe lớn mà không hề run sợ thì thật đáng phục, nhắc kẻ nhút nhát soi mình. Tuy nhiên, thành ngữ này còn chỉ sự đấu tranh không cân sức, dẫn đến tình thế nguy hiểm, thường là lâm vào thất bại. Đó là điều không nên làm.
Có lẽ từ chuyện này mà có câu:
Nực cười bọ ngựa đá xe
Tưởng rằng xe vững ai dè xe nghiêng.