FORREST GUMP

Chương 24

Docsach24.com

uối cùng tui đả về quê lần nửa.

Xe lửa tới ga Mỏ Bài lúc ba giờ sáng, nhân diên hỏa xa khiên cái chuồng khỉ ra rồi để xuốn, và rồi xe lửa dọt mất để lại tụi tui chơ vơ. Hổng có ai chung quanh ngoài một phu quét nền ga và một gả đàn ông đang ngủ gục trên một băng ghế, bởi dậy, tui dới Thu Sương đi bộ xuốn phố và tụi tui cuối cùng củng kiếm được một chổ ngủ ở một cái nhà bỏ hoan.

Sáng hôm sau, tui mua ít trái chuối cho Thu Sương ở bến tàu, tui củng kiếm được một quán cóc có bán đồ ăn trưa, tui mua một phần điểm tâm thiệt bự dới trứng, thịt heo ba con, bánh xèo, và đủ thứ, và tui củng tìm cách làm cái gì đó cho có thứ tự đàng hoàn, bởi dậy, tụi tui đi bộ đến chổ các bà sơ, cái chổ Nhà Tế Bần của các Sơ Nhỏ. Trên đường đi, tụi tui đi ngang goa cái chổ mà trước đây có cái nhà của tụi tui, bây giờ thì hổng còn dì nửa ngoài một cánh đồng cỏ và một số cột và cây đả cháy đen đủi. Tui có một cảm dác thiệc là lạ khi thấy cảnh vật như dậy, bởi dậy, tui tiếp tục bước đi.

Khi tui tới nhà tế bần, tui kiêu Thu Sương chờ tui ở ngoài sân hổng thôi thì, tui hổng muốn mấy bà sơ bị dực mình, tui đi dô nhà tế bần và hỏi dìa Má.

Bà sơ trưởng ở đó, bả rất là tốt, bà nói là bả hổng biết má tui đang ở đâu, ngoại trừ Má trốn đi dới một người đạo Tin Lành, nhưng mà tui có thể thử hỏi mấy người ở ngoài công viên bởi dì Má thường tới đó vào buổi chiều với mấy phụ nử khác. Bởi dậy, tui và Thu Sương đi tới đó.

Có mấy bà đang ngồi ở băng ghế nên tui nói dới một bà trong đám tui là ai, bà này nhìn dô Thu Sương rồi nói, “Đúng ra là tui nên đoán ra được cậu là ai.”

Nhưng rồi bả nói bả có nghe má tui làm nghề ủi quần trong một cái tiệm giặc ủi ở mé bên kia của cái làng này, và bởi dậy, tui và Thu Sương đi tới đó và đúng ngay chóc, Má đang mồ hôi nhể nhại và đang ủi một cái quần trong tiệm giặc ủi.

Khi Má thấy tui, Má bỏ hết mọi thứ xuống rồi chạy thẳng dô vòng tay của tui. Má khóc thút thít, rồi vặn vẹo tay chùi mắc y chang như ngày nào. Tội nghiệp Má quá.

“Lâm ơi, con của Má.” Má nói. “Cuối cùng con đả dìa nhà! Hổng có ngày nào mà Má hổng nghỉ tới con, từ lúc con đi lính, tối nào mà củng khóc cho tới khi ngủ mới thôi.” Dù dậy, cái điều Má nói hổng làm tui ngạc nhiên chúc nào hết, và tui hỏi dìa cái ngừi đạo Tin Lành.

“Hắn là một tên chồn cáo hèn hạ,” Má nói. “Má nên đoán được điều đó ngay từ đầu để đừng có chạy theo tên Tin Lành nào hết. Hổng đầy một tháng dới Má, tên đó đá đít Má ra để cặp dới một con nhỏ mười sáu tủi – mà lúc đó hắn đả gần sáu mươi rồi. Má phải nói cho con biết, cái đám Tin Lành đó hổng biết đạo đức là dì hết.”

Đúng ngay lúc đó, có một dọng nói từ tiệm giặc ủi, “Ê cái bà già, có phải bà để cái bàn ủi ở trên cái quần của ai đó hông?”

“Thôi, chết rồi!” Má la lên, rồi chạy ngược dô trỏng. Bất thình lìn, một cuộn khói đen bốc ra từ cửa sổ và ngừi ta la hét chửi thề om xòm ở trong đó, và sau đó, Má bị một tên phì lủ xói đầu lôi ra ngoài, cái tên này la hét và mạnh tay dới Má.

“Đi đi! Đi luôn đi!” hắn rống lên. “Tao chịu hết nổi rồi! Đó là cái quần cúi cùng mà bà đốt đó!”

Má khóc hu hu, còn tui thì bước tới cái tên này rồi nói, “Tui nghỉ là tốt hơn hết ông hổng được đụng tới Má tui.”

“Mày từ đâu tới và mày là cái con khỉ gì hả?” hắn hỏi.

“Ngô Lâm,” tui trả lời hắn, rồi hắn nói, “Như dậy thì mày củng cút ra khỏi chổ này luôn và đem cái con gái mẹ mày theo luôn bởi dì bả hổng được làm diệc ở đây nửa!”

“Tốt nhức ông hổng nên nói chiện dới má tui cái kiểu như dậy,” tui nói, rồi hắn trả lời, “Rồi sao? Rồi mày sẻ làm cái dì hả?”

Và bởi dậy tui phải cho hắn một bài học.

Đầu tiên, tui túm lấy hắn, rồi tui nâng hắn lên thiệt cao. Rồi tui đưa hắn dô cái chổ ngừi ta dặt đồ trong một cái máy giặc bự thiệt bự, cái loại để giặc mấy cái mền và thảm, tui mở cửa máy giặt và tống hắn dô trỏng, xong rồi tui đóng cửa lại, rồi tui vặn và nhấn nút cho nó “quay.” Lần cúi cùng tui thấy hắn, hắn sắp được dô cái vòng “Xả Nước”.

Má vẫn còn khóc và quẹt nước mắc dới cái khăn tay, “Lâm ơi, bây giờ má mất việc làm thiệc rồi!”

“Đừng lo, Má,” tui nói dới Má, “mọi chiện rồi sẽ iêm xuôi, bởi dì con đả có kế goặch rồi.”

“Lâm, làm xao mà con có kế hoặch được?” Má nói. “Con là một tên khờ. Làm sao mà một tên ngốc làm ra được cái kế hoặch gì được?”

“Thì Má cứ chờ coi,” tui nói. Dù sao, tui đả mừng bởi dì tui đả có kế hoặch đúng là trở dìa nhà gặp má, ngay cái ngày đầu tiên.

Tụi tui đi bộ tới nhà trọ nơi Má ở. Tui giới thiệu Má dới Thu Sương và má nói Má rất mừng vì ít nhức tui có một ngừi bạn – cho dù bạn của tui là một con khỉ củng được.

Dù sao, Má và tui ăn bửa tối ở nhà trọ, má cho Thu Sương một trái cam từ nhà biếp, và sau đó, tui với Thu Sương đi tới bến xe đò để đi tới Bải Dầu Lá Ba Tre, nơi mà gia đình của thằng Bửu sinh sống. Và chắc chắng như mưa, hình ảnh cuối của Má, má đứng ở hành lang ở nhà trọ lau nước mắc khóc khi tụi tui bước đi. Nhưng mà tui có cho má phân nửa của số tiền năm ngàn đô tui đả có để giúp đở má trả tiền mướn nhà và chi tiêu nhiều chiện khác cho tới khi tui có thể ổn định được, bởi dậy, tui hổng có cảm thấy tệ lắm.

Dù sao, khi xe đò tới Bải Dầu Lá Ba Tre, tụi tui hổng bị gặp trở ngại dì hết trong diệc tìm ra nhà của thằng Bửu. Lúc đó khoản 8 giờ tối, tui gỏ cửa, có một ông già ra mở cửa hỏi tui muốn gì. Tui nói dới ổng tui là ai, và tui đả biết thằng Bửu từ lúc chơi banh cà na, rồi lúc trong quân đội, ông già có dẻ hồi hộp nhưng ổng mời tui dô nhà. Trước đó tui đả nói dới Thu Sương để cho hắn đứng ở ngoài và đừng để ai thấy bởi dì có lẻ là ngừi ở đây chưa từng thấy cái gì giống như hắn từ trước tới giờ.

Dù xao đi nửa, ông này là ba của thằng Bửu, ổng mời tui một ly trà đá và bắc đầu hỏi tui thiệc là nhiều thứ. Ổng muốn biết thiêm dìa chiện thằng Bửu, nó chết như thế nào, và tui đả dùng hết khả năng của tui để

kể lại cho ổng nghe.

Cuối cùng, ổng nói, “Có một điều mà bác cứ thắc mắc hoài, trong bao nhiêu năm qua, Lâm – theo cháu nghỉ thì, vì sao mà thằng Bửu phải chết dậy?”

“Bởi dì nó bị bắn trúng,” tui nói, nhưng mà ổng nói, “Hông, hổng phải bác hỏi như dậy. Ý bác muốn hỏi là, tại sao? Tại sao chúng ta phải qua tới Việt Nam?”

Tui nghỉ một phút rồi nói, “Cháu nghỉ là tụi cháu chỉ ráng làm theo lẻ phải, cháu đoán như dậy. Tụi cháu chỉ làm theo lệnh trên mà thôi.”

Rồi ổng nói, “Rồi, cháu nghỉ điều đó có đáng hông? Nhửng thứ mà chúng ta đả làm? Mấy thằng con trai bị giết theo kiểu thằng Bửu?”

Rồi tui mới nói, “Bác thấy đó, cháu chỉ là một thằng khờ thôi. Nhưng mà niếu bác muốn biết ý kiến thiệc sự của cháu thì, cháu nghỉ là, đó là một đống kức.”

Ba thằng Bửu gật gù. “Bác cũng nghỉ y chang như cháu,” ổng nói.

Dù sao, tui nói cho ổng nghe lý do tui tới gặp ổng. Tui kể cho ba thằng Bửu nghe dìa cái kế hoặch của tui và thằng Bửu, dìa diệc mở cái thương nghiệp tôm nho nhỏ, và tui kể dìa ông Chí, cái ông ngừi Việt nhỏ con tui gặp khi tui còn ở bệnh viện và ông Chí đả chỉ tui chăn nuôi Tôm như thế nào, và ba thằng Bửu khoái lắm, ổng hỏi tui nhiều thứ nửa, khi đó bất thình lìn có tiếng quác quác thiệt là lớn ở ngoài sân.

“Có cái khỉ gì đó muốn bắc gà nhà bác!” ba thằng Bửu la lên, rồi ổng tới sau cửa lấy la một khẩu súng rồi đi ra sân.

“Có một điều cháu phải nói cho bác biết,” tui nói, rồi tui nói cho bác ấy nghe là Thu Sương đang ở ngoài sân nhưng mà tụi tui kiếm hổng ra Thu Sương, và củng hổng nghe cái tiếng gì của hắn hết.

Ba thằng Bửu đi dô nhà lấy cái đèn pin rồi ổng rọi đèn lòng dòng ở ngoài sân. Ổng rọi dô một cái cây bự, và dưới gốc cây là một con dê – một con dê xồm bự và già đang đứng ở đó và đang cào đất. Ổng chiếu cái đèn lên trên cao thì thấy Thu Sương đang ngồi trên đó và Thu Sương đang sợ gần chết.

“Lần nào củng là cái con dê đó,” ba thằng Bửu nói. “Đi chỗ khác chơi, đò dê xòm!” ổng la lên, rồi ổng liệng một khúc cây dô con dê. Sau khi con dê đi rồi, Thu Sương mới đi xuống, và tụi tui cho hắn dô nhà.

“Nó là lọi khỉ gì vậy?” ba thằng Bửu hỏi.

“Nó là con tinh tinh,” tui nói.

“Nhìn nó giống dã nhân quá!”

“Nó có giống dã nhân một chút xíu,” tui nói, “nhưng mà nó hổng phải là dả nhân.”

Dù sao đi nữa, ba của Bửu nói là tụi tui có thể ngủ lại tối hôm đó, và sáng hôm sau, ổng sẻ đi dới tụi tui để kiếm chổ cho cái thương nghiệp tôm. Có một ngọn dó nhẹ thổi qua nhánh sông và bạn có thể nghe tiếng ếch nhái và dế và ngay cả tiếng của một con cá thỉnh thoản nhảy lên khỏi mặc nước. Chổ này thiệc là đẹp và iêm đềm, và tui đả quyết định chọn nó và tui nghỉ là tui sẻ hông gặp trở ngại dì ở chổ này.

Sáng tinh sương ngày hôm sau, tụi tui dậy sớm cùng dới ba thằng Bửu và cùng ăn một bửa điểm tâm thiệt bự, với xúc xích do ổng làm, cùng với trứng gà chạy rông còn tươi mát, và dới bánh quy và đường mật, rồi ổng đưa tui và Thu Sương đi trên chiếc ghe nhỏ, với cây xào, và đẩy tụi tui đi xuống tới Bải Dầu. Mặt nước thiệt iêm, và có một lớp sương mờ phủ nhẹ. Thỉnh thoảng, một con chim bay ra khỏi đầm lầy.

“Chổ này đây,” ba thằng Bửu nói, “Chổ này là chổ nước mặn thủy triều trào dô,” và ổng chỉ dô một chổ đất bùn chạy dài dô trong đầm lầy. “Có khá nhiều ao bự ở đây, niếu bác là cháu, bác sẻ sẻ chọn chổ này, theo như kế hoặch của cháu.”

Bằng cây sào, ổng đẩy chiếc ghe dô chổ đất bùn. “Cháu nhìn chổ đó kìa,” ba thằng Bửu nói, “đó là một khoảnh đất cao, cháu chỉ có thể thấy cái mái nhà của một túp liều nhỏ ở đó.”

“Hồi trước, có một ông già tên là Lê Phát Thông sống ở đó, nhưng mà ổng chết bốn năm năm nay rồi. Chổ đó bỏ hoan. Nếu cháu thích, cháu có thể nộp đơn xin làm chủ chổ đó và sống ở đó. Lần chót bác tới đây, ông Thông còn để hai chiếc ghe chèo ở trên bờ. Chắc là hổng có đáng dá một xu teng, nhưng mà niếu cháu trám mấy chổ hở thì nó có thể nổi được và xài được.”

Ba thằng Bửu đẩy tụi tui đi xa hơn, rồi ổng nói, “Ông Thông ổng thả mấy tấm ván chạy từ đầm lầy cho tới mấy cái ao. Bác từng câu cá và săn vịt ở đó. Cháu có thể sửa lại cái lối đi này. Và mình sẻ có cách đi lại trong cái vùng này.”

Ái chà, tui phải nói cho bạn nge, cái chổ này có vẻ thiệt là lý tưởng. Ba thằng Bửu nói là lúc nào củng có trứng tôm trào dô vủng lầy và những con rạch nhỏ, và tui có thể quơ một mớ để bắt đầu cái thương nghiệp tôm, thiệc sự là hổng khó. Một điều nửa ổng nói là kinh nghiệm của ổng là tôm sẻ ăn bã hạt bông vải, thải ra khi người ta ép dầu cô tông, mà cái thứ này thì thiệc là rẻ.

Cái việc chánh mà tụi tui phải làm là phải chận mấy cái ao bằng lưới, và làm một cái chòi nhỏ để ở, và mua mấy thứ đồ ăn khô dự trử như là bơ đậu phộng, mức, khô cá, bánh mì và đại lọi mấy thứ khỉ dống dậy. Và tụi tui có thể sẳn sàng cái diệc chăn nuôi tôm.

Bởi vậy, tụi tui bắc đầu ngay ngày hôm đó. Ba thằng Bửu đưa tụi tui trở dìa nhà ổng, rồi tụi tui đi dô phố và bắc đầu mua đồ. Ổng nói là tụi tui có thể dùng cái xuồng của ổng cho tới khi tụi tui xửa xong mấy cái xuồng của tụi tui, và tối hôm đó, tui và Thu Sương sống trong cái chòi câu cá nho nhỏ đó lần đầu. Trời đổ mưa nên cái chòi dột như điên nhưng mà tụi tui hổng màng tới. Sáng hôm sau, tụi tui mới xửa cái mái chòi cho hết bị dột.

Tốn gần một tháng mọi thứ mới goạt động tốt – tụi tui sửa cái chòi cho đẹp, sửa mấy cái xuồng và mấy tấm ván vịt làm đường đi ở đầm lầy, và đặc mấy cái lưới chung goanh mấy cái ao. Cuối cùng củng tới cái ngày mà tụi tui sẵng sàng thả tôm dô ao. Tui mua một cái lưới bắt tôm rồi tui và Thu Sương ở trên cái ghe chèo kéo cái lưới này qua lại lòng dòng suốt ngày. Tới tối, tụi tui có lẻ kiếm được khoản 20 kí tôm, rồi tụi tui chèo tiếp để bỏ tôm dô ao. Mấy con tôm bơi lội, búng, nhảy nhót trên mặc ao. Ối trời ơi, đó là một cảnh hết sức dễ thương và đẹp mắc.

Sáng hôm sau, tụi tui gom hơn hai trăm kí lô bã dầu cô tông và thả chừng 40 ký lô dô ao cho tôm ăn, rồi tới trưa, tụi tui đi săn tôm trong một cái ao khác. Hết cả bốn mùa hè, thu đông, tụi tui làm diệc như dậy, nhưng tới mùa xưng, tụi tui đả có bốn cái ao tôm đang hoạt động và mọi thứ coi bộ sáng sủa tươi rói như hoa hồng. Tối tối, tui ngồi ở mái hiên của cái chòi chơi ác-mô-ni-ca, và mổi thứ bảy, tui đi bộ xuống phố thỉnh bộ sáu chai bia về để tui và Thu Sương cùng say dới nhau. Cuối cùng tui cảm thấy tui tìm được cái không gian của chính tui, và mổi ngày trôi qua là mổi ngày tui làm ăn lương thiện, và tui nghỉ là sau khi tui thu hoạch cái mùa tôm đầu tiên và bán hết, có thể tui cảm thấy mình có đủ tư cách để cố gắng tìm kím Duyên lần nữa, và coi thử coi cổ có còn giận tui hông.

Chú thích:

ba con = thịt heo ba con, thịt bacon, thịt heo miếng hong khói.

Lê Phát Thông = Tom LeFarge.