Ôi linh hồn tôi, không ước vọng một đời sống bất tử, mà miệt mài kiệt cùng trong cõi tạm của con người
— Pindare
Hỡi Cha của chúng con ở trên trời
Xin Ngài cứ ở yên trên đó
Còn chúng con ở trên cõi thế này
Một cõi đôi khi thật vui tươi
Với bốn mùa
Với năm tháng
Với nhiều cô gái xinh.
— Jacques Prévert (Paroles)
Ngày hôm sau Ariane gọi điện thoại mời Emmanuelle đến chơi. Lý do vụ mời mọc này thật dễ đoán. Nàng từchối, viện cớ có một sốviệc cần Jean trao phải làm. Khi đặt điện thoại xuống, nàng tự hỏi tại sao lại muốn tránh gặp lại Ariane. Có phải tại Ariane không còn hấp dẫn nàng nữa chăng? Chỉ nghĩ tới thái độ bề trên của Ariane là đủ nàng mềm người đi rồi. Dĩ nhiên nàng thích những vuốt ve của Ariane rồi, nhưng còn Bee thì sao? Nàng chẳng biết nghĩ ngợi ra sao nữa. Nỗi buồn mất Bee đã nguôi ngoai và khi nghĩ lại nàng thấy tự ái bị thương tổn nhiều hơn là buồn rầu. Emmanuelle kết luận một cách dễ dãi rằng sựlạnh nhạt đối với Ariane là do tại nàng đã bị cái cô gái dừng xe trước vườn nhà ấy lôi cuốn, inột cô em họ Mario chưa buồn cắt nghĩa nguồn gốc lai lịch.
Mario chỉ nói:
- Anna Maria Serguine.
Vậy cô ta là ai? Sao mà xa cách vậy... Mario đã nói cô gái này sẽ đến thăm nàng chiều nay. Và Anna Maria đã đến thật, vẫn trong chiếc xe hơi không giống ai ấy.
Vừa nhìn thấy kháchEmmanuelle đã nhăn vì cô gái mặc quần dài làm nàng không được thưởng thức đôi chân tuyệt vời ấy. Và cả bộ ngực nữa vì Anna không mặt một sơ-mi cổ hở từ trên xuống dưới nhưEmmanuelle. Nhưng mặc dù thế nàng cũng vẫn phải công nhận dù mặc quần áo kín mít, cô gái vẫn cứ hấp dẫn như thường.
Nàng đứng đờ ra đó mà ngắm say sưa không buồn dấu diếm, làm Anna không thể nhịn cười. Tiếng cười làm Emmanuelle ngượng, cúi đầu xuống, hỏi:
- Tôi thất lễ quá phải không?
- Không đâu.
Liệu Anna Maria đã biết gì về nàng? Tốt nhất là hỏi thẳng. Cô gái đáp liền:
- Tại sao vậy? Anh Mario không nói với chị là tôi thích phụ nữ sao?
Dù được nghe trả lời như thế, lúc này Emmanuelle không thấy thèm muốn cô gái, và dù mọi khi nàng vẫn thoải mái và táo bạo, hôm nay nàng bỗng trở thành rụt rè với Anna Maria. Nhưng cũng may là cô gái nói chuyện với vẻ dáng thật tự nhiên, làm nàng phải mỉm cười.
- Nhưng có chứ. Anh Mario còn kể hết mọi chuyện.
Trông chị ngon lành quá chỉ muốn cắn thôi!
- Tôi tự hỏi anh Mario kể với Anna những gì?
- Thiếu gì chuyện ly kỳ, phải không chị? Nào là những trò dâm ô trong nhưng khu vực tối tăm của thành phố, những trò biểu diễn thân thể, màn làm tình tay ba, và còn gì gì nữa chưa hết. Tôi quên mất ba phần tư những gì anh Mario kể rồi.
Emmanuelle sửng sốt khi thấy Mario trống mồm trống miệng đến như vậy. Nàng thấy giận anh, cau có hỏi cô bạn mới:
- Thế Anna nghĩ sao về tất cả những chuyện đó?
- Từ lâu tôi quá biết cái ông anh họ đẹp trai Mario này rồi.
Emmanuelle thấy Anna đã thậtkhéo léo tránh né không đưa ra một phê phán nào về hạnh kiểm của nàng. Nhưng nàng thì đâu cần một sự tế nhị như thế, có lẽ vì một tình tự khổ dâm nào chăng.
- Thế Anna có cho là tôi cư xử thích đáng khi tôi lừa dối chồng không?
- Không thích đáng một chút nào cả.
Tuy ngôn ngữ thì mạnh như vậy nhưng Anna đã nói ra với một giọng dịu dàng và một nụ cười thân hữu. Emmanuelle mỉa mai:
- Tôi nghĩ chắc Anna xấu hổ vì có một ông anh như Mario.
- Không đâu. Đâu có phải vì anh Mario mà chị quậy dữ dội như vậy.
- Vậy hả? Vậy thế thì vì cái gì mới được chứ?
-Tại vì chính chị chứcòn ai nữa. Tại vì chị thích những trò đồi trụy như thế.
Emmanuelle chịu đựng lời phê phán, nhưng vì nguyên tắc thôi và lên tiếng biện hộ cho mình: :
- Phải công nhận là anh Mario và những lý thuyết của anh cũng đã tác dộng đến tôi chứ không phải là không.
Anna Maria lại cười nữa, một cái cười trong sáng trông thật thích mắt. Hai cô gái cùng ngồi chàng hảng trên cùng một chiếc ghế dài trắng dưới cành lá một cây me vĩ đại l~hông để lọt xuống một tia nắng mặt trời tháng tám nào. Hai người ngồi đối diện nhau, cùng tì hai tay xuống ghế. Emmanuelle không mặc gì ngoài một slip nhỏ, Anna Maria mặt đồ xanh và mỗi khi nàng co chân lên, hai đầu vú hiện rõ dưới làn áo pull-over mầu vàng cam. Những lọn tóc của Anna rủ xuống mắt và cô gái khi thì lắc mạnh đầu hất tóc sang một bên nhưmột con ngựa con, khi thì đưa một lọn tóc vào miệng ngậm, đôi hàng mi rậm mượt, đôi môi ẩm ướt. Emmanuelle tiếp tục ngắm nghía thẳng thừng cô gái như lúc đầu Nàng thấy Emmanuelle không thể nào đẹp hơn được nữa: đẹp hơn Ariane với bầy phụ nữ trần truồng nơi thềm bể bơi câu lạc bộ thể thao, đẹp hơn cả Marie-Anne với hai bím tóc và đôi mắt thiên thần. Đẹp hơn cả Bee. Lương tâm của nàng hơi bứt rứt. Nàng biện hộ rằng tất cả những phụ nữ kia, kể cả Bee, đều là những người đẹp trần thế, còn Anna Maria thì không. Rõ ràng là vậy! Dám cô gái này đến từ một hành tinh khác. Tâm trí nàng lang thang khoảng khắc trong giải ngân hà: khi nghĩ rằng trên vũ trụ còn chứa đựng nhiều giai nhân khác nữa, nàng thấy nhói trong tim. Giọng nói vui vẻ của Anna lôi nàng trở lại với trái đất - nơi mà con người, may mắn thay, không thiếu gì cơ hội?
Cô gái trả lời câu chót của Emmanuelle:
-Tôi biết và tán thành những lý thuyết của anh Matio.
Cô tỏ ra thích thú truởc vẻ ngạc nhiên của Emmanuelle, hăng hái nói tiếp:
- Tôi đồng ý với anh ấy ở điểm con người phải "vượt thoátkhỏi bản chất tựnhiên", con người phải chống lại thiên nhiên, vượt qua để khỏi còn là thiên nhiên. Tiếng nói của thiên nhiên chẳng qua là tiếng nói của tội lỗi.
Emmanuelle thết lên:
- Tôi chưa bao giờ nghe.thấy anh Mario dùng từ ngữ như vậy.
Anna khoan dung bĩu môi:
- Cái anh chàng này sợ từ ngữ, chị không để ý sao?
Anh đầy nhút nhát e dè. Chị biết đó, anh Mario là một nhà quí tộc. Cả hai cô gái cùng cười. Emmanuelle nhận xét:
- Nhưng cả Anna cũng bị anh Mario lôi cuốn phải không?
-Mài hoài đũng quần ở trường Mỹ Nghệ cũng làm con người giản đơn đi chứ?
- Vậy hả! Thế Anna học ở đâu: La Mã phải không?
- Làm gì! Tôi học ở Paris.
- Anh Mario cố làm cho tôi tin rằng Anna là một cô gái nghiêm trang.
- Nghiêm trang? Nếu tôi có là thếthì mọi người đã làm tôi mất hết nghiêm trang trong các xưởng họa của tôi từ khuya rồi.
- Tôi cứ tưởng Anna có thể vẫn tin ở một đống những thứ đồi tệ như: trinh tiết, tiết hạnh, luân lý, tôn giáo! Anna cười thích chí:
- Chị đoán cũng không sai đâu: tôi quả thực trinh bạch lắm, chủ trương tiết dục và nghiêm túc về đạo lý y hệt một tín đồ thuần thành của Giáo hội cũng như Chúa. Anna thích thú vẻ mặtbiểu lộ ghê tởm của Emmanuelle.
Cô lên tiếng cắt nghĩa:
- Tôi đã nói với chị à những trò dâm ô của chị không làm tôi phải sợ. Ngược lại, tôi còn buồn cho chị khi phải sống theo một kiểu như vậy. Tôi không sốc không lên án, nhưng tôi không thích lối sống đó.
Emmanuelle hỏi lại với một giọng không dễ thương cho lắm:
- Thực ra Anna thuộc loại con gái như thế nào? Vấn đề rắc rối nằm ở chỗ Anna đẹp quá.
Anna cười dễ thương:
- Cám ơn chị đã khen tôi. Nhưng chị cũng đẹp đâu kém gì tôi.
Emmanuelle thở dài. Nàng đang ở thật xa hoàn cảnh một khi hai người cùng ngưỡng mộ nhan sắc nhau, đương nhiên đưa tới chỗ ôm ấp nhau, môi gắn lên môi, vú áp vú, chân quặp lẫn vào nhau. Anna Maria có vẻ mủi lòng, hỏi tiếp:
- Chị khôngphiền lòng khi một cô gái đẹp tin ở Thượng Đế chứ?
- Tôi thấy tin Thượng Đếlà một thứ đồi trụy. Phản lại thiên nhiên.
Anna tán đồng:
- Đúng là điều tôi vẫn nói! Hết sức là phản thiên nhiên!
Và đó chính là điều hay. Mặc dù nó gây rắc rối cho tôi. Bởi vì tôi cũng như mọi người khác, lâu lâu cũng muốn hưởng một màn giải trí đầy khoái lạc. Tôi sinh ra đâu phải hoàn toàn là tinh thần.
- Anna muốn nói là Anna cũng đa dục?
- Chị coi tôi có vễ lãnh cảm không?
Emmanuelle trả lời thản nhiên:
- Làm sao tôi biết được.
Nàng ngập ngừng rồi nói thêm:
- Nhưng nếu mọi sự nhưAnna nói thì Anna giải quyết vấn đề làm sao?
- Tôi tự chế.
Emmanuelle nhăn mặt:
- ThểAnna cũng không làm tình với chính mình sao?
Anna Maria vẫn tự nhiên như không:
- Đôi khi thôi? Nhưng chuyện đó làm tôi ngỡ ngàng.
- Tại sao vậy?
Emmanuelle gần như cáu giận. Anna cắt nghĩa:
- Tại vì tôi thấy đó là điều xấu. Mỗi lần chịu không nổi phải thủ dâm, sau đó tôi thường hối tiếc ghê lắm. Hối hận đến độ thấy khoái lạc đã được hưởng không đáng gì. Thiên nhiên bỉ ổi là ở chỗ đó: nó lừa m-ình vào bẫy. Một vụ nổ bùng, một ảo ảnh, một tiếng thở dài: liệu con người có thể hưởng thụ một cái gì chỉ hiện hữu thoáng qua không? Con người có thể bám víu vào đó không? Có thể chỉ vì một chút sướng ấy mà hi sinh tất cả những gì còn lại không?
- Những gì còn lại là những chi?
- Là những cái gì làm cho con người khác với con vật. Chị muốn gọi tên là gì cũng được: tinh thần, linh hồn, hi vọng.
Emmanuelle phản đối: .
- Nhưng vấn đề đâu có phải là như vậy. Tôi đâu muốn hi sinh tinh thần tôi bao giờ. Ngược lại là khác! Còn về hi vọng, lúc nào tôi chả có cả đống.
- Làm có cái gì đáng gọi là hi vọng, ngoại trừ hi vọng nơi Thượng Đế"' Nếu chị không tin ở cuộc sống đời đời, chị chỉ còn là tuyệt vọng.
Nhưng tôi tin ở cuộc sống. Thế cũng là quá đủ. Và tôi chẳng bao giờ tuyệt vọng. Ngược lại là khác: tôi sung sướng. Chẳng có một niềm hối hận nào làm hỏng những ngày tháng của tôi. Tôi không từ chối nghĩ đến linh hồn chỉ vì tôi ham hưởng thụ. Tôi hưởng thụ cuộc sống của tôi bởi vì tôi chính là cuộc sống.
- Tại sao chị lại lẫn lộn cuộc sống với những cảm xúc của thân thể vậy? Tôi cũng thích hạnh phúc và vẻ đẹp như chị, nhưng khoái lạc thực sự, không phải do thân xác. Đó là một cái gì khác hơn nhịp đập dồn dập của một trái tim súc vật Cuộc sống của chúng ta là một cái gì khác hơn đời sống của loài hoa. Cuộc sống của chúng ta đẹp hơn nhiều, đã tách khỏi thiên nhiên, đã cất cánh bay thật xa khỏi trái đất. Số phận của chúng ta là tồn tại lâu hơn vật chất. Sự tiến hóa đã tạo ra con người hiện nay chính là sự đi từ những lạc thú xác thịt sang lạc thú tinh thần.
Emmanuelle nói:
- Tôi cũng muốn vậy, nhưng chỉ việc gọi những điều đó là lương tâm, là lý trí, là thi ca. Và tất cả những thứ đó đâu có trái ngược với thân xác. Khi tôi sướng trong làm tình, là tinh thần tôi đang hưởng thụ thân xác tôi, chứđâu có phải là thân xác tôi đang trở thành con vật đâu. Anna muốn tinh thần chỉ thỏa mãn bằng tinh thần thôi: tại sao? Cuộc sống bao gồm cả tinh thần lẫn vật chất. Vả lại vật chất và tinh
thần đâu có phải là hai thực thể tách biệt nhau, phải không? Anna không muốn con người sung sướng trong thếgiới này: vậy thì họ sướng ở nơi đâu? Và giả thử có một nơi đâu ấy, liệu họ có sướng hơn ở đây không? Chúng ta đang làm chủ cái thế gian này, thật vô nghĩa nếu chúng ta đi kiếm một thế gian khác cho linh hồn "trú ngụ"
Anna Maria nói:
- Đó đâu phải là một thế gian khác.
Emmanuelle mở to mắt nhìn đăm đăm cô bạn, không tin ở tai mình nữa. Anna Maria nhắc lại:
- Cuộc sống đời đời không quyến rũ chị sao?
- Ô! Có chứ. Tôi thích cuộc đời là vĩnh viễn! Nhưng không như kiểu Anna diễn tả. Không ở trong thứ thiên đường của Anna. Tôi không thích sống một cuộc đời tách rời khỏi trái đất này. Thứ bất tử duy nhất tôi muốn biết, là cứ sống như từ truởc tới giờ tôi sống. Không già đi. Không xấu đi. Không bao giờ chết. Sống, là đẹp biết bao: đó là phép mầu duy nhất. Trái đất đã tạo ra chúng ta như những con người sống, trái đất cũng có thể để chúng ta lạnh cứng như sỏi đá, vậy thật là buồn khi phải rời bỏ hành tinh này. Nếu chúng ta có phải chia lìa với thếgian này, thì là do cưỡng buộc, do ngoài ý muốn của chúng ta? Nhưng tại sao Anna lại muốn
xa lìa thế gian này? Tôi không chắc là nhìn thấy trái đất đẹp đẽ như chị nhìn. Mọi người lừa dối nhau, giết nhau, người ta đói, lạnh, đau ốm. Nhiều đau khổ và xấu xí hơn là vẻ đẹp và niềm vui
- Ồ! Tôi đâu có ngu đến độ không biết đến những điều đó. Chính vì thếtôi muốn tất cả mọi người cùng cố gắng hết sức, dùng hết kiến thức cùng mộng mơ để cải thiện mọi sự, chứ không phải ngồi ì ra chịu đựng rồi tự an ủi bằng cách mơ đến một thế giới khác. Những nỗ lực mà những kẻ này đã phải bỏ ra để sáng tạo ra một ông Thượng Đế rồi hì hục tuân theo luật tắc của ông này, nếu họ dùng tất cả những năng lực và cốgắng ấy để yêu trái đất, làm cho trái đất đẹp hơn, sống hạnh phúc hơn đến nỗi không còn ai muốn rời bỏ nữa, thì hẳn cuộc sống đã trở thành tết đẹp cho tất cả nhân loại rồi.
Hình như trên đời chưa bao giờ Emmanuelle lý thuyết dài đến như vậy. Đôi mắt Anna Maria như thiêu đốt nàng.
Cô gái nói:
- Nếu Emmanuelle biết tận dụng cuộc sống của mình, thì Emmanuelle sử dụng cái chết ra sao?
Emmanuelle im lặng một chút như bị ai đấm cho một cái bất ngờ. Rồi nàng kêu lên:
- A! Không dùng làm gì hết. Nhưng tại sao Anna lại quan tâm đến cái chết? Tôi nhớ ra rồi: những tín đồ Thiên Chúa giáo bao giờ cũng mơ đến cái chết.
- Đâu phải vậy! Họ chỉ muốn mang lại cho cái chết một ý nghĩa.
Emmanuelle nhún vai. Chết là một sự phi lý tối thượng, một sựbất công không thể hiểu nổi, mộtbất hạnh vô phương cứu chữa. Cái chết không có ý nghĩa gì hết. Nàng cất tiếng nói với một giọng nghẹn ngào bất ngờ, mắt long lanh nước mắt:
- Anna nên quan tâm đến cuộc sống của tôi thì hơn. Sau khi tôi chết, tôi sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy thế gian đầy mầu sắc và các vì sao, tôi không được biết những kẻ còn sống sau tôi sẽ khám phá ra những gì, biết bao vẻ đẹp có sau khi tôi chết sẽ không còn đành cho tôi hưởng nữa. Đến lúc đó thì đã quá trễ để Anna có thể quan tâm đến tôi, yêu thương tôi, biết rõ tôi hơn. Tôi, khi chết rồi, tôi hết hiện hữu, tôi không bao giờ còn thể biết tình yêu mọi người dành cho tôi, tôi chẳng còn nhìn thấy gì nghe thấy gì cảm thấy gì nữa. Tôi xin Anna đừng có đợi đến lúc tôi chết! Tôi không muốn trở thành một ké mà sau khi chết mọi người mới biết là nó biết sống, tôi không muốn mọi người biến tôi thành một huyền thoại?... Sau cái chết, không cái gì có thể an ủi được tôi, ngay cho dù có một Thượng Đế và một thế giới khác, tôi cũng không cần. Tôi không muốn đổi trái đất và cuộc sống của tôi lấy bất cứ cái gì. Do đó tôi không hề hối hận đã sống trên trái đất này. Tôi muốn ở lại nơi đây. Không ở bất cứ thế gian nào khác. ở thế gian này với loài người. Chứ không phải ở với Thượng Đế?
Emmanuelle không nhìn Anna Maria nữa mà nhln về một điểm thật xa xuyên qua cành lá. Rồi đột nhiên nàng quay lại, nhìn hẳn vào mắt cô bạn mà nói với một giọng chua chát ít khi có:
- Cái chết? Làm sao Thượng Đế của Anna biết chết là gì một khi ngài bất tử như thế. Những người đã chết rồi cũng vậy, bởi vì họ không còn biết gì nữa. Chỉ chúng ta, những người đang sống đây, mới biết cái chết là gì thôi.