Mọi người đều biết chống đỡ thiên hạ Đại Đường có ba cỗ lực lượng, mà trọng yếu nhất là tập đoàn Quan Lũng. Bọn họ vốn xuất xứ từ quân nhân quý tộc Tiên Bi Bắc Nguỵ, trong đó cũng có Hán nhân đã Hồ hóa, cũng có Hồ nhân đã Hán hóa.
Bắc Chu và Bắc Tề cát cứ Trung Nguyên là do Quan Lũng tập đoàn một tay điều khiển, đến nỗi Bắc Chu khai quốc hoàng đế Vũ Văn Thái tự mình bồi dưỡng bát đại trụ quốc Vũ Văn Thái (tằng ngoại tổ phụ Lý Thế Dân), Nguyên Hân, Lý Hổ (tổ phụ Lý Uyên), Lý Bật (tằng tổ phụ Lý Mật), Triệu Quý, Vu Cẩn, Độc Cô Tín (nhạc phụ Dương Kiên), Hầu Mạt Trần Sùng, uy danh không đâu không biết.
Trong bát đại trụ quốc thì Vũ Văn Thái là tằng ngoại tổ phụ của Lý Thế Dân, Lý Hổ chính là tằng tổ Lý gia dòng chính, Lý Bật là tằng tổ phụ Lý Mật, mà hoàng hậu của Tùy Văn Đế và tổ mẫu Lý Thế Dân lại là nữ nhi của Độc Cô Tín.
Tây Nguỵ, Bắc Chu, Tùy, Đường bốn triều đại đều có liên kết chặt chẽ với bát trụ quốc không thể phân. Nếu như cẩn thận chú ý sẽ phát hiện thấy, giữa hưng thế và loạn thế của Tùy Đường, lực lượng tứ phương hào kiệt hỗ trợ và đại tướng trứ danh triều đình thường thường đều có quan hệ họ hàng sâu xa, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu.
Còn lực lượng thứ hai chính là Sơn Đông tập đoàn, nhưng trong đó lại chia thành hai phái: một có lịch sử lâu đời, là sĩ tộc thế đại Sơn Đông, một dã tâm bừng bừng, là Sơn Đông hào kiệt xuất thân hàn môn. Kẻ trước đã trải qua trăm năm tích lũy danh vọng, môn phiệt tự lập hậu thế, người sau lại dựa vào vũ trang lực lượng nắm giữ từ cuối đời Tùy đến nay để tự lập phái riêng, hai cỗ lực lượng tuy có mâu thuẫn mà lại tương hỗ lẫn nhau, có thể coi đó là hợp tác vì lợi ích. Cũng chính bọn họ khiến cho Lý Thế Dân từ trước đến nay có cảm giác đuôi to khó vẫy.
Cũng may mượn lực lượng Vân Diệp, Lý Nhị đã thành công áp chế hào môn Sơn Đông. Lô gia huyết án đã khiến cho bọn họ nhận thức được nguy hiểm, hiện tại đã ngoan ngoãn ở Sơn Đông, mưu đồ hậu thế.
Ấn hồ lô xuống bầu lại lên, Thôi gia, Trịnh gia, Lô gia ngày xưa không ai bì nổi giờ im hơi lặng tiếng, ngoan ngoãn tiếp nhận [Thị tộc chí], an bài thành nhị đẳng, tam đẳng gia tộc. Phải biết rằng Vân gia hiện tại cũng chỉ là tam đẳng gia tộc, nhưng chỉ cần Vân gia có khuê nữ kết thân với hoàng gia, hoặc hoàng gia có khuê nữ gả cho Vân gia, thì sớm muộn Vân gia cũng sẽ trở thành nhị đẳng gia tộc.
Ngụy Trưng làm đại biểu cho tập đoàn quan liêu Sơn Đông, cũng chính là lợi dụng thế lực thị tộc to lớn để khiến các chính lệnh của Lý Thế Dân phải nhượng bộ nhiều ít. Chỉ vì tập đoàn Sơn Đông vào lúc Lý Thế Dân đoạt thiên hạ và trị thiên hạ, đã cống hiến không ít tài năng văn võ hơn người, cho nên Lý Nhị đối với cỗ thế lực này vừa yêu vừa hận, vừa phải đề phòng lại vừa phải lung lạc.
Còn cỗ lực lượng cuối cùng là văn sĩ tập đoàn tồn tại lâu đời ở Giang Nam. Bọn họ cũng được thừa kế thế lực từ môn phiệt quý tộc Ngụy Tấn tới nay. Vào lúc Tùy thống nhất phía nam thì địa vị chính trị của nó đã giảm mạnh, nhưng ở Giang Nam vẫn khó có thế lực nào có thể thay thế.
Đặc điểm của những người này là vô quyền vô dũng, để bọn họ thống binh chiến tranh là trái với sở trường. Có điều từ trước đến nay bọn họ vẫn tự cho mình là y quan chính thống. Phải nói đến lúc nghiên cứu phát triển điển chương tiền triều, có thể nói ngoài bọn họ không có người nào khác. Vì vậy thiết kế chế độ chính trị, điển chương lễ nghi chế định lúc Sơ Đường, phần nhiều là từ bọn họ mà ra.
Ba cỗ lực lượng này tạo thành cách cục cơ bản trên chính đàn quan trường Sơ Đường, quan hệ lẫn nhau phức tạp dị thường, vì vậy đối với bọn họ, từ trước đến nay Lý Nhị đều áp dụng nguyên tắc chia để trị.
Ngọc Sơn thư viện có thể lớn mạnh trong thời gian ngắn chắc chắn có sự dung túng của Lý Nhị. Sự tín nhiệm, dung túng này cũng chỉ có Vân Diệp có mà người khác không thể nào có được.
Vân Diệp nhìn ra lời nói của Ngụy Trưng đã làm tổn thương Lý Nhị, đây cũng không phải là một triệu chứng tốt. Lý Nhị đang hăng hái bừng bừng muốn tế thiên, vậy thì cứ tế bái, mọi người có cơ hội đi Thái Sơn du ngoạn một vòng chẳng phải cũng tốt sao? Sao phải ngăn cản? Huống chi hoàng đế xuất hành đối với kinh tế địa phương nhất định sẽ có tác dụng thúc đẩy rất lớn. 5, 6 vạn người ăn, mặc, ở, đi lại chẳng lẽ không dùng tiền? Mà Lý Nhị hiện giờ lại chẳng có gì ngoài tiền.
Toàn bộ triều đình yên lặng đến nỗi cây kim rơi cũng có thể biết. Lý Nhị chuyển ánh nhìn về phía Phòng Huyền Linh, hắn quên mất lão bà của lão Phòng cũng là Sơn Đông đại tộc. Đỗ Như Hối thì không muốn tham gia việc này, nhắm mắt lại giả bộ suy nghĩ. Tần Quỳnh, Trình Giảo Kim càng cúi thấp hơn nữa, bọn lão cũng xuất thân từ Sơn Đông.
Từ xưa đến nay hoàng đế đi tuần cũng đồng nghĩa với địa phương tổn thất. Tranh chấp thị tộc với những người như Tần Quỳnh, Trình Giảo Kim chẳng hề quan hệ, bọn họ chỉ là người được lợi từ [Thị tộc chí], chỉ đơn thuần không muốn hoàng đế đến Sơn Đông khiến hương thân tổn thất mà thôi.
Ánh mắt Lý Nhị có vẻ càng thêm phẫn nộ, Trường Tôn Vô Kỵ vẫn không đi ra, bởi lão vẫn còn rất bất mãn việc hoàng đế sắp xếp cho lão danh hiệu Thứ sử Triệu Châu, đây rõ ràng là muốn đuổi lão khỏi Trường An rồi tự sinh tự diệt, trong lòng tức giận tự nhiên không chịu xuất lực.
Cuối cùng hoàng đế đưa ánh mắt đến Vân Diệp đang đứng bất động. Vân Diệp thậm chí có thể cảm nhận được ánh mắt của Lý Nhị đang nhìn vào chỗ nào trên người y.
- Bệ hạ, vi thần cho rằng Ngụy Trưng nói có lý. Hiện tại Sơn Đông, Hà Bắc vẫn hoang vắng như xưa, nghèo khổ không chịu nổi. Bệ hạ muốn đi phong thiện, nhân mã đi theo chắc chắn sẽ không ít hơn 6 vạn người, những người này ăn như tằm ăn rỗi, chỉ qua một lượt là sẽ khiến tài phú dự trữ trong nhà bách tính Sơn Đông, Hà Bắc mấy năm này hết sạch sẽ, cái được không bằng mất.
Ngụy Trưng tức giận nhìn Vân Diệp, vì lão hiểu Vân Diệp đã ngầm chuyển ý niệm, chuyển từ lý do không thể đi Thái Sơn phong thiện thành thuế ruộng đơn thuần.
Quả nhiên những lời này khiến Lý Nhị long nhan vui vẻ, ra vẻ làm như chợt hiểu ra:
- Thì ra là thế, Ngụy khanh quả nhiên nói có lý, phúc lợi bách tính lớn bằng trời, đạo lý này trẫm cũng phải tuân theo. Có điều Ngụy khanh quá lo lắng, lần này phong thiện trẫm sẽ tự mang theo lương thảo, đồ vật, quan địa phương không được tu tạo hành cung, cũng không cần phá núi mở đường, dân dịch toàn bộ bãi bỏ, như vậy có thể đi chứ?
Ngụy Trưng rơi vào đường cùng, không thể làm gì khác hơn đành chắp tay nói:
- Nếu như vậy thì đương nhiên là không vấn đề gì.
Trường Tôn Vô Kỵ lập tức bước ra khải tấu:
- Ngô hoàng từ ngự cực tới nay, diệt Đột Quyết, khắc chế thảo nguyên, mở mang bờ cõi, nuôi dưỡng vạn dân. Hiện nay quốc nội tứ hải thái bình, vực ngoại quần hùng khấu đầu triều bái, mấy năm nay mưa thuận gió hòa, tự nhiên cần phải chiêu cáo thượng thiên, khắc thạch ghi nhớ công tích Ngô hoàng.
Từ trước đến giờ Trường Tôn Vô Kỵ thuận gió giong buồm cũng không phải ít.
Lý Thừa Càn hiện tại cũng đã hiểu rõ cha mình muốn làm gì, cho nên đi ra tâng bốc trắng trợn. Dòng họ Lý thị luôn luôn có một nguyên tắc đứng về phía hoàng đế, đám người Ngụy Trưng, Phòng Huyền Linh dù không muốn, cũng chỉ có thể đồng ý hoàng đế đi Sơn Đông. Lần trước sơn động phản loạn là Ngụy Trưng đi bình định, không phí một binh một tốt. Hiện tại hoàng đế rốt cuộc vẫn không yên lòng, phải tự thân đi xem.