Trường Tôn thị sống ở thư viện rất dễ chịu, bà ta không ở trong phòng lớn do thư viện chuyên môn chuẩn bị, mà chọn ở trong phòng của Lý Thái, còn Lý Thái chuyển đi ở cùng với Lý Khác, vì thế Lý Thái rất hưng phấn, từ lúc hiểu chuyện tới giờ, lần đầu tiên hắn được ở gần mẫu thân mình như thế.
Trường Tôn thị có thai, bên cạnh chỉ giữ lại mỗi cung nữ thiếp thân hầu hạ, Lý Thái luôn cho rằng cung nữ hầu hạ mẫu thân mấy chục năm kia chân tay vụng về, không biết đốt lò, không biết nấu trà, ngay cả chuyện nhỏ như đi lấy cơm cũng không làm cho ra hồn, hắn cho rằng mình thông minh, có thể chăm sóc tốt mẫu thân, tất cả chuyện nhỏ nhặt đó đều do hắn làm.
Trời chưa sáng hắn đá Lý Khác thức dậy, hai huynh đệ sách thùng nước tới thác lấy nước, đường rất xa, Lý Thái chẳng bận tâm, lấy được nước, hai huynh đệ xách về, trên đường núi quanh co, cả hai đi rất vất vả, mỗi ngày Trường Tôn thị dùng cực nhiều nước.
Xách nước vài ngày, Lý Khác hỏi Lý Thái:
- Thanh Tước, chúng ta bình thường chẳng phải uống nước ở con sông trước thư viện à? Vì sao giờ phải đi xa tận thác nước lấy nước, có gì khác nhau?
- Nước ở trước cửa bẩn lắm.
Lý Thái nói chuyện luôn ngắn gọn:
- Sạch lắm mà, vả lại nước ở cửa thư viện do thác nước chảy ra mà, khác gì đâu?
Lý Khác cho rằng Lý Thái đang cố cưỡng từ đoạt lý:
- Nước trước cửa bọn chúng rửa chân, rửa rau, bè trên mặt nước trôi đi trôi lại, có kẻ không hiểu chuyện còn đái xuống, nước đó chúng ta ăn đã đành, sao có thể cho mẫu hậu dùng.
Lý Khác buồn nôn, nghĩ tới mình ăn uống thứ nước bẩn đó cả năm, oán trách Lý Thái:
- Sao không nói cho ta biết.
- Ta vốn chuẩn bị rời thư viện mới nói cho ngươi, mấy ngày qua nể tình đệ giúp ta xách nước mới nói cho ngươi biết, ngươi phải cám ơn ta mới đúng.
Mỗi ngày khi mặt trời mọc Trường Tôn thị thức dậy, xoa bụng nhìn học sinh thư viện tập thể dục buổi sáng, ngay cả Lý Cương tiên sinh tuổi cổ lai hi cũng làm đâu ra đó, đội ngũ tuy cao thấp không đều, nhưng xếp rất thẳng, theo hiệu lệnh miệng của Lưu Hiến, động tác chỉnh tề, rất có nhịp điệu, Trường Tôn thị không thấy Lý Thái trong đó, cũng không thấy Lý Khác, đang chuẩn bị hỏi thì thấy Lý Thái và Lý Khác xách một thùng nước lớn từ cổng thư viện đi vào, thùng lắc lư, nhưng bước chân rất vững, hình như không phải lần đầu xách nước, bà không tin, vương gia được nuông chiều sung sướng chẳng lẽ phải sách nước mỗi ngày ở thư viện sao?
Nhìn hai bọn chúng gian nan đổ thùng nước lớn vào chum, thư viện không ai tới giúp, thị vệ chỉ đứng canh bên cạnh, cũng không có ý giúp, thế là vì sao?
Lý Thái lau mồ hôi, cùng Lý Khác tới thỉnh an mẫu hậu, nhìn cả hai mồ hôi nhễ nhại, Trường Tôn thị hơi đau lòng, lấy khăn tay lau mồ hôi trên trán cả hai:
- Thanh Tước, A Khác, mỗi ngày các con đều phải xách nước à? Vì sao?
- Bẩm mẫu hậu, Thanh Tước cho rằng nước ở con sông phía trước không sạch, cho nên hài nhi và và đệ ấy cùng đi lấy nước sạch cho mẫu thân dùng.
Gia giáo của Lý gia, lớn trả lời, nhỏ ngậm miệng:
Trường Tôn thị cười:
- Nước sông ở cửa là nước chảy, làm gì có chuyện không sạch, mai không cần đi xa lấy nước nữa, học quan trọng hơn.
- Nếu mẹ đã tới chỗ con thì tất nhiên phải do con chăm sóc, trong bụng mẹ còn có đệ muội chưa ra đời của con, tất nhiên mọi thứ phải tốt nhất, không được qua loa.
Nghe Lý Thái trả lời như ông cụ non, Trường Tôn thị nở nụ cười.
Cung nữ thiếp thân nói xen vào:
- Nương nương còn chưa biết, mấy ngày qua nô tỳ bị Ngụy vương điện hạ trách mắng không ít, lúc nói nô tỳ không biết đốt lò, lúc mắng nô tỳ không biết đun trà, tới ngay cả tới nhà ăn lấy cơm, Ngụy vương cũng nói nô tỳ không biết phối hợp đồ ăn, ôi, nô tỳ ngày càng vô dụng rồi.
Bà ta vốn là nha hoàn của Trường Tôn thị khi chưa xuất giá, về sau Trường Tôn thị gả cho Lý Nhị, được gà kèm theo, chỉ là tướng mạo bình thường, không được Lý Nhị thích, nên bỏ ý nghĩ đó, một lòng hầu hạ Trường Tôn thị, địa vị trong cung đặc thù, thấy truyện thú vị, đi tới trêu Lý Thái.
Lý Thái cười không nói, chỉ nhặt cái cời bên tường, đi đốt lò lên, đun một ấm nước, chuẩn bị pha trà cho mẫu thân. Trường Tôn thị xưa nay có thói quen uống trà, trước kia bà uống trà tươi cho rất nhiều gia vị, Lý Thái chuyên môn đi hỏi Tôn Tư Mạc mới về, biết trà tươi không có lợi gì cho phụ nữ mang thai, chuyên môn lấy hoa trà ở Vân gia, mặc dù vẫn có chút vị trà, nhưng nhạt hơn so với trà tươi.
Lý Khác tới nhà ăn nhỏ lấy một hộp cơm, mở nắp ra bên trong có mấy cái bánh bao nóng hôi hổi, một bát cháo, một đĩa dưa, đặt lên bàn mời Trường Tôn thị ăn.
Trường Tôn thị không bảo hai huynh đệ chúng ăn cùng, đó là quy củ hoàng gia, nhìn thấy bánh bao thiếu một miếng nhỏ, khẽ mỉm cười, cắn một miếng, rau cùng trứng gà trong bánh bao ngon khác thường, trong hoàng cung cũng không có thức ăn ngon như vậy, bà vốn không thích thức ăn dầu mỡ, nhưng cả nhà Lý Nhị là người Hồ, ngay cả Trường Tôn gia cũng có huyết thống người hồ, ăn uống lấy cá thịt làm chủ, bình thường đồ uống đa phần làm từ sữa, hôm nay lần đầu nếm thử thức ăn thư viện rất hợp khẩu vị. Cháo gạo đạm đà uống một ngụm thoải mái tận tim phổi, dưa cũng ngon, mềm mà ngọt, bất giác ăn hết cái bánh bao.
Thấy mẫu thân thích thức ăn của thư viện như thế, Lý Thái nghĩ, Vân Diệp từ lao ngục ra có nên làm cho mẫu thân một bữa thật ngon? Hắn chưa bao giờ lo lắng vì Vân Diệp, cũng không cho rằng Vân Diệp vào lao ngục là xui xẻo, hắn biết phụ hoàng sẽ chẳng làm gì Vân Diệp, ngồi tù là ngồi tù, xui xẻo là xui xẻo, ai nói ngồi tù nhất định là xui xẻo, ít nhất hắn không thấy hai điều này liên quan gì tới nhau.
Trường Tôn thị rất hưởng thụ lòng hiếu thảo chu đáo của Lý Thái, không từ chối cũng không cổ vũ, chỉ thoải mái hưởng thụ thời khắc êm ái hiếm có đó, bất tri bất giác bà cũng thích không khí tích cực đầy sức sống ở thư viện.
Bà thích mỗi ngày mặt trời từ đỉnh Ngọc Sơn bay lên, gió núi lành lạnh lướt qua má mang tới cảm giác ôn nhu làm ba say mê, nhìn Lý Thái vụng về chống bè, trán toát mồ hôi, lòng rất thích, nhưng lại muốn Lý Thái nhanh lên một chút, đừng để cá chép đuôi đỏ chạy mất.
Du ngoạn chán rồi liền về thư viện, nghe Lý Cương giảng giải yếu nghĩa của Ngũ kinh, lần đầu tiên phá hiện ông già gầy kho đó lại có nhiều trí tuệ chứa trong cái đầu to như thế, nghe Úy Trì đại ngốc ( hiện bà cũng gọi phụ tử Úy Trì trong lòng như thế, nhưng chỉ trong lòng, không nói ra miệng thôi) lắp ba lắp bắp đọc thuộc lòng.
Trèo lên núi trụi trụi cỏ cây,
Nhớ cha cách trở trở cỏ cây nhìn về.
Cha rằng số phận éo éo le,
Con đi việc nước éo le éo le ngàn tầm.
Biết bao vất vả gian truân truân,
Ngày đêm hồ dễ mấy lần nghỉ nghỉ ngơi.
Gìn vàng giữ ngọc con... ơi,
Chờ ngày tái ngộ lạc loài loài mãi sao!
Bài dịch thi thiên cổ lữ hành mà đọc thuộc lòng sai trăm chỗ, cắn môi cố nhịn không để mình cười ra tiếng, mở to mắt xem Lý Cương trừng phạt Úy Trì Bảo Lâm ra sao, giống như khi nhỏ nhìn mấy ca ca của nhà cữu cữu mình học không tốt, bị tiên sinh trừng phạt, đó gần như là thú vui duy nhất thủa bé của bà.
Thật thất vọng, Lão Lý không những không phạt đánh đòn Úy Trì Bảo Lâm mà còn cười tủm tỉm nói:
- Bảo Lâm, ôn tập bài lão phu giao cho hôm qua rồi, lão phu rất hài lòng, tuy còn sai sót, lần sau nỗ lực hơn nhé.
Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/comTrường Tôn thị bĩu môi, thiên vị rõ ràng, ông gà này cũng biết lấy dạy học mưu lợi riêng, không biết Úy Trì lão ngốc cho ông ta cái gì, để ông ta tận tâm chiếu cố tiểu tử nhà Úy Trì như thế.
Mạnh Hữu Đồng dương dương đắc ý đứng dậy đọc thuộc làu làu bài lúc nãy Úy Trì Bảo Lâm đọc, chỉ thiếu đúng một chữ, Lý Cương nổi giận cầm thẻ trúc đánh vào bàn tay trái hắn, Mạnh Hữu Đồng đau tới méo miệng, nhưng không dám kêu ra tiếng.
Học sinh trong thư viện đều biết, Lý lão tiên sinh đánh đòn, nếu ai kêu ra tiếng sẽ trừng phạt gấp đôi.
***
Nguyên văn bài thơ trên:
Trắc bỉ hộ hề.
Chiêm vọng phụ hề.
Phụ viết: Ta!
Dư tử hành dịch,
Túc dạ vô dĩ,
Thượng thận chiên tai.
Do lai vô chỉ.