Xe ngựa của Vân Diệp rời thành, đi tới trước mộ của Nhan Chi Thôi, Lưu Tiến Bảo lấy đồ cúng ra, bày lên bàn, vị lão bằng hữu này đi quá nhanh, quá bất ngờ, làm Vân Diệp rất lâu mới vượt qua được, một ông cụ thật hóm hỉnh, trí tuệ, sao lại nằm dưới đất chứ?
Từ chối hương hoa thơm do người trông mộ mang tới, ông cụ không thích cái này, nước trái cây chua chua ngọt ngọt mới là thứ ông cụ thích nhất, còn có đĩa đậu rang, do Vân Diệt chọn từng hạt một, còn rang cùng với cát, ăn rất ngon. Khi tại thế ông cụ luôn xin Vân Diệp rang cho ông một đĩa, ông cụ nói, càng không có răng càng thích thứ cứng, giống tính của ông, già mà kiên nghị.
Nhan Từ Thiện nghe thấy người coi mộ bẩm báo vội vàng đi tới, thấy Vân Diệp ngồi trước bia mộ thì thầm trò chuyện liền không tới, đứng ở đằng xa đợi Vân Diệp nói xong, ông ta biết Vân Diệp và phụ thân là bằng hữu.
Vân Diệp nói chuyện vô cùng vui vẻ, kết thúc khom người vài mộ một cái, chào hỏi Nhan Từ Thiện rồi ngồi xe ngựa rời đi.
Đường tới Ngọc Sơn xe cộ nườm nợp, xen vào đó là bóng hình xinh đẹp, hiện giờ Tết Nguyên Tiêu tốt nhất không phải tới chợ hoa Trường An, càng không phải núi đèn ở đường Chu Tước, cũng không phải là lên Long Thủ Sơn thả đèn Khổng Minh, mấy chỗ đó của đám thô hán. Huân quý Trường An hiện thích nhất là tới sông Đông Dương xem băng đăng, đó mới là chỗ của huân quý.
Do địa thế cao, cả sông Đông Dương bị đông cứng, trước kia vì lượng nước nhiều, mùa đông chỉ đóng băng nửa con sông, giờ người trên Ngọc Sơn ngày một đông, mùa đông cần trữ nước vào mấy cái hồ lớn, nước sông ít đi, khi trời lạnh nhất, cả con sông biến thành thế giới băng.
Đám học sinh thư viện hiếu sự liền lấy từng khối băng lớn, dựa theo tưởng tượng của mình khắc thành đủ thứ hình dạng kỳ quái, còn đem nến thường ngày dùng thừa nấu lại thành ngọn nến to hơn, cho vào băng, hiệu quả cực tốt, sau khi mời các tiên sinh của thư viện đến xem, ai cũng kinh ngạc.
Vì thế đám học sinh nảy sinh ý kiếm tiền, lần này không phải là bản thân tùy tiện điêu khắc, mà mới thợ đá và thợ điêu khắc kinh nghiệm phong phú tới, thế là dòng sông đầy long phượng lân sư, các loại thần thú. Thác nước sông Đông Dương được bọn họ điêu khắc thành Quan âm nghìn tay.
Bàng Ngọc Hải đặc biệt tìm đại tăng Đạo Tín tới, vì chi phí bức tượng đáng lẽ do hòa thượng bỏ, Đạo Tín xem băng khắc xong, lập tức đồng ý, còn bảo nếu Bàng Ngọc Hải có thể điêu khắc năm trăm vị la hán, ông ta không những trả phí cho thợ điêu khắc, chi tiêu của học sinh cũng do chùa trả.
Bàng Ngọc Hải từ chối yêu cầu của Đạo Tín, sau khi lừa một khoản tiền lớn, hắn cho rằng thần tiên của Đạo gia cũng nên xuất hiện, nếu đám Viên Thiên Cương mà không đồng ý, sẽ tùy tiện điêu khắc vài bức tượng Đạo gia nhỏ tẹo đặt bên tượng Quan âm nhìn tay khổng lồ kia... Như thế có lẽ còn thu được nhiều tiền hơn.
Năm nay đã là năm thứ ba rồi, Bàng Ngọc Hải vô cùng đắc ý, vì hoạt động này mình không cần bỏ một xu cũng có hòa thượng và đạo sĩ tranh nhanh mang cả đống tiền tới. Cho nên ở đại hội băng đăng nhìn thấy học sinh thư viện tiêu pha xa xỉ thì đứng lấy làm lạ, đó là tiền họ kiếm được, số còn lại trợ cấp đồ ăn cho học sinh.
Phí tham quan một ngân tệ liền gạt những trang hộ chuẩn bị tới tham quan ra ngoài, ngày hôm nay thuộc về huân quý hào môn, trang hộ muốn xem thì đợi thêm hai ngày nữa, lúc đó mở cửa miễn phí.
Đi đầu là xe ngựa của Trường Tôn thị, Dương phi và Âm phi cũng có mặt, tối nay chẳng lẽ họ không ở cùng với Lý Nhị chung vui cùng dân sao? Nhìn thấy Đoàn Hồng ngồi trên càng xe của Trường Tôn thị, Vân Diệp liền không thắc mắc nữa, hôm nay chia vui với dân là vị thái tử điện hạ xui xẻo rồi, hoàng đế chạy lên Ngọc Sơn xem ngân hà trong truyền thuyết.
Quy mô năm nay lớn kinh người, băng khắc dài năm dặm, không dưới năm trăm bức tượng băng, còn có cả băng chuyên môn dùng màu nhuộm, trông càng thêm rực rỡ.
Gấu mèo cũng bị mang ra kiếm tiền, mấy con thú đầu to này vì miếng ăn, phải khuất nhục để bị lắp vào xe trượt, kéo du khách kiếm tiền, thuận tiện bản thân cũng no tròn bụng.
Ưng Chủy Nhai là chỗ xem băng đăng tốt nhất, đứng ở đó nhìn ngân hà huy hoàng dưới chân, người qua lại như ở trong thủy tinh cung, những hào môn năm ngoái đi xem băng đăng đều cho rằng một ngân tệ rất xứng đáng.
Vân gia trang tử làm gì có kẻ ngốc, dùng lò nung ra mấy chục loại khuôn mẫu, cho ít màu vào nước quấy đều, để trong vườn một ngày, cho thừng xuôn vào buộc trên cành trúc, rồi nhét ít dầu vào đốt lên, thế là thành băng đăng nhỏ, có liên hoa đăng, lý ngư đăng, tạo hình vô cùng đáng yêu.
Toàn do đám trẻ con đi bán băng đăng, người lớn nấp trong bóng tối nhìn, bọn trẻ con luồn lách trong đám đông bán hàng, trong hai ngày kiếm được không ít.
Lý Nhị chẳng hiểu lên cơn gì mà không tới hành cung ở Ngọc Sơn, dừng xe lại ở cửa Vân gia, ông ta làm thế, tối nay Vân gia còn chiêu đãi thân bằng hảo hữu thế nào?
Lề mề không muốn về nhà, ai thích làm sâu dập đầu chứ, hiện vẫn là Tết, gặp trưởng bối phải dùng đại lễ, nếu không bị người ta chỉ trích là không có gia giáo.
Gặp ma rồi, đông người như thế mà Đoàn Hồng đi thẳng tới, miệng cười toét ra:
- Bệ hạ hôm nay hứng trí rất cao, vốn định tới hành cung, qua nhà Vân hầu liền dừng xe, chuẩn bị nghỉ chốc lát rồi trời tối đi xem băng đăng.
- Sao thế được? Ưng Chủy Nhai vào buổi tối rất nguy hiểm.
Ý nói đi sớm rồi về sớm đi.
Đoàn Hồng lần đầu tiên thấy một người không hoan nghênh hoàng đế, mồm há hốc như hà mã.
Với Vân Diệp thì hoàng đế tới nhà không khác gì ăn cướp tới nhà, cùng làm chó chạy gà bay, nói chung là họ mà tới thì nhà ngươi không phải là của ngươi nữa, họ mới là chúa tể.
Cho nên khi Vân Diệp thấy đế hậu đi dạo đi dạo trong nhà ấm thì lòng không thoải mái, quýt ngon như thế sao lại nỡ hái cầm trong tay chơi? Hoàng hầu sách một cái giỏ rau làm cái gì? Đóng giả nông phụ à? Rau bắp cải tốn bao nhiêu công sức mới kiếm được, bà không biết làm, sao lại hái hai cái? Giờ chúng mới to bằng nắm đấm, không đợi tới khi chúng to bằng đầu người hẵng hái à?
- Vườn rau của Vân gia không tệ, nhà khác chỉ có thứ bình thường, củ cải đỏ này trẫm thích lắm, nàng hái nhiều vào, khi mệt mỏi ăn vài củ không tệ.
Điên quá mà, dốt thì đừng nói, cà rốt mà gọi là củ cải đỏ cái gì chứ, Trường Tôn thị rất nghe lời Lý Nhị, về thế nhỏ hai củ cải đỏ to bằng ngón tay, nghĩ lúc thấy không đủ, trông có vẻ muốn nhổ cả mấy quả cà tím mới mọc không lâu.
Trường Tôn thị không biết nấu ăn, Vân Diệp biết thừa, bà ta chỉ biết nấu cháo hạt sen thôi, còn luyện tới cực đỉnh. Tới ngay Vân Diệp cũng không thể không thừa nhận, cháo hạt sen của Trường Tôn thị là cực phẩm trong món ẩm thực. Bà ta là nữ nhân như thế, chỉ học thứ mình cần biết, thứ vô dụng chưa bao giờ tốn công.
Muốn ăn thì có đầu bếp giỏi nhất, muốn mặc tất nhiên có thợ may tốt nhất, nhưng khi Lý Nhị phê duyệt tấu chương lòng bực bội luôn có một bát cháo hạt sen ngon miệng ấm lòng lặng lẽ đặt trên bàn. Bất kể nhiệt độ hay là thời cơ đều nắm bắt cực chuẩn. Món cháo này Trường Tôn thị chưa bao giờ mượn tay người khác làm, Vân Diệp hoài nghi Trường Tôn thị giữ được trái tim Lý Nhị phải chăng nhờ vào món cháo hạt sen.