Chậm chững vào làng cầm bút, thấy những đàn anh đồng nghiệp có tên tủi như Nguyễn Trọng Thuật, Nhượng Tống, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Công Hoan, Nghiêm Toản, Trúc Khê, Trần Huy Liệu v.v... đều đã gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng, Minh thấy lòng mình cũng nao nao thôi thúc vì tự cho rằng mình không thể đứng bên lề khi chung quanh có cả một hệ thống thanh niên trí thức đang dấn thân vào cuộc chiến đấu dành độc lập cho xứ sở. Huống chi bản thân Minh từ khi mới lớn, vốn vạch ra con đường để theo đuổi là chống những hủ tục làm chậm tiến Việt Nam, đồng thời chống những đè nén của giặc ngoại xâm thông đồng với quan quyền phong kiến. Thì đây, Việt Nam Quốc Dân Đảng chính là đoàn thể đáp ứng đúng hai khác vọng ấy của Minh.
Tuy nhiên cái ấn tượng mạnh nhất thúc đẩy Minh gia nhập Quốc Dân Đảng đã đến với anh trong một buổi hợp bí mật ở Thành Bộ Hà Nội, nơi đó anh có dịp gặp một đồng chí lớn hơn anh gần mười tuổi, tên là Lê Hữu Cảnh. Cảnh sinh năm 1895 tại Hà Đông, trong một gia đình công giáo rất sùng đạo. Gia đình Cảnh kinh doanh ngành đồ gốm ở Hà Nội, cho cảnh theo học trường dòng tức là trung tiểu học Colège Puginier nằm trên phố Carreau trong khu nhà chung thuộc giáo hội Thiên Chúa Giáo. Puginier là tên một linh mục người Pháp có công xây nhà thờ lớn Hà Nội, tức thánh đường Saint Joseph khánh thành dịp lễ Noel năm 1887, tức là trước Vương Cung Thánh Dường Sài Gòn một năm.
Thời Pháp thuộc, người công giáo vẫn bị coi là thành phần hưởng lợi của Pháp, cho nên hoặc đứng vào hàng ngũ thân Tây, hoặc dửng dưng đứng giữa, không tích cực chống Pháp. Điều này cũng dễ hiểu, một phần người Pháp muốn lợi dụng Công giáo, lại thêm phong trào Văn Thân kỳ thị đẩy khối dân Thiên Chúa giáo xa dần cộng đồng dân tộc. Thêm vào đó, từ khoảng 1920, dưới thời đức giáo hoàng PIO XI, chủ trương của giáo hội là công khai tuyên chiến với chủ nghĩa vô thần sua khi Lenin lập được chế độ Cộng Sản tại Nga năm 1917.Từ ngày ấy, người Công giáo mặc nhiên coi kẻ thù chính cần đối phó là Cộng Sản theo lời dạy của giáo hội. Tất cả những thế lực khác trở thành thứ yếu. Thậm chí có người sẵn sàng hợp tác với Pháp để chống cộng. Lê Hữu Cảnh là một trường hợp giáo dân khác thường.
Lê Hữu Cảnh sau khi học trường dòng Puginier đã được tuyển vào lính Pháp. Thời ấy quân dân Việt Nam đi lính cho Tây, dù có khả năng đến đâu thì chỉ có được ở hàng hạ sĩ quan mà thôi. Cho nên những cấp bật mà người Việt nghe quen tay là Cai (hạ sĩ), Đội (trung sĩ) vaQuản (thượng sĩ). Cai và Đội được gọi bằng thầy. Tới chức Đản thì được gọi là quan. Thầy cai, thâỳ đội, quan quản. Lê Hữu Cảnh đi lính Pháp lên tới chức Quản, tức là quyền hành bổng lộc cũng thuộc vao hàng khá. Nhưng ông xin giải ngũ trở về và chuyển sang làm việc trong xưởng Hỏa Xa Hà Nội. Như thế, nói chung Lê Hữu Cảnh là thành phần được Pháp đào tạo, nâng đỡ, cho công ăn việc làm để từ đó có cuộc sống tương đối đầy đủ nhất là Cảnh đi theo đạo Thiên Chúa, một tôn giáo được xem như đồng minh của Pháp. Vậy mà Cảnh từ khước hết, mãnh liệt lao vào công cuộc chống Pháp bằng hành động rất can đảm với trí óc thông minh và từng trải của mình. Thái độ ấy làm Minh vô cùng cảm động. Nhìn bao nhiêu công chức đang lĩnh lương của Pháp, bao nhiêu con cái trong những gia đình quan quyền, từ thông ông phán cho đến án sát, tuần vũ, dám từ bỏ cuộc đời an nhàn để kéo nhau vào Quốc Dân Đảng. Minh không thể làm ngơ đứng ngoài, Minh đã từng nể phục những người như Phó Đức Chính, tốt nghiệp cao đẳng công chánh, như Nguyễn Ngọc Sơn vừa du học bên Pháp về, tương lai hứa hẹn cuộc sống thịnh vượng, thế mà họ vẫn tham gia sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng ngay từ buổi đầu. Nay gặp Lê Hữu Cảnh, Minh còn nể hơn, bởi trước đó Minh có thành kiến là người Công Giáo không chống Pháp.
Giữa lúc lòng đang hăng say, Minh gặp Nguyễn Vă Viên, một đảng viên gắng bó với Quốc Dân Đảng từ khi Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng còn có cái danh xưng sơ khởi là Chi Bộ Nam Đồng Thi Xã. Nguyễn Văn Viên và Nhượng Tống Hòan Phạm Trân đọc bài viết của Minh trên báo, biết anh là người cùng chí hướng, liền ngỏ lời rủ anh gia nhập. Minh không lưỡng lự. Anh hăm hở tuyên thệ ngay và được Nguyễn Văn Viên giao cho công tác tuyên truyền trong tổ đảng thuộc Thành Bộ Hà Nội. Anh cũng giã từ người bà con, dọn ra riêng thuê căn gác trọ ở xóm bình dân, vì cần làm việc kín đáo, thức khuya viết bài, cần liên lạc với đoàn thề và nhất là tránh liên lụy cho gia đình người thân nếu chẳn may hành tung anh bị mật thám phát hiện.
Lùi trở lại ngày 25 tháng 12 năm 1927, chi bộ Nam Đồng Thư Xã quyết định tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc để chính thức khai sinh Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đại hội sở dĩ chọn ngày lễ Chúa Giáng Sinh là để dễ đi lại trà trộn vào đám đông vì đồng bào Công Giáo khắp nơi đều lũ lượt kéo đến các nhà thờ. Hơn thế nữa, đối với người Pháp, Noel là lễ lớn nhất trong cả năm, dù sao thì chúng cũng vui chơi tiệc tùng, lơ là việc tuần tra. Nhờ vậy, đại hội khai mạc lúc 8 giờ tối, đã diễn ra tốt đẹp như đồng Lê Thành Vỵ, nằm trong làng Thể Giao, đất cũ thuộc Huyện Thọ Xương, thành phố Hà Nội.
Kể từ đó, sức phát triển Đảng bung ra quá nhanh và quá rộng. Đảng đưa ra chương trình hoạt động gồm ba giai đoạn: Bí mật, bán công khai và tổng khởi nghĩa. Quan trọng nhất vẫn là giai đoạn một, tức là thời kỳ bí mật kết nạp Đảng viên và phát triển Đảng. Nhưng biến triển của tình thế diễn ra quá nhanh, Đảng viên quá hăng say và phần lớn chỉ có nhiệt tình yêu nước mà chưa có kinh nghiệm đấu tranh, nên chỉ được một năm 1928 là tương đối an bình. Năm sau, bão tố ùa đến thật nhanh, đưa Việt Nam Quốc Dân Đảng vào một viễn ảnh cực kỳ bi thảm. Âu cũng là định mệnh của lịch sử!
Lúc bấy giờ phong trào mộ phu đang lên rất cao ở toàn miền Bắc, người cứ đi mà chẳng thấy về. Là nhà báo, Minh âm thầm lao vào những cuộc điều tra bằng những thăm dò và phỏng vấn rộng rãi hầu viết những phóng sự nhằm phơi bày những đau khổ tận cùng của những kẻ lầm lỡ ghi danh làm mộ phu, hoặc bị đưa vô Nam Kỳ hoặc đi những phương trời thuộc địa xa xăm của Pháp. Báo không dám đăng, anh cùng các đồng chí thảo truyền đơn bí mật rải khắp nơi, gay gắt chống việc mộ phu và can ngăn đồng bào đừng nhẹ dạbị dụ dỗ nghe lời tha phương cầu thực. Chẳng riêng gì Việt Nam Quốc Dân Đảng, phía Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội cũng tung ra hàng loạt truyền đơn có nội dung tương tự, nhất trí lên án việc mộ phu.
Lúc này Đảng Tân Việt kể như đã giải thể. Đảng này khởi đầu có tên là Phục Việt do nhóm thanh niên trí thức tân học thành lập, như Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Xuân Chữ, Mai Lâm, Đặng Thái Mai, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai v.v... Về sau, nhóm Tân Việt sát nhập vào Đông Dương Cộng Sản Đảng. Những đảng viên có lập trường chính trị như bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Đắc Lộc, đành bỏ đảng, không hoạt động nữa. Từ đấy, lực lượng chống Pháp chỉ còn lại hai đoàn thể đáng kể, hoạt động song hành là Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Vì cùng một mục tiêu tối hậu, cùng chia sẽ những hoạn nạn và cì cả hai đều quá bận với những chuyện của nội bộ, nên những hiềm khích chưa xảy ra cụ thể giữa đôi bên, nhất là khi lãnh đạo chủ chốt ở bên kia là Nguyễn Ái Quốc vẫn còn lẫn khuất ở nước ngoài. Suốt tháng 4 năm 1928, đại diện hai đảng đã gặp nhau liên tục để bàn việc kết hợp, nhưng không có kết quả. Quốc Dân Đảng trủ chương Tổng Bo lãnh đạo cuộc cách mạng phải đặt ở quốc nội để cùng nằm gai nếm mật, cùng chiến đấu với đồng chí và đồng bào. Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội thì cho rằng Tổng Bộ nên đặt ở nước ngoài, chẳng hạn bên Trung Hoa, để tránh bị địch bắt, bởi nếu Tổng Bộ bị bắt thí như rắn bị mất đầu, đoàn viên sẽ hoan mang và tan rẽ dễ dàng. Quốc Dân Đảng thì không đồng ý vì cho rằng như thế là hèn nhát, là ném đá giấu tay. Tranh luận mãi chả đi đến đâu. Vì khát vọng đoàn kết, tháng 5 năm 1928, Tổng Bộ Quốc Dân Đảng cử người qua tận Thái Lan để gặp lãnh tụ cao cấp hơn của Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội. Phái đoàn Hồ Văn Mịch gặp Hoàng Ngọc Ẩn, tức Hoàng Văn Hoan, ở Udon, một tỉnh nhỏ phía Bắc Thái. Chuyện cũng không thành vì Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội thiếu thiện chí. Bề ngoài, họ tiếp đãi Việt Nam Quốc Dân Đảng rất niềm nở, nhưng bên trong họ không thật lòng muốn thống nhất. Đây chẳng phải là lần đầu. Trước đó, hồi tháng 5 năm 1927, khi quốc dân đảng chưa chính thức ra đời, còn hoạt động kín đáo trong khuôn khổ nhím Nam Đồng Thư Xã, Nguyễn Thái Học cũng đã từng cử đại diện là Nguyễn Đức Cảnh sang tận Quảng Châu gặp Nguyễn Ái Quốc để bàn chuyện kết hợp. Nhưng Cảnh không thuyết phục nổi Nguyễn Ái Quốc, trái lại ông bị Nguyễn Ái Quốc dụ dỗ, từ bỏ Quốc Dân Đảng gia nhập Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội, trở thành một đảng viên Cộng Sản tiên khởi tại Bắc Kỳ sau này. Trường hợp hợp của Cảnh cũng tương tự như của Trần Phú, con quan tri huyện Đức Phổ, lúc đầu theo Đảng Phục Việt. Đảng cử Phú sang Quảng Châu gặp Nguyễn Ái Quốc để tính chuyện hợp tác chống Pháp. Phú bị Nguyễn Ái Quốc thuyết phục, ở lại luôn rồi kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Nguyễn Ái Quốc gởi Phú đi học lớp chính trị bên Mạc Tư Khoa, rồi trở về làm Tổng Bí Thư đầu tiên của Đông Dương Cộng Sản Đảng, lúc Phú 26 tuổi.
Sau những nổ lực liên kết không thành ấy, Nguyễn Thái Học vẫn chủ trương giữ giao hảo thuận hòa với mọi đoàn thể cách mạng khác, bởi trong cách nghĩ ngay tình của ông, bức cứ ai cùng chung ký tưởng đánh đổ thực dân Pháp, thì đều được coi là đồng chí cả!
Một hôm bà Truyền từ Hải Ninh tất tả chạy xuống Hà Nội thăm con. Vì Minh chưa báo tin về làng, nên bà Truyền vẫn tưởng Minh còn ở nhà trọ của người bà con mình. Đó là người em cùng cha khác mẹ, lấy chồng làm thợ kim hoàn ở ngay phố Hàng Bạc và bà gởi Minh trọ hcọ ở đấy. Bà khệ nệ xách mấy cái giỏ cối đựng mấy món quà nhà quê, suất hành từ lúc gà mới gáy sáng, đến nhà người em thì trời đã quá trưa. Người em đi vắng. Cái Nhi, con gái thứ ba, nhìn bà Truyền tội nghiệp, ân cần bảo:
- Khổ thân bà quá! Lặn lội từ dưới ấy lên đây! Mẹ cháu lại vừa đi vắng. Bà ngồi chơi tạm để cháu dọn cơm mời bà xơi, đợi mẹ cháu về!
Thông thường ở miền Bắc, hai chị em gái thì người ta gọi là "con dì, con dà", nghĩa là cái Nhi phải kêu bà Truyền là "dà" mới đúng. Nhưng dân trong làng có thói quen là hễ anh hay chị của bố, thì gọi là "bác", mà anh hay chị của mẹ thì kêu bằng "bá".
Bà Truyền vừa cầm nón quạt mồ hôi vừa đáp:
- Đừng cháu! Cháu đừng bày vẽ cơm nứơc cho mất thì giờ! Bá ăn trước khi đi bụng vẫn còn lưng lửng! Với lại, bá vội lắm. Có việc phải gặp thằng Minh một tí rồi lại về ngay!
Nhi tròn mắt nhìn bà:
- Anh Minh có còn ở đây nữa đâu! Dọn đi cả mấy tháng rồi bá ạ! Mẹ cháu với cả nhà cháu giữ mãi mà anh ấy chả chịu ở lại!
Bà Truyền suýt đánh rơi cái quạt. Bà lo âu hỏi:
- Thế cháu có biết bây giờ nó ở đâu không?
Thấy bà quá lo lắng, Nhi vội cười trấn an:
- Có chứ bá! Cháu biết!...Thôi thế này bá ạ. Nhẽ ra cháu phải dọn cơm mời bá xơi đã. Nhưng bá bảo là bá vội, thì cháu đưa bá lại nhà anh Minh cho đỡ sốt ruột!
Bà Truyền thở phào nhẹ nhõm. Bà gượng cười bảo cháu:
- Mày nhớn quá rồi! Giá gặp ngoài đường, không khéo bá chẳng nhận ra! Năm nay bao nhiêu rồi hả con?
Nhi bẽn lẽn đáp:
- Cháu 17 rồi bá ạ!
- Thế đã có đám nào chưa?
Nhi xấu hổ cúi mặt không đáp. Cô đội nón lên và nói lảng:
- Thôi đi, bá! Vừa đi vừa nói chuyện!
Bà Truyền lấy lại một ít quà để lại cho chị em Nhi, rồi xách giỏ theo cô cháu ra đường.
- Đến khu Khâm Thiên thì may quá Minh mới ở tòa báo về. Đứng trong khung cửa sổ trên gác trọ nhìn xuống, Minh giật mình nhận ra mẹ mình đang cùng cô em họ chuẩn bị băng ngang đường. Vừa cởi áo ngòai xong, Minh lại vội vàng mặc lại rồi lao xuống cầu thang vừa cài nút. Anh đứng chờ sẵng bên này đường,mẹ vừa sang tới tươi cười hỏ:
- Mẹ lên bao giờ đấy?
Rồi Minh đở cái giỏ cói cho mẹ, Nhi bỏ nón khẻ cúi đầu:
- Em chào anh a! Ít lâu nay chả thấy anh lại chơi. Mẹ em cứ nhắc mãi!
- Đúng ra thì cả nhà bà dì, chỉ có Nhi là mong Minh ở lại nhất. Nhi có cái giằng co khổ sở là cô muốn theo tân thời, thay đổi chút ít về trang phục bên ngòai.Nhưng cha mẹ cô quá bảo thủ, lúc nào cũng bắt mặc quần áo màu đậm, hoặc đen hay nâu. Hà Thành đang chuyển mình trong giới phụ nữ, lẻ tẻ đã bắt đầu có những cô bạo dan để răng trắng & mặc quần áo màu sáng, bỏ khăn bịt đầu và đánh phấn Côty. Nhi muốn bắt trước, nhưng cả nhà phản đối chỉ mình Minh công khai ủng hộ. Đôi khi Minh thấy Nhi ngồi lặng lẽ soi gương và u sầu buồn cho sự kiềm chế mà cô phải chịu đựng.
Minh chưa kịp đáp thì bà Truyền, gỡ nón cầm tay, vừa thở vừa mắng:
- Con dọn nhà sao không cho mẹ biết? Mà tưởng dọn đi đâu, háo ra là đến cái xóm cô đầu này! Chỗ này bao nhiêu người tan nát cửa nhà rồi đấy! Con liệu mà giữ gìn! Bố mà biết con ở đây thì thế nào cũng mắng ầm lên!
Minh cười chống chế:
- Được cái thuê nhà rả mẹ ạ! Con chưa báo tin về vì đắng nào mẹ lên đây, thì mẹ cũng phải ghé thăm dì Thu, chứ chả lẽ chỉ gặp con rồi về!
Nhi chen vào:
- Thì em cũng bảo thế! Em mời bá ở lại xơi cơm, nhưng bá cứ nhất định đòi gặp anh ngay! Chắc là bá biểu anh về cưới vợ!
Minh cảm động nhìn Nhi gật đầu:
- Cám ơn Nhi! Lâu quá không thấy cô lại chơi!
Họ hàng ở Hà Nội chả có ai, nên Minh rất bó với gia đình bà dì, nhất là anh đã từng ở trọ mấy năm, ăn ngủ, giỡn đùa với mấy em. Chính vì vậy từ khi Minh dọn đến căn gác mới này, một đôi lần Nhi và mấy đứa em nhỏ có kéo lại chơi, nhân tiện dọn dẹp nhà cửa cho Minh. Cũng có hôm Nhi bất ngờ mang thức ăn đến cho Minh. Niêu cá kho, hoặc món dừa khô kho thịt. Những thứ mà Minh rất thích lúc còn ở trọ nhà Nhi.
Hôm nay Nhi cũng muốn nán lại, nhưng biết bà Truyền kín đáo muốn nói chuyện với Minh, nên cô vội vã cáo từ:
- Cháu về trước bá nhé! Chốc nữa mời bác với anh Minh lại nhà cháu xơi cơm! Giờ này chắc mẹ cháu về rồi đấy!
Bà Truyền lắc đầu:
- Để khi khác cháu ạ! Cháu về nói với mẹ cháu là bá vội lắm. Nói chuyện với anh Minh một tí rồi bác lại về ngay! Bá gởi lời tăhm mẹ cháu và cả nhà!
Nhi đi rồi bà Truyền theo con trai len gác. Bà lay hết quà trên giỏ ra đặt trên bàn cho con. Quà nhà quê thì cũng chỉ có vài quả ổi, quả bưởi chín cây cùng chục bánh rợm, bột gạo nếp nhân đường, bà đặt người ta gói tối hôm qua.
Minh khép cửa, cài then rồi quay lại, lo lắng hỏi ngay:
- Mẹ lên đột ngột thế này chắc nhà có chuyện gì, phải không mẹ?
Minh sợ bố mình lâm bệnh bất ngờ. Nhưng bà Truyền ngồi xuống giường, phe phẩy nón lá và lắc đầu. Minh vội vàng cầm tờ báo quạt cho mẹ. Bà Truyền mặt u sầu nói:
- Có việc gì đâu! Cả nhà vẫn khỏe mạnh cả! Mẹ lên là vì cậu Tân, con bác Lương, mới mất. Chôn ba hôm rồi!
Minh ngắt lời:
- Việc này thì con biết!
Bà Truyền xua tay:
- Cậu ấy đang đi học, bỏ ngang đi đâu biệt tích. Nửa năm sau mò về, người xanh như tàu lá chuối. Chết vì sốt rét ngã nước!
Minh lại gật đầu lặp lại:
- Vâng. Con biết!
Bà Truyền thở dài nhìn con nặng trĩu ưu tư:
- Từ ngày con bị bắt, lão lý Bân được chỉ thị của Huyện là phải để mắt theo dõi vì sợ con theo hội kín đấy. May mà có chú Phúc làm phó lý, che chở cho con, nên làng xã người ta mới để yên cho con tới giờ. Cậu Tân nhà bác Lương thì ai cũng quả quyết là chốn theo hội kín chống Tây, sang Tàu hoạt động rồi bị ngã nước rồi mới trở về. Tối hôm qua, chú Phúc sang chơi, ngồi nói chuyện với bố mẹ gần đến nửa đêm rồi mới về. Chứ cứ nhắc đi nhắc lại mãi là con phải cẩn thận. Chớ có nhẹ dạ nghe theo lời bạn bè rủ rê. Chú Phúc bảo, công văn trên Huyện, trên tỉnh gởi xuống hàng loạt, báo động là hiện giờ đang có hai hội kín đang tuyên truyền mạnh là Cộng Sản và Quốc Dân Đảng. Cả hai đều nguy hiểm như nhau. Chú Phúc bảo mẹ là bên làng Cốc, mật thám mới ập vào bắt nguyên một đám thanh niên giữa tiệc đám hỏi. Nghe bảo là Quốc Dân Đảng giả vờ làm đám hỏi để hợp hành, che mắt mật thám, nhưng có đứa bên trong tố giác. Chú Phúc giục mẹ lên nói với con, bảo con bớt giao du với người lạ. Viết báo thì pahỉ đắn đo, đừng có dính dáng gì đến chuyện thời cuộc. Bút sa gà chết, lúc nào cũng pahỉ cẩn thận từng li từng tí. Nếu tìm được việc gì káhc thì bỏ hặn, đừng viết báo nữa thì càng tốt!
Nói xong những điều mà bà Truyền đã nhẵm suốt quãng đường, bà Truyền kết luận:
- Bố mẹ nhịn ăn nhịn tiêu cho con đi học, mong con thành tài để đỡ đần bố mẹ lúc tuổi già. Nhưng con trót dạy làm càng để cho người ta đuổi, khiến việc học bị dở dang. Bây giờ làm lại cũng chưa muộn. Thời buổi nhiễu nhương, yên phận thủ thường sống cho qua ngày, đừng để bố mẹ nhìn con bị bắt một lần nữa. Mà lần này thì chắc chắn không ai van xin cho con được nữa đâu!
Minh cảm động vì sự lo toan của mẹ mình, lội bộ từ sáng lên đây chỉ để dặn dò đôi lời. Mà bà nói đúng: Ông ký giả Pháp ngày ấy vào tù lãnh Minh ra, bây giờ đã trở lại lèm vệic luôn tại Paris, viết cho tờ Action Francaise. Ông vẫn theo quan điểm cấp tiến, nhưng xa xôi vạn dặm, có chuyện gì liên quan đến Minh, ông không thể can thiệp được nữa!
Minh cười trấn an mẹ:
- Xin mẹ cứ yên lòng. Con lớn rồi. Con biết giữ thân! Nhờ mẹ thưa lại với bố với chú Phúc là lúc nào con cũng cẫn thận!
Rồi anh đổi ngay đề tài, hỏi mẹ:
- Tối nay mẹ ngủ lại đây với con, sáng mai hẵn về?
Bà Truyền cầm nón đứng dậy:
- Không! Mẹ về ngay bây giờ. Ở nhà trăm công ngàn việc...
Rồi bà nghiêm trang nhắc lại những lời dặn dò một lần nữa trước khi bước xuống thang gác, đi bộ ra ngoại ô. Bà dự trù về đến Hải Ninh thì trời cũng vừa tối.
Bà Truyền về rồi, đêm ấy Minh trăn trở không ngủ được vì giằng co phấn đấu. Thương cha mẹ nặng trĩu trong lòng, nhưng không thể vì tình riêng mà bỏ dở con đường riêng đang theo đuổi. Anh nhớ lời đảng trửơng Nguyễn Thái Học đã nói:
- Nếu ai cũng nặng tình riêng, không dám xã thân vì đại nghĩa, thì giặc Pháp muôn đời vẫn cai trị nước ta!
Một ngày cuối năm 1928, ủy viên Thành Bộ Hà Nội Nguyễn Văn Viên, đến gác trọ của Minh ở Khâm Thiên để nhờ anh khảo tờ truyền đơn kể tội thực dân nhân ngày kỷ niệm một năm Quốc Dân Đảng ra đời. Trong cuộc sống hàng ngày thì Viên là nhân viên bán hàng cho một hãng buôn lớn của Pháp. Về sinh hoạt đoàn thể thì Viên phụ trách các chi đoàn công nhân Việt Nam làm việc trong các xí nghiệp hoặc công ty của Pháp Minh cũng là một Ủy viên Thành bộ, nhưng không giữ chức bởi anh cần chồ đứng độc lập đề dễ hoạt động trong giới báo chí.
Hôm ấy, đến nhà Minh thấy xấp bản thảo viết dở đặt trên bàn,Viên tò mò mở ra xem rồi máu nóng cứ bừng bừng bốc lên.Một phần vì uất hận,một phần vì muốn gây tiếng vang cho Đảng,Viên nghiến răng bảo Minh.
- Phải giết thằng René Bazin! Giết nó thì mới trừ được mối họa cho đồng bào và cũng để cảnh cáo những tên mộ phu khác!
Minh đang ngồi xổm trên sàn nhà pha trà mời khách. Bản chất Minh là một thanh niên khí phách, ngang tàng, nhưng khi gia nhập Quốc Dân Đảng, anh tự khép mình vào kỷ luật đoàn thể, nên anh ngước lên bảo:
- Muốn làm gì thì cũng phải hợp Thành Bộ để thống nhất ý kiến, rồi xin lệnh Tổng Bộ!
Viên đáp:
- Đã đành là thế. Nhưng giết thằng Bazin thì ai chả đồng ý!
Rồi Viên quăng xấp giấy trên mặt bàn, hăm hở xuống thang gác, không kịp uống nước trà. Minh ngạc nhiên nói với theo:
- Ô hay! Đi đâu mà cuống lên thế! Ngồi chưa nóng đít đã chạy là thế nào? Việc gì thì cũng phải cân nhắc, đừng có hấp tấp!
Minh chưa dứt câu, Viên đã ra tới lề đường.
Về Thành Bộ, Viên tiến hành hội ý ngay. Đa số các đồng chí đều tán thành cả. Đặc biệt là các chi đoàn công nhân thì ai cũng hối thúc Viên phải thanh toán Bazin. Viên hăm hở chạy lại Khách Sạn Việt Nam, cơ sở kinh tài công khai của Đảng ở phố Hàng Bông mới khai trương hôm 30 tháng 9. Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và một số ủy viên trung ương đang có mặt tại đây. Viên xin gặp và tha thiết đề nghị trừng trị Bazin. Đảng trưởng Nguyễn Thái Học vốn có giao tình khá thân với Nguyễn Văn Viên vì trước khi Việt Nam Quốc Dân Đảng chính thức thành hình, thì nhóm thanh niên yêu nước chung quanh Nguyễn Thái Học đã cùng nhau bí mật cho ra đời một tổ chức bí mật chống Pháp lấy tên là: " Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã " hồi cuối tháng 10 năm 1927. Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã chính là tiền Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng sau này. Nguyễn Văn Viên cũng có mặt trong Chi Bộ đó. Hai tháng sau, khi Chi Bộ Nam Đồng biến thành Tổng Bộ Quốc Dân Đảng thì Nguyễn Văn Viên mới nhận nhiệm vụ mới thuộc Thành Bộ Hà Nội, phụ trách vận động các tầng lớp công nhân.
Nghe Viên trình bày ý nguyện của mình và của đông đảo công nhân trong các nhà máy đòi trừng trị Bazin, đảng trưởng Nguyễn Thái Học và các ủy viên Tổng Bộ dứt khoác gạt đi ngay. Giết Bazin này sẽ có Bazin khác. Huống chi Việt Nam Quốc Dân Đảng đang trong thời kỳ hoạt động bí mật, không nên vọng động, gây sự chú ý cho mật thám Pháp. Nguyễn Thái Học nhắc lại bài học Nguyễn Khắc Cần của Việt Nam Quang Phục Hội 15 năm về trước mà các đồng chí dưới Thành Bộ như Viên có thể không còn nhớ. Đó là ngày 26 tháng 4 năm 1913, ở khu phố Tràng Tiền xa hoa vốn chỉ để cho Tây Đầm cư ngụ, thực khách đông đảo da số là lính Pháp, đang ăn uống trong nhà hàng thuộc khách sạn Con Gà Vàng (Coq d`Or), thì Nguyễn Khắc Cần, một đảng viên Việt Nam Phục Hội, quăng một trái tạc đạn vào đám lính viễn chinh ấy. Quả đạn chỉ giết được hai tên Pháp và một người Việt, nhưng mật thám Pháp bắt nhốt 254 người bị tình nghi, trong đó có Nguyễn Khắc Cần và sáu người nữa bị xử tử hình, kéo theo hàng loạt án tù giam và biệt xứ khác.
Nhắc lại kinh nghiệm cũ Nguyễn Thái Học bảo Viên:
- Mỗi năm, thực dân Pháp khai thác cao su ở nước ta, thu lợi cho chúng gần 310 triệu Phật lăng, mà tiền lương chúng trả cho công nhân chưa đầy 40 triệu! Tội bóc lột không chối cãi vào đâu được! Giết Bazin là đúng! Tuy nhiên, hiện nay đa số các đồng chí trong các cấp lãnh đạo của Đảng, đều nằm trong sổ bìa đen của mật thám Pháp. Chúng chỉ chờ cơ hội là ra tay bắt. Nay nếu ta vội giết Bazin thì sẽ tạo cớ cho thực dân Pháp khủng bố toàn diện. Vậy khuyên các đồng chí bình tâm để ra sức lo việc lớn. Bazin chẳng qua chỉ là một cành cây. Hễ cây đổ thì cành sẽ đổ theo!
Viên thất vọng chẳng biết nói sao, đứng sớ rớ một chút rồi chào từ giã. Đứng bên đảng trưởng Nguyễn Thái Học là ủy viên Hoàng Văn Đào, trước đây phụ trách vận động ở Thanh Hóa, mới được mời về tăng cường cấp trung ương. Anh nghiêm nghị nhắc Viên:
- Đó là lệnh Tổng Bộ. Đồng chí cần chấp hành!
Viên vâng dạ rồi lầm lũi trở về. Lệnh của đảng trưởng rõ ràng như thế, nhưng Viên lại tự vạch cho mình một hướng đi khác, nhất là xung quanh anh có khá đông đồng chí giục anh ra tay. Anh phải giết Bazin để đồgn bào và đồng chí tin tưởng vào sức mạnh của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Anh tự trấn an mình rằng anh hành động là vì Đảng chứ không phải vì cá nhân anh. Trong tâhm sâu, Viên cũng có chút "cạnh tranh" với Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội lúc này cũng tung cán bộ đi khắp nơi để vận động quần chúng. Cũng giống như quan điểm của Tổng Bộ, Viên không thù ghét Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội. Nhưng Viên thấy cần phải làm một cái gì nổi đình nổi đám để nâng cao uy tín của Quốc Dân Đảng. Ám sát toàn quyền Pie`rre Pasquier hoặc tổng giám đốc Nha Liêm Phóng Đông Dương Louis Martin thì vừa khó vừa phải chờ thời gian thuận tiện. Năm 1924, Phạm Hồng Thái đã từng quyết tâm giết toàn quyền Matial Henry Merlin tại Quảng Châu mà việc không thành, phải trầm mình tự tử. Suy đi nghĩ lại thì Viên chỉ thấy tên mộ phu Rene' Bazin là dễ trừng trị hơn cả! Giết hắn, sức mạnh của Quốc Dân Đảng sẽ tăng gấp bội!
Vì tin chắc như thế, cho nên dù đảng Nguyễn Thái Học không tán thành, Nguyễn Văn Viên vẫn cứ nhất định lặng lẽ tiến hành.
Từ hôm ấy, Minh không gặp lại Viên. Dòng đời lặng lẽ trôi, Minh cắm đầu viết lách trên căn gác nhỏ, dùng bút mực để phcụ vụ lý tưởng theo hướng đi của Đảng đã vạch ra, đồng thời cũng đễ có chút tiền độ nhật.
Một chiều tối cuối năm âm lịch Mậu Thìn, nhưng đã sang đầu tháng 2 dương lịch 1929, chỉ còn chưa đến mười ngày nữa là Tết, Minh ở tòa báo về, tạt vào quán nhỏ bên kia đường mua một gói thuốc Bastos vì anh vừa lãnh được món tiền nhuận bút mà chủ báo thiếu anh từ giữa năm. Nợ nần gì thì năm hết Tết đến người ta cũng cố thanh toán để khỏi mang theo cái xui sang năm mới. Minh kẹp tờ báo vào nách, bóc gói thuốc, vỗ ra một điếu gắn lên môi. Bên cạnh anh,xát góc cây bàng, có quầy nhỏ của ông thợ sửa mũ mà Minh quen biết đã nữa năm nay. Minh quay lại, khom người mời ông điếu thuốc, đồng thời tặng ông tờ báo cuối năm. Ông đưa cả hai tay đỡ lấy và nói theo thói quen:
- Thầy cho tôi xin! Mời thầy ngồi choi, uống cốc nước chè!
Minh gật đầu đáp:
- Vâng. Tôi lên buồng một tí rồi xuống ngay!
Minh băng qua đường, đẩy cành cửa nhỏ, lên gác, cất bớt tiền dưới đáy gương. Căn gác đìu hiu quạnh quẽ, quanh năm không dọn dẹp, lúc nào cũng ngổn ngang sách báo, từ mặt bàn, từ trên giường đến sàn gỗ ẩm. Minh đứng nhìn quanh một chút, tự hẹn sẽ dành một buổi quét dọn trước khi Tết đến. Rồi anh trở xuống, qua ngồi nói chuyện với ông thợ sửa mũ dưới gốc cây có tàn lá thấp bốn mùa che nắng.
Còn nhớ dạo mới dọn về khu phố này, ngày ngày từ trên gác trọ xách cặp ra cửa, Minh vẫn thấy ông thợ sửa mũ gật đầu chào anh bằng một cân thân tình:
- Thầy đi làm ạ!
Lúc đầu Minh không để ý chỉ xãgiao chào lại. Người có chữ nghĩa, làm việc văn phòng như Minh thời ấy rất hiếm, nên được xã hội trọng vọng gọi bằng "thầy", như "thầy thông", "thầy ký" v.v... Ngày ngày đứng trong cửa sổ căn gác ngó xuống đường, dù muốn dù không, Minh cũng phải nhìn ông ta ngồi trên chiếc ghế gỗ bên cạnh cái mũ len, nỉ, những chiếc nón cói màu trắng hoặc bọc vải kaki vàng nhạt khách đem tới sửa. Tuổi khoảng 40, mặt mũi khắc khổ, nước da xạm đen. Dáng người gầy gò và lưng hơi khòm có lẽ lao động vất vả từ nhỏ. Toàn thân ông chỉ được vầng trán khá cao và ánh mắt toát ra vẻ thông minh, tư lự. Bạn hàng xung quanh gọi ông là ông Sửu. Trẻ con thì kêu thẳng ông là Sửu què.
Nghề sửa mũ của ông Sửu chắc không khá, bởi khách hàng vào ra thưa thớt. Huống chi ông bị tật ở một chân, bước đi khập khiễng khó khăn. Một người tầm thường như thế đáng lý ra thì chỉ là một bóng mờ như bao người khác giữa phố phường, chẳng bao giờ được Minh chú ý. Nét đáng yêu duy nhất Minh thấy ở ông chỉ vì một lý do đơn giản là ông nói năn lễ phép. khác hẳn những người lao động chân tay mà Minh thường hay tiếp xúc, lúc nào cũng lạnh nhạt với Minh.
Một hôm Minh ghé quầy thuốc lá ngay bên cạnh quầy mũ của ông Sửu. Minh giật mình kinh ngạc thấy ông chăm chú đọc cuốn sách viết về tư tưởng Mạc Hữu Vy và Lương Khải Siêu do Nam Đồng Thư Xã ấn hành. Thời bấy giờ, người biết chữ còn rất hiếm, nhất là trong giới thợ thuyền. Huống chi loại sách này khô khan khó nuốt, khó nuốt, không phải để giải trí. Minh tiến lại gần và ngỏ lời làm quen:
- Ông đọc sách gì đấy? Xem xong cho tôi mựơn xem được không?
Ông Sửu vội buông cuốn sách, đứng dậy, niềm nở gật đầu chào Minh:
- Chào thầy, quyển này thì thầy còn lạ gì nữa mà phải mượn!...Thèm đọc báo mà chả có tiền mua, thành ra hễ khi nào vắng khách, tôi lại lôi quyển này ra xem! Mấy chục bện rồi đấy. Nhưng càng đọc càng thấy hay, thầy ạ!
Minh thân tình ngồi xuống chiếc ghế đẩu xát gốc cây, mời ông điếu thuốc và bảo:
- Ông thích đọc báo thì thỉnh thoảng tôi biếu ông một tờ.
Ông Sửu xuýt xoa đáp:
- Thầy có lòng như thế thì thật là quý hóa quá! Tôi nghe đồn thầy viết cả báo tiếng Tây!
Minh hân hoan đáp:
- Vâng, Nhưng thỉnh thoảng thôi! Ông có thích xem thì tôi biếu ông luôn!
- Thầy cho thứ nào, tôi cũng quý cả!
Thế là từ hôm ấy, Minh hay ra ngồi đàm đạo với ông Sửu. Sống thui thủi một mình, có thêm người bạn để hàn huyên cũng tốt. Hai người ngồi hút thuốc Bastos, uống trà mạn sen, nói đủ thứ chuyện nắng mưa, nhưng đôi bên cùng né tránh những đề tài quốc cấm bởi chưa ai tin ai cho tới hôm nay, sau nửa năm dè dặt, hai người đã khá thân nhau. Minh từ căn gác nhỏ chạy xuống, băng qua đường. Ông Sửu vội kéo ghế mời Minh ngồi rồi chuẩn bị gót trà trong bình htủy ra hai cái cốc như thường lệ. Nhưng Minh ngăn lại và vui vẻ bảo:
- Không! Hôm nay phải uống rượu ông Sửu ạ! Chè thì ngày nào chả uống! Tòa báo vừa cho lĩnh lương cuối năm!Mình tống rượu nghinh tân một hồi cho thỏa thích. Ông muốn nhắm rượu với thứ gì thì cứ tùy thích! Tôi đãi!
Ông Sửu từ tốn đáp:
- Thầy cho uống rượu thì tôi dạy gì từ chối. Nhất là năm hết Tết đến, uống để quên hết những vất vả trong năm qua! Nhưng hôm nay thầy cho tôi khất. Tại tôi có câu chuyện muốn thưa với thầy!
Nghe giọng nói nghiêm trang của ông Sửu, Minh tắt nụ cười, chớp mắt nhìn ông chờ. Anh lấy gói thuốc, chìa ra mời ông Sửu. Ông Sửu đưa hai tay kính cẩn đỡ lấy theo thối quen, gắn một điếu lên môi. Rồi ông trao Minh cái nón mũ nỉ cũ, bảo anh cầm lấy như một khách hàng đến thuê ông khâu nón. Ông hỏi bâng quơ:
- Năm nay thầy có định về quê ăn Tết không?
Minh lắc đầu:
- Công việc nhiều quá. Thư thư, ra Giêng này rộng tháng dài tôi mời về!
Để thiên hạ khỏi chú ý, ông Sửu lấy kim chỉ ra, vá một cái mũ nỉ đã bạc thếch. Ông vừa làm vừa nhỏ nhẹ kể:
- Đọc bài của thầy năm nay, biết thầy là người có chí hướng, tôi mới dám thố lộ tận tâm can...
Rồi ông cho Minh biết, trước đây ông từng tích cực hoạt động chống Pháp trong tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội. Ông bị Pháp bắt và tra tấn đến mấy năm, ra tù thì bị bại hẳn mtộ chân. Ông vỗ nhẹ bàn tay lên đầu gối mình rồi thở dài bảo:
- Dạo này đi lại cũng đã khá lắm. Chứ lúc mới ở tù ra, lê không nổi thầy ạ! Tôi cứ tưởng suốt đời phải ngồi một chỗ!
Minh tròn mắt nhìn ông cảm phục. Anh biết rõ: Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu thành lập ở Trung Hoa theo đường hướng cách mạng dân quốc của Tôn Dật Tiên, nhằm mục đích lật đổ thực dân Pháp. Nhưng Quang Phục Hội chưa làm được gì đáng kể thì đã bị Long Tế Quang ở Quảng Đông trở mặt đàn áp để làm vui lòng Pháp. Giờ đây, nhiều đoàn viên Quang Phục Hội đang lưu vong bên Tàu, nghe tin Quốc Dân Đảng thành hình, đã kéo nhau về gia nhập, đồng thời huấn luyện cho đội quân cảm tử tiên khởi cho Việt Nam Quốc Dân Đảng. Chính vò thế, trong tim ông Sửu cũng như đa số đảng viên Quang Phục Hội, thì Quốc Dân Đảng là đoàn thể anh em, nhất là cụ Phan Bội Châu đã được Tổng Bộ Quốc Dân Đảng mời làm chủ tịch danh dự.
Minh ngồi thẳng lên, nhìn ông Sửu bằng cặp mắt đổi khác, vừa gần gũi vừa nể trọng. Minh cũng đã từng vào tù, nhưng tù học sinh vì tội rải truyền đơn ngày lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh, mặt thám Pháp biết Minh không nằm trong tổ chức nào nên chỉ tát cho mấy cái rồi đem nhốt. Minh lại may mắn được lãnh ra sớm, kinh nghiệm chẳng có bao nhiêu để tự hào.
Ông Sửu mở nắp bình thủy, rót trà ra hai cốc tủy tinh cáu ghét, vàng như bôi nghệ. Ông trao cho Minh một cốc rồi nói:
- Mời thầy! Hôm nay, tôi pah loại trà đặc biệt. Thầy uống thử đi, chắc chắn sẽ thấy khác mọi khi!
Minh uống một hớp nhỏ, nhưng chẳng còn bụng dạ nào để quan tâm đến hương vị của tách trà. Anh đưa mắt nhìn quanh rồi hạ giọng hỏi ông Sửu một câu quan trọng:
- Từ ngày ấy tới giờ ông có còn...
Ông Sửu lắc đầu ngắt lời:
- Không thầy ạ. Tôi thành người tàn phế rồi, đâu có còn nhanh nhẹn như trước nữa! Què chân đã đành, mà ngực cứ như có người đè, nhất là những hôm trời trở rét!
Minh bùi ngùi nhìn ông tội nghiệp. Hai người cùng im lặng một chút. Rồi bỗng ông ngẩn đầu lên nhìn Minh, đột ngột hỏi nhỏ:
Còn thầy thấy thế nào? Thầy theo Thanh Niên Cách Mệnh hay Quốc Dân Đảng?
Minh giật mình trố mắt nhìn ông, rồi ngó quanh dù biết chẳng có ai rình rập, trừ lũ trẻ con đánh đáo bên cạnh luôn mồm la hét inh ỏi, Minh lắc đầu nói nhỏ:
- Tôi chỉ viết báo thôi chứ đâu có theo tổ chức nào đâu?
Ông Sửu nghiêm mặt trách:
- Vậy là thầy vẫn giấu tôi! Thầy giấu tôi tức là thầy chưa tin tôi, dù tôi đã kể cho thầy nghe những năm hoạt động của tôi trước đây!
Im lặng một chút, Minh đành thú nhận:
- Vâng. Thú thật với ông: Tôi theo Quốc Dân Đảng! Nhưng sao ông biết mà hỏi? Ông tài thật!
Ông Sửu đăm chiêu nói:
- Tôi nghe bảo cánh trí thức trẻ nhất, nhất là giới nhà báo, đều đứng vào Qucố Dân Đảng cả, phải không thầy?
Minh gật đầu đồng ý. Ông Sửu kể ra danh tánh một số thanh niên tân học trong giới cầm bút cũng như giới nhà giáo rồi hỏi Minh:
- Họ cũng theo Quốc Dân Đảng cả phải không thầy?
Minh gật đầu:
- Vâng! Các anh ấy được kết nạp trước tôi!
Ông Sửu lại hỏi:
- Họ có biết thầy theo Quốc Dân Đảng khôgn?
Minh nhấn mạnh:
- Có chứ! Chúng tôi vẫn liên lạc với nhau mà
Nói dứt câu ấy, Minh cảm thấy bắt đầu bựt bội vì dường như ông Sửu đang cật vấn mình. Ông là cái gì mà ông có quyền hỏi ông những câu tỉ mỉ như thế? Ông chỉ là một kẻ cùng đinh ngồi khâu mũ bên đường, được Minh hạ cố làm quen là quý lắm rồi, sao lại dám đi quá sâu vào chuyện hoạt động của Minh! Người ta nói không sai: Rõ ràng là được đằng chân lên đằng đầu! Thân nhau quá rồi đâm ra lờn mặt!
Mà chẳng phải Minh chỉ bực bội với ông Sửu, anh bực luôn với chính anh bởi vì trong một lúc cạn nghĩ mà anh đã trả lời những câu hỏi mà đáng lẽ anh không được nói ra dù với một người chí thân. Huống chi ông Sửu chỉ là một người mới quen trên đường phố, đã biết tông tích nhà cửa của nó đâu mà kể lễ chuyện hoạt động của mình! Minh đã bất cẩn quy phạm nguyên tắc của Đảng. Anh toan lên tiếng thì ông Sửu thở dài bảo:
- Tôi nói cái này không phải thầy bỏ qua cho tôi! Thầy là người học rộng hiểu nhiều, đáng lẽ ra tôi chẳng dám đánh trống qua cửa nhà sấm. Nhưng vì quý thầy, tôi mới dám mạo muội thưa thật với thầy một điều...
Minh xua tay ngắt lời:
- Không dám! Không dám! Xin ông cứ nói!
Ông Sửu buông kim chỉ, bưng cốc nước trong tay, nhưng không đưa lên miệng. Ông xoay xoay cai cốc rồi tha thiết bảo:
Tôi chỉ là đứa khâu mũ ở lề đường mà tôi còn biết thầy theo hội kín, thì huống chi là mật thám Pháp! Nói dại, giả sử tôi là tay sai của mật thám Pháp thì thầy làm thế nào mà thoát được? Thầy chưa vào tù, thầy chưa biết cái tàn ác của tụi nó như thế nào!
Minh giật thót người vì những lời trách cứ của ông Sửu. Phản ứng tự nhiên khiến anh hoảng hốt nhìn quanh tứ phía. Giờ này, nghe ông Sửu nói, anh mới chợt nhận ra mình quá sơ hở, coi chuyện quốc sự như một trò đùa với tử thần. Ông Sửu lại tiếp:
- Tay hại nhất là thầy biết quá nhiều! Thầy biết rõ những ai theo Quốc Dân Đảng. Như thế thì nguy hiểm quá! Vì chỉ cần một người bị bắt, Tây nó đánh đập, thì sẽ khia ra hết! Tôi đã đi tù, tôi biết! không phải ai cũng chịu nổi những tra tấn cực hình của thực dân Pháp!
Ngưng một chút để suy nghĩ, ông Sửu lại nói thêm:
- Đúng ra một đảng viên thì chỉ được quyền biết vài người sinh hoạt cùng tổ đảng với mình mà thôi, chứ không được biết những người ngoài tổ đảng của mình. Càng biết nhiều thì càng làm hại cho tổ chức!
Minh choáng váng ngồi im, tay run run đưa điếu thuốc lên môi. Sự phát triển ồ ạt của Đảng trong năm qua, quả thật không tránh khỏi được khuyết điểm. Xưa nay chưa hề có một Đảng cách mạng nào còn trong vòng bí mật mà có sức thu hút quần chúng mãnh liệt như Việt Nam Quốc Dân Đảng. Chỉ trong vòng một năm, khắp cả miền Bắc, hầu như tỉnh nào cũng có hình dáng của Đảng, mạnh nhất là cùng châu thổ sông Hồng, sông Mã. Người ta chỉ nghe mơ hồ chủ nghĩa Tam Dân, noi theo bước chân của những nhà cách mạng Trung Hoa, dù chưa hiểu rõ Tam Dân là cái gì mà đủ mọi tầng lớp vẫn nức lòng gia nhập, bất chấp mọi nguy hiểm. Thế mới biết cái nhu cầu đuổi ngoại xâm đã đến lúc chín mùi, cái lòng yêu nước từ lâu vẫn cháy âm ỉ, chỉ chờ cơ hội để mọi người cùng bày tỏ. Trong lịch sử, có lẽ chưa có tổ chức cách mạng nào dáy lên được phong trào ái quốc nòng cháy và mau chóng như Việt Nam Quốc Dân Đảng. Chỉ có điều, sự bồng bột của tuổi trẻ làm cho những người như Minh không nghĩ xa, cho đến nay nghe ông Sửu phân tích, anh mới giật mình tự kiểm! Cái ngang tàn thì Minh có thừa, bởi tự một mình chống lại tất cả các hương chức trong làng Hải Ninh để bênh vực người đàn bà cô thế. Nhưng cái ngang tàn ấy, khi Minh chưa đứng vào tổ chức nào, thì dù có gây tác hại, cũng chỉ một mình Minh chịu thiệt thòi. Còn giờ đây khi Minh đã là đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng thì phải gạt bỏ cái anh chủ trương anh hùng cá nhân để khép mình vào kỷ luật.Bởi đúng như ông Sửu nói, một đảng viên bị bắt, có thể làm vỡ cả một mạng lưới của Đảng!
Minh hoang mang nhìn mông lung ra đường, nghe rõ tim mình đập thình thịch vì sợ hãi. Ông Sửu lại nói:
- Thầy tưởng mật thám Pháp không biết Khách Sạn Việt Nam chổ vãng lai của Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng hay sao? Người của chúng nó cài đầy ở đấy, chỉ rình cơ hội để giăng một mẻ lưới bắt trọn ổ. Thầy nên cẩn thận! Chỉ một sơ hở là đại sự có thể hỏng hết!
Minh buông cái mũ đứng dậy, thất thiểu băng ngang qua đường, quên cả chào từ giã. Anh thơ thẩn leo lên gác, khép cửa gài then trong, rồi ngồi phịch xuống giường. Trời đã nhá nhem tối, Minh thọc tay vào túi tìm hợp diêm thắp đèn. Bỗng có tiếng bước chân leo lên thang gác. Minh hồi hợp đứng bật dậy chờ đợi. Giờ này anh mới biết sợ. Cứ như lời ông Sửu vừa cảnh giác, thì mật thám Pháp có thể ập lên bắt anh bất cứ lúc nào vì chắc chắn chúng biết anh có chân trong hội kín. Có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Minh thở phào nhẹ nhõm vì biết là người quen. Nếu là mật thám, chúng đã đạp cửa xông vào chứ không gõ nhẹ như vậy. Minh tiến lại, lên tiếng hỏi:
- Ai đấy?
Bên ngoài có tiếng đáp:
- Mở cửa Minh ơi! Tôi đây! Viên đây!
Minh tháo then ngang, đẩy rộng cánh cửa gỗ.Người đồng chí ở Thành Bộ tiến vào, dẫn theo một thanh niên mặt bộ đồ kaki cũ mà Minh chưa gặp bao giờ. Bị ám ảnh bởi lời nhắc nhở của ông Sửu, kể từ lúc này, Minh gặp bất cứ người lạ nào cũng phải dè dặt vì sợ là tay sai của mật thám gài bẫy. Biết ý Minh, Viên vội giới thiệu với Minh:
- Đây là anh Lân, phụ trách chi đoàn công nhân của Thành Bộ cùng với tôi.
Hai người bắt tay nhai. Minh chỉ cái giường nhỏ của mình và bảo:
- Mời hai anh ngồi tạm để tôi pha nước!
Viên gạt đi:
Nước nôi gì! Tôi vội lắm. Tờ truyền đơn hôm nọ tôi nhờ cậu thảo, đã xong chưa? Xong thì tôi phải cho in ngay mới kịp!
Minh đáp:
Xong lâu rồi. Tôi cố ý chờ mà chờ mãi mà chẳng thấy anh đến lấy!
- Vừa nói, Minh vừa cúi xuống gầm giường, kéo cái gương gỗ ra, lục sâu dưới đáy, mang ra trang giấy viết tay đưa cho Viên. Viên gấp nhỏ, gấp vào túi quần rồi bắt tay từ giã, kéo Lân xuống thang gác.
Minh khép cửa rồi châm đèn. Ngẫm nghĩ một lúc, Minh lại nhớ tới lời ông Sửu và tự dưng lo sợ vẩn vơ. Nói dại! Ngộ nhỡ Viên bị bắt, mật thám moi được tờ truyền đơn trong túi và biết tác giả là Minh...Anh không dám nghĩ thêm. Ông Sửu nói đúng, chỉ cần một sơ hở thôi, Đảng có thể đối diện với nguy cơ bị tan rã. Minh tiến lại nhìn qua cửa sổ ngó xuống đường. Gió cuối năm se lạnh. Từng đám lá khô xào xạc lăn trên mặt đường. Dưới ánh đèn mờ, anh thấy ông Sửu đã bắt đầu thu dọn quầy hàng, chuẩn bị ra về. Anh đứng một lúc rồi quay vào, mệt mỏi buông mình xuống giường vàa nhắm mắt lại.
Sáng hôm sau, Minh dậy sớm, đôn đáo chạy đi tìm Viên. Suốt đêm qua, Minh không ngủ được vì nhớ tới âm mưu của Viên nhất định đòi thanh toán Bazin. Anh phải ngăn cản trước khi quá muộn. Việc giết Bazin chắc sẽ là ngòi nổ để thực dân tấn công Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Lùng khắp nơi không gặp Viên, bất đắc dĩ Minh phải đến khách sạn Việt Nam ở phố Hàng Bông Đệm để báo cáo lên Tổng Bộ toan tính quan trọng của Viên. Bước vào hotel, Minh thấy Doãn, người thư ký trẻ đứng sau quầy tiếp khách, chúi đầu trước cuốn sổ bìa cứng. Doãn là bí danh của Đặng Trần Nghiệp mà các đồng chí thường gọi là Ký Con. Từ khi vào Quốc Dân Đảng, Doãn đổi họ Đặng thành họ Đoàn để tránh liên lụy cho gia đình.
Minh tiến vào chào Doãn, ngõ ý xin gặp lãnh đạo Tổng Bộ. Lúc ấy không có Nguyễn Thái Học ở đó. Một ủy viên trung ương ra tiếp Minh, dẫn anh đi dọc theo Ngõ Tạm Thương bên hông khách sạn. Minh đi thẳng vào vấn đề, khai rõ ý định giết Rene' Bazin của Viên. Nhưng Viên chưa nói hết câu đồng chí lãnh đạo đã quay sang trấn an:
- Tổng Bộ biết chuyện ấy. Đồng chí Viên có xin lệnh Tổng Bộ. Nhưng chính đảng trưởng không cho phép. Nói chung, cả Tổng Bộ đều không tán thành! Bứt dây động rừng! Giết Bazin không có lợi gì cả!
Minh thở phào nhẹ nhõm, an lòng trở về nhà. Nhìn ông Sửu ngồi khâu mũ bên kia đường, anh thầm cảm ơn lời nhắc nhở của ông và hơn lúc nào hết, anh thấy mình còn quá non dại. Khắp nơi trên đất nước, biết bao nhiêu người đã hy sinh thân minh vì lý tưởng độc lập. Bao nhiêu người bị tra tấn dã man như ông Sửu. Bao nhiêu người đã âm thầm ngã xuống mà chẳng ai biết đến! Họ là hàng trăm, hàng ngàn viên gạch lót đường cho cuộc cách mạng giành độc lập cho đất nước sau này.
Thời ấy, bất cứ ai dấn thân vào đường tranh đấu đều biết đến sự hung tàn của những tên thực dân khác máu như Louis Marty, giám đốc Surete' Ge'ne'rale ( tổng cục an ninh) mà người Việt thường gọi là Sở Liêm Phóng hay Sở Mật Thám Đông Dương. Louis Marty là tay thực dân dày dạn kinh nghiệm về truy lùng và tra tấn, từng phục vụ qua mấy đời toàn quyền, từ Albert Sarraut cho đến Pie`rre Pasquier. Dưới trướng Marty là những tên sắt máu vô luân mà dân Bắc Kỳ nghe tới tên là khiếp vía, chắng hạn như Tổng Giám Đốc Công An Bắc KỳArnuox Patrick, Chánh Thanh Tra chính trị Jules Brides, hợp cùng Eckert và Delamare, được dân gian xếp thành bộ "tứ ác" đối với tội phạm chính trị Miền Bắc thời ấy. Cộng thêm với nỗi ghê rợn của cai tù Hỏa Lò Hà Nội, bút mựt không đủ sức mô tả nỗi.
Biết thế, nhưng lòng yêu nước thúc đẩy, hàng hàng lớp lớp thanh niên thiếu nữ vẫn lao vào lớp sóng đấu tranh, bất chấp mọi thử thách.
Những ngày cuối năm qua đi không biến động. Không khí đón xuân vẫn tràn ngập khắp thủ đô với bánh mứt, hoa đào và pháo đỏ như thường lệ. Riêng khu Khâm Thiên nơi Minh trú ngụ thì càng cận Tết thì càng hiện rõ nét đìu hiu. Khâm Thiên vốn là vùng đất mới, nhà cửa còn thưa thớt, đèn điện chưa bắt tới, sinh hoạt nổi bật nhất vẫn là những nhà hát cô đầu. Tử ngày Minh về đây, lâu lâu vẫn chứng kiến những cảnh ghen tuông, vợ ở dưới quê lên chửi rủa nhà chứa rồi xong vào lôi chồng về, nhất là về để đón Tết! Năm 1927, nhà hát Vĩnh Lạc khai trương, mái tranh vách lá, ghế ngồi là những ống tre kết vào nhau. Sơ sài thế nhưng cũng tạo được niềm vui buổi tối cho người bình dân.
Nhờ khung cảnh nghèo nàn, đại đa số là dân cư ngụ, Khâm Thiên được coi là địa thế thuận lợi nhất cho các đoàn thể chính trị bí mật vì giá thuê nhà rẻ, lại ít mật thám để ý. Trong ba năm từ 1927 đến 1930, cả ba nhóm cách mạng Tân Việt, Cộng Sản cũng như Quốc Dân Đảng, đều có những điểm hẹn thường xuyên tại vùng đất này.
Ngày tiễn ông Táo về trời, Minh ra chợ Đông Xuân nhìn người qua lại tấp nập, nhân tiện sắm ít thực dụng cho ba ngày Tết bởi anh biết căn gác trọ đơn giản của anh thể nào cũng có người đến thăm trong buổi đầu năm. Anh mua thêm cặp bánh chưng và gói mứt sen tặng ông Sửu rồi hai người ngồi uống trà cho tới khi phố lên đèn. Ông Sửu bảo:
- Tôi sống một mình, thành ra Tết nhất cũng giống như ngày thường! Chứ như người ta, hôm nay là phải dọn cỗ cúng ông Táo, đưa ông Táo lên trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng!
Minh gật đầu:
- Vâng! Mẹ tôi thì cứ hai ba tháng chạp là phải mua con cá chép sống, thả xuống ao!
Ông Sửu gật đầu:
- Thì đúng rồi! Đưa ông Táo thì phải đưa bằng cá chép sống. Vì tục truyền rằng, tất cả các loài tôm cá khi vượt vũ môn thì chỉ có cá chép mới vượt được để biến thành rồng, gọi là cá hóa long!
Ngừng một chút, ông tiếp:
- Sắp sang năm con rắn, đi vào tam hợp Tỵ, Dậu, Sửu, may ra thì tôi khá hơn! Hình như có điềm báo trước thầy ạ. Là vì sáng hôm qua, tôi vừa mới chui ra thì thấy ngay một con rắn to bò ngàng trước cửa! Thầy có nghe các cụ thường bảo: " Khi đi gặp rắn thì may. Khi về gặp rắn thì hay bị đòn!"
Hia người cô đơn tiếp tục nói đủ thứ chuyện, nhưng đều tránh nhắc đến nỗi lo sợ mật thám để đỡ bận tâm khi năm cùng tháng tận. Một gã đội xếp lững thững đi trên lề đường phía bên kai, vô tình đưa mắt nhìn sang quầy của ông Sửu làm ông vội lấy cái mũ cũ trao cho Minh. Chờ gã đi xa, ông mới hạ giọng nói nhỏ:
- Hôm nọ, tôi có lạm bàn với thầy về Việt Nam Quốc Dân Đảng và nhắc thầy phải cẩn thận, chắc hẳn thầy còn nhớ. Thú thật với thầy, đối với tôi, sự ra đời của Quốc Dân Đảng thật sự là quan trọng trong giai đoạn này. Là vì mới đây tôi được biết, Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội đã đi theo hẵn con đường của Liên Bang Xô Viết, tức là họ chủ trương cách mạng quốc tế. Đất nước ta cần phải có một chỗ đứng cho những người làm cách mạng quốc gai. Quốc Dân Đảng chính là đoàn thể ấy. Chẳng hạn mộ số đồng chí cũ của tôi trước đây theo Quang Phục Hội, bây giờ đang hoạt động cho Quốc Dân Đảng. Bởi dậy, nếu chẳng may Quốc Dân Đảng bị Pháp tiêu diệt thì những người muốn làm cách mạng quốc gia sẽ không còn đất dụng võ nữa! Chừng ấy, hoặc là họ sẽ hợp tác với Pháp, hoặc nếu căm thù Pháp quá, thì họ sẽ đứng về phía những người vô sản, bởi không còn đoàn thể nào khác!... Thầy là người đọc rộng biết nhiều, tôi nói thế chắc thầy hiểu!
Minh gật đầu:
- Tôi biết!
Tuy miệng nói thế, thật ra trong lòng Minh rất kinh ngạc về tầm nhìn xa của ông Sửu. Ông nói rất đúng: Hiện nay chỉ còn hai tổ chức chống Pháp mà rõ ràng Quốc Dân Đảng đang được quần chúng náo nức gia nhập. Duy có điều là Minh khong hề mang ác cảm đối với Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội, bởi chưa thấy các đồng chí lãnh đạo Quốc Dân Đảng tỏ thái độ bất hòa đó bao giờ. Chẳng những thế, đảng trưởng Nguyễn Thái Học còn luôn luôn muốn kết hợp để cùng đấu tranh lật đổ bạo quyền Pháp. Có lẽ ông Sửu vì mang nặng mối thù từ Quảng Châu khi cụ Phan Bội Châu bị Nguyễn Ái Quốc bán đứng cho Pháp, nên ông cũng muốn tuyên truyền để Minh cùng ghét Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội như ông! Với ông lúc này thì làm sao duy trì được Đảng để chờ ngày tổng khởi nghĩa, đó mới là vấn đề! Minh ngẫm nghĩ rồi đổi đề tài bảo:
- Tết, ông có buồn thì lại chơi với tôi!
Ông Sửu lắc đầu cười:
- Thầy đi với tôi thì hay hơn! Đi đánh tam cúc với tôi. Lại nhà cô em tôi. Ông bà cụ tôi quy tiên cả, tôi chỉ còn mình nó! Chồng nó quý tôi lắm. Được thầy hạ cố đến chơi, vợ chồng nó mừng phải biết! Đến đấy ba ngày Tết, chỉ ăn cỗ, uống rượu rồi đánh tam cúc. Đánh bất cũng thú lắm! Đánh còm thôi, vui chơi ba ngày xuân! Chứ thầy cứ nằm mãi trên gác làm gì cho nó mụ người ra!
Minh vui vẻ gật đầu:
- Vâng! Ông có lòng như thế thì quý quá! Vậy mình hẹn nhau chiều mùng hai Tết ông nhé! Tôi sẽ lại tìm ông!
Ông Sửu ngạc nhiên hỏi lại:
- Sao lại mùng hai! Mùng một thầy bận ư?
Minh lắc đầu cười:
- Tôi một thân một mình, có phải đi mừng tuổi ai đâu mà bận! Nhưng tôi sợ ông bận ấy chứ! Thế nào ông chả phải đi chúc tết chỗ này chỗ kia. Ông thu xếp hết vào ngày mùng một đi. Rồi mùng hai, mùng ba, tôi đến chơi với ông.
Ông Sửu nhấn mạnh:
- Các cụ bảo: Mùng một ăn tết ở nhà. Mùng hai nhà vợ, mùng hai nhà vợ, mùng ba nhà thầy, cho nên tôi chả phải mừng tuổi ai cả! Sáng mùng một, thầy cứ lại thẳng đằng tôi. Nhớ sáng mùng một thầy nhé. Tôi chờ!
Minh khẽ gật đầu. Câu ca dao ông Sửu vừa đọc làm Minh bỗng tha thiết nhớ đến những cái Tết ở Hải Ninh trước đây. Hai ngày đầu đi mừng tuổi họ hàng thân thích, rồi mùng ba thể nào cũng qua nhà thầy Lương, kình cẩn chúc tuổi thầy để được ngồi lại ăn bánh mứt và ra sân chơi với chị em Duyên. Thời gian trôi nhanh, Duyên cứ mỗi năm một lớn và càng lớn thì càng e thẹn, khác hẳn những ngày Minh còn ngồi học chữ Nho tại nhà Duyên, thoải mái xưng hô "mày, tao" khi rủ Duyên đi bắt cá cuống ở bờ ao. Minh nhớ những hôm nghĩ học, Minh hay cùng Tân và hai cô em gái, hồn nhiên đi trên khắp các nẻo đường làng. Mỗi khi Tân nóng nảy Mắng các em thì Minh lại lăn vào bênh vực!
Giờ này thì cái dĩ vãng tuổi thơ ấy đã đi quá nhanh. Tân đã nằm xuống và dĩ nhiên Minh biết Tân hoạt động cho Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội của Nguyễn Ái Quốc. Minh chỉ không ngờ hai cô gái hiền lành và nhút nhát như chị em Hậu, cũng có cái hùng khí của tuổi trẻ nhiệt huyết, sẵn sàng thoát ly khỏi gia đình vì lý tưởng độc lập!
Nghĩ miên man về quẹ nhà trong đêm cuối năm, Minh bất chợt mỉm cười vì nhớ đến Lụa, người đàn bà trẻ lỡ làng mà Minh từng đứng ra chống đỡ giùm ở sân đình. Đến giớ này, mỗi lần nghĩ lại, Minh vẫn ngầm hãnh diện về việc làm ấy vì anh biết dân làng vẫn dành cho anh sự cảm phục hiếm thấy bởi anh dám đơn thân độc mã phá vỡ bức tường hủ tục từ ngàn đời. Duy có điều cũng từ dạo ấy, mỗi lần về làng, Minh cứ phải tránh né Lụa vì Lụa hay tìm gặp, biếu xén quà cáp để tạ ơn. Lụa vẫn còn xinh xắn lắm, mà dường như ăn nên làm ra. hoặc có người bí mật chu cấp, nên áo quần bỗng tơm tất hơn nhiều. Căn nhà nhỏ mái tranh đất xiêu vẹo của Lụa cũng mới được lợp lại, càng gây thắc mắc hơn cho dân làng hiếu kỳ. Bà Truyền luôn miệng nhắc nhở Minh:
- Này! Mẹ bảo thật! Chớ có dạy mà léng phéng với con gáy ấy! Con là người có ăn học. Còn nó, chẳng qua cũng chỉ là thứ mèo mả gà đồng, ai tấp vào cũng được! Đừng có để mang tiếng, con nhé!
Mỗi lần nghe mẹ cảnh cáo, Minh chỉ cười bởi mẹ anh đang dặn những điều thừa thãi. Chính bản thân Minh cũng phải giữ gìn cho bản thân để tránh mọi sự ngờ vực của thiên hạ vốn lắm điều. Anh mà yếu lòng dan díu với Lụa thì việc anh bênh vực Lụa ở sân đình có còn ý nghĩa gì nữa đâu!
Riêng ông phó lý Phúc, chú của Minh, tuổi mới ngoài 40, hễ gặp Minh thì lôi ra ngay một góc vắng, tò mò hỏi có một câu:
- Thế cháu có biết đứa nào nó ngủ với cái Lụa không?
Nhìn nét mặt đau khổ của ông chú, Minh toan phì cười, nhưng anh cố nhịn. Dù sao thì ông đã là cái dù che chở cho anh trong cuộc đấu khẩu ở sân đình. Minh lắc đầu:
- Thư a chú, không!
Ông chú nhìn thằng cháu ngạc nhiên:
- Cái Lụa nó không cho cháu biết hay sao?
- Thưa, cô ấy chả nói, mà cháu cũng chả hỏi!
Ông chú gắt nhẹ:
- Sao không hỏi nó?
- Hỏi làm gì hả chú?
Ông chú bứt rứt khó chịu, nhăn mặt đáp:
Ơ hay! Hỏi làm gì à! Phải hỏi cho biết chứ lị! Để thế thì người này cứ nghi ngờ người kia, lôi thôi lắm!
Ông Phúc nói đúng. Đứa con của Lụa là một nghi vấn lớn trong làng Hải Ninh. Mỗi lần Lụa bế nó đi ngoài đường, người ta cứ đăm đăm nhìn mặt nó xem nó giống ai! Rồi đoán già đoán non, gán cho ông này ông nọ, lắm khi cãi nhau vì ngờ vực! Ông Phúc tha thiết dặn Minh:
- Bận sau, hễ găp cái Lụa, cháu nhớ hỏi xem bố đứa bé là ai? Cháu hỏi thì thế nào cái Lụa nó cũng nói vì nó nể mặt cháu!
Minh cười xòa:
- Vâng, cháu hỏi thì thế nào chị ấy cũng nói thật. Nhưng cháu chắc chả hỏi đâu!...
Ngừng một chút, Minh nghiêm trang tiếp:
- Duy có điều cháu thấy là, hình như đứa bé ấy có nét hao hao giống chú!
Ông Phúc mắng:
Cái mồm mày! Chỉ ăn nói lăng nhăng! Tao mà thèm cái thứ ấy hay sao!
Năm nay không về được, ngồi trên hè phố nhìn người qua lại đón Xuân, Minh thấy nao nao những kỷ niệm quê nhà, những bóng dáng thân yêu, mới đây thôi mà tưởng chừng như đã lâu lắm! Anh định sáng mùng 1 Tết sẽ đến nhà bà dì ở phố Hàng Bạc cho phải phép.
Rồi sau đó, dành hết những ngày xuân còn lại cui chơi với ông Sửu.
Minh uống cạn tách trà rồi đứng dậy chào ông Sửu, băng qua đường, leo lên gác căn trọ, Minh lại trở về ngay với nỗi cô đơn. Anh thấy đêm nay quạnh hiu lạ thường, làm anh ra riết nhớ đến cái Tết ở quê nhà. Giờ này, gia đình Minh ở Hải Ninh chắc hẳn đang quây quần nấu bánh chưng và ông bà Truyền tránh sao khỏi rơi lệ khi cả nhà cùng nhắc đến Minh. Minh thở dài cởi áo quăng lên mặt bàn, cái bàn gỗ mộc quanh năm chất đầy các loại báo: La Jeune Indocine của Vũ Đình Ly, La Tutte của Tạ Thu Thâu, La Tribune Indochinoise của Bùi Quang Chiêu, Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng v.v... Minh ra sau múc thau nước rửa mặt rồi quay vào, lên giường, buông mùng nằm. Khá lâu không được ngủ, anh lại ngồi lên, bước xuống, đốt thuốc lá và đứng trong cửa sổ trông ra. Con đường khuya thưa thớt người qua lại. Chỉ thỉnh thoảng mới thấy một gã đội xếp đạp xe thong thả đi tuần đêm dưới ánh đèn mờ nhạt trong hơi sương.
Buổi trưa hôm 26 Tết, Minh đang ngồi chơi với ông Sửu, nghe ông say sưa bàn về cái thú rút bất và đánh tam cúc ngày đầu năm thì có khách tìm đến. Thoáng thấy có người quen đứng lớ ngớ trước cửa, Minh vội cáo lỗi và chạy qua đường đón khách. Minh mời khách lên gác. Nhưng khách không lên mà rủ Minh đi tìm một nơi khác. Đó là ông Vương Luân, một nhà báo đàn anh xuất thân từ Nam Phong tạp chí mà giới viết lách thường gọi đùa là " Khâm Thiên công tử". Vương Luân có cái tên ấy là vì ông quá mê cái thú cô đầu, bao nhiêu tiến kiếm được đều đổ vào gần hết cho các nhà hát. Với Minh, ông là một người ơn, vì ông từng chỉ dạy cho Minh rất nhiều điều trong nghề cầm bút, nên Ming thường bắt chước truyện Tàu, kêu ông bằng " tiên sinh " để tỏ ý trọng vọng. Nói đúng ra thì ông hơn Minh đến gần 10 tuổi, xưng hô như thế cũng là đúng mức, Minh hỏi:
- Tiên sinh định đưa đệ đi đâu hôm nay?
Vương Luân cười thoải mái:
- Cứ đi! Cuối năm phải giải sầu để quên hết chyện năm cũ!
Minh cười hỏi lại:
- Giải sầu thì chỉ có uống rượu thôi! Dục phá thành sầu duy hưu tửu? Phải không tiên sinh?
Vương Luân thọc tay vào túi áo, lôi ra bao thuốc. Ông thích mặc Âu phục nhưng hình như chỉ có một bộ, vì lần nào gặp ông, Minh cũng thấy cái áo sơ mi trắng đục và cái quần tây vàng đã bạc phếch hai đầu gối. Ông chìa bao thuốc Cho Minh rồi bảo:
- Cậu biết tôi có biệt danh là Khâm Thiên công tử! Như thế thì cái thú của tôi đâu phải là uống rượu!
Minh đốt thuốc rồi gật đầu đáp:
- Đệ nói đùa tiên sinh đó thôi! Chứ ai chả biết tiên sinh chỉ mê thú ả đào. Đệ vẫn nghe tiên sinh ngâm thơ Tú Xương. Nghe mãi rồi đệ cũng thuộc:
Nhân sinh quý thích chí
Chẳng gì hơn hú hí với cô đầu
Khi vui chơi năm ba ả ngồi hầu
Chén rượu cúc đánh chầu đôi ba tiếng!
Vương Luân hếch mặt ra về hãnh diện về cái sở thích tao nhã của mình rồi lắc đầu trách Minh:
- Cậu không thích ả đầu thì thuê nhà ở xóm Khâm Thiên này làm gì?
Minh cãi:
- Tại tiên sinh ở xa, tiên sinh mới thích. Chứ giá như tiên sinh dọn về khu này ở với đệ, suốt ngày phải nom thấy các cô đào hát đi gánh nước, hoặc lắm khi nghe các cô đánh xé nhau, thì biết đâu tiên sinh lại chán ngay!
Vương Luân cười xòa rồi lên tiếng giục:
- Hẵng cứ biết thế! Năm cùng tháng tận, đi nghe hát một chầu đã!
Hai người thả bộ leo lề phố. Bên kia đường, ông Sửu nhìn sang theo dõi và an lòng vì ông cũng biết Vương Luân là người vô hại. Vô hại bởi Vương Luân tuy là đệ tử của Phạm Quỳnh, nhưng hoàn toàn hững hờ vế chính trị, không theo Tây mà cũng chẳng thù Tây. Hễ có tiền thì chỉ nghĩ đến khu Khâm Thiên mà thôi.
Hôm nay ở tòa báo về, Vương Luân muốn ghé thăm cô đào My õđể cùng cô tống cựu nghinh tân giã từ năm cũ, tạm quên bà vợ quê mùa và bốn đứa con nhỏ đang ngóng cổ chờ ông mang một món tiền nhuận bút ít ỏi về sắm Tết. Ông tạt vào rủ Minh, bởi nhà hát chỉ cách gác trọ của Minh chỉ có mấy chục thước. Điểm đáng quý ở ông mà bạn bè mà ai cũng thấy, là tiền bạc ông rất dè xẻng với vợ con, nhưng lại rất rộng rãi với người ngoài, nhất là phụ nữ!
Cái thú ả đào thì Minh không say mê lắm, mặc dù anh vẫn thường nghe các đàn anh ca ngợi, trong đó có cả Nhượng Tống màMinh rất nể về văn tài. Không mê, nhưng Vương Luân đã hạ cố mà rủ thì Minh không bao giờ dám từ khước!
Nhà hát cuối năm đang ế khách nên hai người được đón tiếp rất nồng nhiệt, nhất là Khâm Thiên công tử chi tiền rất hào phóng. Trong khi chờ thầy đàn đến, chủ nhà mang bánh mứt và chai rượu ra mời khách rồi trao cho cái trống chầu cho Vương Luân. Lần đầu tiên Minh chú ý đến cô đào Mỹ, ngôi sao nổi bật ở đây mà nhà báo đàn anh đang cực kỳ say đắm. Đào Mỹ tuổi đôi mươi, nhan sắc đang đương độ sung mãn, kề cận bên cạnh Khâm Thiên công tử, nói cười vừa phải để làm duyên, tay bưng nước rót hết mực lễ độ làm ông nhà báo chứa chan xúc cảm. Cũng như bao nhiêu khách vãng lai, ông đến đây vì thèm câu thơ giọng hát, thèm ánh mắt đưa tình, bàn tay vuốt ve âu yếm, giúp ông quên cuộc đời thực tế với gánh nặng của một gia đình đông con. Giá không có đôi tay tần tảo của bà vợ nhà quê thì đàn con bốn đứa cảu ông đã bị gậy đi ăn xin từ lâu rồi, bởi lương nhà báo chẳng có bao nhiêu mà rất hiếm khi ông ôm về cho vợ. Ấy vậy mà lắm khi ông đã từng lãng mạng nghĩ đến chuyện xoay xở tiền để chuộc cô đào Mỹ về làm vợ lẽ. Ông nhà báo đa cảm, mà chị em đào hát thì mỗi người một cảnh ngộ éo le, ai cũng cho biết là bất đắc dĩ lắm mới chọn nghề này, do định mệnh ác nghiệt đưa đẩy. Nghe chuyện đào Mỹ bị ông bố toa rập với dì ghẻ hành hạ trăm phần cơ cực, phải bỏ nhà lao vào đây làm nghề đào hát, Vương Luân rơi nước mắt vỗ về, rồi hứa hẹn sẽ kiếm tiền chuộc cô về, thuê nhà cho ở riêng! Hứa vậy thôi chứ đó là chuyện đội đá vá trời, ốc còn không tha nổi mình ốc, ông xoay đâu ra tiền mà đòi vung tay nghĩa hiệp, cứu người lầm than!
Minh liếc nhìn ông ngồi bên đào Mỹ, nét rạng rỡ hiện rõ trong ánh mắt. Ông cầm chầu. Tiếng trống " chát, tom " ròn tan, được gia chủ và các cô đào xúm lại khen là vừa hào hao vừa lẳng lơ! Đào Mỹ cầm phách, tức là gỗ lim hình chữ nhật đã lên nước bóng loáng với hai thanh tre nhỏ gõ nhịp. Đàn đáy dạo vài cung đưa đẩy rồi đào Mỹ cất giọng:
" Hồng Hồng, Tuyết Tuyết.
Mới ngày nào chỉ biết cái chi chi..."
Chầu ả đào nào cũng phải bắt đầu bằng bài này bởi nó làm rung động lòng người, gợi niềm luyến tiếc dĩ vãng, nhớ nhung tháng ngày đã qua đi. Cô nào hát bài này cũng hay, bởi nó giải bài tâm sự sâu lắng trong lòng, thương thân phận mình. Tuổi xuân đi qua quá nhanh, nhan sắc mỗi năm một phai tàn! Người mê thú ả đào ai cũng thầm nhận đây là bài hát điển hình, xứng đáng dùng để tế tổ nghiệp.
Minh ngồi nhâm nhi cốc rượu, có hai cô đào trẻ đưa mãi khai bánh mứt trước, ân cần mời mọc. Họ thuộc loại " đào rượu ", nghĩa là không biết hát, vào đây chỉ để mời rượu quan viên mà kiếm tiền độ nhật. Không khí này Minh chưa thấy hấp dẫn lắm, nhưng hôm nay anh vui lây cái vui của người đàn anh trong ngày cuối năm, nên cũng gật gù ra chiều thưởng thức câu ca tiếng trống một cách rất tận tình.
Khoảng nữa tiếng sau, đào Mỹ ngừng hát. Căn phòng lặng thinh một chút rồi đào Mỹ chuyển sang giọng ngâm:
Lũ chúng em chờ chàng qua mấy kiếp
Tình giang hồ tha thiết mãi còn đây...
Tất cả những cô đào chung quanh đều đồng thanh ngâm theo câu thơ quen thuộc ấy để báo trước phút chia tay như thông lệ. Giọng ngâm đuổi theo nhau, nghe não nề ray rứt. Vương Luân buông dùi buông trống, moi tiền đặt vào quả và đậy nắp lại. Vốn liếng có bao nhiêu trong túi, ông dốc ra gần hết, chấp nhận năm nay ăn cái tết đạm bạc với vợ con. Không phải ông chỉ tặng riêng cho đào Mỹ, mà tất cả chị em, ai ai đều có phần.
Minh cũng toan moi ra ít tiền, nhưng Khâm Thiên công tử khua tay cản lại vì ông đảm nhận hết mọi chi phí hôm nay. Ông bịn rịn đứng dậy cùng Minh bước ra. Khác với thông lệ, hôm nay Vương Luân không ở lại, vui thú gối chăn với người ông thương. Dân trong nghề gọi là đi hát một " chầu chay "! Đào Mỹ sửa lại khăn áo, níu cánh tay đưa ông ra tận cửa, hết lời cảm ơn và hẹn ngày tái ngộ. Vương Luân vừa đội nón lên và toan bước đi thì chủ nhà chạy ra, xoa tay tha thiết nói:
- Ngại quá mà vạn bất dĩ phải nhờ quan anh giúp cho một việc...
Minh đã ra đến hè, lại thụt lùi vào tuốt bên trong vì thấy khách bộ hành qua lại khá đông. Đối diện bên kia đường, sát cạnh một hiệu ăn mới mở là tiệm thuốc của một ông lang chuêyn chữa bệnh hoa liễu, phục vụ chị em trong xóm cũng như khách làng chơi gặp vận xui. Con đường Khâm Thiên này chỉ mới hình thành từ thế chiến thứ nhất, được mang cái tên đẹp vì ở đầu phía Đông trước đây có Tòa Khâm Thiên Giám chuyên nghiên cứu thiên văn, thời tiết, do vua Lý Thái Tổ đặt ra từ thế kỷ 11. Nhưng sinh hoạt thực tế của Khâm Thiên đã làm cho cái tên Khâm Thiên đồng nghĩa với khu vực ăn chơi trác táng. Mà tiếng đồn ấy quả không sai. Con phố Khâm Thiên chỉ dài hơn một cây số mà mọc lên nhan nhản những nhà hát. Điều đáng nói là có những nhà hát không có đào hát, nói đúng hơn đào thì nhiều mà không ai biết hát. Các cô gái nghèo ấy chỉ tụ hợp ở đây để kiếm sống bằng nghề giải khuây cho khách mà thôi. Thảng hoặc cũng có những vị khách sành điệu thật sự muốn nghe hát thì chủ nhà sẽ phải chạy qua nhà khác mượn một cô đào hát giỏi về biểu diễn!