ĐỜI TỔNG THỐNG K. THỨ TƯ

CHƯƠNG 19

Thẩm phán liên bang đã xét thả tự do cho Henry Tibbot và Adam Greese.

Chính phủ đã không thừa nhận rằng việc bắt giữ chúng là hợp pháp. Chính phủ không thừa nhận rằng đã không có lệnh bắt giữ. Nhóm bào chữa cho Greese và Tibbot đã khai thác mọi kẽ hở hợp pháp.

Nhân dân Hoa Kỳ rất tức giận. Họ chê trách chính quyền Kennedy, họ chửi rủa hệ thống xét xử. Những kẻ du thủ du thực tụ tập ngoài đường phố các thành phố lớn đòi hỏi phải tử hình Greese và Tibbot. Những nhóm ủy viên Ủy ban trật tự được thành lập để thực hiện công lý của nhân dân.

Greese và Tibbot lẩn về một nơi ở ẩn tại Nam Mỹ do bố mẹ giàu có của chúng đã cung cấp tài chính để lót ổ.

Hai tháng trước ngày bầu Tổng thống, những cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng thắng lợi của Francis Kennedy là sát nút, chưa đủ khả năng đưa các ứng cử viên của mình vào Quốc hội.

Trong khi đó quyền lực của các nghị sĩ và thượng nghị sĩ đang ở trong Quốc hội thì lại quá mạnh. Nhân viên của họ được chính phủ trả lương. Họ được biết bao nhiêu những đoàn thể đóng góp tiền, do đó họ đã tiến hành các chương trình quảng cáo rất nổi trên vô tuyến. Họ nắm bộ máy nhà nước nên có thể xuất hiện trong chương trình đặc biệt về chính trị trên vô tuyến và báo chí, tên tuổi họ thường được nhắc đến luôn.

Nhờ có sự chính xác rất tế nhị của kẻ Đầu độc hồi sinh Lawrence Salentine đã tổ chức được toàn bộ chiến dịch bầu cử đối đầu với Kennedy rực rỡ tới mức lúc này ông ta đã ngoi lên phụ trách nhóm Câu lạc bộ Socrates.

 

Vào ngày mùng ba tháng Chín, Christian Klee xộc tới văn phòng Phó Tổng thống mà không hề báo trước. Vốn là một con người cực kỳ thận trọng, ông ta đã truyền đạt những chỉ thị đặc biệt cho phân đội trưởng phân đội An ninh của Helen Du Pray trước khi đích thân tới gặp thư ký của Phó Tổng thống vào báo rằng có việc khẩn.

Phó Tổng thống ngạc nhiên khi thấy ông ta. Điều này trái với nghi thức lễ tân là ông ta đã tới văn hòng bà mà không hề bảo trước hoặc thậm chí không được bà cho phép. Christian Klee trong giây lát thấy lo sợ là Phó Tổng thống có thể bực mình, nhưng bà quá thông minh để nhận ra rằng mình không nên tỏ thái độ bực bội. Bà hiểu ngay rằng sở dĩ Christian Klê đã phá bỏ quy định lễ tân chắc chỉ vì một vấn đề cực kỳ quan trọng. Trên thực tiễn, cảm giác của bà luôn được xác thực. Sau bao tháng qua, không biết bây giờ có chuyện khủng khiếp gì xảy ra vậy.

Christian Klee cảm nhận thấy ngay nỗi băn khoăn của Phó Tổng thống.

Không có chuyện gì đáng để bà phải lo ngại cả, - ông ta nói. – Đây chỉ là vấn đề an ninh có dính đến Tổng thống thôi. Để làm tròn trách nhiẹm bảo vệ của chúng tôi, chúng tôi buộc phải cô lập văn phòng của Phó Tổng thống. Tốt hơn hết Phó Tổng thống không trả lời điện thoại và trực tiếp trao đổi với nhóm giúp việc. Đích thân tôi sẽ ở bên Phó Tổng thống suốt ngày hôm nay.

Du Pray nhận ra ngay rằng đã không có chuyện gì xảy ra cả. Bà không có quyền ra lệnh cho cả nước và chính vì vậy Christian Klee mới tới đây.

Nếu Tổng thống đang gặp chuyện về an ninh thì tại sao ông lại ở đây với tôi? – Du Pray hỏi. Nhưng không đợi Christian Klee trả lời, bà liền nói luôn: - Đích thân tôi sẽ kiểm tra lại vấn đề này với Tổng thống.

Tổng thống đang dự bữa tiệc trưa mang tính chính trị tại New York, - Christian nói.

Tôi biết việc đó, - Phó Tổng thống bảo.

Christian Klee ngó nhìn đồng hồ đeo tay và nói:

Khoảng nửa tiếng nữa, Tổng thống sẽ gọi điện về cho bà.

Khi mọi chuyện đã lắng êm, Christian Klee ngắm nhìn khuôn mặt Helen Du Pray. Xem ra bà không hề có vẻ ngạc nhiên. Bà chỉ nêu câu hỏi mỗi hai lần. Ổn rồi, Phó Tổng thống sẽ ổn thôi, ông ta khỏi phải lo lắng về bà. Sau đó bà đã có một cử chỉ làm Christian Klee đem lòng cảm phục, ông ta không ngờ bà lại như vậy: Phó Tổng thống là người nổi tiếng là rụt rè. Bà hỏi Kennedy xem có thể trao đổi với Eugenen Dazzy, nhóm trưởng phụ trách tham mưu của Tổng thống được không. Khi Dazzy lên tiếng ở đầu dây điện thoại đằng kia, bà hỏi ông ta về những công việc dự định đã lên kế hoạch cho tuần sau. Sau đó bà đặt máy. Lúc gọi điện cho Kennedy bà đã kiểm tra kỹ xem có phải đúng là ông ta đang ở đầu dây đằng kia không, tuy bà biết rõ giọng ông ta. Nghe Phó Tổng thống hỏi, chỉ Dazzy mới hiểu rõ bà định ám chỉ gì. Bà muốn tìm hiểu cho chắc xem giọng của Kennedy đúng là của ông ta chứ không phải là giọng bắt chước giả danh.

Phó Tổng thống lãnh đạm đưa mắt nhìn Christian Klee. Phó Tổng thống đã biết hẳn có điều gì ám muội đây, Christian Klee thầm nghĩ.

Tổng thống thông báo với tôi rằng ông sẽ sử dụng văn phòng của tôi làm trạm tổng chỉ huy, như vậy có nghĩa là tôi phải tuân thủ theo các chỉ thị của ông, - Du Pray nói. – Tôi thấy chuyện này thật kỳ lạ. Có lẽ ông nên giải thích cho tôi biết rõ một đôi điều.

Tôi thành thực xin lỗi về tất cả những chuyện này, - Christian Klee nói, - Phiền Phó Tổng thống cho tôi xin chút cà phê, tôi sẽ vắn tắt thuật lại mọi diễn biến để Phó Tổng thống rõ. Phó Tổng thống sẽ hiểu rõ tường tận vấn đề này như  Tổng thống.

Những lời Christian Klee nói là thật lòng, tuy nhiên vẫn có phần hơi loanh quanh. Phó Tổng thống không thể nào hiểu rõ tường tận như Christian Klee, Helen Du Pray chăm chú quan sát Christian. Bà đã không tin ông ta, Christian biết vậy. Nhưng phụ nữ không thể thấu hiểu rõ quyền lực, họ không hiểu rõ sự tàn bạo của bạo lực. Ông ta tập trung toàn bộ khả năng để thuyết phục bà thấu hiểu rõ tấm lòng chân thành của ông.  Gần một giờ sau, bà đã bị thuyết phục. Bà là một phụ nữ xinh đẹp và thông minh, Christian Klee thầm nghĩ. Thật quá dở là bà sẽ chẳng bao giờ trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.

 

Vào một ngày hè rực rỡ năm đó, Tổng thống Francis Kennedy phát biểu trước bữa tiệc trưa mang tính chính trị tổ chức tại Sheraton Hotel Convention Center ở New York, sau đó sẽ có đoàn xe ô tô danh dự hộ tống Tổng thống đi dọc Đại Lộ Năm. Tiếp đến, Tổng thống sẽ đọc diễn văn gần khu vực bị đnáh bom nguyên tử. sự kiện này đã được dự kiến trong chương trình từ ba tháng trước và được công bố rộng rãi trước công chúng. Đây là một tình huống mà Christian Klee chẳng thích thú chút nào, Tổng thống đã quá phơi mình. Có những người bị loạn trí và trước con mắt của Christian thậm chí cảnh sát cũng là mối nguy đáng lo ngại, vì họ có trang bị vũ khí và cũng còn lý do nữa, vì là cảnh sát họ đã hoàn toàn mất tinh thần trước tội phạm không thể kiểm soát được ở trong thành phố.

Christian Klee đã tiến hành những bước phòng ngừa rất công phu do chính ông ta vạch ra. Ông ta chỉ cho bộ tham mưu cơ động trong An ninh được biết chi tiết đáng sợ và đã tung nhân lực thường sử dụng để bảo vệ Tổng thống khi ông ra trước công chúng.

Những đội tiên phong đặc biệt đã được cử đến trước. Các đội này tuần tiễu và sục sạo hai mươi tư tiếng đồng hồ trong một ngày khắp khu vực Tổng thống sẽ đi thăm. Hai ngày trước khi Tổng thống lên đường, một ngàn nhân viên khác được cử đi trà trộn vào đám dân chúng sẽ đón chào Tổng thống. Số nhân viên này sẽ dàn ra thành hai hàng ở phía trước, dọc theo tuyến đoàn xe ô tô hộ tống sẽ đi ngang qua. Họ hân hoan vẫy chào Tổng thống như quàn chúng, nhưng thực ra họ tạo thành một tuyến đại loại như tuyến phòng thủ Maginô. Năm trăm nhân viên khác nằm phục trên các mái nhà, thường xuyên theo dõi các cửa sổ trông ra các đường phố đoàn xe hộ tống sẽ đi qua, số người này được vũ trang từ đầu tới chân. Ngoài số người này ra còn có những phân đội đặc biệt đi kèm sát bên Tổng thống, số này sẽ phải tới vài trăm người. Tất nhiên, phải kể đến cả những nhân viên An ninh núp kín dưới danh nghĩa phóng viên quay phim và điều hành các xe quay vô tuyến.

Christian Klee còn giở những ngón bài nghề khác. Trong gần bốn năm, đã có tới năm vụ định ám sát ông. Không vụ nào thành công,t hậm chí kẻ ám sát chưa áp sát gần ông thì đã bị tóm. Những kẻ điên khùng muốn nổi danh là sát thủ Tổng thống này, tất nhiên, bây giờ đã nằm sau hàng chấn song sắt của ngục tù kiên cố nhất Liên bang. Christian Klee tin chắc rằng nếu chúng thoát được ra ngoài, ông ta sẽ lại tóm cổ được chúng. Ở Hoa Kỳ không thể nào bỏ tù được hết tất cả những kẻ mất trí muốn ám sát Tổng thống – thông qua thư tín, điện thoại, mưu tính, thông qua việc bắn lên trên các đường phố - nhưng Christian Klee đã hành hạ cuộc đời họ đến khốn khổ, điêu đứng, tới mức độ họ chỉ còn lo mỗi việc giữ an toàn cho bản thân chứ chẳng còn tâm trí đâu nghĩ tới những ý tưởng cao đẹp. Ông ta đã cho theo dõi thư tín, điện thoại, bản thân họ, ngoài ra còn dùng cả máy tính điện tử để theo dõi. Nếu chẳng may, họ khạc nhổ trên vỉa hè, họ sẽ gặp chuyện rắc rối ngay.

Toàn bộ những biện pháp phòng ngừa đó, toàn bộ những bài bản bố trí đó đều được tung ra vào ngày mùng ba tháng Chín năm đó, khi Tổng thống Francis Xavier Kennedy đọc diễn văn trong bữa ăn trưa mang tính chính trị, tổ chức tại Sheraton  Convention Center ở New York. Hàng trăm nhân viên An ninh đã luồn lách trà trộn vào đám thính giả và sau khi Tổng thống đã vào trong tòa cao ốc nơi sẽ đọc diễn văn, thì tòa nhà nằm trong thế ngoại bất nhập, nội bất xuất.

 

Cũng vào ngày mùng ba tháng Chín đó, Annee đi mua hàng ở các cửa hiệu nằm trên Đại Lộ Năm. Sau ba tuần lễ sống trên đất Hoa Kỳ, ả đã sắp đặt xong xuôi mọi thứ. Ả đã chắp nối được các đường dây điện thoại, đã gặp gỡ hai đội cùng phối hợp hành động. Hai nhóm này đóng giả thủy thủ trên một chiếc tàu chở dầu của Bert Audick nên đã lọt được vào New York. Chúng đến ém tại hai căn hộ đã chuẩn bị sẵn cho chúng. Những căn hộ này để đầy vũ khí do đội hậu cần đặc biệt chuyên hoạt động bí mật cung cấp. Đội này không phải là những thành viên nằm trong kế hoạch chủ chốt.

Annee không biết rằng FBI của Christian Klee đã nghe được những lần ả gọi điện thoại và đã theo dõi mọi hoạt động của ả. Những lần ả gọi điện thoại ở những trạm công cộng đều bị ghi lại và chuyển tới cho Christian Klee nghiên cứu.

Chỉ riêng mỗi điều ả định biến nhiệm vụ thành một trận quyết tử thì không một ai được biết rõ.

Annee nghĩ bụng rằng kể cũng là là mình lại có thể nhở nhơ đi mua hàng đúng bố tiếng đồng hồ trước khi từ giã cõi đời này.

 

Sal  Troyca và Elizabeth Stone đã làm việc căng thẳng trong văn phòng, cố chắp nối thong tin để tìm cách vạch trần Christian Klee đã không có ý định ngăn ngừa vụ nổ bom nguyên tử.

Nhà của Elizabeth Stone ở trong thành chỉ nằm cách nơi làm việc mười phút đi xe ô tô. Do đó, vào giờ ăn trưa, hai người thường tạt về nhà ngủ với nhau vài tiếng đồng hồ.

Một khi cùng nằm trên giường với nhau, họ quên hết mọi nỗi căng thẳng trong ngày. Một hôm sau khi đã ngủ với nhau một giờ đồng hồ, Elizabeth vào phòng tắm có vọi hoa sen để tắm rửa, còn Sal, người chưa mặc áo quần, bước ra phòng khách để bật vô tuyến. Hắn sững sờ trước cảnh vừa thấy trên màn ảnh vô tuyến. Hắn xem thêm dăm phút rồi chạy vội vào phòng tắm lôi Elizabeth ra khỏi vòi hoa sen. Cô ta hơi hốt hoảng trước thái độ lố lăng của hắn là đã lôi cô ta ra phòng khác, trong lúc đang trần như nhộng và người ướt sũng nước.

Nhưng nhìn vào màn ảnh vô tuyến, cô ta bỗng bật khóc, Sal nắm cánh tay cô và bảo:

Nhìn này, nỗi vất vả của chúng ta đã qua rồi.

 

Bài diễn văn tranh cử tại New York và ngày ba tháng Chín là một bước quan trọng nhất của Tổng thống Francis Kennedy để giành phiếu tái cử. Ông dự định nó sẽ gây một tiếng vang lớn trên toàn quốc.

Trước tiên, Tổng thống dự bữa tiệc trưa tại Sheraton Convention Center nằm trên Phố Năm Mười Tám. Trong bữa tiệc, Tổng thống đọc diễn văn trước những nhân vật quan trọng nhát và có ảnh hưởng lớn nhất của thành phố. Ông kêu kêu gọi mọi người đóng góp tiền của để xây dựng lại khu vực trung tâm New York đã bị bom nguyên tử tàn phá. Một kiến trúc sư đã vẽ tự nguyện không lấy tiền quần thể tượng đài kỷ niệm lớn trên khu vực bị tàn phá, ngoài ra còn xây dựng một công viên nhỏ và một chiếc hồ bé. Thành phố bỏ tiền ra mua đất và biếu tặng. Cũng trong bữa tiệc này, kiến trúc sư sẽ trình bày công trình của ông.

Sau tiệc trưa, Kennedy sẽ đi theo đoàn xe ô tô hộ tống khởi hành từ Phố Một Trăm Hai Mươi Lăm xuôi theo Đại Lộ Bảy và Đại Lộ Năm tiến về địa điểm nơi ông sẽ đặt viên đá cẩm thạch đầu tiên xây dựng quần thể đài kỷ niệm tưởng nhớ Time Square.

Là một người đỡ đầu lễ tiệc, Louis Inch cùng ngồi trên bục với Tổng thống Kennedy và định bụng sẽ tiễn Tổng thống ra xe ô tô, như vậy hình ảnh ông ta sẽ được đăng trên trang nhất các báo và đưa trên màn ảnh vô tuyến. Nhưng ông ta đã bị thất vọng, vì mạng lưới nhân viên An ninh đã chặn ông ta cách ly với Tổng thống. Tổng thống có cả một hàng người đi hộ tống ra tận rìa hàng hiên.

Ở bên ngoài các đường phố, đám đông đứng chật hai bên lề. An ninh đã cố tạo ra một khoảng trống cách quanh chiếc xe Limousine của Tổng thống ít nhất là một trăm phút. Nhân viên An ninh đứng nắm chặt tay nhau để bảo vệ khu vực phía trong một trăm phút. Còn phía ngoài đã có cảnh sát bảo vệ. Quanh vòng đai đó là đám đông các nhà chụp ảnh và phóng viên các hãng truyền hình đã và tới khi thấy đội bảo vệ tiên phong của bên An ninh từ khách sạn bước ra. Mọi người chờ mất mười lăm phút.

Cuối cùng Tổng thống rời khách sạn tiến đến bên chiếc xe ô tô đang đợi ông. Đúng ngay lúc đó, đại lộ bừng lên dưới làn ánh sáng đỏ rực.

Sáu người đàn ông phá vỡ tuyến bảo vệ của cảnh sát, chạy dọc theo hàng rào cảnh sát tiến về phía xe ô tô bọc thép của Tổng thống. Một giây sau, sáu người nữa cũng phá vỡ vòng đai bảo vệ ở phía bên kia và dùng súng máy tự động lia vào đám năm chục nhân viên An ninh đứng vây quanh chiếc xe Limousine bọc thép.

Liền ngay sau đấy tám chiếc ô tô ập vào khu vực trống và nhân viên An ninh mang trang bị chiến đấu và áo chống đạn từ trên xe nhảy xuống dùng súng ngắn và súng lục tự động đánh tập hậu bọn tấn công. Họ bắn chính xác và từng loạt đạn ngắn. Trong vòng chưa đầy ba mươi giây, cả mười hai tên tấn công Tổng thống đã bị bắn gục ngay trên đại lộ, súng của chúng im bặt. Chiếc xe Limousine của Tổng thống chạy rời xa vỉa hè, có những chiếc xe khác của An ninh chạy theo sau.

Đúng lúc đó, Annee tập trung toàn bộ ý chí nhảy ngay ra đứng chẹn đường xe của Tổng thống, tay ả xách hai chiếc túi mua hàng. Túi đựng đầy chất nổ, mà ả định cho nổ khi xe tránh ả, nhưng đã quá muộn, xe đâm thẳng vào ả. Chiếc xe của Tổng thống bị bật tung lên không ít ra là mười phút rồi bốc cháy rơi xuống. Hơi nổ xé tan xác những người ngồi trong xe ra từng mảnh. Xác Annee bị văng mất tăm chẳng còn lại gì ngòai mấy mảnh giấy sặc sỡ, dấu vết của các túi đựng hàng.

Một người quay camêra vô tuyến đã nhanh trí lìa vội ống kính camêra thu lại toàn cảnh bắn nhau, cố giữ góc độ sao cho có thể thấy rõ mọi diễn biến. Hàng ngàn người vội rạp xuống đất khi nghe tiếng súng nổ và vẫn nằm nguyên tựa họ đang xì xụp lạy một đấng thượng đế khôn khoan dung cầu xin được dung thứ. Từ đám người nằm sóng soài dưới đất, tuôn ra những dòng máu do có người bị trúng đạn bắn tới tấp của hai đội sát thủ hoặc bị bom cực mạnh đã nổ giết hại. Nhiều người trong đám đông bị chấn động nên khi nỗi khiếp sợ vừa qua đi, họ liền vùng dậy và chạy tán loạn. Ống kính camêra vô tuyến đã thu được toàn bộ cảnh này nên đã gây nỗi ghê rợn trong toàn quốc.

 

Trong văn phòng của Phó Tổng thống Du Pray, Christian Klee đã đứng bật dậy khỏi ghế và thét vang:

Chuyện chết tiệt đã xảy ra!

Helen Du Pray đưa mắt nhìn màn ảnh nhỏ vô tuyến và rồi đột ngột hỏi Christian Klee:

Tên chó chết tội nghiệp nào đã chết thay cho Tổng thống thế?

Một nhân viên An ninh của tôi, - Christian Klee đáp, - Không ngờ chúng lại áp sát như vậy.

Du Pray rất lạnh lùng đưa mắt nhìn Christian Klee. Sau đó, bà nổi giận tới mức chưa lần nào ông ta thấy bà ở trong tâm trạng như vậy.

Quái quỷ thế nào mà sao ông không loại trừ sự thể đó? – Du Pray gào lên: - Sao ông đã khôgn khẳng định được toàn bộ tấm thảm kịch này? Có những người ra phố để được nhìn thấy Tổng thống của họ, trong số này, một số đã bị giết hại. Ông đã nướng người của chính ông. Tôi thề với ông rằng tôi sẽ chất vấn Tổng thống và Ủy ban Quốc hội về những hành động của ông.

Bà đã không hiểu rõ mình đang nói cái quái gì cả. – Christian Klee đáp. – Bà có thể biết hàng ngày xảy ra bao chuyện dọa dẫm chống lại Tổng thống hẳn đã phải thu lu như bị cầm tù trong Nhà Trắng.

Helen Du Pray chăm chăm nhìn vào mặt Christian Klee khi ông ta đang nói. – Sao lần này ông đã phải sử dụng người thay thế? – Du Pray hỏi. – Đây là một biện pháp cực đoan. Nếu nghiêm trọng như vậy, tại sao ông vẫn để Tổng thống đi?

Khi nào bà là Tổng thống, bà có thể nêu với tôi những câu hỏi đó, - Christian Klee cộc lốc đáp.

Bây giờ Tổng thống ở đâu?

Christian Klee nhìn Du Pray một lát tựa như không muốn trả lời.

Tổng thống đang trên đường về Washington. Chúng tôi chưa rõ vụ này bao quát tới mức nào, do đó chúng tôi muốn đưa Tổng thống về đây. Tổng thống rất an toàn.

Du Pray chua chát nói:

Thôi được rồi, bây giờ tôi mới biết Tổng thống an toàn. Tôi cho rằng ông đã trao đổi với các thành viên khác trong bộ tham mưu, họ đều biết Tổng thống an toàn, thế còn nhân dân Hoa Kỳ thì sao?

Christian Klee đáp:

Eugene Dazzy đã lo thu xếp mọi việc. Tổng thống sẽ lên vô tuyến và phát biểu trước toàn quốc một khi ông vừa đặt chân vào Nhà Trắng.

Như vậy thì phải đợi hơi lâu,  - Phó Tổng thống bảo. – Tại sao bây giờ lại không thể thông báo cho các phương tiện thông tin đại chúng và để nhân dân được yên tâm?

Tại vì chúng ta chưa rõ còn có thể xảy ra chuyện gì nữa, - Christian Klee lấp liếm nói. – Và hơn nữa chẳng nên làm công chúng Hoa Kỳ phải lo thêm cho Tổng thống.

Đúng lúc đó, xem ra Helen Du Pray vỡ lẽ mọi chuyện. Bà hiểu ra rằng Christian Klee có khả năng cắt ngang mọi vấn đề trước khi chúng đạt tới cực điểm. Bà thấy cực kỳ khinh bỉ con người này và sau đó, nhớ tới những lời buộc tôi ông ta có thể chặn đứng vụ nổ bom nguyên tử, nhưng đã không ra tay, bà thấy tin rằng lời buộc tội này là sự thật.

Nhưng nổi lên mạnh nhất là nỗi thất vọng: bà nhận thức rõ rằng nếu không được Tổng thống Francis Kennedy ưng thuận thì Christian Klee chẳng bao giờ dám làm điều gì.