ĐỜI TỔNG THỐNG K. THỨ TƯ

CHƯƠNG 11

Trong thời gian hai mươi tư tiếng đồng hồ tìm được cách lên án Tổng thống Hoa Kỳ là một điều gần như không thể làm nổi. Nhưng sau bốn tiếng đồng hồ kể từ lúc bức tối hậu thư của Kennedy được gửi đến Sherhaben, Quốc hội và Câu lạc bộ Socrates đã giành được thắng lợi này trong phạm vi quyền lực của họ.

Christian Klee vừa rời phòng họp, đơn vị theo dõi bằng máy điện tử thuộc bên An ninh của ông ta tại FBI đã trao cho Christian bản báo cáo chi tiết về các hoạt động của những vị lãnh đạo Quốc hội và những thành viên trong Câu lạc bộ Socrates. Họ đã nghe trộm được ba ngàn cú điện thoại.  Địa điểm và băng ghi âm toàn bộ các cuộc họp đều được gửi kèm theo bản báo cáo. Chứng cớ đã rõ và không thể chối cãi được. Trong vòng hai mươi tiếng đồng hồ sau đây, Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Hoa Kỳ cố tìm cách buộc tội Tổng thống.

Christian tức giận cất các bản báo cáo vào cặp và bổ tới Nhà Trắng. Trước khi ra xe, ông ta bảo Peter Cloot điều mười ngàn nhân viên rút khỏi nhiệm vụ đang đảm nhiệm và cử họ ngay về Washington.

Cũng vào khuya đêm Thứ Tư ấy, thượng nghị sĩ Thomas Lambertino, một người có trọng lượng trong Thượng nghị viện, cùng Elizabeth Stone phụ tá của ông ta và Alfred Jintz, phát ngôn viên thuộc Đảng Dân chủ trong Hạ nghị viện hội họp tại văn phòng của Lambertino. Sal Troyca, trưởng nhóm phụ tá của thượng nghị sĩ Jintz, cũng có mặt để, như Troyca thường nói, che chắn cho sếp vốn là một kẻ dở ông dở thằng. Sal Troyca là một gã ranh mãnh nổi tiếng khắp Capitol Hill.

Sống giữa các nhà hành luật thỏ đế, Sal Troyca cũng đồng thời là một gã tán gái thành thần và là một gã đề xướng đúng mốt các mối quan hệ giữa nam và nữ. Mới thoáng qua, Troyca đã nhận thấy rahừng Elizabeth Stone, phụ tá của ngài thượng nghị sĩ rất xinh đẹp, nhưng ả là quá trung thành với chủ. Và thế là gã liền tập trung vào công việc trước mắt.

Troyca đọc to những câu thích hợp trong Điều hai mươi nhăm Luật bổ sung Hiến pháp Hoa Kỳ, góp nhặt câu, chữ mỗi đoạn một ý. Gã thận trong đọc chậm rãi với giọng tenor đã cố uốn éo cho thật hay:

“- Bất kỳ lúc nào, Phó Tổng thống và đa số viên chức chủ yếu của mỗi bên trong những bộ hành pháp”, - đến đây Troyca cúi sát xuống bên Jintz và khẽ thì thầm: - Nội các đấy, - Sau đó gã lại cất cao giọng đọc: “hoặc một hội đồng nào káhc như Quốc hội có thể, theo quy định của luật pháp, trình... Thượng nghị viện và... Hạ nghị viện văn bản tuyên bố của họ rằng Tổng thống không thể đảm nhiệm quyền hạn và trách nhiệm của văn phòng mình thì Phó Tổng thống sẽ đảm đương ngay lập tức quyền hạn và trách nhiệm cảu văn phòng Tổng thống với tư cách Tổng thống thay quyền”.

Dớ dẩn! – Thượng nghị sĩ Jintz thốt kêu lên. – Điều này chẳng dễ gì lên án Tổng thống.

Chẳng dễ gì, - thượng nghị sĩ Lambertino nói, giọng thành thật. – Đọc tiếp đi, anh Sal.

Sal Troyca chua xót thầm nghĩ rằng sếp của gã là loại người điển hình chẳng hiểu biết gì về Hiến pháp cả, tuy nó rất thiêng liêng. Gã bỏ qua. Thôi, mặc xác Hiến pháp, Jintz chẳng bao giờ có thể hiểu nó. gã đành nghĩ cách trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ giản dị:

Chủ yếu là Phó Tổng thống và Nội các phải ký bản tuyên bố lên án Kennedy. Làm được vậy Phó Tổng thống sẽ thay quyền Tổng thống. Kennedy sẽ lao đơn ngay phản bác lại bản tuyên bố nói rằng ông ta vẫn bình thường không bị ảnh hưởng gì hết. Ông ta lại vẫn giữ chức Tổng thống. Lúc đó Quốc hội bỏ phiếu can thiệp. Trong suốt thời hạn đó Kennedy muốn làm gì ông ta thấy cần thiết htì chẳng ai có thể ngăn được.

Nghị sĩ Quốc hội Jintz liền thốt kêu:

Thế thì toi Dak rồi!

Thượng nghị sĩ Lambertino đáp:

Đa số thành viên trong Nội các sẽ ký tên vào bản tuyên bố. Ta chỉ còn đợi chữ ký của Phó Tổng thống, phải có chữ ký của bà ấy ta mới phát đơn tố tụng được. Trước mười giờ đêm ngày Thứ Năm, Quốc hội phải họp để bàn cách ngăn chặn vụ triệt hạ Dak. Chúng ta phải giành được hai phần ba lá phiếu của Hạ viện và Thượng viện mới thắng được. Thế nào, liệu Hạ viện có chịu chơi không? Tôi đảm bảo về phía Thượng viện.

Chịu chứ! – Nghị viên Jintz nói. – Tôi sẽ dùng điện thoại của Câu lạc bộ Socrates, gọi điện thông báo cho từng hạ nghị sĩ.

Troyca kính cẩn trình bày:

Hiến pháp có ghi Quốc hội có quyền được bổ nhiệm theo đúng luật pháp bất kỳ một nhân vật nào. Tại sao ta không dựa vào điểm này để bỏ qua không cần phải lấy chữ ký của Nội các và Phó tổng thống, để Quốc hội được quyền bổ nhiệm nhân vật đó? Nếu vậy ta có thể quyết định ngay bây giờ.

Nghị sĩ Jintz kiên nhẫn bảo:

Sal, làm thế không xong đâu. Ta không nên coi đây là một cuộc trả đũa. Hành động như vậy lá phiếu chung sẽ dồn cho ông ta và sau này ta phải trả giá đấy.  Anh nên nhớ kỹ rằng Kennedy rất được lòng dân chúng, kẻ mị dân có được cái ưu thế ấy hơn các nhà chịu trách nhiệm về luật pháp.

Thượng sĩ Lambertino bảo:

Tuân thủ thủ tục, chúng ta sẽ không gặp chuyện rắc rối. Tối hậu thư gửi Sherhaben là một hành động quá khắc nghiệt và chứng tở sự mất cân bằng về tâm thần của ông ta trước tấn bi kịch cá nhân.  Tôi xin bày tỏ nỗi thương cảm và thương tiếc sâu sắc nhất của mình. Tất cả chúng ta sẽ xử sự như vậy.

Nghị sĩ Jintz tuyên bố:

Cứ hai năm một lần, người của tôi ở Hạ nghị viện sẽ bỏ phiếu bầu lại. Kennedy sẽ mất số lá phiếu anỳ nếu sau thời hạn quy định ba mươi ngày ông ta vẫn khăng khăng không chịu thay đổi ý định của mình. Ta sẽ gạt ông ta

Thượng nghị sĩ Lambertino gật đầu:

Đúng vậy.

Troyca nhận thấy từ nãy tới giờ Elizabeth Stone không hề phát biểu lời nào. Gã thận trọng lên tiếng.

Cho phép tôi được tổng kết vấn đề như sau: nếu Phó Tổng thống và đại đa số trong Nội các bỏ phiếu lên án Tổng thống thì ngay sau trưa nay sẽ ký tên vào bản tuyên bố, Bộ tham mưu của Tổng thống sẽ từ chối không ký. Kể ra nếu họ ký thì thật thuận lợi, nhưng họ sẽ không ký đâu. Căn cứ theo thru tục nêu trong Hiến pháp, chữ ký chủ yếu ta cần là chữ ký của Phó Tổng thống. Theo truyền thống, Phó Tổng thống tán thành mọi đường lối của Tổng thống. Chúng ta có dám bảo đảm chắc chắn bà ấy sẽ ký không? Hoặc bà ấy sẽ không đề nghị cho một thời hạn để suy ngẫm? Thời gian lúc này là cốt tử.

Jintz phá lên cười bảo:

Phó Tổng thống nào mà chẳng nhăm nhe chức Tổng thống? Bà ta đang phấp phỏng hy vọng, suốt ba năm gần đây đến đau cả tim.

Lần đầu tiên Elizabeth Stone lên tiếng nói:

Bà Phó Tổng thống không suy nghĩ như vậy. Bà tuyệt đối trung thành với Tổng thống, - cô ta nói tiếp, giọng lạnh lùng: - Đúng là có thẻ gần như tin chắc rằng bà ấy sẽ ký tên vào bản tuyên bố. Nhưng bà ấy làm vậy chỉ vì lẽ phải thôi.

Nghị sĩ Jintz đưa mắt nhìn Elizabeth Stone với vẻ kiên nhẫn chịu đựng, rồi giơ tay tỏ vẻ đấu dịu. Lambertino cau mày, Troyca cố giữ nét mặt điềm tĩnh, nhưng trong lòng gã thấy rộn vui, gã lên tiếng.

Tôi chri có thẻ trao đổi để mọi người bỏ phiếu thông qua bản tuyên bố. Còn quyết định thế nào là quyền của Quốc hội.

Nghị sĩ Jintz nhấc người khỏi chiếc ghế thoải mái và đứng dậy:

Đừng lo, Sal, Phó Tổng thống phải giữ thái độ tỏ vẻ không quá vội vã và muốn lật Tổng thống. Bà ta sẽ ký thôi. Bà ta không muốn bị coi là kẻ tiếm ngôi, có vậy thôi.

“Kẻ tiếm ngôi” là những từ Hạ nghị viện thường dùng để ám chỉ Tổng thống Kennedy.

Đúng lcú đó chuông điện thoại reo vang. Elizabeth nhấc ông nghe lên. Cô ta nghe một lát rồi nói.

Thưa ngài thượng nghị sĩ, Phó Tổng thống gọi điện cho ngài.

 

Phó Tổng thống Helen Du Pray quyết định rằng sau buổi tập chạy hàng ngày, bà sẽ cân nhắc xem có nên ký tên vào bản tuyên bố hay không.

Helen Du Pray là người phụ nữ đầu tiên gữ chức Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Bà năm mươi nhăm tuổi và là người cực kỳ thông minh. Bà trông vẫn còn xinh đẹp, có thể là do hồi hai mươi tuổi, sau đó khi là một người vợ mang thai và phụ thẩm của quận, bà đã ăn uống theo chế độ kiêng khem. Bà duy trì đều đặn việc tập chạy bộ hàng ngày trước khi lấy chồng. Người tình đầu tiên của bà đã truyền cho bà niềm say mê của anh ta với môn chạy, năm dặm một ngày và không được sao nhãng. Anh ta đã đọc trích câu bằng tiếng Latin “Mens sana in corpore sano” và dịch luôn giúp bà, “Một tinh thần lành mạnh trong một cơ thẻ kỏe mạnh”. Do cách dịch sát nghĩa và lĩnh hội chân chất câu trích – một tinh thần lành mạnh đã bị vẩn đục biết bao trong một cơ thể quá khỏe mạnh – Helen Du Pray chỉ dám coi anh ta là người tình.

Gìn giữ kỷ luật ăn uống đã đem lại cho bà biết bao điều tốt lành. Nó giúp cơ thể bà thải được các độc tố, nâng cao năng lực hoạt động và trao tặng bà một phần thưởng cực kỳ to lớn; bà có motọ tinh thần tuyệt mỹ. Các chính khách đối lập với bà đùa cợt cho rằng bà bị mất cảm giác về khẩu vị ăn uống, nhưng không phải như vậy. bà rất thích một trái đào phớt hồng, một trái lê ngọt lịm, hương vị rau tươi, và vào những ngày lòng thấy trĩu nặng – ai mà chẳng có lúc rơi vào tình cảnh này, - bà ăn những chiếc bánh sôcôla.

Bà tuân thủ chế độ ăn uống cũng là do tình cờ thôi. Hồi trẻ, dạo còn là luật sư trong một quận, bà vớ được một cuốn sách hướng dẫn cách ăn uống theo chế độ. Bà thấy tác giả nêu lên những vấn đề khá lý thú. Dần dần à tự nhiên thường để tâm đến chế độ ăn uống của mình, bà thấy hay hay, bà say mê và bị lôi cuốn.

Tuy là Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Helen Du Pray ăn uống đạm bạc và thường xuyên chạy ít nhất năm dặm một ngày, vào những ngày nghỉ cuối tuần, bà chạy mười dặm. Bây giờ trước khi bà phải quyết định một vấn đề quan trọng nhất trong đời mình là ký tên vào bản tuyên bố lên án Tổng thống hay không, bà quyết định chạy một lúc hco đầu óc được thanh thản.

Đội bảo vệ của bà phải vất vả lắm mới đảm bảo được an ninh cho bà. Người trong đội toàn là những người tráng kiện, nhưng thường bị bà bỏ xa khi bà chạy. Họ kinh ngạc không hiểu tại sao một phụ nữ trên năm chục tuổi lại chạy nhanh và xa như vậy.

Phó Tổng thống không bao giờ sao nhãng việc chạy của mình, vì dẫu sao, đấy là điều thiêng liêng trong đời bà. Nó là “niềm vui” thay thế cho những lạc thú ăn uống, rượu chè và tình dục, là sự ấm áp và trìu mến đã từ bỏ khỏi cuộc đời bà kể từ sau ngày chồng bà qua đời đã sáu năm nay.

Bà cố kéo dài chặng đường chạy mỗi ngày một xa thêm và cũng đồng thời đẩy lùi ý nghĩ tái giá một xa khỏi đầu óc. bà đã leo quá cao trên nấc thang chính trị để mạo hiểm tự trói buộc mình với một người có thể xô bà vào một cái bẫy treo. Với bà, có hai cô con gái và đời sống họat động xã hội là đủ rồi, ngoài ra bà còn bao bè bạn, cả đàn ông lẫn phụ nữ.

Helen Du Pray càng lên cao trên nấc thang chính trị, bà càng dậy sớm hơn để chạy. Niềm vui lớn nhất rộn lên trong lòng bà là khi thấy một con gái mình cùng chạy bên mình. Các phương tiện thông tin đại chúng đã tung một tấm ảnh cỡ lớn hai mẹ con bà cùng chạy bên nhau. Mọi chuyện đều được tính đến cả.

Helen Du Pray ngưỡng mộ Tổng thống Francis Xavier Kennedy và biết ơn ông khi ông đã lựa chọn bà cùng đứng trong danh sách ứng cử với ông, với tư cách Phó Tổng thông, nhưng bà có nhiều điểm khác ông.

Ký bản tuyên bố này, bà sẽ được hưởng mọi bổng lộc. Bà có thể giành chỗ của Francis Kennedy.

Lúc này, đầu óc bà phải thật minh mẫn, Đại đa số trong Nội các, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài chính và các bộ khác đã ký tên vào bản tuyên bố, kiến nghị. CIA không ký, tên con hoang Tappey thật khôn ma, ranh mãnh. Tất nhiên alf có bàn tay của Christian Klee, một người mà Helen Du Pray rất ghét. Bà suy nghĩ theo sự phán đoán và lương tam bản thân mình. Bà hành động vì quyền lợi của công chúng chứ không vì tham vọng bản thân.

Bà có thể ký, phạm hành vi của kẻ phản bội và rồi mất đi lòng tự trọng? Nhưng điều đó thật xa lạ. Bà chỉ tập trung phân tích các sự kiện.

Cũng như Christian Klee và nhiều người khác, bà đã nhận thấy sự thay đổi ở Kennedy sau khi vợ ông qua đời đúng ngay trước ngày ông được bầu giữ chức Tổng thống. Nghị lực bị giảm sút. Cũng như mọi người, Helen Du Pray biết rằng muốn đảm nhiệm tốt nhiệm kỳ Tổng thống thì phải xây dựng được sự đồng tâm nhất trí với bên ngành lập pháp. Cần phải tranh thủ,biết phỉnh và khi cần, biết đá nhẹ vài cú. Cần phải đánh thọc sườn, lọt vào và quyến dỗ bộ máy quan liêu. Cần phải kiềm chế được Nội các, thành viên trong bộ tham mưu của mình phải như quân của Attilas và ngồi lên đôi mách như người của vua Solomon. Cần phải tranh cãi, khen thưởng và tung vài đón sấm set. Nối một cách khác cần phải làm sao để ai nấy đều bảo:

Đúng, vì lợi ích của đất nước và vì lợi ích của bản thân tôi”.

Không làm được những điều đó là lỗi của Kennedy, với tư cách một vị Tổng thống. Hơn nữa ông vượt quá xa thời đại mình. Bộ tham mưu của ông lẽ phải biết rõ hơn. Một người thông minh như Kennedy lẽ ra phải biết rõ hơn. Lúc này Helen Du Pray có cảm giác các bước đi của Kennedy đều nhuốm tinh thần tuyệt vọng, mang tính may rủi tin rằng cái thiện sẽ thắng cái ác. Bản thân bà sinh ra để theo đuổi con đường co thể, nhưng bà thường nghĩ rằng bản thân Kennedy không có tính khí. Ông là một học giả, một nhà khoa học, một thầy giáo thì tốt hơn. Đầu có ông mang nặng chủ nghĩa lý tưởng. Ông là một con người ngây thơ, đúng theo nghĩa tốt của mấy từ này. Chính vì vậy ông là người đáng tin cậy.

Quốc hội và hai viện đã dấy lên những cuộc chiến chống ngành hành pháp và thường giành được thắng lợi.  Cũng may, chuyện đó không xảy ra với bà.

Helen Du Pray cầm bản tuyên nố ở trên mặt bàn làm việc của bà và phân tích nó. Vụ việc được trình bày là Francis Xavier Kennedy không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của Tổng thống vì tình trạng tâm thần bị suy sụp. Nguyên nhân là do con gái bị giết hại, gây ảnh hưởng đến việc đánh giá của bản thân,d o đó đã dẫn đến quyết định phá hủy khu công nghiệp dầu mỏ Dak và dọa phá sạch một quốc gia có chủ quyền, một hành động phi lý, vượt quá mức độ một sự khiêu khích gây hậu quả nghiêm trọng làm dư luận thế giới sẽ lên tiếng phản đối Hoa Kỳ.

Nhưng về vấn đề này Kennedy đã lập luận trước bộ tham mưu và Nội các như sau: đây là một vụ âm mưu mang tính quốc tế gây nên cái chết của Giáo hoàng nhà thờ Thiên chúa giáo và con gái Tổng thống Hoa Kỳ. Số con tin hiện nay vẫn còn đang bị cầm giữ và vụ âm mưu này có thể kéo dài tình hình trong mấy tuần hoặc thậm chí mấy tháng. Và Hoa Kỳ phải thả tự do cho tên ám sát Giáo hoàng. Đây là một sự giảm sút to lớn về quyền lực của một cường quốc lớn nhất thế giới, của vị đứng đầu nền dân chủ.

Ai dám bảo cách trả lời tàn bạo do Tổng thống đưa ra không phải là cách trả lời đúng đắn? Quả đúng vậy, nếu Kennedy không phải là người chất phác, ông sẽ giành thắng lợi trong các biện pháp của mình. Quốc vương của Sherhaben phải đến quỳ gối trước ông. Thực sự vấn đề này là thế nào?

Nhận đinh: Kennedy đã đưa ra quyết định, nhưng không trao đổi với Nội các, bộ tham mưu của ông, với những nhân vật đứng đầu trong Quốc hội. Như vậy rất nghiêm trọng. Đấy là dấu hiệu nguy hiểm. Những người đứng đầu này ra lệnh trả thù.

Kenneyd biết rằng tất cả bọn họ chống lại ông ta. Ông cố thuyết phục cho rằng ông đúng. Thời gian chẳng có mấy. Đấy là tính kiên quyết mà Francis Kennedy đã bộc lộ ngay từ nhiều năm trước khi làm Tổng thống.

Nhận định: Kennedy đã hành động trong quyền hạn của người đứng đầu hành pháp. Quyết định của ông ta hợp pháp. Không một ai trong bộ tham mưu, những người rất gần gũi của ông, đã ký tên vào bản tuyên bố lên án ông. Như vậy, vấn đề thiếu năng lực và mất ổn định về tâm thần chỉ là biện pháp tung ra để quật vào quyết định của ông. Như vậy, bản tuyên bố lên án đòi bãi chức Tổng thống là một ý đồ bất hợp pháp nhằm dùng mưu lừa cơ quan có quyền lực trong ngành hành pháp của nhà nước. Quốc hội bất bình với quyết định của Tổng thống và do đó tìm cách làm đảo ngược quyết định của ông bằng cách cách chức ông. Rõ ràng đây là một hành động vi phạm Hiến chương. Như vậy phải tìm những giải pháp hợp pháp và hợp đạo lý. Bây giờ Helen Du Pray đã nhìn nhận rõ cần phải quyết định như thế nào để có lợi nhất cho bản thân mình. Điều này chẳng có gì là quá đáng đối với một chính khách. Bà biết rõ cơ chế. Nội các đã ký, nếu bây giờ bà ký tên vào bản tuyên bố này thì đương nhiên bà sẽ là Tổng thống Hoa Kỳ. Sau đó, Kennedy sẽ ký bản tuyên bố của ông và bà lại quay về vị trí Phó Tổng thống. Sau đó, quốc hội sẽ họp bàn và bỏ phiếu, nếu số phiếu lên án đòi tạm bãi chức Kennedy là hai phần ba thì bà sẽ giữ chức Tổng thống ít ra trong ba mươi ngày, cho tới khi tan cơn khủng hoảng.

Thêm một nhân tố nữa: Bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên làm Tổng thống Hoa Kỳ trong motọ thời gian ngắn, rất ngắn. Có thể cho tới cuối nhiệm kỳ của Kennedy, kết thúc vào tháng Giêng sang năm. Nhưng bà không có ảo tưởng hão huyền. Sau nhiệm kỳ này, chắc chắn bà sẽ không được đề cử lại.

Bà leo lên chức Tổng thống bằng cách mà mọi người sẽ gọi đích danh là hành vi bội phản – do bởi tay một người đàn bà. Sử sách ghi lại các bước thăng trầm trong nền văn minh nhân loại đã phác họa bao nét mặt đàn bà từng xô những bậc trượng phu lăn xuống vực thẳm. Điều này ta thấy rõ trong tất cả các thần thoại nên người đàn ông chẳng khi nào tin tưởng vào đàn bà. Bà sẽ bị coi là “phản bội”: một trọng tội của nữ giới mà đàn ông không bao giờ bỏ qua. Bà sẽ là kẻ bội phản trong câu chuyện thần thoại lớn của dân tộc về dòng họ Kennedy. Bà sẽ là một Modred thứ hai.

Helen Du Pray chú ý đến tình tiết này. Bà mỉm cười khi thầm nghĩ rằng mình đã tìm được cách “thoát khỏi” tình thế. Chỉ cần từ chối không ký tên vào bản tuyên bố là xong.

Quốc hội sẽ không khước từ.

Rất có thể, Quốc hội sẽ hành động một cách bất hợp pháp mà chẳng cần chữ ký của bà, thông qua bản tuyên bố lên án bãi miễn Kennedy và theo sắc luật ghi trong Hiến chương, bà sẽ được trao quyền đảm nhiệm chức vụ thay Tổng thống. Nhưng bà vẫn tỏ rõ “lòng trung thành” của mình, còn sau khi bị bãi chức ba mươi ngày. Francis Kennedy vẫn ủng hộ bà. Trong thời gian được chỉ định tạm giữ chức Tổng thống, nhóm nắm quyền lực của Kennedy sẽ đứng hậu thuẫn ở sau lưng bà. Dù bà là ai đi nữa thì trong Quốc hội vẫn có những kẻ đối đầu với bà.

Bà thấy sáng tỏ dần mọi việc. Nếu bà ký tên vào bản tuyên bố, những người đã bỏ phiếu bầu bà sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho bà còn các chính khách sẽ coi khinh bà. Và nếu một khi bà trở thành Tổng thống, họ cũng đối xử với bà tồi tệ chẳng kém. Bà thầm nghĩ rằng chắc chắn họ sẽ dùng những lời bóng gió theo kiểu đàn ông để giễu việc thấy kinh của bà và chúng sẽ trở thành những câu chuyện khôi hài lan truyền khắp đất nước.

Helen Du Pray quyết định không ký tên vào bản tuyên bố. Điều đó chứng tỏ bà không phải là một kẻ hám tham vọng, bà là một con người trung thành.

Bà chuẩn bị giấy bút định viết ra giấy quyết định của mình để phụ tá về hành chính chuẩn bị văn bản giúp bà. Bà chỉ vỏn vẹn trình bày rằng bà không thể ký tên vào văn bản có thể giúp bà leo lên một địa vị cao như vậy. Bà muốn giữ thái độ trung lập trong cuộc đấu này. Nhưng thậm chí như vậy cũng nguy hiểm. Bà vò nhàu tờ giấy. Bà chỉ nên từ chối không ký tên, thế thôi. Quốc hội sẽ giải quyết vấn đề này. Bà sẽ gọi điện cho thượng nghị sĩ Lambertino. Sau đó, bà gọi điện cho các thành viên khác trong cơ quan lập pháp và giải thích rõ tình thế của mình. Bà chỉ gọi điện và không hề viết một chữ nào ra giấy.

 

Hai ngày sau khi David Jatney đốt hình nộm Kennedy bằng bìa các tông, y bị đuổi khỏi trường đại học Brigham Young. Y không quay về nhà, không quay về với bố mẹ người Mormon nghiêm khắc của mình. Bố mẹ y có hàng loạt cửa hiệu giặt – tẩy. Y đã biết số phận của mình ở nhà, trước đây đã từng chịu bao đau khổ về số phận đó. Bố ý nghĩ rằng phải cho cậu con trai bước vào đời bằng công việc nặng nhọc nhất, giặt tẩy hàng đống quần áo, đủ loại nồng nặc mồ hôi. Phải đụngt ay vào quần áo bằng lên và bông nhớp nhúa sua những cơn cuồng nhiệt đầy nhục dục, y tưởng như muốn chết được.

Như nhiều bạn trẻ khác, y sống khá bằng lặng bên bố mẹ. Bố mẹ y là những người tốt, những người làm việc lam lũ, yên phận vui vẻ với bè bạn, với nghề nghiệp đã tạo dựng và năng lui tới nhà thờ Mormon. Y coi bố me mình là hai con người chán ngấy nhất ở trên đời này.

Bố mẹ y đã sống một cuộc đời hạnh phúc làm y phát cáu. Hồi y còn nhỏ, bố mẹ y quý mến y,nhưng khi lớn David trở nên khó tính đến nỗi hai người đã phải nói đùa rằng lẽ ra họ nên tống đứa bé ngang ngược vào bệnh viện. Hai người đã quay băng ở vào mọi thời kỳ: lúc David còn là đứa trẻ bò lổm ngổm trên sàn nhà, đứa bé chạp chững đi lon ton quanh phòng vào những ngày nghỉ, chú bé lần đầu tiên đến trường học, lúc nhận phần thưởng về bài tập làm văn ở trường trung học, lúc câu cá với bố, đi săn với bác.

Sau mười lăm tuổi David khăng khăng không chịu cho chụp ảnh. Y ghê tởm những điều tầm thường trong cuộc đời y đã được ghi lại trong các băng hình: y cảm thấy mình như loài sâu bọ sống cuộc đời đơn điệu lặp đi lặp lại những chuyện tầm thường. Y xác định mình sẽ chẳng bao giờ lặp lại những chuỗi năm tháng tầm thường như của bố mẹ.

Về hình thể, y khác hẳn bố mẹ. Bố mẹ y cao lớn và có mái tóc dày vàng hoe. David có mái tóc sẫm màu, lơ thơ vài sợi thưa thớt. Bố mẹ y thường hay trêu y về sự khác biệt này và tiên đóan rằng có lẽ càng lớn cậu con trai sẽ càng giống họ. Đến mười lăm tuổi David tỏ ra lạnh lùng với bố mẹ tới mức khó tưởng tượng, nhưng hai người khuây khỏa khi thấy cậu con trai được vào học Trường đại học Bringham Young.

Lớn lên, David tỏ ra lịch thiệp, mái tóc dày đen nhánh. Nét mặt y trông giống hoàn toàn nét mặt người Hoa Kỳ: mũi không có chỗ bị nhô cao, chiếc miệng khỏe khoắn nhưng không quá đỏ thắm, cằm nhỏ nhưng không dữ. Thoạt đầu mới được làm quen với y một thời gian ngắn, người ta nghĩ rằng y hoạt bát. Tay chân không lcú nào yên khi y nói. Vào dịp khác khi gặp lại y, ta thấy y ủ rũ mệt mỏi.

Tại trường đại học, sự hoạt bát và trí thông minh của y có sức hấp dẫn đối với các bạn sinh viên khác. Nhưng có điều y hơi quá kỳ quặc trong những phản ứng và thường hay tự hạ mình, đôi lúc còn chửi bới thô bạo.

David đã trở thành con người đặc biệt là do y đã thiếu nhẫn nại tới mức quằn quại đau khổ trong việc muốn trở thành nổi tiếng, muốn trở thành một vị anh hùng, muốn hiểu biết thế giới.

Y bẽn lẽn với phụ nữ nên đã chiếm được cảm tình của họ. Họ thấy y khác thú vị do đó y đã dính vào mấy vụ dan díu. Nhưng những cuộc tình của y chẳng bền lâu.

David quan tâm đến chính trị và trật tự xã hội. Như các thanh niên khác, y coi khinh nhà chức trách dưới mọi hình thức. Qua các giờ học sử, y nhận thấy rằng lịch sử nhân loại chẳng qua chỉ là một cuộc chiến triền miên giữa những con người đầy quyền lực với quần chúng bất lực. Y khát khao được dùng quyền lực để lưu danh muôn thuở.

Sau vụ bắn và đốt hình nộm Kennedy và tiếp theo đó là lễ tiệc mừng thắng lợi, David Jatney đã rút ra khỏi cuộc đời sinh viên. Y nghĩ đã đến lúc lập nghiệp. Y thường sáng tác thơ, viết nhật ký ghi lại những điều tỏ rõ mưu mẹo và tài trí của y. Sau khi tin chắc rằng y sẽ nổi tiếng, y cho rằng ghi nhật ký là một điều khiếm nhã không cần thiết trước con mắt của hậu thế. Do đó y đã đọc để ghi vào băng:

“- Tôi rời bỏ nhà trường, tôi đã học được tất cả những điều người ta có thể dạy cho tôi, ngày mai tôi đi Caliornia để xét xem có thể áp dụng nó vào thế giới điện ảnh được không”.

Tới Los Angeles, David Jatney không quen biết một ai. Y lại thấy thích như vậy, y thích có cảm giác. Chẳng hề phải chịu trách nhiệm gì hết, có thể tập trung suy nghĩ. Đêm đầu tiên, y ngủ tại một khách sạn nhỏ, sau đó kiếm được căn hộ một buồng ở Santa Monica, với tiền thuê nhà rẻ ngoài sức tưởng tượng của y. Santa Monica là một thành phố đẹp và y chỉ đi dăm phút là tới bãi biển Venice.

David đã đi từ Utal tới đây bằng chiếc xe ô tô bố mẹ y mua cho để đi học. Nó là tài sản duy nhất của y, ấy là chưa kể tới chiếc máy chữ xách tay mà y rất quỹ vẫn thường dùng để viết nhật ký, sáng tác thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết. Bây giờ, đang ở California, y định bụng sẽ viết thử kịch bản phim đầu tiên.

Mọi chuyện mở đầu xem ra có vẻ thuận lợi. Y đã thuê được một căn hộ, một căn hộ nhỏ có vòi hoa sen chứ không có phòng tắm. Nó trông nhỏ bé như căn nhà của búp bê. Căn hộ nằm trong dãy nàh hai tằng ở phía sau Đại lộ Moutana, như vậy có thể đậu xe ô tô ở ngoài lối đi, y rất gặp may.

David Jatney đã dành mười bốn ngày sau đó để đi lang thang ra vùng bãi biển Venice và đi ngược lên Malibu để xem người giàu và những người nổi tiếng họ sống ra sao. Y đứng dán người vào tấm lưới mắt cáo ngăn khu Malibu với bãi biển công cộng và chăm chăm ngón nhìn. Bên kia hàng rào là cả một dãy nhà chạy dài về phía Bắc. Mỗi nhà giá khoảng ba hoặc hơn ba triệu đô la, thế mà trông chẳng khác gì những lán lều ở nông thôn. Tại Utal của y, nhà này chỉ đáng giá không quá hai chục ngàn đôla. Nhưng ở đây có bãi biển, có đại dương màu tía, bầu trời rực rỡ, những dãy núi chạy dài Pacific Cost Highway. Một ngày nào đó, y sẽ được ngồi ngoài ban công một ngôi nhà này và phóng tầm mắt nhìn ra Thái Bình Dương.

Về đêm, trong căn nhà búp bê, David Jatney đắm mình trong các giấc mơ xem y sẽ làm gì khi đã giàu có và nổi tiếng. Y sẽ dậy muộn và nằm dài thả hồn bay bổng mặc sức theo những trí tưởng tượng của y. Đây  là một thời cô đơn và hạnh phúc kỳ lạ của y.

 

Phó Tổng thống Helen Du Pray từ chối không ký, nên đã làm nghị sĩ Jintz và thượng nghị sĩ Lambertino bị choáng váng. Chỉ có phụ nữ mới đỏng đảnh, mù quáng trước bước đi cần thiết về chính trị, mới tối dạ đến mức như vậy để bỏ lỡ cơ hội trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng hai người quyết định hành động không cần Helen Du Pray. Họ sẽ đi theo hướng đã lựa chọn, cần phải ra tay hành động. Như vậy là Sal Troyca đã nhìn nhận đúng. Cần phải loại bỏ cuộc đàm phán sơ bộ, Quốc hội phải có quyết định ngay. Nhưng phải đạo diễn làm sao để Quốc hội vẫn có vẻ vô tư. Hai người không nhận thấy rằng Sal Troyca đã đem lòng yêu Elizabeth Stone.

Sal Troyca thề rằng “không bao giờ ngủ với một người đàn bà quá ba chục tuôi”. Nhưng đây là lần đầu tiên gã nghĩ tới trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra với người nữ phụ tá của thượng nghị sĩ Lambertino. Elizabeth Stone có dáng người dỏng cao, thướt tha, cặp mắt to màu  xám và khuôn mặt dịu dàng thư thái. Elizabeth cực kỳ thông minh và biết cách giữ mồm miệng. Nhưng điều làm gã thấy Elizabeth đáng yêu là đúng lúc biết tin Helen Du Pray không ký bản tuyên bố, Elizabeth đã mỉm cười với gã, coi gã là một bậc tiên tri, chỉ mỗi mình gã đã đề ra được giải pháp đúng đắn.

Chúng ta phải nhanh chóng hànhd dộng ngay, - thượng nghị sĩ Lambertino lên tiếng, - Quốc hội phải chỉ định một người tự bản thân tuyên bố Tổng thống không được khỏe.

Trong mười thượng nghị sĩ cần lựa chọn, biết chọn ai bây giờ? – Nghị sĩ Jintz nói, giọng hơi châm biếm.

Thượng nghị sĩ Lambertino nổi cáu đốp luôn:

Thế trong năm mươi nghị sĩ gật thuộc Hạ nghị viện thì biết chọn ai bây giờ?

Jintz đấu dịu đáp:

Ông thượng nghị sĩ, tôi dành cho ông một điều bất ngỡ hữu ích cho ông đấy. Tôi thấy ta nên lựa một người trong bộ tham mưu của Tổng thống để ký bản tuyên bố tạm bãi miễn ông ta.

Biết lựa ai? Troyca thầm nghĩ. Cả Klee lẫn Dazzy chẳng đời nào chịu làm điều đó. Chỉ còn Oddblood Gray hoặc Wix. Wix đã sang Sherhaben rồi.

Lambertino nhanh nhảu nói:

Hôm nay chúng ta phải gánh vác một trách nhiệm rất đau lòng. Một trách nhiệm lịch sử. Tốt hơn hết ta nên ghé vai vào gánh vác ngay đi.

Troyca ngạc nhiên nhận thấy Lambertino không hề hé răng hỏi tên nhân vật trong bộ tham mưu, sau đó gã vỡ lẽ rằng ông thượng nghị sĩ không muốn biết tên.

Tôi sẽ cùng ghé vai gánh vác với anh, - Jintz bảo và chìa tay ra lắc mạnh tay Lambertino.

 

Sal Troyca trầm ngâm bước vào văn phòng Quốc hội, đầu óc mải suy nghĩ sắp xếp thứ tự tất cả các cú điện thoại gã sắp phải gọi, toàn bộ tài liệu gã phải chuẩn bị. Hàng trăm cú điện thoại và hàng tá lời hứa hẹn thì mới đảm bảo giành được hai phần ba số phiếu. Gã biết rằng mình sắp bị cuốn vào thời điểm có tầm quan trọng lớn trong lịch sử, gã còn biết chắc rằng mình sẽ bị ngã gãy cổ trên đường công danh nếu để xảy ra một số đảo ngược khủng khiếp nào đó. Gã sửng sốt thấy những kẻ như Jintz và Lambertino, loại người gã coi khinh, lại dám sát cánh dũng cảm lao thẳng vào trận tuyến. Đây là bước đi cực kỳ nguy hiểm. Nấp dưới chiếc bóng mờ ám lợi dụng Hiến pháp, họ chuẩn bị dùng tiếng nói của Quốc hội lên án bãi miễn Tổng thống Hoa Kỳ.

Gã bước dưới ánh đèn xanh nhấp nháy như bày đom đóm mà gắn nơi các máy điện tử đang hoạt động trong văn phòng. Nhờ trời có máy điện tử, nếu không thử hỏi biết giải quyết sao đây những vấn đề trước đây chưa từng đụng độ? Khi đingang qua một chiếc máy. Troyca khẽ vỗ vai cô nữ đánh máy vi tính và bảo:

Đừng ghi ngày tháng, chúng ta còn nán ở đây tận sáng mai.

Troyca bước vào văn phòng riêng của gã. Gã nghĩ tới Elizabeth Stone. Gã tin chắc rằng giữa cô ta và sếp không có chuyện lăng nhăng gì. Cô ta thật thanh nhã, thanh nhã hơn cả gã, cô ta biết giữ mồm miệng.

Cửa phòng gã bật mở, cô gái vừa vỗ vai bước vào. Tay cô ta cầm tập giấy đánh máy vi tính gã đang ngồi đợi. Cô đứng cạnh gã. Gã cảm thấy cả hơi ấm từ người cô gái tỏa ra, hơi ấm đã tích tụ suốt bao tiếng đồng hồ căng thẳng đánh máy trong ngày hôm nay. Tên cô ta là Janet Wyngale, cô trông rất xinh đẹp.

Janet Wyngale là một cái tên tuyệt hay. Cô cúi người nhoài trên vai Troyca để chi cho gã một số đỉem đánh ra giấy. Gã nhận thấy cô ta hơi khuỵu chân nên có cảm giác cô đứng sát gã chứ không phải ở phía sau lưng. Mái tóc màu vàng óng của cô cọ vào má gã, mềm mại, ấm áp và ngát hương hoa. – Nước hoa cô dùng thật dễ chịu, - Sal Troyca nói và rùng mình khi thấy hơi ấm ở người Janet lan tỏa trên vai gã. Cô ta không nhúc nhích và cũng chẳng nói lời nào. Nhưng tóc cô ta xòa vào má gã khơi gợi lòng thèm muốn trong lòng gã.

Tay trái đón mấy tờ giấy, còn tay phải Troyca luồn vào váy Janet xoa nhẹ bắp đùi cô. Cô ta không nhúc nhích. Cả hai đều chăm chăm nhìn mấy tờ giấy đánh máy điện tử. Gã cứ để lòng bàn tay mình áp trên lớp da mịnh như nhung lụa. Gã không nhận thấy mấy tờ giấy rơi xuống mặt bàn. Mái tóc thơm như nhụy hoa của cô gái xòa vào mặt gã và gã xoay người lại, đưa cả hai tay luồn dưới váy Janet, cả hai tay gã như cặp chân nhỏ thoăn thoắt chạy trên lớp da đùi mềm mại của cô gái. Troyca ưỡn người trên ghế, cơ thể gã như một ổ chim đại bàng để con đại bàng Janet dang đôi cánh xà xuống. Cô ta ngồi đúng cái của gã. Lúc này hai người ôm ghì nhau, mặt áp mặt. Gã xô vào bụi hoa đã bị vò nhàu ứa nước ướt đẫm và cuồng rên, còn Janet luôn mồm thốt lên những lời lắp bắp mãi gã mới hiểu:

Khóa cửa lại!

Troyca buông bàn tay trái nhớp ướt và bấm nút điện khép chặt cửa đúng lúc cả hai đều mê người trong cơn cuồng si. Cả hai nhẹ nhàng ngã lăn xuống sàn, Janet đưa đôi chân thon dài kẹp chặt cổ Troyca. Gã chỉ kịp thoáng nhìn thấy cặp đùn thon thon trắng mịn đúng lúc họ lên cơn tuyệt đỉnh khoái cảm. Troyca ngây ngất khẽ thì thầm:

Ôi, trời, trời ơi!

Một lát sau, hai người quay về bên bàn nghiên cứu các bản đánh máy. Troyca bảo nhỏ Janet:

Anh thực sự phát điên về em. Sau đợt này, chúng ta lại sẽ gặp nhau, được không?

Vâng, Janet đáp. Cô ta mỉm cười rồi nói tiếp: - Em thích được cùng làm việc với anh.