Đò Dọc

Chương 11

Cúng giỗ rồi qua ngày sau nữa, bà phủ lại lên, mang lên đủ thứ đồ cần thiết con bà đòi hỏi,,với lại quà cho ông và bà Nam Thành và bốn cô gái.

Không lên, sợ người ta nói là bỏ phú con, mà lên mãi lại ngại làm phiền chủ nhà. Nên chi bà xin phép về ngày.

Cả nhà còn đang ăn cơm mà trẻ con lối xóm đã tề tựu đông đảo ngoài sân rồi, vì cô Quả khi sáng đã đi quảng cáo từ xóm lò rèn đến xóm công- tử ảo hướng, khiến Long phải ăn hối hả để xong bữa cho sớm đặng đi căng màn.

Hoạ sĩ cả nhắc bỗng biến thành anh chàng chiếu bóng dạo, tuy không cần rờ-xết mà rất lo lắng cho buổi chiếu bóng được suôn sẻ, nhứt là lo phim không vừa ý khách.

Phim đầu là một phim tài liệu về nghề trồng thuốc ở Havane, chàng chọn nó vì đề tài của cuốn phim dính líu đến đời sống trong xóm nầy.

Phim kế là một việc thời sự liên hệ đến phim đầu: cuộc thi hút xì gà giữ nguyên tàn, cũng ở Havane. Ồ, những điếu thuốc xì- gà dài lắm sao! Mà mấy mươi người dự thi mới tài chứ! Họ hút mãi, tàn thuốc cứ mỗi lúc một dài thêm ra mà không hề bể, không hề rơi xuống.

Phim câm, nhưng vẫn nói. Người nói đó là Long. Cháng nói có duyên hơn bao giờ cả, phê bình trào phúng những nhơn vật dự thi, đùa cái mũi của ông nầy, cái trán của lão nọ, khiến cả sàn đều cưới nôn ruột.

Phim thứ ba cũng là phim tài liệu: cảnh săn cá voi ở các biển Bắc. Lần đầu tiên trẻ con trong xóm thấy hình ảnh biển cả, có một ý niêm về đại- dương và hàng- hải, nên chúng mê thích lắm.

Phim cuối cùng cho trẻ con là một cuộn phim hoạt hoạ khôi hài chọc cho trẻ cười lăn chiêng.

Long bật đèn sáng lên rồi tuyên bố hết, khiến đám nhi đồng nầy tiếc hùi hụi vì cuộc vui chóng tàn. Trong khi Long đi xem lại cái máy đèn, thì ông bà Nam Thành cũng ngỡ hết thật nên lo dọn ghết vô nhà một lượt với trẻ nhỏ đang giải tán.

Long ra hiệu bảo Quá lại gần chàng, rồi chàng bảo nhỏ với cô nên mời kín đáo ông bà ở lại. Khi trẻ nhỏ vào hết trong xóm, Long bắt đầu chiếu phim riêng cho Thái- huyên trang xem.

Đây cũng là phim đen câm, cũ quá nhưng còn xem được. Phim tiểu thuyết hoá đời tình ái đau thương của thi sĩ Đức Henri Heine.

Henri Heine mồ côi, ở với chú, lại yêu trưởng nữ của chủ là một cô gái trưởng giả không hiểu nổi tâm hồn cao đẹp của chàng mà chỉ thích lấy một người chồng sang cả thôi.

Cô gái ấy toại nguyện về sau, nhưng chàng thanh niên mồ côi lại phải đau khổ vì mối tình điên của chàng: yêu một người không hiểu mình, không được yêu lại mà vẫn hy vọng cho đến ngày người ấy lấy chồng.

Trong khi đó thì bóng một người thứ ba lởn vởn sau khung cảnh, cô thứ nữ của ông chú, một cô gái bé, hiểu thấu tâm hồn của Henry Heine, nhưng lại còn quá bé con, không được Heine để ý đến.

Cô bé nàu cũng là nạn nhân của mối tình cút- bắt kia, cả hai đau khổ âm thầm, nhưng chàng trở thành vĩ đại nhờ niềm đau khổ ấy, còn nàng thì chỉ ôm hận trong cảnh tối tăm, không gây được tiếng vang nào lại với đời sau cả.

Không biết vô tình hay cố ý mà Long bảo mướn phim ấy. Nhưng cả hai chị em Hồng và Quá đều quả quyết thầm là Long cố ý.

Nhưng tuy cùng một nghi ngờ, mà hai người lại nghĩ khác nhau về nghi ngờ đó.

Hồng thì nghĩ rằng Long ngờ nàng không hiểu anh ta nên mới trách xéo bằng cuốn phim kia.

Còn Quá lại thấy đó là lời xác nhận ngầm của Long, xác nhận rằng anh ta hiểu cô gái bé là cô ta lắm và đã chú ý đến cô. Ừ, Heine không ý thức nên quên cô em bé hộ. Nhưng Long đã biết câu chuyện ấy rồi, không thể không ý thức như vậy được, không thể quên như vậy được.

Và cả hai đều đinh ninh rằng Long nghĩ đến họ

*

Cô Quá ơi, cô thích có một bức chân dung cô hay không?

- Cái đó tuỳ. Nếu hoạ dở thì không. À, mà anh nè! họ nói anh người lớn tuổi thì hoạ mới giống. còn anh người còn trẻ, khó lòng mà giống được, phải không anh?

- Đúng phần nào. Người lớn, nhất là người già, nét mặt rõ rệt lắm, lại nhờ những cái chỗ hóp, những đường nhăn làm rõ ra thêm. Nơi người còn trẻ như cô chẳng hạn, trên mặt chỗ nào cũng đầy... Nhưng tôi không hoạ phóng đại ảnh của cô đâu. Tôi vẽ truyền thần mà.

- Vẽ truyền thân thì có khác gì hoạ phóng đại ảnh?

- Khác lắm, tôi thí dụ: mặt cô có nét riêng biệt khác thường, thì ônga nhr không thể làm lộ ra được, và người hoạ phóng đại theo ảnh cũng không thể thành công hơn. Nhưng người vẽ truyền thần, khi quan sát nét ấy, sẽ vẽ nó hơi quá lố hơn một chút. Vì nét ấy là điểm chính của biệt sắc trên gương mặt của mỗi người, nên chỉ vẽ nét ấy được là giống được người đó, tất cả những nét khác đều phụ thuộc thôi.

- Ý ẹ, như vậy nếu cái mũi em hơi lớn một tí, thì anh sẽ vẽ cho nó chù vù ra à?

- Chớ sao! Tôi sẽ vẽ cái mũi cô to như trái cam. Long nhát cô Quá rồi cười ngất.

Quá thấy người nhà Long mang lên cho chàng đến sáu tấm bồ căn nên biết là Long định vẽ truyền thần cho cả nhà. Nhưng sao lại bắt nàng mà vẽ trước? Nàng băn khoăn về chỗ đó lắm. Phải chăng đó là vì tình cảm riêng.

Thật ra, đó chỉ là sự tình cờ. Nhưng Long rủi ro cứ vô tình hành động cho Quá ngộ nhận mãi.

Sau buổi đầu ngồi cho Long vẽ. Quá xem lại các nét phác thì là không bằng lòng. Tuy chưa có gì, mà nàng đoán là về sau cũng sẽ không có gì lỗi lạc lắm.

Quả nhiên không có gì thật, Quá mong đợi bức chân dung trình bày nàng tươi cười như một đoá hoa chớm nở. Nhưng Long chỉ vẽ được một cô gái hết sức ngây thơ, ngây thơ hơn người thật, nhiều lắm.

Long giải thích:

Ngây thơ là điểm chính trên gương mặt của cô. Tôi trình bày lố cái điểm ấy ra, thế mới làm lộ biệt sắc của cô được

Nhưng Quá không chịu hiểu như vậy và hờn mắt hoạ sĩ không biết ý người mẫu.

Long buồn cười lắm cho cái tính trẻ con của Quá. Nhưng chàng làm lành, theo năn nỉ cô như dỗ em bé:

Hay là để tôi vẽ bức khác bắt đền cho cô?

Quá tức mình, ứa nước mắt, rồi khóc oà lên. Long lo lắng bước đến gần cô rồi cố dịu giọng mà rằng:

Em Quá, đừng trẻ con nữa, anh vẽ bức khác cho mà

Rồi chàng đưa tay vò đầu cô gái út Thái- huyên trang. Quá bỗng nghe như một luồng điện chạy khắp thân nàng. Nàng cúi mặt lặng thinh, lắng nghe cái tái tê kỳ lạ lần đầu tiên lay động người nàng và cả lòng nàng.

Thật ra đó chỉ là một cử chỉ vô tội của Long thôi. Từ ngày chàng yêu trộm Hồng, và định cưới cô ấy thì chàng xem Quá như là một đứa em vợ còn bé con. Đứa em gái ấy hôm nay nũng nịu thì chàng vỗ về nó, chỉ có thể thôi.

Bao nhiêu là rủi ro đều qui tụ lại để làm cô Quá ngộ nhận. Long vô tình nói và làm gì với Quá cũng hớ hênh cả.

Quá lau nước mắt rồi mỉm cười nhìn lên, nàng nhìn Long một cách say dại như đứa con nhìn mẹ đánh phần, thấy mẹ đẹp vô cùng, nhớ lại cái gõ đầu khi nãy mà mẹ ban cho và đinh ninh mẹ tỏ bụng yêu mình bằng cái gõ đầu ấy.

Long bắt chợt cái nhìn đó, bỗng hiểu. rồi sợ hãi hết sức

*

Vẽ chân dung cho Quá xong là Long đi được gần ngay ngắn. Chàng rất lo bệnh cho khỏi và chàng không biết lấy lẽ gì để nấn ná lại đây lâu thêm nữa.

Chàng tiếc sao hôm đó chàng không bị gẫy xương. Nếu gãy xương, chàng sẽ nằm tại nhà này hai tháng là ít.

Ý mà, chàng chợt tỉnh và bảo thầm, nếu gãy xương, người ta đã đưa mình đi nhà thương còn đâu!

Long mong hão một chứng bệnh gì thình lình xảy ra đến cho chàng, bệnh không nguy hiểm lắm, nhưng phải được săn sóc lâu, như bệnh sốt rét rừng chẳng hạn.

Chàng bỗng thấy vẽ chân dung cho cô Quá trước là hay. Bây giờ chàng sẽ vẽ Hương, rồi Hoa rồi đến hồng và ông cụ bà cụ

Chàng sẽ khỏi hẳn bệnh lúc đang vẽ cho ông Nam Thành. Vẽ cho ông xong lại vẽ cho bà. Chàng sẽ có cớ ở lại để làm xong xứ mạng. Ba bức tranh chót, chân dung ông, bà, cô Hồng, sẽ giúp chàng nấn nán thêm hai mươi ngày là ít.

Thật là cố lì, nhưng yêu thì không thể lịch sự được. Kẻ yêu luôn luôn điên, gàn và nhất là không biết điều. Tránh được những cái tệ đó là yêu ít, yêu có chừng mực rồi vậy.

Hôm nay Long vẽ chân dung cho Hương thì Bằng lên chơi

Thế nào? Anh ta hỏi ba cô em kia. Đoạn sau của cuốn tiểu thuyết có gì hấp dẫn hay chăng?

Hoa đáp:

Gay cấn lắm, hoạ sĩ vẽ truyền thần cho con Quá bị nó trề môi dài hai thước năm mà chê. Nó nhõng nhẽo é mà.!

Coi chừng đa cô bé. Thứ tiểu thuyết đó hay lắm, mà do óc lãng mạn của cô viết thêm ra nó càng hay hơn. Chà, trí cô làm việc dữ để bịa ra cốt truyện. Loại truyện này nọ đã viết hàng trăm lần rồi mà lần nào cũng được hoan nghênh cả. Nhuưg coi chừng lúc tỉnh mộng, đau lắm.

Bằng ưu cà rỡn và mấy chị em không lấy đó làm phiền. Nhưng lần này Quá giận anh thực sự. Cà rỡn sao mà đúng vào tâm trạng của cô, mà câu hăm doạ dễ sợ kia thật đáng ghét làm sao!

Hình như là Bằng có chuyện gì quan trọng để nói với ông bà Nam Thành. Họ rù rì nhỏ to lâu lắm rồi Bằng ra về ngay chứ không đợi chiều như mọi lần.

Ông bà Nam Thành, sau khi Bằng đi rồi, lo dọn dẹp nhà cửa ngay nội ngày hôm đó. Ông phân công các con, đứa nhỏ cỏ ngoài sân, đứa dọn quét dưới bếp, đứa chùi lịa ly, tách, đứa lo những món ăn hàng nắm như dưa kiệu, tương ớt, vân vân...

Hai ngày sau, nhà có khách lạ. Khách lên hồi tám giờ sáng, mười phút sau khi Hương đi chợ về

Một ông cụ đầu râu bạc trắng, một cụ nữa cao niên hơn ông Nam Thành lối năm bày tuổi, và một bà cụ trạc tuổi bà Nam Thành.

Long thơ thẩn quanh các gốc me, gốc mít ngoài sau, còn các cô gái thì rút vào nhà bếp.

Bà Nam Thành kêu rót nước, nhưng không kêu “các con” như mọi bân trước có khách khác, mà lại kêu quyết:

Năm ơi, đem nước uông con

Cô Quá bưng mân trà lên và có cảm giác khách xét nét cô, tuy không hỏi gì về cô cả.

Chỉ có ông cụ đầu bạc là nói chuyện nhiều còn hai ông bà kia chỉ nghe thôi. Ông cụ râu bạc nói gì mà nghe như là chữ nho, khó hiểu quá.

Cô Quá trở gót ra sau được nữa chừng đường thì bà Nam Thành gọi lại:

Con, lấy thêm vôi con.

Lạ quá! Vôi đang đầy bình, sao mẹ nàng lại bảo lấy thêm! Quá lấy thêm vôi lên tới thì mẹ lại hỏi:

Con à, gà nhà mình nuôi cỡ độ mấy con, má quên mất, con có nhớ hay không?

Quá cũng chẳng nhớ gì hơn mẹ. Gà đã để nhiều lắm rồi, đến tám chín mái, gà lại nhiều lứa, lứa già, lứa trẻ, lứa mặc áo lá, lứa mới đủ lòng, còn làm sao nhớ được

Tuy vậy nàng cũng đáp liều

- Thư má, lối hai trăm con

Khách ở lại ăn cơm. Bà Nam Thành ra sau, dặn quyết chỉ có một mình Quá bưng các thức ăn lên thôi. Đó là bữa ăn đầu tiên trong gia đình mà không có mặt bốn người con, mà cũng không có mặt người khách quí trong nhà.

Khách ăn lâu quá, nhưng chừng xong bữa, dọn xuống thì mâm cơm vẫn còn nguyên, còn đĩa chỉ được động đũa sơ đến thôi

Cô Hương từ sáng tới giờ, cú cười mãi mà nhìn cô em út. Cơn dọn ra mân thứ nhì ngay trong nhà bếp, mà chỉ có bốn người ăn thôi: ba chị em và Long, còn Quá thì bận bưng mân, chưa dùng bữa được.

Ông bà Nam Thanh đã xin lỗi Long và yêu cầu chàng ăn riêng nơi mâm thứ nhì ấy, vì một lẽ riêng mà ông bà đã cho chàng biết.

Long đã hỏi các cô gái

- Cô Quá năm nay bao nhiêu tuổi, các cô?

- Hăm hai. Hoa đáp. Nhưng theo tính tình và gương mặt thì người ta đoán lỗi mười tám thôi

- Cô Hương  chắc biết chuyện nên tppo thấy cô cứ cười mãi

- Dạ hôm nay các chú lái đi coi heo ấy mà?

Cả bốn đều cười xoà! Hoa reo:

- Hay! Hèn chi mà trông trịnh trọng và bí mật dữ. Để anh Bằng lên đây...

Nhà có gì buồn cười, bốn cô đều nhớ đến cái người anh họ hay bông đùa ấy.

Họ vốn cởi mở về việc chồng con. Nay nhân Long đã thành thân trong nhà và biết câu chuyện quan trong đó nên họ cởi mở cả trước mặt anh ta nữa.

- Chị biết mà không dám nói ra, Hương cắt nghĩa, là vì sợ con Quá nó quýnh rồi bưng mâm vấp té mà khổ.

- Em thì có ai đi coi mặt em, em biết ngay, và sẽ hát xiếc cho họ xem. Em sẽ cho chén, đĩa nay lên cho họ thấy kinh không dám tới nữa.

Cô Hoa vô tình dùng tiếng “sẽ” thành ra Long biết rằng cô chưa được ai xem mặt lần nào cả

Chàng bỗng thương biết bao bốn cô gái nhà này với tình trạng khó lấy chồng của bốn cô Giàu, người ta không trông xuống; nghèo, người ta không dán với lên; lại chung quanh toàn là những anh trai kém cỏi hơn bốn chị em nhiều.

Long đoán biết phản ứng ngầm của các cô, bằng theo lời lẽ bóng lơn của các cô về vụ này, và bằng theo trình độ hiểu biết, trí thông minh của các cô mà chàng quan sát được hôm nay.

Phản ứng ấy  là sự công phẫn của họ đối với trò xem mặt “các chú lái đi coi heo”. Lời của Hương đúng, bóng bảy và chu cay biết bao!

Thân người con gái sao mà như món hàng để bán. Mỗi lần có khách muốn mua, món hàng được bày ra dưới đủ khía cạnh. Người ta xem phía trước, người ta ngắm phía sau, người ta xét tướng đi, người ta thử nghe giọng nói.

Chắc hẳn người ta chê khen trong bụng, có người lại nghĩ thầm:”Hàng chỉ xoàng thôi, nhưng nếu được giá hời thì cũng mua”

Chắc chắn là các cô công phẫn như vậy, nhưng chỉ công phẫn ngầm chớ không dám phản đối ra mặt, không phải vì sợ cha mẹ mắng, mà vì chính món hàng cũng thích được mua, Chua cay là ở chỗ đó. Đó là một sự hy sinh lớn, hy sinh lòng tự ái, hy sinh nhân phẩm mà các cô phải chịu đựng để đi lấy chồng.

Xã hội Việt Nam đang ở vào giai đoạn giao thời, sự tiến bộ tinh thần còn nhiều chênh lệch giữa nhiều hạng người. Một mớ thì quan niệm rằng “đi con heo” như vậy phạm đến nhân phẩm con gái, mớ khác xem đó là sự thường, là phải lẽ, vì từ ngàn xưa người ta vẫn thế.

Vậy các cô, vốn biết điều, biết lẽ phải thì phải rán ông bụng chịu chứ phản đối ai mà nghe cho.

Chắc chắn là Quá đoán hiểu khách muốn gì sau khi cô bị kêu lên xuống một cách vô lý, và cũng chắc chắn là cô giả đò không biết. Biết mà vẫn im lặng chịu khổ hình thì khó chịu với mình biết bao và nhất là với các chị của mình biết bao! Họ sẽ chế nhạo mà khóc.

Khách ra về thì đồng hồ điểm mười hai giờ trưa. Ơn chưa cho sự kéo của cuộc viếng thăm đầu! Hèn chi lời tục bảo “cà kê, dê ngỗng, như nói chuyện làm sui”.

Hoa hỏi em lúc Quá ăn bữa cơm trễ:

- Có vừa mắt hay không?

Quá làm bộ chưng hửng:

- Gì mà vừa mắt?

- Tao hỏi mày, mày xem mắt chú lái heo có vừa bụng hay không. Có xứng đáng cho mày gọi làm “bố” chồng hay không?

- Vậy hà! Té ra...

- Thôi để cho nó ăn. Coi bộ nó đói gần luỗi rồi kia

- Đừng buôn mà em, Hoa lại đùa. Nữa rồi mình sẽ trả thù cái bữa đói này. Mình bắt ông bà ăn cơm khô, và bữa nào cũng ăn trễ độ nửa tiếng đồng hồ cho bõ ghét.

Quá chỉ làm bộ suông vậy thôi cho các chị bớt chế nhạo. cô không hề cố ngoan ngoãn để được chồng. Cô chưa lỡ thời như các chị của cô, nên không cần hoảng hốt. Vả cô đã bắt đầu yêu một người, thì cô chỉ biết có người đó thôi.

Các cô chị thì thấy tỉnh cảnh mỉa mai đến không biết phải nên cười hay nên khóc

Chàng trai mong đợi, bắt các cô chờ mãi không biết từ bao năm rồi. Nay hắn vừa đến, xem chừng đã yêu một người trong mấy chị em, chưa biết rõ người nào, thì chàng trai khác lại đến nữa. Khi bất cập, lúc thái quá như vậy, không rồi lòng ta sao được.

Mà cái chàng trai thứ nhì này đến lại để xem quiyết mắt cô em út là cô gái chưa cần lấy chồng lắm. Kể cóc cần lại được, người tha thiết lại không.

Nhưng dầu sao, ba chị em lớn cũng thầm cám ơn cha mẹ hết sức. Trong gia đình có lu bù con gái chưa chồng như vậy, bậc cha mẹ thường hay nói câu này “Đó, ba bốn đứa đó, muốn chọn đứa nào tuỳ ý thích” mặc dầu bên đằng trai chỉ coi một cô thôi.

Sự dễ dãi của các bậc cha mẹ ấy đã hạ phẩm giá củ con họ ngang hàng các vật trong chuồng

Ông bà Nam Thành chỉ trình món hàng người ta đòi xem thôi, nhờ thế nhân phẩm giá của các cô được cứu vãn phần nào.

Phần ông bà Nam Thành thì xem như ông bà vui vẻ lắm.

Ông bà cứ nhìn con gái út mà cưới chúm chím mãi. Chắc bụng ông bà thầm khen con bé có duyên đắt chồng sơm chớ không hẩm hiu như các chị của nó.

Cái duyên ấy nếu có, thì chỉ là của trời ban thôi. Nhưng nó bớt cho ông bà một ghánh nặng nên ông bà mừng rồi muốn xem là Quá đẫ giỏi giắn tạo tạo ra được cái duyên kia.

Ông bà thương yêu đứa con gái út hơn lên, và nuông chiều bênh vực nó hơn, không phải là vì nó xứng đáng hơn.