Điệp Viên Hoàn Hảo X6

Chương 6

Docsach24.com
ôi sẽ nhìn thẳng vào mắt họ và nói - được rồi, bây giờ các ông muốn làm gì tôi? Tôi là con địa chủ miền Nam đấy.(1)

Phạm Xuân Ẩn nói với Robert Shaplen, tháng 4 năm 1975

VAO LÚC MƯỜI GIỜ BA MƯƠI sáng ngày 5 tháng 2 năm 1975, nhằm ngày 25 tháng 12 âm lịch, một chiếc Antonov AN-24 cất cánh từ sân bay quân sự Gia Lâm ở Hà Nội tới Đồng Hới, một thị xã cảng cá nhỏ nằm cách chừng năm trăm cầy số về phía nam. Trên máy bay là tướng bốn sao Văn Tiến Dũng, người đã từng làm việc bên cạnh một tướng bốn sao khác của Bắc Việt, vị tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ông Dũng là Tổng tham mưu trưởng Quân đội từ năm 1953, và ở độ tuổi 56, lúc này ông là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị.(2)

Các phương thức nghi binh và bí mật cao độ đã được triển khai cho chuyến đi của ông Dũng. Tài xế chiếc xe hơi Volga do Nga sản xuất thường chở ông Dũng đi làm được lệnh chạy hai chuyến đi về giữa tư dinh ông Dũng và tổng hành dinh của quân đội như thường lệ. Lính tráng vẫn được lệnh chơi bóng chuyền như mọi ngày trước nhà ông. Báo chí tại Hà Nội đưa tin về các hoạt động được cho là của ông Dũng mấy tuần sau khi ông đã đi khỏi Hà Nội.(3) Ông Dũng thậm chí còn chuẩn bị các hộp quà Tết có chữ ký của ông với ngày tháng được ghi lùi lại để gửi qua bưu điện trong thời gian ông đi vắng, ông cũng ký trước vào các bức điện chúc mừng các ngày kỷ niệm của quân đội Liên Xô và Cộng hòa Dân chủ Đức vào tháng 2 và Mông Cổ vào tháng 3 năm 1975, để có thể gửi đi vào ngày thích hợp. Tướng Dũng và Tướng Giáp sử dụng bí danh trong các bức điện được mã hóa: ông Dũng được gọi là Tuấn, còn ông Giáp là chiến.(4)

Tại Đồng Hới, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cùng một đội xe của sở chỉ huy Đoàn 559 ra đón ông Dũng, ông Dũng sau đó được đưa tới sông Bến Hải, rồi lên thuyền máy; vào chiều muộn của cái ngày rất lạnh hôm đó, họ tới tổng hành dinh của Đoàn 559 nằm ở phía tây Gio Linh.

Ông Dũng phổ biến các chỉ thị của Bộ Chính trị cho bộ tư lệnh mới thành lập của Chiến dịch 275(*) để giải phóng miền Nam. Các điệp viên ở Sài Gòn đã báo cáo chi tiết về cuộc họp tại Dinh Độc Lập giữa Tổng thống Thiệu với các tư lệnh quân đội và các vùng chiến thuật cách đấy non hai tháng(5). Không ai trong phòng họp hôm đó biết rằng ông Dũng có một điệp viên dự cuộc họp bàn về các mục tiêu chiến tranh của Cộng sản trong năm 1975 này. Trong vòng hai tuần, một báo cáo chi tiết về cuộc họp chiến lược hôm đó đã tới tay ông Dũng, người bấy giờ đã biết rõ tư duy chiến lược của Thiệu và các tư lệnh của ông ta nhằm đối phó với cái mà họ cho là kế hoạch chiến tranh của chính ông Dũng, ông Thiệu tin rằng do Cộng sản chịu thương vong nặng nề trong năm 1968 và 1972, quân Bắc Việt giờ chỉ đủ khả năng đánh vào các thị xã nhỏ bé và biệt lập. Trong khi dự báo vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Cao nguyên Trung phần có thể bị tấn công, thì quyết định đưa ra vẫn là không củng cố sức mạnh cho vùng Cao nguyên Trung phần. “Tôi có các nguồn tin tốt tại cuộc họp đó, và họ nói với tôi về đánh giá của ông Thiệu” ông Ẩn giải thích. “Tôi nhận được thông tin từ ít nhất hai người và ngay lập tức thảo báo cáo”.

______________________

(*) Là mật danh của Chiến dịch Tây Nguyên, mở màn cho cuộc Tổng tấn công mùa Xuân năm 1975

______________________

Hoạt động của Ẩn trong giai đoạn này, đặc biệt nhất là những đóng góp trước Chiến dịch 275, giúp mang về cho ông Huân chương Chiến công cuối cùng. “Chuyện hồi trước thì tôi không được biết, chứ trong thời gian tôi làm cụm trưởng, những năm 72, 73, 74, mỗi năm Mỹ có tài liệu chiến lược gì quan trọng đều bị Hai Trung lấy tuốt luốt hết ráo”, ông Ba Minh, chỉ huy trực tiếp của Ẩn trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, nói.(6)

Tháng 10 năm 1974, Quân ủy Trung ương họp với Bộ Chính trị tại Hà Nội để đánh giá về khả năng kết thúc chiến tranh. Câu hỏi then chốt theo Đại tướng Dũng là “người Mỹ có còn khả năng đưa quân trở lại miền Nam khi các cuộc chiến tranh cịưy mô lớn của chúng ta dẫn tới nguy cơ sụp đổ của quân đội Sài Gòn?”(7) Những người tham gia cuộc họp hỗn hợp bàn về vụ Watergate, sự kiện Richard Nixon từ chức và quyết định của Quốc hội Mỹ về cắt giảm ngân sách. Cuộc họp kết thúc bằng việc thông qua một kế hoạch chung trong đó kêu gọi triển khai “một cuộc tổng tấn công quy mô lớn và rộng khắp vào năm 1975” tại Tây Nguyên.

Đầu tháng 12, Bộ Chính trị triệu tập tất cả các lành đạo cấp cao của đảng và tư lệnh chiến trường từ miền Nam ra Hà Nội họp để đánh giá kế hoạch chiến lược cho cuộc tổng tiến công năm 1975. Một trong những người ra Bắc là Tướng Trần Văn Trà, người từng xuôi dọc Đường mòn Hồ Chí Minh vào năm 1959, đi từ bắc xuống nam theo đường mòn cũ, gọi là Đường 559. Chuyến đi đó kéo dài tới bốn tháng; còn lần này ông chỉ mất mười ngày đường. Leo lên ngồi ở ghế trước chiếc xe GAZ-69 do Nga sản xuất vào ngày 13 tháng 11 năm 1974, ông Trà ngoái lại phía sau để nhìn ông Phạm Hùng, Bí thư Trung ương cục miền Nam. Xe rẽ vào Đường 13 ở quận Lộc Ninh, nơi đóng Bộ chỉ huy quân ủy miền B2, và hiện được coi là thủ phủ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Khi cách Sài Gòn chưa đầy 100 cây số, xe quay đầu chạy theo hướng bắc dọc Đường 13 giữa ban ngày mà không hề sợ bị tấn công bởi các toán quân dự bị què quặt của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, vốn lúc này đang được lệnh tiết kiệm xăng dầu và đạn dược. Trong vòng một tiếng đồng hồ, họ vượt qua biên giới vào đất Campuchia, chuyển lên hướng tây bắc dọc bờ sông Mê Kông đoạn gần Kratie, rồi lên xuồng máy đi ngược dòng sông. Khi tới Nam Lào, họ chuyển qua đi xe và tiếp tục đi theo Đường mòn Hồ Chí Minh. Tại Đông Hà, họ ngoặt lên hướng bắc để đi chặng cuối cùng trong hành trình ra Hà Nội.

Cuộc họp kéo dài hai mươi hai ngày, từ 18 tháng 12 năm 1974 đến 8 tháng 1 năm 1975, đã cho ông Trà một cơ hội chuộc lỗi. Ông đã phải trả giá đắt trong kế hoạch tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Và vì thế ông Trà mất cơ hội vào Bộ Chính trị. “Giờ đây, với tư cách là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản và là Trung tướng - Tư lệnh các lực lượng quân sự Cộng sản ở vùng châu thổ Mê Kồng, ông lại tiếp tục lập kế hoạch chinh phục miền Nam”. (8)

Những người dự hội nghị có quan điểm rất khác nhau về chiến lược và thời gian biểu của ông Trà. Nhiều thành viên Bộ Chính trị tiếp tục lo ngại về khả năng người Mỹ sẽ phản ứng trước một cuộc tổng công kích mới. Họ đã đánh giá quá thấp Nixon vào tháng 4 và 12 năm 1972; ký ức về các cuộc ném bom Linebacker vẫn còn hiển hiện. Bùi Tín, người về sau đã tiếp nhận sự đầu hàng của miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, mô tả đợt ném bom tháng 12 năm 1972 “như một con cuồng phong làm cây cối đổ hàng loạt, ánh chớp bom đạn biến đêm thành ngày”. (9) Nhưng lúc này Nixon đã ra đi. Vụ Watergate đã phá tan nhiệm kỳ tổng thống của ông ta cùng hàng loạt lời hứa cá nhân với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của miền Nam Việt Nam rằng nước Mỹ sẽ không bỏ rơi đồng minh trong trường hợp xảy ra một cuộc tiến công như kế hoạch mà miền Bắc đang hoạch định. “Watergate có lẽ đã giúp ngăn chặn một đợt ném bom khác - nhằm hủy diệt miền Bắc thực sự”.(10) Ông Ẩn nói với Shaplen, người coi đánh giá này là rất quan trọng nên đã đánh dấu “PT PT” vào sau lời nhận xét của Ẩn.

Các cuộc ném bom Linebacker cũng là một thông điệp gửi tới Tổng thống Thiệu - rằng Cộng sản sẽ đối mặt với sự trừng phạt không khoan nhượng tương tự nếu họ có bất cứ hành động nào vi phạm Hiệp định Paris. Ồng Thiệu, từng coi bản hiệp định là hành động tự sát, cần phải chặn đứng những sự chống đối nên buộc phải ký. Ông từng được nói cho biết là bằng cách này hay cách khác thì Kissinger dự định sẽ ký một bản hòa ước vào tháng 1 năm 1973. Lựa chọn của ông Thiệu là hoặc chấp nhận và sống với lời hứa của Nixon rằng Mỹ sẽ đem B-52 trở lại ngay khi Cộng sản có những dấu hiệu vi phạm đầu tiên hoặc đơn độc chống lại kẻ thù.

Vững tin vào lời hứa của Nixon rằng miền Nam Việt Nam sẽ không bao giờ bị bỏ rơi, Thiệu đã xuống nước trong sự phản đối của mình. Thế rồi người Mỹ chuẩn bị rời Việt Nam. Các điều khoản chính của Hiệp định Paris được ký vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, trong đó có nội dung chấm dứt sự thù địch và Mỹ rút quân. Mỹ sẽ ngừng tất cả các hoạt động không quân và hải quân chống lại Bắc Việt đồng thời tháo gỡ hoặc vô hiệu hóa tất cả thủy lôi trong vùng biển miền Bắc. Trong vòng sáu mươi ngày sau khi Hiệp định được ký, tất cả các lực lượng Mỹ, cũng như tất cả các lực lượng nước ngoài liên minh với Mỹ, sẽ rút khỏi Việt Nam. Mỹ bị cấm tái viện hoặc đưa trở lại Việt Nam các vật liệu chiến tranh và phải giải tán tất cả các căn cứ quân sự tại Nam Việt Nam. Lực lượng quân sự của hai phe được phép giữ nguyên vị trí, nhưng lệnh ngừng bắn cấm việc đưa quân, cố vấn quân sự, nhân sự quân sự, bao gồm cả nhân viên kỹ thuật quân sự, vũ khí, đạn được, và các vật liệu chiến tranh vào Nam Việt Nam. Hai bên được phép theo định kỳ thay thế những vật liệu đã bị phá hủy, hư hỏng, hoặc dùng hết trên cơ sở một đổi một dưới sự giám sát và kiểm soát quốc tế.

Mỹ và Bắc Việt cam kết sẽ tôn trọng nguyên tắc tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, bao gồm cả bầu cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát của quốc tế. Để đạt được điều này, một Hội đồng Hòa giải và Hòa hợp dân tộc sẽ được thành lập, và Mỹ bị cấm can thiệp vào các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Bắc Việt chào đón Hiệp định Paris như là một thắng lợi vĩ đại. Đài phát thanh Hà Nội, trong các chương trình phát thanh quốc nội và quốc tế, trong nhiều ngày liền đã đọc đi đọc lại toàn văn Hiệp định Paris. Từ văn phòng Thủ tướng ở Hà Nội phát đi lời tuyên bố rằng lá cờ của Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa sẽ được giương cao khắp đất nước trong suốt tám ngày, từ lúc lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 28 tháng 1 cho đến ngày 4 tháng 2. Trong ba ngày ba đêm, các đường phố Hà Nội tràn ngập những đám đông ăn mừng viễn cảnh trong vòng sáu mươi ngày nữa sẽ không còn bóng dáng một binh sĩ ngoại quốc nào tại Việt Nam và các căn cứ quân sự Mỹ tại miền Nam sẽ được dỡ bỏ.

Tại miền Nam Việt Nam, không hề có sự hân hoan hay chào mừng nào. Tổng thống Thiệu và những người đồng xứ của ông biết rõ rằng Lê Đức Thọ đã thắng trong cuộc chiến ngoại giao. Henry Kissinger đã thương lượng để đạt được bản thỏa thuận mà thực chất chỉ là một nghị định thư về sự bỏ cuộc của người Mỹ. Nhiều người, trong đó có cả trợ lý John Negroponte, biết rõ rằng Kissinger hành động như thể là ông ta muốn “cầu cho miền Nam Việt Nam chết sớm đi”.(11)

Tuy nhiên, vào thời kỳ ngay sau khi ký hiệp định, Hà Nội không có kế hoạch tấn công miền Nam sớm. Miền Bắc cần thời gian để khôi phục lại kho vũ khí và chấn hưng sức người. Các tài liệu bên trong của đảng cho thấy vào năm 1973, miền Bắc dự tính sẽ mở các cuộc tấn công quy mô lớn vào năm 1976, nhưng các sự kiện chính trị tại Mỹ đã làm thay đổi những kế hoạch này.(12)

Tính khách quan trong phân tích và chất lượng các nguồn tin từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Ẩn được thể hiện trong bản phân tích của ông về Hiệp định Paris 1973. Các đầu mối liên lạc của Ẩn từ trong chính quyền của ông Thiệu, Quốc hội và Quân lực Việt Nam Cộng hòa tốt tới mức những gì ông nói với Shaplen cứ như thể là chính ông đã có mặt trong các cuộc họp giai đoạn tháng 10 - tháng 12 năm 1972. Những tuần trước khi bản thỏa thuận được ký, Ẩn nói với Shaplen, “Thiệu sẽ nhận được lời hứa từ Nixon về việc cung cấp B-52 để chống lại một cuộc tổng tiến công mới… Trong trường hợp đối mặt với cuộc tấn công lớn của Đảng Cộng sản, họ sẽ cần B-52… Thiệu cần sự úng hộ về kinh tế, sự đảm bảo về chính trị và B-52. Kế hoạch viện trợ trong ba năm đã được vạch ra”. (13) Từ ngày 24 đến 26 tháng 1 năm 1973, ngay trước khi Hiệp định được ký, Shaplen viết rằng “Ẩn có cảm giác chúng ta sẽ không cắt viện trợ - không thể bất chấp dư luận thế giới về tái thiết. Nhưng chúng ta có thể cắt cổ Thiệu”.

Ồng Ẩn cung cấp một sự phân tích phức tạp về tình hình chính trị trước năm 1973. “Ẩn nói rằng giữa Bắc Việt và Chính phủ Cách mạng Lâm thời không hề có mâu thuẫn về việc tiếp tục chiến tranh. Đơn giản là có hai khả năng. Thứ nhất, đó là đạt được thỏa thuận. Thứ hai, chiến tranh sẽ tiếp diễn suốt năm 1973. Đạt được thỏa thuận càng sớm càng tốt. Các tài liệu của Chính phủ Cách mạng Lâm thời vào tháng 1 mà ông ấy đọc đều nói như vậy. Nhấn mạnh đến chiến thắng. Mỹ đã đồng ý ra đi… sau đó là chính quyền bù nhìn sụp đổ… Những gì họ đòi hỏi hôi năm 1966 là những gì họ có được hôm nay- quyền tham gia chính phủ… Vậy là giờ đây Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã có những gì họ muốn. Vì thế họ có thể thúc đẩy trong sáu mươi ngày - hoặc thúc đẩy để lật đổ Thiệu”.

Ẩn cũng chia sẻ với Shaplen những suy nghĩ của ông về chiến lược của Cộng sản sau Hiệp định Paris: “Bầy giờ họ sẽ tìm cách làm bạn với Mỹ - tấn công bằng ngoại giao - và sau đó sẽ hất cẳng Thiệu. Tấn công ông ta từ cả ba phía, chính trị, kinh tế và ngoại giao. Có lẽ phải mất nhiều năm. Nếu Quân lực Việt Nam Cộng hòa không châm ngòi trước. Phương cách hiện tại là tuân thủ hòa ước. Bây giờ họ đã có tư cách pháp nhân và sẽ không sẵn sàng hoặc quá nóng vội vi phạm hiệp định. Tiếp tục dồn sức vào vùng nông thôn và tận dụng thời gian để đắc nhân tâm thông qua tiến trình hòa giải và hòa hợp. Các đồ thị sẽ rơi vào tay họ sau đó - trong khi đưa người về nông thôn - vào mùa mưa - và giữ họ ở đó”.

Ông Ẩn nói với Shaplen rằng từ góc độ của Cộng sản, “thực hiện toàn bộ hiệp định là điều họ muốn, không nghi ngờ gì nữa… Chính phủ miền Nam chủ trương trĩ hoãn. Họ muốn giữ nguyên hiện trạng hoặc tiến hành bầu cử theo điều kiện của họ mà Cộng sản sẽ không chịu. Thái độ của họ là Bắc Việt và Mỹ đẩy họ vào thế đã rồi, một nền hòa bình tàn bạo, vì thế họ sẽ giữ nguyên hiện trạng trong khả năng của mình để củng cố vị thế… Nhưng cũng có rất nhiều vấn đề nội tại ở đây, và đó là một lý do nữa khiến chúng ta không thể thương lượng. Các khó khăn về kinh tế, chính trị và quân sự, tham nhũng, các khó khăn về xã hội - phải giải quyết rốt ráo những điều này thì chúng ta mới có thể đối phó với phía bên kia”.

Có lẽ một khía cạnh của Hiệp định Paris khiến Thiệu đau đớn nhất là thỏa thuận ngừng bắn tại chỗ, cho phép quân đội miền Bắc được ở lại miền Nam. Tháng 10, Henry Kissinger trở lại sau chuyến thăm Phnom Penh và đi thẳng tới gặp ông Thiệu, lúc này đang trong trạng thái rất căng thẳng và đầy xúc động. “Giờ các ông đã công nhận sự có mặt của quân đội Bắc Việt ở đây; nhân dân miền Nam Việt Nam cho rằng chúng tôi đã bị Mỹ bán đứng và Bắc Việt đã tháng”, Thiệu nói với Kissinger.

Làm sao có thể yêu cầu ông ta chấp nhận sự có mặt của từ đến 300.000 quân Bắc Việt - “nếu chấp nhận hiệp định với những điều khoản như thế, chúng tôi sẽ tự sát”. Chỉ lên tấm bản đồ treo trên tường, ông Thiệu nói: “Mất một nước nhỏ như Việt Nam Cộng hòa thì có hề hấn gì với Mỹ? Đối với các ông, chúng tôi chỉ lớn hơn một dấu chấm trên bản đồ thế giới. Nếu các ông muốn từ bỏ cuộc chiến, chúng tôi sẽ chiến đấu một mình cho đến khi nào cạn hết nguồn lực, và lúc đó chúng tôi sẽ chết… Đối với chúng tôi, sự lựa chọn là giữa sống và chết. Đối với chúng tôi, đặt bút ký vào bản Hiệp định chẳng khác nào sự đầu hàng, là chấp nhận một bản án tử hình, bởi cuộc sống không có tự do ĩà cái chết. Không, còn tồi tệ hơn cả cái chết. (14)

Vấn đề còn xấu đi khi Henry Kissinger để lại cho nhà lãnh đạo Campuchia Lon Nol ấn tượng sai rằng một thỏa thuận đã được ký kết và Thiệu đã chấp nhận bản Hiệp định. Lon Nol vốn sôi nổi liền mở sâm banh ăn mừng: “Cuối cùng thì hòa bình đã đến. Chúng ta phải uống để mừng cho điều đó và chúc mừng Tiến sĩ Henry Kissinger về sứ mệnh của ông”. Các đầu mối của Ẩn một lần nữa tỏ ra là tốt nhất thành phố; Shaplen đã ghi lại lời ông: “Ẩn nói rằng Nguyễn Văn Thiệu đã gửi thư đi. Còn nói với Henry Kissinger - chúng tôi chết bây giờ hoặc sáu tháng sau thì cũng chẳng có gì khác nhau cả. Còn nói Alexander Haig không tán thành, như thế tốt hơn… Thiệu sẽ chống lại hiệp định, vận động và đòi Hà Nội phải ký với ông ta… Henry Kissinger đã nói dối với Lon Nol”. (15)

Ẩn đã báo cáo ra Hà Nội về sự bất đồng giữa Kissinger và Thiệu, và về sau ông nói với tôi rằng đó là lý do tại sao phóng viên Amaud de Borchgrave của Newsweek được mời tới Hà Nội để có cuộc phỏng vấn độc quyền với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. De Borchgrave thậm chí không xin phỏng vấn, nhưng Hà Nội nhìn thấy một cơ hội khiến Henry Kissinger bối rối trước mặt những người thuộc chính quyền Nam Việt Nam. Bài phỏng vấn trên tờ Newsweek số ra ngày 23 tháng 10 dẫn lời ông Đồng nói rằng một bản hiệp định đã được thỏa thuận xong và lễ ký kết dự định diễn ra tại Paris vào ngày 31 tháng 10. Hà Nội cũng công bố toàn văn bản dự thảo, vốn đang được đàm phán giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Ông Đồng đề cập đến một “liên minh chuyển tiếp” và nói rằng các sự kiện đã diễn ra nhanh khiến ông Thiệu không bắt kịp. Cuộc phỏng vấn với ông Phạm Văn Đồng là nhằm đưa ra công luận, đặc biệt là dư luận ở Mỹ, một sự đã rồi; nhằm phơi bày ý đồ xấu xa của Richard Nixon và Henry Kissinger trong quá trình tìm kiếm hòa bình; và để chứng tỏ với Liên Xô và Trung Quốc rằng Hà Nội đang thực lòng muốn tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ và xứng đáng tiếp tục được nhận viện trợ từ hai quốc gia này. “Đó là đóng góp lớn nhất của ông Ẩn, theo ý kiến của cá nhân tôi”, Đại sứ Nguyễn Xuân Phong, người từ năm 1965 đến 1975 là thành viên nội các Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, đánh giá.

Henry Kissinger bị buộc phải về Washington và tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 26 tháng 10 để thông báo tình hình đàm phán với Việt Nam. “Thưa quý bà, quỹ ông, hiện nay chúng ta đã nghe được tiếng nói từ cả hai miền Việt Nam và đã trở nên rõ ràng rằng cuộc chiến tranh từng hoành hành trong hơn mười năm giờ đang đi đến hồi kết, và rằng đây là trải nghiệm đầy thương tích cho tất cả các bên tham gia. Tổng thống cho rằng có lẽ sẽ là hữu ích nếu tôi đến đây để nói với quý vị về những điều chúng ta đang làm, chúng ta đang đứng ở đâu, để hóa giải hàng loạt cáo buộc và lời buộc tội… Chúng tôi tin hòa bình đang ở trong tầm tay”.

Ẩn quả quyết rằng khi giúp Hà Nội làm cho Kissinger bối rối thì ông cũng có được sự mãn nguyện cá nhân tương tự việc ông có bài hay cho Time. Trưởng văn phòng Time, Stanley Cloud, đồng ý về điều này. Ẩn tới văn phòng và nói với Cloud rằng một số nguồn tin của ông cho biết đã có đột phá nhưng hòa bình vẫn chưa ở trong tầm tay. Ẩn đảm bảo về nguồn tin của mình, dù trên thực tế ông có ba nguồn tin - là các đầu mối của ông trong cơ quan tình báo Pháp, CIO và Cộng sản. Sau này, tôi đã trao đổi với Stanley Cloud và ông khẳng định rằng về lâu dài, bài viết của Ẩn có nội dung chính xác và chính Cloud thậm chí đã gọi điện cho Kissinger để xác nhận thông tin.(16) “Ẩn luôn nói với tôi rằng 'chưa hề có kế hoạch hòa bình, mọi chuyện vẫn còn mờ mịt, chưa có gì được giải quyết cả”, Cloud nhớ lại. “Tôi rất tự hào về những điều ông ấy đã làm cho Time trong bài viết này và nhiều bài khác”. Ẩn khẳng định một trong những lý do khiến Arnaud de Borchgrave đưa ra lời buộc tội rằng ông là điệp viên tung tin thất thiệt xuất phát chủ yếu từ sự kiện xảy ra hồi tháng 10 năm 1972. “Chúng tôi vượt qua ông ta bằng bài viết hay hơn và ông ta biết điều đó”, Ẩn nói với tôi nhiều lần như thế.

Sự kiện Nixon từ chức ngày 9 tháng 8 năm 1974 đã khiến Tổng thống Thiệu choáng váng và làm thay đổi tính chất đảm bảo của những lời mà ngài cựu tổng thống đã hứa. Người bảo trợ đã ra đi, mặc dù ngày 10 tháng 8, tân Tổng thống Gerald R. Ford viết rằng, “những cam kết hiện hành mà quốc gia đã ký trong quá khứ vẫn còn giá trị và sẽ được chính quyền của tôi hoàn toàn tôn trọng”. Nhưng có một đợt thủy triều đang làm thay đổi chính trường Mỹ. Tại cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11 năm 1974, phe Dân chủ giành thêm được bốn mươi ba ghế Hạ viện và ba ghế Thượng viện, giúp họ chiếm thế đa số vượt trội với tỷ lệ 291 - 144 tại Hạ viện và 61 - 39 tại Thượng viện. Người Mỹ đã sẵn sàng rời xa Việt Nam, để vùi chôn một giai đoạn lịch sử bẩn thỉu.

Tất cả những nhân tố này giúp giải thích vì sao Trần Văn Trà và các tư lệnh đồng đội miền Nam tập trung về Hà Nội và tại sao Đại tướng Dũng sau đó đã vào Nam sớm. Khi ông Trà phát biểu tại hội nghị, tin tức về một trận thắng lớn của Cộng sản ở tỉnh Phước Long chỉ cách Sài Gòn khoảng 120 cây số bay về. Trận đánh này được Tướng Trà lên kế hoạch để thử quyết tâm của Mỹ. Dù trong Bộ Chính trị có vài người không tán thành kế hoạch của ông Trà, nhưng cá nhân lãnh đạo Bắc Việt Lê Duẩn ủng hộ cuộc tấn công, kèm theo lời cảnh báo viên chỉ huy trưởng ở miền Nam là “tiến lên và tấn công… [Nhưng] phải chắc thắng”.(17)

Phước Long tương đối biệt lập, là mục tiêu tấn công dễ dàng cho Quân đoàn 4 của Quân đội Bắc Việt; bao gồm Sư đoàn 7 rất thiện chiến, một tiểu đoàn xe tăng T-54 do Liên Xô cung cấp, một trung đoàn pháo binh, một trung đoàn pháo phòng không, các đơn vị lính công binh và bộ binh địa phương, cùng Sư đoàn 3 Quân đội Bắc Việt mới được thành lập. Trận đánh khởi đầu vào ngày 13 tháng 12 năm 1974. Thị xã Phước Long bị thất thủ gần như ngay tức thì, khiến ông Thiệu phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các tướng lĩnh tại Sài Gòn. Vấn đề đặt ra ngay tại cuộc họp này là có nên tăng viện cho Phước Long hay không.(18)

“Tin tức về việc quân ta chiếm được toàn bộ thị xã Phước Long đến vào giữa cuộc họp”, ông Dũng viết. “Mọi người phấn khởi đứng dậy bất tay nhau mừng chiến thắng… Sự kiện này thể hiện phần nào năng lực chiến đấu của quân đội ta và sự yếu kém của quân địch. Một trang sử mới đã mở ra”.

Tới ngày 7 tháng 1, toàn bộ tỉnh này đã nằm dưới sự kiểm soát của Cộng sản. Binh sĩ và lực lượng đặc biệt của Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu tốt, nhưng họ quá thua về quân số. Quân lực Việt Nam Cộng hòa chỉ còn 850 người sống sót trên tổng số 5.400 quân tham chiến trong cuộc tấn công được lập kế hoạch cẩn thận này của Cộng sản. Chỉ 3.000 thường dân trên tổng số 30.000 trốn thoát; các quan chức thôn ấp và tỉnh bị gom lại hành quyết.(19) Theo lời của Đại tá Harry Summers thì “trận đánh ít được biết đến ở Phước Long là một trong những trận đánh mang tính chất quyết định nhất của cuộc chiến, bởi nó đánh dấu việc Mỹ từ bỏ đồng minh cũ của mình… Trước sự vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris này - và nó được thiết kế một cách đầy chủ ý để lộ rõ sự trắng trợn nhằm thăm dò thái độ của Mỹ - Tổng thống Gerald Ford đã giới hạn một cách nhu nhược phản ứng của mình chỉ bằng các công hầm ngoại giao. Bắc Việt đã được bật đèn xanh cho việc chinh phục miền Nam”. (20)

Ẩn nói với tôi rằng thời gian sau trận Phước Long là dịp duy nhất cấp trên bày tỏ sự nghi ngờ đối với đánh giá của ông về tình hình. Tin tức tình báo của Hà Nội cho biết hàng không mẫu hạm USS Enterprise và chiến đoàn hộ tống đã rời Philippines tiến gần tới Việt Nam và sư đoàn thủy quàn lục chiến đóng tại Okinawa đã được đặt trong tình trạng báo động. Có một số hoạt động tại Vịnh Subic, có thể là dấu hiệu cho thấy người Mỹ sẽ trở lại. “Tôi nói rằng Mỹ sẽ không tham chiến nữa, dù có vài động thái, nhưng đều trống rỗng. Tôi bảo họ rằng người Mỹ sẽ không bao giờ trở lại, nhưng họ vẫn chưa vững tâm. Họ lại thử lần nữa ở Ban Mê Thuật để xem người Mỹ có can thiệp hay không, sau đó thì họ biết tôi đúng. Tôi gửi báo cáo cho họ về suy nghĩ của các tướng lĩnh dưới quyền ông Thiệu. Rồi tôi đi lên trên đấy và nói chuyên với một ông tỉnh trướng, ông ta bảo rằng ông Thiệu không chịu bảo vệ tỉnh này. Ông tinh trưởng rất suy sụp và biết rằng kết cục đang đến gần, và rằng người Mỹ đã bỏ đi thực sự. Lúc bấy giờ tôi biết mọi chuyện đã cáo chung rồi. Ông Thiệu cho rằng mất một tỉnh cũng chẳng sao, cốt để xem phản ứng của Mỹ thế nào, nhmg tôi biết tinh thần người Mỹ đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến này rồi. B-52 sẽ không trở lại nữa”.

Trong khoảng thời gian này, ký giả Úc Denis Warner chạy đến tìm gặp Ẩn tại phòng giải lao ở khách sạn Continental. Warner vừa trở về từ một chuyến đi ra Tmng phần, nơi ông được tận mắt chứng kiến hệ quả của việc Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự. Các binh sĩ Việt Nam Cộng hòa luôn chịu cảnh thiếu thốn đạn dược, xăng dầu và tiền lương. Tinh thần đã suy sụp. Các đơn vị pháo binh phải dè xẻn đạn dược, và để tiết kiệm nhiên liệu, trực thăng chi được dùng cho công tác cứu thương.

“Ồng thấy tình hình Trung phần thế nào?” Ẩn hỏi Warner.

“Tôi mới nói với ông ta rằng theo tôi nghĩ thì, dù có năm sư đoàn của Việt Nam Cộng hòa đóng ở đấy, Trung phần chắc chắn sẽ chỉ như một miếng mồi ngon nếu Bắc Việt tấn công”.

Mười tám năm sau, hai người đàn ông này nhớ lại cuộc nói chuyện năm xưa. “Tôi vừa mới chuyển một thông điệp cho giao liên mang tới Trung ương cục miền Nam trong đó nói rằng vẫn còn quả sớm để mở một cuộc tổng tiến công và rằng sẽ phải đợi tới thời gian sau đó trong năm”, Ẩn nói. “Thế rồi tôi gặp ông”. (21)

Khi tôi hỏi sau cuộc gặp đó thì ông làm gì, Ẩn mới trả lời, “Tôi luôn nghĩ rằng Warner làm việc cho tình báo Úc, thế nên tôi tin vào thông tin của ông ấy và ngay lập tức gửi một bản đánh giá mới, về sau tôi có cảm ơn ông ấy vì đã cho tôi thông tin quý giá”.

Ẩn đã được thưởng Huân chương Quân công nhờ bản báo cáo về tỉnh Phước Long đề ngày 30 tháng 11 năm 1974. Các sách sử Việt Nam so sánh những đóng góp của Ẩn trong giai đoạn này với bản báo cáo của bậc thầy tình báo Richard Sorge rằng “Nhật Bàn sẽ không mở mặt trận phía đông”, vốn đã cho phép Liên Xô chuyển quân sang phía tây để chặn đà tiến công của Đức thời Thế chiến II.(22)

Ẩn cũng đoạt được báo cáo bí mật “Nghiên cứu chiến lược” trong đó cho biết tinh thần và vật chất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang cạn và rằng máy bay B-52 của Mỹ sẽ không trở lại. Tác giả của bản báo cáo, Thiếu tướng Lê Ngọc Triển, giám đốc nghiên cứu chiến lược của quân đội, nhận thấy Ban Mê Thuật là điểm xung yếu nhất trong hệ thống phòng thủ của Nam Việt Nam.

Ông Ẩn chỉ trích Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rất nặng nề, bằng chứng rõ ràng nhất là trong tài liệu của Shaplen có ghi lại lời Ẩn ví năng lực lãnh đạo  của Tổng thống Thiệu với một con khỉ nghiện thuốc phiện trong gánh xiếc. “Ẩn: Thiệu, chúng ta đã tạo nên ông ta như vậy, nếu bây giờ để ông ta tự đi, ông ta sẽ té mất. Rất nhiều người Hoa và người Sài Gòn nuôi khỉ, cho chúng ăn thuốc phiện, đỗ ăn ngon, dạy làm trò, đội mũ sặc sỡ. Làm xiếc. Nhưng khi người chủ quay lưng lại ba phút thôi, con khỉ sẽ trở về với bản tính tự nhiên của nó, sẽ bốc cứt ăn, giống Thiệu. Vì thế nếu chúng ta trì hoãn sự giúp đỡ trong năm phút thôi, Quân lực Việt Nam Cộng hòa sẽ bị nuốt chứng. Chúng ta đã tạo ra một môi trường toàn khỉ ở đây”. (23) Ẩn giải thích với Shaplen rằng cuộc khủng hoảng lãnh đạo tại Sài Gòn là một hệ quả trực tiếp của việc Mỹ chẳng làm gì để phát triển một thế hệ lảnh đạo mới tại Việt Nam. “Máu và đôla đã được vung vãi tại đây nhưng chúng ta đã làm được gì cho người Việt Nam và chính quyền Sài Gòn? Phần lớn người Mỹ đang quan hệ với lủ khỉ và đường nào rồi thì chúng ta cũng sẽ rút lui sớm thôi. Chúng ta chỉ biết tới lủ khỉ. Khi mới đến, chúng ta tận dụng những người Việt được Pháp đào tạo, đội ngũ quan lại, và chúng ta tạo nên những vị tướng mới. Đôla, vân vân, nhưng lũ khỉ chẳng biết đường sử dụng. Không có học thuyết cho Việt Nam, không có cả học thuyết của Mỹ. Chúng ta xây trường lớp, nhưng chẳng có giáo viên. Mở đường và đào kênh, nhưng dân Việt không biết cách sử dụng. Người Mỹ chẳng thể lấy não của mình rồi cho vào mũ họ được và điều đó đã chứng minh. Chẳng có sự đào tạo lãnh đạo thực thụ nào”. Ẩn dự báo rằng khi người Mỹ rời đi, Việt Nam sẽ trở thành “cái xác khô”. (24)

Sau khi Phước Long thất thủ, Đại tướng Dũng cùng các đồng sự chăm chú theo dõi phản ứng của Mỹ, nhưng rồi chẳng có phản ứng nào. Trần Văn Trà nhớ rằng ông Phạm Văn Đồng đã nói, “Mỹ đã rút quân theo Hiệp định Paris, mà chúng coi là một thắng lợi sau khi đã hứng chịu nhiều thất bại nhưng không có đường rút chân ra. Giờ thì không có khả năng chúng sẽ can thiệp trở lại bằng cách đưa quân sang. Chúng có thể sủ dụng không quân và hải quân, nhưng điều đó chẳng thể quyết định tới chuyện thắng bại”. Sau đó ông cười to và nói, “Nói đùa nhưng cũng là thật, bây giờ mình có cho kẹo thì người Mỹ cũng không quay trở lại”. (25)

Nghị quyết kết thúc hội nghị tại Hà Nội tuyên bố, “Chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”. (26)

*

ĐẠI TƯỚNG DŨNG đang trên đường đến Ban Mê Thuột vào đêm giao thừa Tết Ất Mão 1975. Dừng chân tại sở chỉ huy Sư đoàn 470 công binh xây dựng đóng ở Ia Drang, ông Dũng cùng ăn với những người lính của mình, trong bữa sáng Tết cổ truyền có bánh chưng và thịt.(27) Chặng cuối của hành trình đưa ông Dũng đi xuyên qua khu thung lũng rậm rạp, mù sương ở phía tây Ban Mê Thuột, nơi ông thiết lập sở chỉ huy cho chiến dịch sắp tới. “Chúng tôi ở trong rừng rậm, kề bên một khu rừng khôộc, loại cây có lá khi rụng tạo thành một tấm thảm vàng óng”. Mục tiêu sẽ là Ban Mê Thuột, thủ phủ tỉnh Darlar ((Tên chính thức dưới thời Việt Nam Cộng hòa, bao góm một phần của tỉnh Đắk Lắk ngày nay -ND) “là đô thị đẹp nhất trong số các thành phố cao nguyên, nơi có những người dân tộc Ê Đê mặc trang phục thêu sặc sỡ đi bộ trên đường phố, nơi vẫn còn khu nhà nghỉ đổ nát của Hoàng đế Bảo Đại gợi lại những ngày xưa thanh bình khi ngài và các đại thần tới đây săn bắn lợn lòi, nai và cọp ở những vùng đồi núi xung quanh”. (28)

Những tuần sau đó là thời gian dành cho việc phối hợp và hoàn thiện các kế hoạch chiến đấu. Trong những năm gần đấy, ông Dũng đã trở thành nhân vật tiên phong trong việc biến quân đội Bắc Việt thành một cỗ máy quân sự hiện đại.(29) Sau khi ký Hiệp định Paris, ông Dũng được giao trọng trách tái xây dựng lực lượng quân sự miền Bắc và mở rộng mạng lưới đường bộ dọc Đường mòn Hồ Chí Minh. “Sản phẩm từ các nỗ lực của ông ta là một lực lượng 200.000 dân quân miền Bắc bảo vệ hậu phương và một lực lượng chiến đấu xa gồm hai mươi hai sư đoàn với sự yểm trợ của hàng trăm xe tăng Liên Xô và Trung Quốc, pháo tầm xa, pháo phòng không cỡ lớn và nhiều loại tên lửa. Có lẽ điều còn quan trọng hơn cả hỏa lực đơn thuần và sức mạnh qua. những con số thống kê là tính cơ động của lực lượng này; vốn có thể tấn công bất kỳ nơi đâu tại miền Nam Việt Nam chỉ sau vài tuần, thậm chí vài ngày”. (30)

Tối 25 tháng 2 năm 1975, ông Dũng ký vào bản đồ phác thảo nhiệm vụ, bố trí lực lượng và các tuyến hành quân trong cuộc tấn công vào Ban Mê Thuột. Trong vài ngày sau đó, ông Dũng và các tư lệnh của mình chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để xung trận. Ngày tháng 3, “Tuấn” gửi một bức điện bằng mật mã cho “Chiến” ở Hà Nội: “Ngày 10 tháng 3, chúng ta sẽ tấn công Ban Mê Thuột”. (31)

Bốn mươi tám giờ sau đó, Ban Mê Thuột đã nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Việt. Lần này, Tổng thống Thiệu không thể chịu đứng yên nữa nên đã ra lệnh phải chiếm lại, ra chỉ thị rằng tất cả các lực lượng sẽ được triển khai để phục vụ cho nhiệm vụ tái chiếm Ban Mê Thuột. Kế hoạch được thực hiện mà không có sự tham mưu của Đại sứ Mỹ hoặc bất kỳ ai khác. Thiệu đã đi một bước nguy hiểm bằng cách tái triển khai quân ngay giữa lúc còn chạm mặt với kẻ thù. Khi dân địa phương thấy binh lính rời các thành phố, họ tưởng nhầm rằng binh lính đang bỏ chạy chứ không phải đang được điều động. Thế là cơn hoảng loạn tập thể đã dâng lên thành làn sóng người chạy về hướng duyên hải.(32)

Ngày 11 tháng 3 năm 1975, “Tuấn” gửi một bức mật điện nữa cho “Đồng chí Chiến”: “Quân ta đã làm chủ hoàn toàn Ban Mê Thuật… Quân ta đang chuẩn bị dọn sạch các mục tiêu lần cận”. Ngày hôm sau, “Chiến” trả lời bằng những chỉ thị từ Bộ Chính trị: “Các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Võ Nguyên Giáp nhất trí rằng quân ta phải nhanh chóng quét sạch các đơn vị địch còn lại ở Ban Mê Thuột” và tiến về phía Pleiku. Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong tư cách là một lực lượng chiến đấu đang trên đường tan rã.

Bắc Việt công khai dùng các sư đoàn quân thường trực tiến đánh Nam Việt Nam. Gerald Ford đã ngồi một đời ở Quốc hội nên hiểu rõ rằng Quốc hội sẽ không chấp thuận yêu cầu về ngân sách bổ sung để viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa những phương tiện mà họ cần hòng chặn đứng cuộc tấn công. Thế là ông Ford đã cử Tham mưu trưởng Lục quân - Tướng Fred Weyand - tới Việt Nam để xem xét tình hình và đề xuất các bước đi trong tương lai. Weyand thăm Việt Nam từ ngày 27 tháng 3 tới 4 tháng 4 năm 1975, điều này có nghĩa là ông đã chứng kiến sự kiện Đà Nẵng thất thủ vào ngày 30 tháng 3.

Cấp tốc trở về Mỹ để họp với Tổng thống Ford tại Palm Springs vào ngày 5 tháng 4, Weyand đồng ý rằng Mỹ còn nợ Việt Nam Cộng hòa lời hứa làm tất cả mọi điều có thể để giúp họ bổ sung nguồn lực nhằm đối phó với cuộc tổng tấn công hiện nay. “Chúng ta đến Việt Nam trước hết là để giúp đỡ dân miền Nam Việt Nam - chứ không phải chống lại người Bắc Việt. Chúng ta chìa tay ra với dân miền Nam và họ đã nắm lấy. Giờ đây họ đang cần bàn tay giúp đỡ ấy hơn bao giờ hết”. Weyand đề nghị bổ sung một ngân khoản 722 triệu đôla viện trợ quân sự tối thiểu nhằm đối phó với cuộc xâm lược hiện nay. “Viện trợ bổ sung của Mỹ nằm trong tinh thần và mục đích của Hiệp định Paris, vốn vẫn còn là một khuôn khổ thực tế cho giải pháp hòa bình ở Việt Nam”. Kết luận của ông là “tình hình quân sự hiện tại rất nguy ngập, và khả năng Nam Việt Nam tồn tại trong hình hài một đất nước bị cất cụt tại các tỉnh miền Nam là rất thấp.(33)

Trong lần cầu viện cuối cùng, Tổng thống Thiệu đã chấp bút viết một lá thư cá nhân gửi tới người đàn ông mà ông ta chưa từng gặp mặt, Tổng thống Gerald Ford. “Ý định của Hà Nội về việc sử dụng thỏa thuận Paris để phục vụ cho một cuộc xâm chiếm miền Nam Việt Nam bằng quân sự là điều chúng tôi đã biết rõ ngay từ khi đang đàm phán Thỏa ước Paris… Lúc đó chúng tôi đã nhận được những lời cam kết chắc chắn rằng Mỹ sẽ trả đũa một cách nhanh chóng và mãnh liệt đối với bất kỳ hành động nào vi phạm tới thỏa thuận… Chúng tôi coi những lời hứa đó là những đảm bảo quan trọng nhất của Thỏa ước Paris; và những lời hứa đó giờ đây đã trở nên tối quan trọng đối với sự sống còn của chúng tôi”.

Cuộc tấn công cuối cùng vào Sài Gòn sắp sửa bắt đầu. Buổi chiều ngày 7 tháng 4, một chiếc xe gắn máy chở ông Lê Đức Thọ, người đã chủ trì lễ kết nạp Phạm Xuân Ẩn vào Cộng sản hai mươi năm về trước, chạy tới sở chỉ huy của Đại tướng Dũng, ông Thọ mang chiếc túi xách bên trong đựng tờ mệnh lệnh thực hiện cuộc tấn công cuối cùng mang tên, “Tiến tới thắng lợi cuối cùng”, trong đó khẳng định ông Dũng là Tư lệnh trưởng, còn Trần Văn Trà và Lê Đức Anh làm tư lệnh phó. Trong lời chia tay, Lê Đức Thọ nói với các viên tư lệnh của ông rằng “ngay cả khi chúng [Mỹ] mạo hiểm can thiệp thì chúng cũng không thể đảo ngược được tình hình, chúng chỉ có thể nhận thêm thất bại nặng nề hơn mà thôi. Chúng ta nhất định chiến thắng”. Bộ Chính trị đặt tên cho kế hoạch mới là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Cuộc tấn công vào Xuân Lộc, một khu vực phòng thủ trọng yếu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa dọc theo Quốc lộ 1, khởi sự vào ngày 9 tháng 4.(34) Xuân Lộc rồi đây sẽ trở thành một trận chiến mang tính sử thi của cuộc chiến tranh, với việc Sư đoàn 18 bộ binh Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu dũng mãnh trong tình thế quá chênh lệch lực lượng và đã cho thấy vì sao họ được coi là sư đoàn thiện chiến nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, sau hai tuần đánh nhau ác liệt và đã tiêu diệt hơn năm ngàn quân địch và phá hủy ba mươi bảy xe tăng của Quân đội Bắc Việt, Sư đoàn 18 được lệnh rút quân và Xuân Lộc rơi vào tay Bắc Việt vào ngày 22 tháng 4.(35) Ngày hôm sau, Tổng thống Ford nói với những người dự khán ở Đại học Tulane rằng, “nước Mỹ có thể lấy lại được niềm kiêu hãnh từng tồn tại trước Chiến tranh Việt Nam. Nhưng điều đó không thể đạt được bằng cách trở lại đánh nhau trong một cuộc chiến tranh mà đối với Mỹ nó đã kết thúc”.

Ẩn đã cung cấp cho Shaplen một sự phân tích chi tiết về tình hình.(36) “Ẩn sợ nhất là những người lính vô kỷ luật và quân cướp, ông ta cầu nguyện cho Sài Gòn”, Shaplen viết.(37)

Kết cục đến sớm hơn so với dự đoán của hầu hết mọi người. Ông Ẩn rất sốc khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa với quân số gần một triệu người, quân đội lớn thứ tư thế giới, lại có thể tan rã nhanh đến thế trong giai đoạn tháng 3 và tháng 4 năm 1975. “Ẩn nói rằng ông chưa bao giờ nghĩ điều đó lại dễ dàng như thế”, Shaplen ghi chú trong sổ tay vào cuối tháng 4 năm 1975. “Thiệu tiếp tục đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân ông ta và sẽ kéo cả ngôi nhà sập xuống cùng với ông ta. Sau tôi là cơn hồng thủy”, Ẩn nói.(38) “Không gì có thể bào chữa cho cuộc sống của chúng ta. Cái thực tế rằng chúng ta đang sống chẳng mang ý nghĩa gì cả”, Nguyễn Hưng Vượng nói với Shaplen.

Tổng thống Thiệu lúc này đã ra tuyên bố từ chức, nói với các cố vấn thân cận nhất rằng tình hình quân sự giờ đây đã hết hy vọng và rằng việc tiếp tục tại vị của ông có thể được coi là một sự cản trở đối với giải pháp hòa bình. Vào ngày 25 tháng 4 năm 1975, ông bước lên chiếc máy bay C-118, số đuôi 231, từ Tân Sơn Nhứt đi Đài Bắc. Các lời đồn sau đó cho rằng ông Thiệu đã mang theo hơn hai mươi tấn vàng trong kho dự trữ quốc gia. Phó Tổng thống Trần Văn Hương tiếp nhận ghế tổng thống.

*

THÁNG 4 ĐẾN với đầy những nỗi âu lo trong lòng Ẩn về an nguy của gia đình và bè bạn. Ông biết thời gian không còn nhiều. “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đi Mỹ, nhưng tôi phần vân không biết là có nên để vợ con ra đi hay không. Tôi không nhận được thông tin nào từ Hà Nội, không có sự chỉ dẫn nào, và tôi cũng chịu áp lực từ tờ Time là phải đưa ra quyết định. Tất cả bạn bè đều muốn giúp đỡ tôi, chứ không chỉ riêng tờ Time, có rất nhiều người tốt bụng. Malcom Browne đề nghị đưa tôi vào đanh sách của New York Times dù tôi làm việc cho một tờ báo đối thủ; một đại diện của Reuters đến tiệm Givral đề nghị giúp tôi và gia đình xuất ngoại. Jim Robinson, người từng làm việc cho đài NBC, mời tôi và gia đình đi cùng chuyến bay do ông thuê. Rồi đến ngày 22 tháng 4, Bob Shaplen bảo tôi đã đến lúc phải quyết định, vĩ an nguy của vợ con. Tôi bảo được rồi, cho tôi một ngày để suy nghĩ”.

Ẩn không bao giờ có thể bỏ lại mẹ già ở Sài Gòn, nhưng ông lo rằng đảng có thể chỉ đạo ông di tản cùng người Mỹ. Điều đó có nghĩa là ông sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình tại Mỹ, một điều đối với cá nhân ông chẳng có ý nghĩa gì cả. Để dự phòng cho mọi tình huống, ông đã tìm cách liên hệ với người em trai ở Cần Thơ, cách Sài Gòn về phía nam vài giờ chạy xe, để xem ông này có thể lên Sài Gòn chăm sóc người mẹ hay không. Tuy nhiên, ông em không biết chắc là mình có thể lên Sài Gòn trước khi Ẩn ra đi hay không, trong trường hợp có lệnh từ Hà Nội phải di tản.

Một ngày sau khi ông Thiệu ra đi, vợ và bốn người con của Ẩn rời Sài Gòn trên một chuyến bay của đài CBS News cùng với ba mươi chín thành viên của tờ Time. “Mỗi người chúng tôi được phát một túi xách nhỏ của hãng hàng không Pan Am để đựng ít quần áo, tất cả chỉ có vậy”, Hoàng Ân, người con trai lớn nhất của ông, nhớ lại. “Chúng tôi không hề sợ bởi được má bảo vệ rất kỹ. Tôi không nghĩ rằng đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy ba. Vì một lý do nào đó, có lẽ là do chúng tôi còn quá nhỏ vào lúc ấy và do ba má luôn bảo vệ và cách ly chúng tôi”.

Ẩn nói với các đồng nghiệp rằng ông không thể rời xa mẹ mình. “Trong đời, bạn chỉ có một người mẹ và một người cha, mà người Việt chúng tôi không bao giờ bỏ cha mẹ lại như vậy; bổn phận của con cái là phải chăm sóc cho cha mẹ. Cha tôi đã chết trên tay tôi tại nhà; nên tôi không bao giờ bỏ má tôi ở lại một mình, còn má tôi thì cũng sẽ không bao giờ rời Việt Nam”. (39) Sau khi dàn xếp mọi chuyện ổn thỏa, Ẩn nói với những người gần gũi với mình rằng ông sẽ tìm cách để đoàn tụ với gia đình tại Mỹ. Ông rất cảm kích khi gia đình mình sẽ được bình an và rằng tờ Time đã lo mọi thứ. Shaplen viết cho Lansdale vào ngày 10 tháng 5 rằng “nằm trong số những người ở lại, bất chấp mọi lời nài ni, trong đó có cả sự nài nỉ của tôi, là Phạm Xuân Ẩn, bạn cũ của chúng ta ở tờ Time… Hy vọng là ông ấy sẽ ổn”. (40)

Điều mà Ẩn không hề biết lúc bấy giờ đó là trong Quân ủy Trung ương thuộc Bộ Chính trị đã có những sự cân nhắc nghiêm túc về khả năng điều Ẩn tới Mỹ để tiếp tục làm nhiệm vụ. Cuối cùng thì chính Đại tướng Dũng đã quyết định rằng Ẩn nên ở lại Việt Nam. “Anh Ẩn là vốn quý của đất nước, anh ấy làm tình báo mấy chục năm rồi, bây giờ mà tiếp tục khai thác nữa thì với khả năng và điều kiện của mình, anh ấy vẫn phát huy tác dụng rất tốt, nhưng quá trình ra nước ngoài rất dễ bị lộ, lúc ấy tổn thất là rất lớn”. (41) Người đã tuyển mộ Ẩn, ông Mười Hương, thấy tiếc về quyết định này. “Thú thật, xét về mặt tình báo thì tôi rất tiếc. Anh Ẩn mà tiếp tục ra nước ngoài thì sẽ phát huy tác dụng rất tốt”. (42) Tôi đã hỏi ông Mai Chí Thọ về ý tưởng tiếp tục triển khai nhiệm vụ cho Ẩn và ông cho biết: “Về mặt công việc, đấy là một ý tưởng hay. vỏ bọc của ông Ẩn vẫn còn nguyên vẹn, ông ấy được người Mỹ tin tưởng, và ông ấy cũng đã chuẩn bị lên đường, sẵn sàng lên đường. Nhưng cần đánh giá theo hướng ngược lại: ông ấy luôn sẵn sàng một cách chuyên nghiệp, nhưng những điều kiện khác cũng cần phải được xét tới. Ông ấy đã cống hiến quá nhiều rồi”.

Khi tôi đề cập với Ẩn khả năng tiếp tục sứ mệnh tình báo ở Mỹ, ông đã nhấn mạnh rằng ông coi đấy là một hành động quá lo xa. “Tôi thực sự không biết họ còn muốn gì ở tôi nữa. Có lẽ họ hy vọng rằng các nguồn tin sẽ giúp tôi theo sắt được những ý nghĩ bên trong Ngũ Giác Đài, nhưng điều đó khó mà xảy ra bởi rất nhiều đầu mối của tôi lúc bấy giờ đang ở trong trại cải tạo hoặc các khu tị nạn tại Mỹ thì làm sao có thể tiếp cận được cái gì. Hoặc có thể tôi sẽ báo cáo về việc tổ chức tòa soạn tại Los Angeles hoặc San Francisco”, Ẩn nói, kèm theo một nụ cười nhăn nhó quen thuộc.

Tại Sài Gòn, người ta rỉ tai nhau rằng khi quân miền Bắc vào thì sẽ có một cuộc tắm máu. “Căng thẳng lan tỏa không chỉ bởi người ta biết chắc chắn răng Sài Gòn sẽ thất thủ, mà còn bởi người ta không biết nó sẽ sụp đổ như thế nào”, William Tuohy viết. “Liệu có xảy ra một cuộc pháo kích dồn dập và sau đó là màn đấu súng qua từng căn nhà? Liệu có xảy ra một cuộc tắm máu khi Cộng sản tính sổ với những người mà họ cho là hợp tác với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa? Liệu những người miền Nam Việt Nam, trong con giận dữ và thất vọng, có chĩa súng vào những người Mỹ đã bỏ rơi họ và rồi tấn công bất cứ người mắt xanh nào mà họ gặp?”(43) Ẩn rất sợ phải ở nhà, bởi không biết đạn pháo có thể rơi trúng nơi nào, nhưng ông cũng được biết riêng rằng Cộng sản đã xác định ba nơi an toàn: Đại sứ quán Pháp, Bệnh viện Grall và khách sạn Continental do người Pháp sở hữu. Trong túi của Ẩn lúc này có nhiều chìa khóa của những phóng viên đã ra đi, thế nên ông quyết định cách tốt nhất là đưa mẹ đến phòng 407 của Bob Shaplen tại khách sạn Continental.

Trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, nhiều ngườì bạn đã đến để nhờ Ẩn tư vấn, những người khác thì đề nghị giúp đỡ ông. Người phụ nữ Mỹ Jolynne D'Omano cùng chồng là Pierre, một doanh nhân Pháp sinh trưởng tại đảo Corse, chủ sở hữu một nhà hàng góc phố xứ Basque nổi tiếng mang tên Aterbea, nơi có món bánh trứng rán được coi là ngon nhất tại Việt Nam, đã tới để giúp đỡ. Jolynne tới Việt Nam năm 1965 để làm việc cho Việt Tấn xã. Bà là học trò của Giáo sư Wesley Fishel, một người bạn thân của ông Diệm tại Đại học bang Michigan, người đã dặn bà khi đến Việt Nam thì hãy tìm gặp Ẩn. Fishel đã gặp Ẩn từ rất sớm, khi được người bạn của hai bên là Edward Lansdale giới thiệu.(44)

Rồi Jolynne dần phải lòng đất nước và con người Việt Nam. Sau khi gặp Pierre vào năm 1967, bà chọn Sài Gòn làm quê hương, sau đó chuyển từ căn hộ gần bờ sông lên sống tại tòa nhà Eden, ngay phía trên tiệm Givral, nơi qua các thời kỳ bà có những hàng xóm như Jack Reynolds, George McArthur, Lou Conein, Francois Sully và nhiều người Ẩn làm nghề đổi tiền. Jolynne và Ẩn hình thành một tình bạn rất đặc biệt, thể hiện qua việc hai người thường ngồi ở quán Givral nói chuyện về chó, vòng cổ cho chó, thuốc chống bọ chết, thuốc xổ giun, chính trị, lịch sử, thời sự và chiêm tinh. Jolynne có một chú chó Doberman lông đen được đặt tên Roscoe mà bà thường dẫn tới Givral mỗi ngày trong những lần trò chuyên với Ẩn, người cũng thường dắt theo chú chó bẹc giê Đức.(45) “Rất ít người làm gián đoạn câu chuyện giữa hai chúng tôi khi có những con chó bự ngồi bên cạnh”, Ẩn nhớ lại. “Vì thế chúng tôi thường có những cuộc trò chuyện tuyệt vời”.

Sau thời gian làm việc cho Việt Tấn xã, Jolynne dạy văn học Anh tại Đại học Sài Gòn. Bà kể cho tôi nghe chuyện một ngày nọ có một sinh viên đi tù tại Côn Sơn. Sinh viên này bị tình nghi là Việt Cộng và đang bị lao phổi nặng, rất cần thuốc men. Jolynne kể lại chuyện này cho Ẩn bên ly cà phê ở Givral. Ẩn bảo với bà là trở lại tiệm Givral lấy thuốc lúc 3 giờ chiều. Sẽ có một người đàn ông tới đưa thuốc. “Tôi luôn nhớ về lòng trắc ẩn và sự quan tâm của Ẩn”, bà nói với tôi. “Bằng cách nào đó mà cậu sinh viên kia đã nhận được thuốc; đó chính là nhờ công sức của Ẩn”.

Jolynne đề nghị Ẩn cùng mẹ tới ở trong căn hộ của bà bên bờ sông để tránh mặt đội quân đang tiến vào. Khi Ẩn nói với bà rằng như vậy không an toàn, Jolynne cùng Pierre đã sắp xếp để Ẩn vào ở tại khu nhà của tùy viên quân sự Đại sứ quán Pháp ngay sau nhà của hai vợ chồng bà, nhưng Ẩn quyết định không nhận lời đề nghị đó. Để làm quà trước lúc ra đi, Jolynne tặng Ẩn cuốn cẩm nang thú y Merck. Ba mươi năm sau, Ẩn lôi từ giá sách của mình cuốn sách năm xưa và nhờ tôi chụp hình ông đang cầm cuốn sách để tặng cho người bạn thân, ông thường sử dụng cẩm nang này để chữa trị cho các con thú cưng.

Ẩn có lý do chính đáng để lo sợ cho cuộc sống của ông. Bạn thân của ông là Vượng từng làm việc cho CIA và đã sắp xếp để ra đi, vì biết rõ kết cục nào sẽ đến với những người đã cộng tác với Mỹ dài lâu. Vượng khuyên Ẩn nên đi bởi vì ông là phóng viên miền Nam Việt Nam nổi tiếng nhất từng làm việc cho người Mỹ. Nhiều năm trước đó, Vượng từng thất bại khi cố gắng chiêu mộ Ẩn cho CIA, và chỉ với mối quan hệ đó của Ẩn cũng đủ để cho Cộng sản nhốt ông trong một thời gian dài. “Tôi không biết người Cộng sản và họ cũng không biết tôi”, Ẩn giải thích. “Tôi sẽ làm gì khi có một cán bộ chĩa súng trường vào mình? Tôi không thể nói, 'Xin chào mừng, tôi đã chờ đợi hai mươi năm rồi, nhiệm vụ của tôi vậy là kết thúc’. Tất cả những gì tôi muốn là trở thành một chàng Tarzan, ra đi cùng với Jane và lũ thú cưng của tôi, và được yên tĩnh. Tôi đã quá mệt mỏi. Tôi không thể nói với họ về nhiệm vụ của mình bởi họ có thể cười và bắn chết tồi lúc đó như một thằng điên, sinh ra tại nhà thương điên ở Biên Hòa. Tôi sẽ phải hợp tác và hy vọng câu chuyện của tôi sẽ tới Sài Gòn sớm. Bên cạnh đó, tôi biết rằng khi an ninh hỏi về người vợ và gia đình mà tôi đã gửi sang Mỹ, họ sẽ không bao giờ tin rằng tôi đứng cùng phe với họ. Họ có thể sẽ khử tôi chỉ để giết thịt lũ chó của tôi làm thức ăn cho bữa tối”. (46)

“Với tôi, Sài Gòn chính là nhà”, Ẩn nói với Shaplen vào cuối tháng 4, và đùa rằng “dân chim chóc và cào cào” kia đã hứa sẽ chăm sóc ông. Rồi ông bảo, “Tôi sống vậy cũng đủ rồi”. Sau này Shaplen đã chú thêm trong ngoặc, “ông ấy có thực sự nghĩ như thế? Dù thế nào thì nếu ông ấy ở lại, chắc sẽ gặp rắc rồi”. (47) Tôi hỏi Hoàng Ân về việc ông đã đề cập tới dân cào cào. “Ba tôi muốn nói tới những người bán chim và cào cào. Nếu cứ mua hàng ở một nơi, đần dần mình chắc chắn sẽ có một mối quan hệ gắn kết với người ta. Mà ba tôi thì lại luôn hào phóng với những người bán hàng đó; thế nên họ đã trở thành bạn bè”.

Chỉ vài ngày nữa là cuộc tấn công của Bắc Việt vào Sài Gòn sẽ xảy đến. “Chiến thuật cực nhanh”, Ẩn nói với Shaplen. “Đây là sự pha trộn của năm 1968 và 1972”. Bác sĩ Trần Kim Tuyến nói với Shaplen rằng ông ta nghĩ “ít nhất 200.000 đến 300.000 người sẽ bị giết. Nhiều người khác sẽ vào trại tập trung”. Ông Vượng bổ sung, “Tôi nghĩ chưa có giết chóc ngay đâu, nhưng sau này sẽ có”.

Một trong những người ra đi vào giai đoạn này là Laura Palmer. “Tôi không biết nói gì khi đến lúc chia tay ông ấy ở trên bậc cửa khách sạn Continental. Tôi cùng với một nhóm nhà báo đi bộ tới điểm đón người di tản. Tôi không dám ngoái đầu lại”.(48) David Greenway nhớ lại rằng “trong con hỗn mang ở thời khắc sau chót của nền cộng hòa, Ẩn là người Việt Nam cuối cùng tôi gặp trước khi bước lên chiếc trực thăng ở Đại sứ quán Mỹ, bay trên những đường phố ướt sũng nước mưa và ánh lửa nhoằng lên từ những vụ thiêu hủy đạn được ở đàng xa”.(49) Trưởng văn phòng Time, Roy Rowan, vẫn còn nhớ những lời cuối cùng Ẩn nói với ông khi hai người cùng nhau bước ra khỏi khách sạn Continental, “Đừng lo. Ông sẽ ổn thôi”.(50)

Phóng viên ảnh Dick Swanson của Time-Life vừa mới trở lại Sài Gòn sau thời gian sống ở quê nhà tại Bethesda, Maryland. Ông đã tới Sài Gòn vào năm 1966 và cưới cô Germaine Lộc vào năm 1969. Ẩn tới dự đám cưới của hai người. Lộc đang làm việc cho Đại sứ quán Nhật Bản thì Nick Turner gặp cô trong một cuộc họp báo vào năm 1962 và đã đề nghị cô về làm việc cho Reuters với tiền lương tăng gấp đôi. “Tôi nhớ hôm bước vào vãn phòng Reuters, thấy ông Ẩn ngồi nơi chiếc bàn kê gần cửa sổ trông ra phố Catinat. Chú chó bẹc giê Đức ngồi phía sau ông ấy. Con chó gầm gừ khi thấy tôi bước vào, nhưng ông Ẩn bảo, 'ngoan nào' và nó nghe lời ngay, ông Ẩn rất thân thiện, vừa gặp tôi đã bảo, 'Tôi ít ở trong văn phòng, nên khi cần thì chị cứ sử dụng bàn của tôi’. Khi làm việc chung, bất cứ lúc nào tôi cần thông tin thì ông ấy đều giúp. Phóng viên nước ngoài theo chân ông khắp nơi, bởi ông luôn sẵn sàng chia sẻ thông tin”, Germaine Lộc Swanson nhớ lại.

Trước khi gia nhập làng báo, Lộc là y tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa, từng hơn hai mươi lần nhảy dù xuống chiến trường. Cô là một trong số ít phụ nữ Việt Nam làm cộng tác viên thường xuyên cho Life, NBC, ABC, CBS, tạp chí Look và Reuters. Lộc được biết đến như một nhân vật chống Cộng quyết liệt, nhưng đến hôm nay vẫn là một người bạn thân của cả gia đình Ẩn, các con ông vẫn gọi Lộc bằng “cô”. Tháng 12 năm 1970, cô rời Việt Nam để đến sống tại Mỹ, nhưng vào lúc này, khi chứng kiến tình hình Sài Gòn, Dick Swanson biết rằng ông phải trở lại để đưa cả gia đình bên vợ gồm mười hai thành viên rời đất nước.(51)

Swanson hầu như không ngủ trong gần hai ngày cho tới khi ông gặp Ẩn ở văn phòng của Time. “Tôi hỏi ông ta theo kiểu ngắn gọn của người Việt: 'Nếu tôi và gia đình ở lại thì có an toàn không?' ông trả lời, 'Có thể’ Swanson cười. “Tương tự như lúc ở nhà tại Bethesda, tôi hỏi Germaine còn nước đá không. 'Còn’, cô ấy đáp. Thế là tôi đi tới tú lạnh và phắt hiện khay đá chỉ toàn nước. Lúc đó Germaine nói, 'Chúng ta có đá, nhưng chưa đông’.

Sau đó Swanson đã hỏi câu hỏi mà ông muốn đặt ra với người bạn của mình từ nhiều năm nay. “Ẩn, chiến tranh đã kết thúc. Ngày mai, ngày mốt, hoặc ngày hôm sau nữa. Bất cứ lúc nào. Chúng ta quen nhau tới nay đã chín năm rồi. Anh hãy nói thật với tôi. Anh có theo họ không, phía bên kia ấy7”.

“Tôi là người Việt Nam. Tôi không quan ngại về Cộng sản. Tôi sẽ ở lại đây”, Ẩn nói.

“Anh sẽ gặp rắc rối với phe Cộng không?” Swanson hỏi.

“Vào những lúc như thế này, nguy hiểm đến từ nhiều phía”, Ẩn đáp.

“Được rồi, rất hay khi biết rằng lỡ ra nếu tôi kẹt lại Sài Gòn thì vẫn có một trong những người bạn thân nhất là dân Cộng”, Swanson nói.

Ẩn chỉ cười.(52)

Sau này Ẩn nói với tỏi rằng “tôi biết nếu Dick không ra đi vào ngày 30 tháng 4 thì rồi người ta cũng đá anh ta đi nhanh chóng thôi. Vì thế đối với anh ta, chuyện trở về Mỹ là chẳng có trở ngại gì, nhưng với gia đình của Germaine thì lại khác”.

Đại sứ quán Mỹ đã thông báo tới các trưởng văn phòng báo chí rằng khi đến giờ di tản khỏi Sài Gòn, Đài phát thanh Quân đội sẽ phát bản tin thời tiết đặc biệt, “Nhiệt độ lúc này là 105(khoảng 40 độ C-ND) và đang tiếp tục tăng lên!” Việc sơ tán sẽ lên đến cao điểm khi Đài phát thanh Quân đội phát bài Giáng sinh trắng của Irving Berlin do Bing Crosby trình bày. Sáng 29 tháng 4 năm 1975, phóng viên và tất cả những người Mỹ còn lại ở Sài Gòn bị lôi dậy bởi mẩu phát thanh nói trên thông qua Đài phát thanh Quân đội ở Sài Gòn. “Đến giờ rồi”, Đại sứ quán Mỹ khẳng định. “Mọi người đi thôi!”(53)

Bác sĩ Trần Kim Tuyến bỏ mất nhiều cơ hội để ra đi. Vợ của ông, bà Jackie, và các con đang ở Singapore, sau khi đã di tản trước theo sự giúp đỡ của Đại sứ quán Anh. Riêng Tuyến thì suốt mười hai năm trước đó hoặc phải ngồi tù hoặc bị quản thúc tại gia.(54) Lúc này ông vẫn còn ở Sài Gòn bởi rất nhiều bạn bè và người ủng hộ ông đã bị bỏ tù hồi đầu tháng 4 sau khi bị quy tội âm mưu đảo chính và phát động tổng phản đối nhằm vào chính phủ của ông Thiệu. Tuyến từ chối rời Việt Nam chừng nào những người này chưa được trả tự do.

Tuyến được ưu tiên hàng đầu trong danh sách di tản của CIA. Đầu mối của ông trong CIA là William Kohlmann cam đoan rằng tổ chức này sẽ không bỏ rơi ông. Bác sĩ Tuyến đã gặp Kohlmann ít nhất hai lần vào tuần trước, trong đó có lần Kohlmann tới tìm gặp Tuyến tại nhà Ẩn.(55) Nhưng chính bản thân Kohlmann cũng gặp khó khăn trong việc ra đi. Bị bệnh bại liệt từ hai mươi lăm năm trước, giờ đây ông đi lại khó khăn với đôi nạng trong khi tay trái thì đã trở nên vô dụng.(56) Ông cần thêm nhiều thời gian và sự trợ giúp để có thể leo lên trực thăng; lúc Tuyến sẵn sàng để ra đi vào ngày 29 tháng 4, thì Kohlmann đã đi trước rồi.

Từ nhà riêng, Tuyến tìm cách gọi điện tới các đại sứ quán Anh, Mỹ và Pháp cũng như các nhà báo quen biết, nhưng tất cả đường dây điện thoại đã bị cắt. Rồi ông tìm thấy một quán cà phê nhỏ trên đường Công Lý, nơi có điện thoại còn hoạt động. Ông cố gọi cho Đại sứ quán Mỹ, nhưng đường dây bị nghẽn. Cuối cùng Tuyến tìm đến Bob Shaplen ở khách sạn Continental, lúc này đang chuẩn bị tới Đại sứ quán và Shaplen đã hứa sẽ làm hết sức mình để có thể giúp đưa Tuyến vào danh sách phóng viên nước ngoài di tản vào cuối buổi sáng hôm đó. Shaplen bảo Tuyến về nhà, cho những đồ đạc cá nhân cần thiết vào một chiếc va li, rồi trở lại khách sạn Continental lúc 11 giờ sáng.

Lúc Tuyến trở lại, các phóng viên được lệnh lên xe buýt trước khách sạn sau đó tới sân bay Tân Sơn Nhứt để di tản bằng trực thăng.

“Không còn hy vọng nữa”, Shaplen nói, sau khi đã thất bại trong việc đưa Tuyến vào danh sách di tản. Ông lại gọi cho Đại sứ quán, nhưng sau chừng mười phút, các phóng viên trên xe buýt hết kiên nhẫn. Đã đến lúc phải đi. Shaplen không thể làm gì khác ngoài việc thọc tay vào túi lấy hết tiền cùng một chiếc chìa khóa phòng khách sạn dự phòng rồi đưa cho bạn, đoạn nói, “Tới chỗ ông Ẩn đi!”. Một trong những đoạn ghi chú cuối cùng của Shaplen cho biết “Tôi rời khách sạn Continental lúc khoảng 10 giờ 15. Chờ đợi. Tony [Tuyến] và Nghiêm ở trong phòng ngay trước khi tôi đi. Nói với họ là hãy ở cạnh ông Ẩn và đưa cho Tony thông tin về địa chỉ 22 Gia Long (cuối cùng ông đã đi đến đấy, hy vọng là không quá muộn). (57)

Tuyến tới văn phòng tờ Time và hỏi Ẩn có di tản không. “Không. Time đã đưa vợ con tôi ra ngoài rồi. Nhưng riêng tôi thì không thể đi lúc này. Má tôi quá già mà lại đang bịnh, bà cần tôi ở bên cạnh. Còn ông thì chắc chắn phải đi rồi”. (58) Một người bạn khác của Ẩn là Cao Giao, người có vợ đã làm mai ông Ẩn cho bà Thu Nhàn, tìm cách trấn an Ẩn và Vượng, nói rằng chế độ mới có vẻ ưu ái những người Việt theo tinh thần dân tộc. “Tại sao ông phải ra đi? Chẳng có gì phải sợ cả”. (59) Nhưng ông Ẩn biết rõ hơn: “Không, không thể ở lại. Ông phải tìm đường đi thôi!”

Ẩn và Tuyến quyết định tìm kiếm cơ may bằng cách trở lại tòa đại sứ. Họ chạy chiếc Renault màu xanh lá cây của Ẩn, nhưng quá đông người nên chẳng thể tới gần cổng được. Hai người quay trở lại văn phòng Time để rà soát lại một cách vô vọng những đầu mối liên lạc của Ẩn nhằm tìm kiếm một ai đó khả dĩ có thể giúp đỡ, nhưng các số điện thoại hoặc là bận liên tục, hoặc đã bị ngắt. Quá bức bối, Tuyến bảo lái xe trở lại tòa đại sứ, nhưng tình hình còn tệ hơn lúc trước, thế là hai người phải rút về khách sạn Continental. “Trong trường hợp không đi được, ông đừng có bao giờ trở về nhà”, Ẩn dặn Tuyến, “ông có thể tới chỗ tôi ở tạm”.

Lúc này đã là 5 giờ chiều. Hai người đàn ông ngồi chết dí trong văn phòng Time, chẳng biết phải làm gì. “Tôi nghĩ tới vợ còn ở Singapore”, Tuyến nói. “Chắc không bao giờ gặp lại nhau nữa”.

Rồi bất thình lình, điện thoại của Ẩn bỗng đổ chuông, “ông thấy đấy, hôm ấy lại là một ngày may mắn nữa; lần này là may cho ông Tuyến”, Ẩn nói với tôi. Phóng viên Dan Southerland của tờ Christian Science Monitor gọi tới để hỏi Ẩn đang xoay xở như thế nào và chuyện di tản ra làm sao. Ẩn liền cắt ngang lời Dan. “Dan, bọn tôi cần anh giúp! Tôi không có thời giờ cho những chuyện khác. Anh thử liên lạc với đại sứ quán và nói với họ răng bác sĩ Tuyến đang ở đây với tôi và họ cần phải đưa ông ấy đi, nhanh lên. Hãy gọi cho ông Đại sứ”. Trước khi Ẩn gác máy, ông Tuyến đề nghị nói chuyện với Southerland. Bằng tiếng Pháp, Southerland hứa với bác sĩ Tuyến là sẽ làm hết sức mình, rồi bảo Ẩn cũng như Tuyến là hãy canh chừng điện thoại để ông ta gọi lại.

Ẩn và Tuyến ngồi lặng im trong chừng ba mươi phút thì điện thoại đổ chuông. Southerland đã liên lạc được với đại sứ quán và nói chuyện với chỉ huy trưởng chi nhánh CIA Tom Polgar. Họ không thể điều xe tới để đón Tuyến, nhưng ông ta cần phải nhanh chóng trở lại tòa đại sứ. Polgar sẽ chờ và đã đưa tên Tuyến vào danh sách giao cho nhóm thủy quân lục chiến làm công tác gác cổng. “Bảo ông ta chỉ mang theo một kiện hành lý thôi”, Polgar dặn Southerland.(60)

Polgar nói rằng nếu Tuyến không thể đến tòa đại sứ, thì ông ta có thể tới số 22 đường Gia Long, một tòa chung cư do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ sử dụng, là nơi mà Shaplen đã chỉ cho Tuyến cách đấy nhiều giờ. Tầng trên cùng của tòa nhà được chỉ huy phó chi nhánh CIA sử dụng và giờ đây đang được dùng để hỗ trợ việc di tản bằng trực thăng. Tên của Tuyến cũng sẽ được cho vào danh sách ở đấy.(61) “Nếu không tới đây được, thì ông hãy chạy nhanh đến đấy. Chỉ trong chốc lát nữa thôi chiếc trực thăng cuối cùng sẽ đến. Trần Văn Đôn đang ở đó, cùng với hai hay ba chục người gì đấy”. (62)

Trần Văn Đôn, Phó thủ tướng và là Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các cuối cùng của ông Thiệu, thật trớ trêu, lại là nguồn tin bí mật lâu năm của Ẩn. Sau khi chuyển giao quyền lực cho Minh Cồ vào ngày 29 tháng 4, ông Đôn cũng gặp khó khăn trong việc rời khỏi đất nước. Đầu tiên ông ta gọi cho Ted Overton thuộc văn phòng CIA tại tòa đại sứ, ông này bảo Đôn tới ngay. Vợ Đôn lúc này đã ở Pháp, nhưng con trai ông ta, một bác sĩ nhi khoa tài năng, đang ở nhà đợi cha. Thế là Đôn vội vã trở về nhà và trước khi cùng con trai tới tòa đại sứ, ông vào thư viện gia đình, nhét những tập bản thảo hồi ký của mình và một ít tiền vào chiếc va li trống để mang theo.(63)

Lúc Đôn tới tòa đại sứ, ông đối mặt với đám đông hỗn loạn mà Ẩn và Tuyến từng gặp; ông gọi cho Overton và ông này hẹn tới tòa nhà văn phòng mà đại sứ quán thuê, nhưng khi họ vừa tới thì nơi đây cũng quá đông người, trực thăng không thể đáp được. Overton sau đó đưa Đôn tới nhà của Polgar, nhưng nơi đây cũng bị đám đông tấn công. Tiếp theo, Overton nói nên trở lại tòa đại sứ và đi vào bằng cửa hông. Tuy nhiên, vào lúc này, ông Trần Văn Đôn vốn rất nổi tiếng với công chúng đã bị những người Việt Nam Cộng hòa đang tìm đường di tản ở đấy nhận ra. Một đoàn dài gồm xe hơi và người đi bộ theo chân ông ta hướng về tòa đại sứ, nhưng rồi ông ta cũng không thể vào được bên trong.

Trong cuộc gọi cuối cùng tới Overton nhằm vớt vát hy vọng, Đôn được hướng dẫn đi tới số 22 Gia Long và đây là cơ hội còn lại duy nhất. Đôn đã gặp may khi vừa đến nơi đây đã gặp ngay đội cảnh vệ người Nùng của CIA; họ nhận ra ông nên cho vào. Những người Nùng này rất trung thành với Mỹ và phục vụ trong các tổ chức dân sự, các đơn vị đặc nhiệm của Mỹ cũng như tham gia đội bảo vệ an ninh cho Đại sứ quán Mỹ và các cơ sở nhạy cảm khác. Đôn đang ở trên sân thượng tòa nhà thì Ẩn lái xe chở Tuyến tới. Họ không gặp may như Trần Văn Đôn. Lúc này đám bảo vệ đang hạ cổng xuống để khóa lại.

Ẩn thắng xe gấp rồi nhảy ra quát, “Theo lệnh của Đại sứ, phải cho người này vào”. (64) Những người bảo vệ đáp rằng không ai được vào nữa, trực thăng sắp cất cánh rồi. Trên sân thượng, nhân viên O. B. Harnage của CIA đang thực hiện cuộc sơ tán cuối cùng của ông ta trong ngày. Ông ta đáp chiếc Huey màu bạc xuống phần mái che của thang máy và mỗi chuyến chuyển được mười lăm người ra phi trường Tân Sơn Nhứt, nơi những chiếc trực thăng lớn hơn sẽ chở họ tới những chiếc tàu đậu ngoài Biển Đông. Sau này ông nhận được huân chương của CIA cho hành động dũng cảm của mình trong ngày hôm ấy.

Tình hình có vẻ vô vọng, nhưng khi cánh cổng đang được kéo xuống, như một phản xạ bản năng, Ẩn đưa tay trái xuống giữ cổng đồng thời tay phải đẩy cơ thể nhỏ bé của bác sĩ Tuyến vào. Lúc này cánh cổng chỉ còn cách mặt đất chưa đầy nửa mét. Không còn thời gian để nói lời tạm biệt hay cám ơn. “Chạy đi”, Ẩn nói, nước mắt trào ra. Tuyến cũng khóc và chỉ kịp thốt lên, “Tôi sẽ không bao giờ quên”. (65)

Thang máy không hoạt động, Tuyến phải chạy bộ tám tầng lầu để lên sân thượng. Mệt đứt hơi, ông không nói ra tiếng. Lúc này chỉ còn vài người cuối cùng đang lên máy bay. Tuyến gần như kiệt sức và không thể nghĩ rằng mình còn sức để leo lên máy bay thì cánh tay của Trần Văn Đôn chìa ra từ cánh cửa đang mở. “Nên nhớ là tôi rất nhỏ bé và không dễ gì leo lên được. Thế nên Đôn nhấc bổng tôi lên”, ông Tuyến kể.(66)

“Tôi rất buồn trong ngày 30 tháng 4”, Ẩn thổ lộ với Henry Kamm. “Tôi chia tay ông Tuyến. Phần lớn bạn bè của tôi đã ra đi, và tôi biết những người nào sẽ không gặp rắc rối”. (67) Ông Tuyến cũng có cảm xúc tương tự. “Một cảm giác rất lạ. Rất buồn. Sau khi đã có bao nhiêu người chết, bao gia đình tan hoang, bao nhiêu người Mỹ ngã xuống…”

Tuyến không tránh được cảm giác chua xót trớ trêu khi ông (một nhân vật đối lập) và Đôn (Bộ trưởng Quốc phòng) ngồi cạnh nhau trong hành trình rời Việt Nam. “Bây giờ thì chính phủ và phe đối lập đang ngồi chung một chiếc trực thăng”. Họ không nói gì với nhau trong hành trình ngắn ngủi ấy. “Chúng tôi không nói chuyện. Ai cũng suy nghĩ miên man. Rất buồn”, Tuyến nhớ lại.

Nhưng có một sự trớ trêu còn lớn hơn nữa đó là hai trong số những nguồn tin và người bạn khả tín nhất của Ẩn đang ngồi đối diện nhau trên một trong những chiếc trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn. Họ đang lo lắng vô cùng cho người bạn còn ở lại phía sau của mình, bởi lúc này cả hai đều chưa biết sự thật về Ẩn.

Giữa lúc đó, Đại sứ quán Mỹ đang rơi vào tình trạng hỗn loạn cùng cực. Từ trên nóc nhà, thiếu tá thủy quân lục chiến James Kean mô tả khung cảnh chẳng khác gì trong phim Trên bãi biến(*) Những chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight và loại CH-53 Sea Stallion lớn hơn thay nhau chở người di tản từ nóc tòa đại sứ tới đội tàu Mỹ đang đậu ngoài khơi. Cuối cùng, lúc 7 giờ 51 sáng theo giờ Sài Gòn, một chiếc CH-46 sử dụng tín hiệu liên lạc là Chim én 22 gửi đi thông điệp cuối cùng, “Tất cả người Mỹ đã ra ngoài, nhắc lại, đã ra ngoài”.

Lúc 12 giờ 10 phút buổi trưa, những chiếc tăng đầu tiên của Giải phóng quân Nhân dân húc đổ cổng Dinh Tổng thống. Chỉ vài phút sau, cờ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời được kéo lên. Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, ông Dương Văn Minh, tức người bạn cũ “Minh Cồ” của Ẩn, đang điều hành chính quyền Sài Gòn trong những giây phút cuối cùng. “Chế độ cũ đã sụp đổ hoàn toàn”, Đại tá Bùi Tín nói với Minh Cồ. ''Ông không thể chuyển giao thứ mà ông không hề có. Ông phải lập tức đầu hàng vô điều kiện”. Để giảm bớt căng thẳng giữa những người Việt Nam với nhau, Bùi Tín hỏi Minh Cồ có còn chơi quần vợt không, và hỏi về bộ sưu tập lan rừng nổi tiếng với hơn sáu trăm loài của ông. Bùi Tín hỏi tại sao ông lại để tóc dài thế, bởi trước đầy ông từng thề là để tóc ngắn chừng nào ông Thiệu còn làm tổng thống. Minh Cồ cười lớn, nói rằng ông không ngạc nhiên khi miền Bắc chiến thắng trong cuộc chiến này, bởi đội ngũ tình báo đã giúp họ cập nhật được đầy đủ thông tin.

Minh Cồ là một trong những lãnh đạo miền Nam Việt Nam được mến mộ nhất. Hồi tháng 10 năm 1971, Ẩn đã thuyết phục ông Minh không đứng ra với tư cách là lãnh đạo cánh ôn hòa để tranh cử tổng thống với Nguyễn Văn Thiệu. “Minh Cồ tới hỏi ý kiến tôi. Ông ấy là bạn của tôi và ông ấy biết tôi có thể đưa ra phân tích khách quan. Tôi nói với ông ấy rằng, ông Thiệu muốn ông ra tranh cử để cho cuộc đua có về gay cấn. Nếu ông Minh ra tranh cử, người Mỹ sẽ coi ông ấy như tấm thảm đỏ, bởi người ta cần ông ấy để làm cho cuộc bầu cử có sắc thái dân chủ, đến khi ông ấy thua cuộc thì người Mỹ sẽ đạp lên ông ăy như cách họ giẫm chân lên thảm đỏ. Họ muốn ông Thiệu thắng cử. Ông ấy là người của họ”. Ẩn cho biết lúc ấy ông Minh cố gắng tranh luận, nhưng Ẩn đã bảo ông ta, “Xem nhé, ông sẽ thua, cho dù thực tế là nếu ông thắng thì tôi vẫn sẽ có tin nóng”. Ẩn cũng nói với Shaplen điều tương tự: “Ông Minh sẽ ra tranh cử, nhưng rồi sẽ bỏ cuộc vào giai đoạn cuối để giữ uy tín. Rồi thì ông ta trở về chăm sóc phong lan… Bầu cử đâu có chân thực bao giờ, vậy thì nó sẽ tạo ra điều gì khác bỉệí?”(68)

Vào ngày 3 tháng 10 năm 1971, tám mươi bảy phần trăm trong số bảy triệu cử tri đủ tư cách đã đến các điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử chỉ có một ứng viên, và ông Thiệu đã giành được chín mươi tư phần trăm phiếu bâu. Đây chính là điều mà Cộng sản đã trông đợi để hạ uy tín miền Nam.

Minh Cồ sau đó được chở tới một đài phát thanh gần Dinh để phát đi thông điệp kêu gọi tất cả các lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng hòa bỏ vũ khí và đầu hàng vô điều kiện. “Tồi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ưong đến địa phương phải giải tán hoàn toàn”. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chấm dứt tồn tại.

*

BA THẬP KỶ SAU, Dan Southerland nhớ lại cái ngày hôm đó của tháng 4 năm 1975: “Ẩn chở Tuyến lao tới địa chỉ đã được định trước - và đến với tự do. Tôi chỉ có thể nói một cách chắc chắn rằng trong ngày cuối cùng của cuộc chiến, Ẩn đã cứu mạng sống của cái con người vốn luôn quyết liệt chống lại mục tiêu mà Ẩn một đời âm thầm phụng sự. Tôi luôn nhớ Ẩn vì điều đó”. (69)

Bác sĩ Tuyến không bao giờ quên những gì mà Ẩn đã làm cho ông. Khi các thông tin về hoạt động tình báo của Ẩn được công khai, Tuyến dễ dàng tha thứ cho Ẩn, và bày tỏ lòng biết ơn trong một thông điệp bí mật được Henry Kamm mang tới Thành phố Hồ Chí Minh, “ông ấy cảm ơn tôi và nói với tôi rằng ông rất hiểu”, Ẩn nói. “Tôi viết thư trả lời rằng tôi không muốn nhìn thấy các con ông ấy mồ côi cha, và chúng tôi cũng đã quen biết vợ ông ấy trong một thời gian dài. Tôi biết ông ấy yêu vợ đến nhường nào và hai người yêu nhau đến nhường nào. Ông ấy là bạn tôi và chúng tôi đều là người Việt Nam, ông ấy đã giúp đỡ rất nhiều người ở cả hai phía”.

Sau này Tuyến kể với bạn bè rằng có hai người mà ông tin tưởng hơn bất kỳ ai: Ẩn và Phạm Ngọc Thảo. Khi được biết cả hai người đều là điệp viên Cộng sản, Tuyến bảo rằng nếu nhìn lại quá khứ, ông có thể thấy được con người thật của Thảo, nhưng không thể tin được rằng Ẩn đã làm việc cho Cộng sản; chưa bao giờ cố một manh mối dù nhỏ nhất về điều đó. "Bác sĩ Tuyến, đó là hành động của trái tim”. Ẩn nói với tỏi. “Vợ ông ấy đang mang thai. Ông ấy có thể xuất ngoại bất kỳ lúc nào vào thời gian trước đó, nhưng đã chọn ở lại để tìm cách cứu người của mình ra khỏi tù, thế rồi sau đó thì mọi chuyện quá muộn. CIA không thể giúp ông ấy. Bob Shaplen cũng không thể. Thế là đến lượt tôi”.

Ngay sau cuộc di tản, Peter Shaplen, tìm kiếm trong vô vọng thông tin về hành trình của cha mình, nhận được tin từ Trung tâm Chỉ huy Hải quân tại Lầu Năm Góc và Văn phòng Công vụ của Bộ Ngoại giao rằng cha ông “ở đâu đó trên Biển Đông”. Trong một lá thư đầy cảm xúc gửi tới căn hộ của cha ở Hồng Kỏng, Peter viết, “George McArthur đang ở đâu? Eva Kim, thư ký của Đại sứ, đang ở đâu? Những con chó Sài Gòn đang ở nơi quái quỷ nào? Điều gì xảy đến cho nhà cửa và tài sản của họ? Có ai thoát ra được không? Điều gì xảy ra với số vàng trị giá 17 triệu đôla của Sài Gòn? Người ta có đưa ra được không? Ông Vượng ở đâu? Philippe Francini (nguyên văn) ở đâu? Vinh và gia đình ông ở đâu? Họ có thoát nạn cùng nhau không? Francini (nguyên văn) vẫn ở khách sạn? Ẩn có lên được chiếc máy bay thuê riêng của Time, Inc. không? Gia đình ông ấy thế nào? Keyes Beech ở nơi nàoỉ Dennis (nguyên văn) Warner ở đâu? Dan Southerland đâu rồi?”(70)

Ẩn quả thực đã lên chuyến bay của Time, Inc. Trong một giai đoạn ngắn, ông sẽ là phóng viên duy nhất của Time tại Việt Nam.

Một trong những đoạn ghi chép của Bob Shaplen bộc lộ nhiều điều nhất là đoạn viết về ngày cuối cùng ông ở bên Ẩn tại Sài Gòn. “Ẩn - đám đông dân chúng đang cần hòa bình hơn bao giờ hết, không muốn củng cố sức mạnh của chính phủ; dân chúng không muốn chiến tranh, họ muốn hòa giải”. (71) Ẩn luôn mơ về một đất nước Việt Nam thống nhất, được hòa hợp dân tộc.

CHÚ THÍCH:

CHƯƠNG 6: ĐAN XEN GIỮA CÁC VAI TRÒ: THÁNG 4 NĂM 1975

(1) Hộc 91, Tệp 6, Tài liệu của Shaplen.

(2) Chương này sử dụng nhiều tư liệu từ cuốn Đại thắng mùa Xuân của Văn Tiến Dũng (New York: Nhà xuất bản Monthly Review Press, 1977).

(3) Arnold R. Isaacs, Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia (Baltimore: Nhà xuất bản The Johns Hopkins University Press, 1983), trang 340.

(4) Sách đã dẫn, trang 340-342.

(5) Đại thắng mùa Xuân, trang 36. Các cuộc họp diễn ra vào ngày 9 và 10-12-1974.

(6) A General of the Secret Service, trang 119.

(7) Đại thắng mùa Xuân, trang 19; James H. Willbanks, Abandoning Vietnam: How America Left and South Vietnam Lost Its War (Lawrence, KS: Nhà xuất bản University Press of Kansas, 2004), 221.

(8) The Vietnam Experience-The Fall of South Vietnam, của Clark Dugan, David Fulghum và các biên tập viên của Boston Publishing Company (Boston: NX Boston Publishing Company, 1985), trang 8.

(9) Bùi Tín, Following Hồ Chí Minh: Memoirs of a North Vietnamese Colonel (Honolulu: Nhà xuất bản University of Hawai'i Press, 1995), trang 71.

(10) Hộc 93, Tệp 3, Tài liệu của Shaplen: Ẩn nói với Shaplen rằng mục tiêu “là giết toàn bộ Bộ Chính trị. Trên thực tế, 75% cung Lao Động bị đánh trúng và phá hủy nhưng mục tiêu toàn cục đã không đạt được”.

(11) Trao đổi với Negroponte, Tệp Negroponte, Tài liệu của Sheehan.

(12) Đánh giá của ông Lê Đức Thọ là “chúng ta phải đánh cầm chừng trong năm 1975 để dành sức cho cuộc tổng tấn công quy mô lớn trong năm 1976”. Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến 30 năm Theater, trang 93, 96-98. Abandoning Vietnam, trang 208, 218, 221.

(13) Ghi chép mùa thu 1973, Hộc 93, Tệp 5, Tài liệu của Shaplen.

(14) Ẩn tỏ ra biết chính xác hơn về quân số Bắc Việt tại miền Nam khi ông nói với Shaplen, “ẨN: ông đưa ra con số 170.000 quân Bắc Việt…. 60.000 quân chính quy…Từ 60.000 tới 110.000 bao gồm cả dân quân”.

(15) “VN Notes” Chuyến đi tháng 11 và 12-1972, Hộc 91, Tệp 11, Tài liệu của Shaplen.

(16) Time chạy một bài vào ngày 16.10 (một tuần trước khi có bài viết của Newsweek) nhan đề “Light at Last”, (cuối cùng cũng có ánh sáng) trong đó hầu như chứa đựng tất cả các chi tiết của bản dự thảo hiệp định nhưng kiềm chế đại ngôn.

(17) Trích dẫn trong The Fall of South Vietnam, trang 17; Abandoning Vietnam, trang 222.

(18) Abandoning Vietnam, trang 225.

(19) Harry G. Summers Jr, “The Fall of Phuoc Long”, trong tài liệu Historical Atlas of the Vietnam War (Nhà xuất bản Houghton Mifflin, 1995), trang 192.

(20) Sách đã dẫn.

(21) Denis Warner, Not Always on Horseback (Sydney, Australia: Nhà xuất bản Allen & Un-win, 1997), trang 2-3; Warner coi Ẩn là “kiện tướng tình báo”.

(22) Kế hoạch chiến lược mới được triển khai vào ngày 13-12-1974, khi quân Bắc Việt mở cuộc tấn công.

(23) “An Market file”, Hộc 91, Tệp 6, Tài liệu của Shaplen; tác giả phỏng vấn Ẩn.

(24) Một bản trung tính của chuyện này xuất hiện trong cuốn Bitter Victory của Robert Shaplen (New York: Nhà xuất bản Harper & Row, 1986).

(25) Kết thúc cuộc chiến 30 năm, tập 5.

(26) Đại thắng mùa Xuân, trang 25.

(27) Sách đã dẫn. trang 40. Ông Dũng đến nơi trên chiếc xe được gắn biển số mới, mới sơn lại với cái ký tự TS và con số 50, “có nghĩa là chiếc xe này được ưu tiên cao nhất tại khu vực Trường Sơn”. Without Honor, trang 340-341.

(28) Without Honor, p. 341.

(29) “Giap and Dung: A Change in Command”, The Fall of South Vietnam, trang 15.

(30) Sách đã dẫn.

(31) Sách đã dẫn, trang 341.

(32) Reflections on the Vietnam War, trang 128.

(33) Ghi chú của Weyand trình Tổng thống, 4-4-1975, Hồ sơ tham khảo của Hội đồng An ninh Quốc gia, Thư viện Ford.

(34) George J. Veith và Merle L. Pribbenow II. “Fighting Is an Art: The Army of the Republic of Vietnam's Defense of Xuan Loc, 9-21 April 1975”, Journal of Military HisUrry 68, số 1 (1-2004): trang 163-213.

(35) “The Fall of Phuoc Long”, trang 200.

(36) Tệp 3, Hộc 93, Tài liệu của Shaplen.

(37) Sách đã dẫn.

(38) Khoảng tháng 4-1975, Tệp 3, Hộc 93, Tài liệu của Shaplen.

(39) “Bà mất tại nhà vào năm 1995”, Ẩn kể với tôi.

(40) Hộc 7, Tài liệu của Lansdale.

(41) A General of the Secret Service, trang 200.

(42) Sách đã dẫn.

(43) Dangerous Company, trang 252

(44) “Anh nhớ em biết nhường nào/' Ẩn nói trong cuộn băng ghi âm “từ biệt” nhờ tôi chuyển tới Jolynne.

(45) Jolynne nhớ lại cuộc lái xe từ Sài Gòn lên Đà Lạt vào dịp cuối tuần. Lúc bấy giờ bàn chân của chú chó Roscoe bị một mảnh kim loại từ dưới gầm văng lên đâm phải. Một bác si người Mỹ ở Đà Lạt đã chữa trị cho nó; khi D'Omanos trở về Sài Gòn, Ẩn bảo “có lẽ tổ tiên của Pierre đã làm điều thiện trong quá khứ nên được phù hộ”.

(46) Ẩn sử dụng cụm từ “giết thịt lũ chó của tôi” với rất nhiều người.

(47) “Hồ sơ tháng 4-1975”, Tài liệu của Shaplen.

(48) “Mystery Is the Precinct Where I Found Peace”, trang 269.

(49) “A Glimpse of the Boxes Within Boxes of Vietnam”.

(50) Saigon 25 Years After the Fall”, tạp chí Fortune, 1-5-2000.

(51) Dick Swanson và Gordon Chaplin, “Last Exit from Saigon: A Tale of Rescue”, cộng thêm cuộc phỏng vấn Dick Swanson và Germaine Lộc Swanson. Washington Post, 8-6-1975; có thể truy cập trực tuyến tại trang The Digital Journalist http://digitaljoumalist.org/issue9904/exitl.htm.

(52) David Butler, The Fall of Saigon. (New York: Simon & Schuster, 1985), trang 392-3.

(53) Dirck Halstead, White Christmas: A Photographer's Diary: April 20-30, 1975; http://digitaljoumalist.org/issue0005/chl.htm

(54) Our Vietnam, trang 660.

(55) “Ghi chú trong cuộc phỏng vấn Tuyến”, Tài liệu của Butler.

(56) Our Vietnam, trang 181, 660-661.

(57) “Hồ sơ tháng 4-1975”, Hộc 91, Tệp 6, Tài liệu của Shaplen.

(58) Trong cuộc phỏng vấn của Butler thì Tuyến đề cập đến “cha”, nhưng rõ ràng đây là “me” bởi Tuyến biết cha Ẩn đã qua đời. The Fall of Saigon, trang 423; tác giả phỏng vấn Ẩn.

(59) The Fall of Saigon, trang 423. Nhiều năm trước đó, Tuyến đã giúp phóng thích Cao Giao khi ông này bị mật vụ thẩm vấn do bị tình nghi thân Cộng.

(60) Phỏng vấn Dan Southerland.

(61) Fox Butterfield và Karl Haskell, “Getting It Wrong in a Photo”, báo New York Times 23-4-2000.

(62) The Fall of Saigon, trang 425.

(63) Đây là câu chuyện của Frank Wisner kể cho Neil Sheehan, 7-6-1975, Hộc 82, Tệp Frank Wisner, Tài liệu của Sheehan.

(64) Ron Moreau và Andrew Mandel, “The Last Days of Saigon”, tạp chí Newsweek; 1-5-2000.

(65) Phỏng vẩn Tuyến, Tài liệu của Butler.

(66) Sách đã dẫn.

(67) Dragon Ascending, trang 41.

(68) Hồ sơ tháng 11 và 12-1970, Hộc 93, Tệp 6, Tài liệu của Shaplen.

(69) Dan Southerland, Vietnam Diary 5: “The Perfect Spy”, Radio Free Asia, 29-7-2005, http://www.rfa.org/english/features/blogs/vietnamblog/2005/07/29/bIog5_vietnam_ Southerland/.

(70) Thư, Hộc 2, Tệp 3, Tài liệu của Shaplen.

(71) Tháng 4-1975, Hộc 93, Tệp 3, Tài liệu của Shaplen.