Để lành bệnh tự nhiên

PHỤ LỤC 2: NHỮNG BÀI THUỐC NAM HAY

1) Bệnh Trĩ

Bài Số 1)

a) Thuốc rửa

Hòe Hoa 5 chỉ

Ngũ bội 1 chỉ

Hài nhi trà 4 chỉ.

Phèn chua 1 chỉ 5

Thêm một chút băng phiến bằng đầu ngón tay út (tán nhuyễn để riêng)

Cách nấu Bốn chén nước nấu còn 3 chén 5, lược kỹ hòa băng phiến vào. Rửa lúc nước còn âm ấm.

b) Thuốc xông

Thiềm tô 3 phân.

Dừa khô 1/2 trái (nạo kỹ phơi khô)

Cách làm Hai thứ trộn đều, dùng giấy quyến tốt vấn như điếu thuốc rồi châm lửa mà xông.

c) Thuốc thoa

Trùng thối rang gần khét tán nhuyễn 3 chỉ

Nhựa bông 1 phân

Cách dùng: Hai thứ trên hòa với dầu mè hay dầu dừa.

Dùng dây gân thật nhỏ, thắt siết chân mụt trĩ rồi mới thoa teintuiot, sau cùng bôi thuốc trên. Nếu thấy rát quá thì khỏi xài teintuiot cũng được.

Bài Thứ 2)

1) Sài Hồ 3 chỉ

2) Thăng ma 3 chỉ

3) Bạch truật 3 chỉ

4) Chích Hoàng Kỳ 3 chỉ

5) Đương quy 3 chỉ

6) Chích cam thảo 2 chỉ

7) Xuyên khung 2 chỉ

8) Phòng đãng Sâm 3 chỉ

9) Trần bì 2 chỉ

10) Đại táo 3 trái

Sắc lấy nước uống.

2) Bệnh Phù Thủng

Vỏ cây lam vồ (lá giống lá bồ đề mà không có đuôi nhọn)

Vỏ rễ cây gáo vàng

Qui bảng (yếm rùa) nướng, nhúng rượu với mật ong

Ba thứ trên sao vàng, mỗi thứ từ 5 đến 7 chỉ, sắc thuốc chén uống.

3) Bệnh Sốt Xuất Huyết

Vỏ gòn

Rau đất

Đậu xanh

Sao vàng khử thổ, sắc uống ngày 3 lần

Cử: Những món gây thấp: đồ nếp, xoài, đưa háu, dưa leo, thơm khóm. . .

4) Bệnh Tiểu Đường

Bài 1)

Trái thơm cắt gần trên cuống, nhét một cục phèn chua vào, đắp đất chung quanh và đem nướng. Khi chín, vắt lấy nước cất uống. Uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần chừng một muỗng canh, tránh lúc bụng đói.

Bài 2)

Sanh địa 3 chỉ

Sơn thù nhục 3 chỉ

Hoài Sơn 3 chỉ

Mẫu đơn bì 2 chỉ

Trạch tả 2 chỉ

Phục Linh 3 chỉ

Hoàng Kỳ 3 chỉ

Cốc Mễ 3 chỉ

Bạch Truật 3 chỉ

Chi tử 2 chỉ

Sắc lấy nước uống.

Bài 3)

Lột vỏ bưởi (chừng 2 trái) và 5 trái khổ qua xắt nhỏ (bỏ hột), nấu với chừng 2 lít nước chừng 2 tiếng đồng hồ. Lấy nước uống dần. Nhớ là lúc uống phải hâm cho nóng.

5) Bệnh Ung Thư Tử Cung

Chứng băng huyết ra máu dầm dề.

A) Cách Trị 1

Rễ lục bình một nắm (thứ trắng)

Giả nhỏ, cho ít muối, vắt lấy nước cho uống sẽ cầm máu ngay.

B) Cách Trị 2

A) Cam thảo đất + cây vòi voi. Phơi khô hai thứ chừng một rỗ rửa sạch, lấy hết cọng lá đem nấu 2 lít nước còn lại 1 lít, lấy nước lược xác để uống.

B) Cam thảo độ chừng 1 nắm nấu 1 lít còn lại nửa lít rồi đổ vô hủ, bỏ thêm băng phiến, long não, đổ thêm nửa lít nước vào hủ.

Dùng bông gòn chấm thuốc vào âm hộ cho đến hết thuốc (nên nhớ không được di động, phải nằm một chỗ cho đến khi chấm hết thuốc)

6) Trị Sán Xơ Mít

Đinh Lăng 1 lạng

Đu đủ xanh 2 trái bằng nắm tay.

Vỏ cây lựu 1 nắm tay

Làm thành thuốc bột uống mỗi ngày.

7) Trị Sa Tử Cung

Nhân sâm 3 chỉ

Huỳnh Kỳ 3 chỉ

Quy 3 chỉ

Truật 3 chỉ sài hồ 1 chỉ rưỡi

Thăng ma 1 chỉ rưỡi

Cam thảo 5 phân

Sanh cương 3 chỉ

* Gia giảm tùy theo mạch

* Sanh xong 6 tháng (con so), con rạ 3 tháng mới uống được.

8) Sạn Mật, Sạn Thận

Khoai môn

Chuối chát 3 trái

Húng quế

Ba thứ trọng lượng bằng nhau, lấy chuối chát làm chuẩn.

Khoai môn củ lớn, phải chẻ theo chiều dọc để lấy đủ đấu, giữa, cuối.

Khoai môn để cả vỏ, chuối chát cũng vậy và húng quế để cả cành.

Hầm ba thứ cho nhừ, lọc lấy nước uống ngày 2 lần.

Có người ăn cả cái lẫn nước. Ba lần dùng cho một cữ chữa trị.

9) Thuốc Rượu Bổ Dương

Bài 1

Sanh địa 4 chỉ

Bạch thược 3 chỉ

Đương quy 3 chỉ

Xuyên khung 2 chỉ

Bài 2

Nhân Sâm 3 chỉ

Bạch Truật 4 chỉ

Vân Linh 4 chỉ

Cam Thảo 2 chỉ

Ngâm trong rượu nho nhiều ít tùy ý

10) Bán Thân Bất Toại

Bạch cập, phòng phong mỗi thứ 5 chỉ

Hoàng đàn, Tế tân mỗi thứ một lượng

Thương Truật, Bán hạ mỗi thứ 5 chỉ

Quy Vĩ, Ma Hoàng mỗi thứ 5 chỉ

Điều Thảo, Trần Bì mỗi thứ 5 chỉ

Bạch Liễm, Chỉ xác mỗi thứ 5 chỉ

Hương Phụ, Bạch chỉ mỗi thứ 5 chỉ

Cam thảo 1 lượng

Sắc lấy nước uống.

11) Cai Thuốc Phiện

Xuyên Bối mẫu 6 chỉ

Hạc sắc 3 chỉ

Hoàng tinh 5 chỉ

Kỷ Tử 3 chỉ

Đại Táo 4 quả

Lưu bì 5 chỉ

Bạch thược 3 chỉ

Phòng đãng Sâm 5 chỉ

Thục địa 5 chỉ.

Đằng giao 5 chỉ

Xuyên Khung 5 chỉ

Bạch Truật 3 chỉ

Ngưu Tất 3 chỉ

Đương Quy 5 chỉ

Phi tử 3 chỉ

Đỗ trọng 5 chỉ

Ngọc dụng 3 chỉ

Sai nhân 3 chỉ

Túc Xác 3 chỉ

Hành tạ sống 10 lát

Đường phèn 1 lượng.

Sắc lấy nước uống

12) Bệnh Trúng Phong

(khắp mình tê dại, miệng méo, mắt xếch)

Ô dược 4 chỉ

Ma Hoàng 2 chỉ

Xuyên Khung 2 chỉ

Hồng Bì 4 chỉ

Bạch chỉ 2 chỉ

Cát cánh 2 chỉ

Chỉ xác 2 chỉ

Cương Tầm 1 chỉ

Bào cương 1 chỉ

Cam Thảo 1 chỉ

Sinh Khương 3 lát

Thiên nam tinh 3 chỉ

Thảo ô 3 chỉ

Uy linh tiên 3 chỉ

Phòng phong 3 chỉ

Ngưu tất 3 chỉ

Sắc lấy nước uống

13) Bệnh Viêm Gan

Nhãn trần 6 chỉ

Sài hồ 4 chỉ

Bạch thược 3 chỉ

Bạch truật 3 chỉ

Phục Linh 3 chỉ

Đương qui 3 chỉ

Đơn bì 2 chỉ

Chi tử 3 chỉ

Hương phụ 3 chỉ

Thạch bì 2 chỉ

Chỉ xác 2 chỉ

Cam thảo 2 chỉ

Rau má (Kim tiền Thảo) 6 chỉ

Sinh khương 3 lát

Sắc lấy nước uống

14) Bệnh Đái Dầm

Đảng Sâm 5 chỉ

Mạch Môn 5 chỉ.

Sa Sâm 5 chỉ.

Hoài Sơn 5 chỉ

Tang Diệp 6 chỉ

Thạch cao. 2 chỉ

A giao 4 chỉ

Thạch xương bồ 4 chỉ

Cao thủ 2 chỉ

Sắc lấy nước uống.

15) Bệnh Nhức Đầu

Khương hoa 3 chỉ

Phòng phong 2 chỉ

Bạch chỉ 3 chỉ

Sài Hồ 3 chỉ

Xuyên Khung 2 chỉ

Hoàng cầm 2 chỉ

Cam Thảo 2 chỉ

Sinh Khương 3 lát

Sắc lấy nước uống

16) Bệnh Viêm Xoang Mũi

Thục Địa 5 chỉ

Sơn thù du 3 chỉ

Hoài Sơn 3 chỉ

Phi Linh 2 chỉ

Trạch tả 4 chỉ

Đơn bì 3 chỉ

Thạch cao 2 chỉ

Tri Mẫu 2 chỉ

Thương nhỉ tử 3 chỉ

Tân di 2 chỉ

Sắc lấy nước uống.

17) Bệnh Kinh Nguyệt Không Đều.

Đảng Sâm 3 chỉ

Hoài Sơn 3 chỉ

Trần Bì 2 chỉ

Bạch thược 3 chỉ

Xích thược 3 chỉ

Đào nhân 2 chỉ

Hồng Hoa 2 chỉ

Đương quy 3 chỉ

Cam thảo 2 chỉ

Xuyên khung 3 chỉ

Thục Địa 3 chỉ

Sắc lấy nước uống.

18) Toa Thuốc Bổ

(nổi tiếng "Nhất Dạ Ngũ Giao" của vua Minh Mạng (trích từ báo " Lạc Thú” tháng 10, 91 của Anh Thư))

a) Thành phần các vị thuốc

1) Sa Sâm 5 chỉ

2) Cẩu kỷ tư 2 chỉ

3) Bạch truật 3 chỉ

4) Đào nhân 5 chỉ

5) Đương qui 3 chỉ

6) Mộc qua 2 chỉ

7) Thục địa 5 chỉ

8) Tục đoạn 2 chỉ

9) Phòng phong 3 chỉ

10) Nhục quế 1 chỉ

11) Tần giao 2 chỉ

12) Độc hoạt 2 chỉ

13) Bạch thược 3 chỉ

14) Trần bì 3 chỉ

15) Khương hoạt 2 chỉ

16) Phục linh 3 chỉ

17) Đại hồi 2 chỉ

1 8) Cam thảo 3 chỉ

19) Đại táo 2 chỉ

20) Xuyên khung 3 chỉ

21) Đỗ trọng: 2 chỉ

22) Thương truật 2 chỉ

23) Cao hổ cốt 1 chỉ

24) Cao ly tử 3 chỉ

25) Hồng cúc 2 chỉ

Theo sự ghi chú thêm thì người có máu nóng nên bỏ bớt 2 vị Đại hồi và Nhục quế, còn người có máu lạnh thì thêm vị Ngưu tất (3 chỉ)

b) Cách chế và dùng

Có 2 cách chế thuốc là ngâm và chung

1) Ngâm thuốc: Ngâm tất cả các vị thuốc trên vào 2 lít rượu trắng (loại rượu tốt) trong năm ngày đêm.

Lọc rượu ra, pha thêm nửa lít nước đã đun sôi cùng với 300 gr đường phèn, trộn đều để dùng.

Lấy bã thuốc ấy ngâm nước nhì, cũng với 2 lít rượu trắng tốt và ngâm trong 1 tháng. sau đó cũng pha với nửa lít nước, nấu tan 300 gr đường phèn để uống.

2) Chung thuốc: Muốn có thuốc nhanh hơn để uống, thì chế thuốc bằng cách chung. Cho thuốc và 2 lít rượu trắng tất vào trong một cái thố bằng sành. Đậy nắp và bịt mí bằng keo cho kín để rượu khỏi bốc hơi ra ngoài. Đặt thố vào trong một cái nồi nhôm lớn hơn nó. Đổ nước cao lên bằng nửa chiều cao của thố, không đậy nắp nồi.

Đặt nồi lên bếp, để lửa nhỏ, nấu trong khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Sau đó, lấy thố ra, rót rượu ra, giữ bã thuốc lại, rồi cho vào bã ấy một lít rượu khác, chung nước nhì trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ.

Xong, lấy rượu và bỏ bã.

Dùng từ 100 đến 300 gr đường phèn (tùy theo mức độ thích uống ngọt ra sao), nấu cho tan trong 1/4 hoặc nửa lít nước (tùy người dùng rượu độ cao hay thấp) rồi hòa chung với rượu đã chung mà uống.

Uống một ly nhỏ trong mỗi bửa ăn, và trước khi đi ngủ, sẽ thấy hiệu nghiệm rất mau.

Toa này tổng hợp của nhiều vị thuốc, gồm có thang Bát Trân( sâm, linh, truật, thảo, địa, thược, khung, qui) chủ trị khí huyết suy nhược và một số vị thuốc làm mạnh gân, xương, trị nhức mỏi, kích thích tiêu hóa, an thần và nhất là bổ thận, cường dương.

Toa này còn có tác dụng đặc biệt như

* Đại bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, bồi bổ thần kinh, trị đau lưng và nhức mỏi. Bồi bổ cho sản phụ.

* Người liệt dương uống từ 1 đến 2 tháng có thể có con.

* Người khan tiếng, nói không nghe rõ, uống vào nói to được.

Thận yếu, bán thân bất toại, đi đứng không được, dùng toa này rất tốt

* Người già từ 60 tuổi trở lên uống vào sẽ tăng tuổi thọ, đêm ngủ không mộng mị, khỏi bị táo bón.

19) Công Dụng Trị Bệnh Của Hành Hoa Và Hành Tây.

(Sao lục từ Lê thị Mai và Xuân Vinh trong tuyển tập " Văn hóa Việt Nam)

1) Hành Hoa (Allium Fistulosum, L)

Hành hoa có tinh dầu, trong tinh dầu có alixin là một chất kháng sinh. Người Việt Nam ta quen dùng một nắm hành hoa tươi, một lòng đỏ trứng gà, nửa thìa nước mắm, dội cháo thật sôi vào, ăn nóng để giải cảm, đau nhức, mũi ngạt. Đông y còn dùng hành hoa đắp chữa mụn nhọt. Hành củ đem nướng, giã dập với ít muối đắp các vết thương (đứt tay, chân). Có tác dụng sát trùng, chóng liền da.

2) Hành Tây (Allium Cepal).

Ta hay dùng để trộn dấm ăn tươi hay xào thịt bò, gan heo. Hành tây cũng được dùng làm vị thuốc.

Hành tây có tinh dầu, phytin, một số axít hữu cơ, đường, enfin, vitamin B và C. Trong Hành tây có một chất kháng sinh mạnh gọi là phytonxit. Ngoài công dụng làm gia vị, hành tây còn dùng để chữa ho, trừ đờm, lợi tiểu. Đắp ngoài chữa viêm mủ da.

Bác sĩ Nguyễn đăng Khoa (Acupuncture & Herbs)

7612 Lin da Vlsta Ra, Ste 113

San Diego, CA 92111

Ta 858 569 5968

Hết