Để lành bệnh tự nhiên

GIỚI THIỆU

"Một người đàn ông có lá phổi đã bị bệnh ung thư tàn phá đến nỗi chỉ còn về nhà để chết. Sáu tháng sau, ông tái xuất hiện tại phòng mạch của Bác sĩ ông, bệnh ung thư mất biến hẳn. Một người đàn bà trẻ - bị bệnh đái đường và ghiền hút thuốc nặng - nằm mê man trong phòng cấp cứu sau khi bị cơn suy tim( heart attack). Bác sĩ của bà bực bội vì sự kiện nhịp đập tim của bà đã đập chậm một cách nhanh chóng và ông cảm thấy bất lực không cứu nổi bà. Nhưng rồi sáng hôm sau bà tỉnh táo và cất tiếng nói chuyện, đây là dấu hiệu rõ ràng là bà đang trên đường bình phục. Một bác sĩ giải phẫu óc nói với cha mẹ đang đau khổ của một đứa bé trai, vốn đang bị mê man sau một tai nạn xe gắn máy và bị thương nặng ở đầu, là đứa bé này sẽ không bao giờ hồi tỉnh. Đứa bé giờ này đã tỉnh táo bình thường.

Những bác sĩ mà tôi biết đều có một hay hai mẫu chuyện loại này, những câu chuyện về chuyện lành lặn tự nhiên. Bạn có thể tìm thấy nhiều thêm những mẫu chuyện loại này nếu bạn cố tìm kiếm, cho đến bây giờ có rất nhiều nhà nghiên cứu y khoa đang làm chuyện này. Đối với một số Bác sĩ, chuyện xảy ra thì cũng là chuyện gẫu thôi, không coi trọng mà cũng chẳng thèm tìm hiểu, và cũng chẳng cần tìm kiếm đến tin tức về khả năng của cơ thể tự chữa lành lấy mình.

Trong lúc đó, nền y khoa hiện đại đã trở nên quá đắt đỏ đến nổi nó làm cho nền kinh tế của những quốc gia phát triển phải trì trệ, mệt mỏi và một số đông dân số thế giới không thể với tay tới nó. Ở nhiều quốc gia có những chính trị gia cứ cãi nhau về cách làm sao để trả cho vấn đề chăm lo sức khỏe, mà cũng không biết đến một cuộc thảo luận có trình độ về bản chất của sự chăm lo sức khỏe vốn diễn tiến suốt lịch sử. Những Bác sĩ tin rằng sức khỏe cần sự can thiệp từ bên ngoài, cho dù loại này hay loại khác, trong lúc những người hỗ trợ cho sự vệ sinh tự nhiên vẫn duy trì ý tưởng là sức khỏe có được là do sống hài hòa vớt luật tự nhiên. Vào thời xa xưa ở Hy Lạp, những bác sĩ làm việc dưới sự chỉ đạo của thần Y Khoa Asklepios, nhưng những những người chữa lành tự nhiên (healers) lại chữa hết bệnh cho con gái của thần Asklepios là nữ thần Hygeia. Triết gia và cũng là người viết về Y khoa là René Dubos đã viết như sau:

Đối với những người thờ phụng thần Hygeia, sức khỏe là sự thứ tự tự nhiên của mọi sự việc, đây là một sự đóng góp tích cực cho con người nếu họ biết điều động cuộc sống của họ một cách khôn ngoan. Theo họ, chức năng quan trọng nhất của Y khoa là khám phá và dạy dỗ những luật tự nhiên mà những luật tự nhiên này bảo đảm một tinh thần lành mạnh trong một thân thể khỏe mạnh. Còn đối với những người nghi ngờ, hay là những người được thế giới đánh giá là khôn lanh hơn, vốn là đệ tử của thần Asklepios, tin rằng vai trò chính của người y sĩ là điều trị bệnh, bảo tồn sức khỏe bằng cách sửa lại bất cứ những điều không được hoàn toàn gây ra bởi tai nạn từ lúc sinh ra hay trong cuộc đời.

Những cuộc thảo luận có tính cách chính trị về cách làm sao có thể trả cho phí tổn y tế cho những người theo phái của Asklepios. Không có chuyện bàn cãi và bản chất của thuốc men hay sự kỳ vọng của mọi người nơi đó, mà chỉ nói đến chuyện ai là người sẽ trả phí tổn y tế, vốn đã trở nên cao quá vì sự lệ thuộc của Bác sĩ vào kỹ thuật. Tôi là người đệ tử trung thành của Hygegia và muốn đem tư tưởng này vào bất cứ những cuộc thảo luận nào trong tương lai của nền Y khoa.

Để tôi đưa ra một thí dụ cho thấy những khác biệt về cách suy luận dẫn đến những hành động khác nhau như thế nào. Ở Tây phương, sự chú ý chính của thuốc men khoa học đã là sự nhận diện về những nguyên tố bên ngoài của bệnh và sự phát triển những phương cách để chống lại chúng. Một thành công tuyệt vời giữa thế kỷ này là sự phát minh của trụ sinh (antibiotics) và với điều phát minh này đã đem lại sự chiến thắng đối với những bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi trùng. Thành công này là yếu tố chính để chiếm trái tim và đầu óc của những người thuộc phe Asklepian, và thuyết phục mọi người rằng sự can thiệp của Y khoa với những sản phẩm kỹ thuật rất xứng đáng cho dù có tổn phí bao nhiêu cũng được. Ở Đông phương, đặc biệt là ở Trung Quốc, thuốc men có cách nhìn khác. Nó đã tìm kiếm những phương cách gia tăng sự kháng trị từ bên trong (increasing internal resistance) để chống lại bệnh tật, cho nên, cho dù những ảnh hưởng độc hại gì mà bạn bị tác hại đến, bạn cũng có thể khỏe mạnh- đây là một chiến thuật của phe Hygeia. Trong khi tìm tòi, những y sĩ Trung Quốc đã khám phá ra nhiều chất liệu thiên nhiên có những kết quả bổ dưỡng đối với cơ thể con người. Dù nền Y khoa Tây phương đã phục vụ tốt đẹp cho chúng ta hàng nhiều năm qua nhưng sự hữu hiệu ích lợi dài lâu có thể không được tuyệt vời lắm so với Y khoa Đông phương.

Vũ khí chữa trị rất nguy hiểm. Chúng có thể có phản ứng ngược (backfire), gây ra thương tổn cho người dùng, và chúng có thể kích thích cường độ tấn công về phía kẻ thù. Thật ra, những chuyên gia chống truyền nhiễm khắp thế giới đang lo ngại về viễn cảnh tai họa không chữa trị được của những cơ cấu hữu cơ đề kháng (resistant organisms). Một báo cáo Y khoa của trường đại học Arizona viết như sau: " Trong khi những nhân tố chống vi trùng (antimicrobial agents) vốn được coi như " thần dược" của thế kỷ 20, những Bác sĩ và những nhà nghiên cứu giờ đây mới sửng sốt nhận thấy sự phản kháng của vi trùng đối với thuốc đã trở nên một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.

Một vài giải pháp đã được đề nghị. Kỹ nghệ dược phẩm đang cố gắng để phát triển vài loại thuốc ít bị ảnh hưởng bởi đề kháng hữu cơ hiện tại. Có điều không may là những cơ cấu hữu cơ có vẻ phát triển mau chóng cơ cấu đề kháng hữu cơ mới. . . Trong tình thế khó chịu này, sự tôn trọng khắt khe vào những tiến trình dùng để kiểm soát sự nhiễm trùng là điều rất thiết yếu. Những nhân viên y tế cần hiểu rằng sự chống lại thuốc chống vi trùng (antimicrobial resistance) là một vấn đề đang bành trướng vào trong mọi cách chữa trị và điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chữa trị của bệnh nhân. "

Cái câu “có thể trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả chữa trị của bệnh nhân" là một câu nói khéo léo. Nó có nghĩa rằng bệnh nhân sẽ chết vì nhiễm trùng mà bác sĩ trước đây vẫn thường có thể chữa bằng thuốc trụ sinh (antibiotics). Thật ra, thuốc trụ sinh đang mất sức mạnh nhanh chóng, và một vài chuyên viên về bệnh truyền nhiễm bắt đầu nghĩ đến chuyện chúng ta phải làm gì khi chúng ta không còn dựa vào thuốc trụ sinh nữa. Chúng ta có thể thay đổi ngược để trở về với những phương pháp dùng trong bệnh viện vào thập niên 1920 và 1930 trước khi có thuốc trụ sinh: cô lập và khử trùng tối đa, dùng giải pháp để thanh lọc sự dơ bẩn ở những bộ phận v. v. . . Quả đây là một sự quay ngược vòng cho kỹ thuật y khoa!

Trong lúc đó, sự đề kháng không phát triển đối với thuốc bổ của dược phẩm Trung Quốc, bởi vì nó không có tác động lên mầm vi trùng( và do đó không làm ảnh hưởng đến vòng tiến triển của chúng) nhưng lại vào đó lại tác động với sự đề kháng của cơ thể. Chúng làm tăng hoạt động và sự hữu hiệu của những tế bào của hệ thống miễn nhiễm, giúp bệnh nhân chống lại mọi loại nhiễm trùng, chứ không cứ gì là những loại gây ra do vi trùng. Trụ sinh chỉ có hữu hiệu với vi khuẩn ( bacteria); chúng coi như vô hiệu đối với những bệnh gây ra bởi siêu vi khuẩn (viruses). Sự bất lực của y khoa Tây phương đối với sự nhiễm trùng siêu vi khuẩn có thể thấy rõ ràng trong sự không hiệu quả của nó trước bệnh AIDS. Cách chữa trị bằng dược phẩm của Trung Quốc cho những người bị nhiễm siêu vi khuẩn HIV coi bộ có nhiều triển vọng hơn vì nó không có chất độc (nontoxic), trái ngược hẳn với những thuốc chống vi khuẩn của Tây phương đang dùng hiện nay, và giúp cho những người bị nhiễm vi khuẩn HIV có thể sống một cuộc sống tương đối không có biến chứng, cho dù siêu vi khuẩn vẫn còn nằm trong thân thể của họ.

Quan niệm của Đông phương theo Hygeia là tăng cường sức đề kháng bên trong vì nó giả định rằng cơ thể có một khả năng tự nhiên để chống lại và đương đầu với những nhân tố gây bệnh. Nếu quan niệm này mà trở nên đáng chú ý hơn trong Y khoa Tây phương thì chúng ta đã không có chuyện lủng củng tài chánh trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, bởi vì những phương pháp tận dụng khả năng lành bệnh tự nhiên của thân thể rẻ hơn sự can thiệp sâu đậm của kỹ thuật Y khoa hiện đại và nó còn rẻ và hữu hiệu hơn theo thời gian.

Những người theo phe Asklepia thích chuyện trị liệu (treatment), trong khi những người theo phe Hygeia thích chuyện chữa lành (healing). Chuyện trị liệu khởi nguyên từ bên ngoài: chuyện chữa lành đến từ bên trong. Chữ" chữa lành " có nghĩa là " làm hết toàn thể"- có nghĩa là, tái tạo lại phong độ và sự thăng bằng. Tôi vẫn thường thích thú khi nghe những câu chuyện về sự lành lặn và tôi nghĩ rằng bạn cũng như thế. Có thể bạn biết về một người nào đó có bệnh ung thư được thuyên giảm, mầm ung thư độc hại tan biến đi, làm cho Bác sĩ trông nom hết sức sửng sốt kinh ngạc. Có thể sự biến mất của bệnh ung thư có thể tạm thời hay có thể vĩnh viễn. Những gì đã xảy ra. Hay có thể bạn biết người nào đó được chữa lành bệnh bằng cầu nguyện hay bằng nhiệt tình tôn giáo (religious fervor).

Cuốn sách này tên là "Để làm cho bệnh lành lặn tự nhiên " vì tôi muốn nêu bật sự chú ý đến bản chất bẩm sinh và bên trong của tiến trình lành lặn. Ngay cả khi những sự chữa trị có những biểu hiện bên ngoài thành công, thì biểu hiện bên ngoài đó cũng bày tỏ cơ cấu bẩm sinh lành lặn bên trong, vốn khi nằm dưới những hoàn cảnh khác, thì có thể hoạt động mà không cần có sự kích thích từ bên ngoài. Chủ đích chính yếu của cuốn sách này thật đơn giản: thân thể tự nó có thể làm lành chính mình. Nó có thể làm được chuyện đó vì nó có một hệ thống làm lành lặn. Nếu bạn đang có sức khỏe tốt, bạn sẽ muốn biết thêm về hệ thống này, bởi vì nó là những gì giữ cho sức khỏe bạn được tốt và vì bạn có thể tăng tiến điều kiện này. Nếu bạn hay người bạn thương bị đau, bạn cũng sẽ muốn biết về hệ thống này, bởi vì nó là một hy vọng tốt nhất cho sự hồi phục.

Cho đến ngày nay có một vài Bác sĩ và khoa học gia mới xem xét những trường hợp cụ thể về chuyện lành lặn; cho nên, ta không lạ gì mà nhìn thấy cái hiện tượng phương pháp lành lặn tự nhiên có vẻ còn mờ mịt (obscure) và cái ý tưởng về hệ thống lành lặn bên trong trông còn lạ lẫm kỳ quặc (odd) thế nào ấy. Tôi có ý cho rằng chúng ta càng nắm vững cái quan niệm ấy thì chúng ta càng chứng nghiệm những chuyện lành lặn xảy ra trong cuộc đời chúng ta, và chúng ta càng ít cần đến sự can thiệp của Y khoa hiện đại vốn dĩ không cần thiết, đôi khi lại còn nguy hại và tốn kém nữa. Thuốc men đặt căn bản trên sự lành lặn (healing-oriented medicine) sẽ điều trị chúng ta khá hơn hệ thống Y tế hiện nay, vì nó an toàn và chắc ăn hơn cũng như rẻ hơn. Tôi viết cuốn sách này với một nỗ lực mang những điều tôi nói ở trên trở thành thực thể."

Trên đây là những lời giới thiệu của Bác sĩ Andrew Weil, một Bác sĩ tốt nghiệp Y khoa tại đại học danh tiếng Havard, cho cuốn sách "Lành lặn tự nhiên" của ông. Chúng tôi sẽ dựa trên cuốn sách này cùng với những tài liệu Y khoa trên báo chí để biên soạn cuốn sách này dành cho đồng hương Việt Nam. Cuốn sách đầu tay "Nước sinh tố tươi và sức khỏe" (Đại Nam) xuất bản cách đây 7 năm (1992) đã được sự hưởng ứng nồng nhiệt của đồng hương Việt Nam đã làm cho tôi thêm phấn khởi để bắt tay soạn cuốn sách này. Điều chủ yếu trong cuốn sách này mà chúng ta cần nhớ là thân thể tự nó làm lành cho chính nó ; ngay những cách chữa trị thành công đều nhờ vào sự tác động cơ cấu lành lặn tự nhiên của cơ thể (the body’s intrinsic healing mechanism). Cuốn sách này rất có ích nếu độc giả đang tìm kiếm một phương pháp ngoại khoa để trị lành bệnh hoạn hay nếu muốn bắt đầu một chế độ ăn uống lành mạnh hơn, sách có những chương về cách ăn uống, những chất độc (toxins), tonics (chất bổ), hoạt động và nghỉ ngơi, tâm trí và tâm linh (mind and spirit). Cũng có thêm một chương trình tám tuần để dễ dàng thực hành một cách sống lành mạnh hơn. Có một phần cuốn sách nói về cách xử lý với bệnh tật có thảo luận về những quyết định cần làm, xem xét những thay đổi trong khi điều trị bệnh, và bảy chiến thuật mà một bệnh nhân cần phải dùng để có sự thành công, nghĩa là chữa lành bệnh và phục hồi sức khỏe.

Đời sống thật sự an vui khi không có bệnh hoạn và cuốn sách quý này sẽ phòng và trị bệnh hoạn theo một phương pháp tuy giản dị nhưng có mức độ công hiệu thật lớn lao và phương pháp chữa bệnh tự nhiên này đang ngày càng được quần chúng ủng hộ vì nó đúng theo khoa học tuy có làm nhiều người Tây phương hơi ngỡ ngàng vì phương cách hơi khác lạ so với phương cách điều trị hiện đại. Riêng ở Đông Phương thì người Việt Nam chúng ta cũng có dùng qua nhưng vẫn đặt ít lòng tin.

Nền Y khoa cổ truyền của Đông Phương từ ngàn năm qua nay được soi rọi dưới ánh sáng khoa học nhằm tìm ra những cách chữa trị độc đáo đem lại sức khỏe dài lâu cho người có bệnh và với những kết quả hiển nhiên của cách chữa trị mới dựa trên những nguyên tắc y lý cũ xa xưa đã ngày càng chinh phục lòng tin của bệnh nhân Tây phương cũng như Đông phương.

Một điều kỳ lạ xin ghi nhận ở đây là người đi tìm tòi những y lý Đông phương để ứng dụng cho chuyện chữa lành bệnh lại là một Bác sĩ Tây phương, được đào tạo trong trường Y khoa hiện đại của Tây phương. Ông có đủ kiến thức lý luận của Y khoa Tây phương nên những điều ông phát biểu, nhận định về y khoa Đông phương là những nhận xét có căn bản khoa học vững vàng, và dù có ai không thích ông thì những kết quả điều trị theo phương pháp chữa lành tự nhiên chịu ảnh hưởng của y lý Đông phương đã thay ông công nhiên chứng thực cho đường lối điều trị bệnh của ông là đúng.

Cuốn sách này hấp dẫn sống động vì có nhiều câu chuyện đầy cảm hứng, thấm đẫm sự hứng khởi và thử nghiệm của tri giác của người soạn sách, đặt niềm tin vào trong sự khôn ngoan bẩm sinh của cơ thể. Chủ đề chính của cuốn sách là cơ thể tự làm lành chính nó; ngay cả những phương pháp điều trị thành công hoạt động bằng cách khởi động trên thực chất của cơ cấu lành lặn. Có thể gọi cuốn sách này là "Làm sao khám phá và nâng cao khả năng tự nhiên của cơ thể để duy trì và làm lành lặn chính nó". Cuốn sách hữu ích nếu bạn tìm kiếm những phương pháp ngoại khoa làm lành lặn hay bạn muốn bất đầu một lối sống lành mạnh, có thể làm theo những chương về cách ăn uống, chất độc, chất bổ, hoạt động và nghỉ ngơi, tinh thần và tâm linh. Ngoài ra còn có chương trình tám tuần để dễ dàng đi vào một lối sống lành mạnh hơn. Một chương thảo luận cách đối phó với bệnh tật để tìm ra quyết định, xem xét các phương pháp ngoại khoa, và bảy chiến thuật để thành công của một bệnh nhân. Cuốn sách được liệt vào danh sách những sách bán chạy nhất (best-seller) trên báo New YorkTimes.

"Có bệnh thì vái tứ phương". Đây là câu nói khuyên nhủ thành thật và thực tế mà ông bà mình đã dạy dỗ con cháu. Cuốn sách này đúng là một phương pháp mà ta có thể thử đọc và ứng dụng để tìm ra cách điều trị cho căn bệnh của mình. Có những điều khôn ngoan ngàn đời trong cách sống, trong Y khoa mà nếu ta chịu khó suy nghĩ và xem xét chúng, ta sẽ bất ngờ khám phá ra những điều mới lạ bổ ích vô song.

Los Angeles, một sáng mùa đông mát mẻ, giá lạnh năm 1999.

Trần Viết Hoài Đồng