Đạo Sĩ Đạo Gia Du Ký

Quyển 2 - Chương 14: Thời không đạo tặc

Chú của em là một người không thích sự chậm trễ nên khi đến ngày hẹn, ông ấy khá là nghiêm túc và chuẩn bị rất nhiều thứ. Lần này đi đến nơi xa lạ để gặp một người bí ẩn, không biết pháp lực của ông ta thế nào nhưng chú Lâm nhà em luôn luôn lúc nào cũng đề cao cảnh giác cả. Chính vì thế mà trước đó ông chú lại có thời gian bắt xe miền Nam để đi Đại Nam gặp một người bạn có tên là Sò sư huynh để mượn cho được món bảo bối của gia đình anh ấy, nhưng lần này thực sự là quá nguy hiểm với lại đây là chuyện cá nhân nên ông chú không cho ai đi cùng cả. 

Khi đã đến thời điểm đã hẹn như trong giấy, ông chú một mình xách chiếc túi đồ nghề của mình mà lên đường đi đến núi Bà Đen để gặp Lão Nhân bí ẩn kia.

Đúng 3h chiều của 10 ngày sau khi nhận được thư thì giờ đây ông chú đã ngồi trong một ngôi đình nhỏ để đợi. Đột ngột một cơn mưa bất chợt đổ ào ạt xuống, mưa rơi tầm tả như nỗi lòng ray rứt khó tả của chú Lâm trong ngày hôm đó. Từ xa xa bóng dáng của một ông bác già cũng chạp ngoài 50 đội một chiếc ô màu trắng kiểu ngày xưa đi đến và bước ngay vào chỗ chú Lâm đang trú mưa. Lão già từ tốn tìm cho mình một chỗ ngồi ngay đối diện chú Lâm và bắt đầu an tọa, lúc ông ta vừa đặt cái bờ mông xuống cũng là lúc cơn mưa ngớt dần ( nội công quả nhiên thật thâm hậu, chỉ cần vận công xuống mông một chút thôi thì thời tiết cũng có thể thay đổi!!!)

Chú Lâm hơi dè chừng lão già nhưng không biểu lộ ra bên ngoài rồi cất giọng:

- Chẳng hay đây có phải là...

Ông bác già nhẹ giọng đáp:


- Phải! Chính là ta, ngươi có phải là tên nhóc con của gia tộc họ Phạm không?

- Đúng vậy, tôi tới đây như ông đã hẹn, ông muốn gì ở tôi?

Lão già cười khoái trá:

Hahaha... ta chính là sư huynh của vị đạo sĩ mà các người đã ức hiếp lần trước, hôm nay đến để đòi lại bảo bối bổn môn và... cũng như là dạy cho tên tiểu tử nhà ngươi một bài học hahaha...

(Quả nhiên không ngoài dự đoán của chú Lâm, ông ta chính là truyền nhân của phái Thiên Nhân sư đã mai danh ẩn tính, sự xuất hiện lần này của lão đã làm cho ông chú nhà em vô cùng bất ngờ)

- Thôi không bàn việc phụ nữa, vào việc chính đi ông già!

Ông bác già trừng mắt nhìn chú Lâm rồi lên giọng:

- Được vậy thì mời ngươi ra so tài một chút nào

Nói rồi cả hai cùng nhau kéo ra một bãi đất trống, bài biện bàn cúng, bùa chú và các nguyên liệu này nọ các thứ sẵn lên hết bàn.

Bên lão nhân kia cầm một thanh kiếm mà chú Lâm vừa nhìn đã thấy rất quen nên vội hỏi:

- Này ông già, hình như thanh bảo kiếm ông cầm trên tay có phải là Cửu Thiên Kiếm của Mộng Du đạo trưởng có phải không?

- Hừ! Tên nhóc kia, xem ra ngươi cũng có chút kiến thức đó, nhưng chưa xong đâu.

Lão nhân bắt đầu niệm chú mở trận rồi bắt đầu hô "Cửu Đăng Liên Hoa trận"...

(What đờ hiu... ông già của phái Thiên Nhân lạ hoắc lí nào lại học được đạo thuật của Mao Sơn Tông)

Mới màn dạo đầu chú Lâm nhà em đã đổ mồ hôi khi nhìn thấy ông bác già mở trận pháp bằng bí thuật đặc trưng của Mao Sơn, nhưng ông chú không chịu thua vì ông chú lại có lần ông chú từng được nghe sư phụ nói

" Lâm à! Con phải tin tưởng vào năng lực của mình, tin vào đạo bùa môn phái của mình và thành tâm thì ắt con sẽ có thành tựu mĩ mãn,... không những thế, trước khi ta nhận con làm đệ tử thì ta đã sớm biết con được sinh vào ngày hoàng đạo nên chắc chắn sau này sẽ pháp dương quang đại, những người sinh vào ngày hoàng đạo đều được cho là kì tài học đạo, chỉ cần có người thầy xuất chúng như ta dạy bảo thì sớm muộn con cũng nên người thôi)

Nhớ đến đó thôi mà hai mắt của chú Lâm đã long lanh lên ngọn lửa nhiệt quyết rồi. Không chần chừ nữa, chú Lâm vội cắm nhang, dùng bút chấm mực chu sa vẽ phù, miệng đọc lẫm bẫm rồi xuất kiếm hướng thẳng về hướng ông bác già kia. Một luồng khí tỏa ra từ thanh kiếm của ông chú lúc gần vào đến nơi lão nhân kia đứng thì liền bị vội ra ngoài do pháp thuật mà lão đã thi triển lên trước đó. 

Lão già tiếp tục lấy ra lá phù đọc chú rồi triệu hồi ra một cái xác và dụng thuật lên đó, xác chết bật dậy và hướng trở ngược lại chú Lâm

(Không thể nào ông ấy lại còn biết cả Thuật Thi Biến cũng là của Mao Sơn như vậy được, thật vô lý)

Ông chú chấm phù vừa né hàm răng của con cương thi và vừa dán lên nó một lá bùa trấn yêu, khiến nó đứng yên bất động.