Đàn Hương Hình

Chương 40

Bọn tui nghe thấy Viên Thế Khải lệnh cho quan huyện:

- Mau cử người kiểm tra nhà giam xem có phạn nào trốn không?

Bọn tui thấy quan huyện kinh hoảng đứng bật dậy, dẫn bọn nha dịch chạy về

phía nhà giam. Bọn tui nín thở, chỉ tiếc không thể độn thổ. Nghe thấy

tiếng ông Tư hò hét ở sân nhà giam, nghe rõ tiếng rít của cánh cửa. Bọn

tui chờ dịp thuận tiện là chạy, nhưng Viên Thế Khải án ngữ ngay trên

dũng đạo trước Nghi môn, không chịu đi. Cuối cùng, bọn tui thấy quan

huyện chạy tới trước mặt Viên Thế Khải, lại khuỵu một chân, bẩm báo:

- Bẩm đại nhân, giám thị đã điểm danh, không thiếu phạm nào.

- Tôn Bính thế nào rồi?

- Xích cột vào đá, chắc chắn lắm ạ!

- Tôn Bính là trọng phạm của triều đình, ngày mai hành quyết, nếu để sai sót, các ông liệu giữ lấy cái đầu!

Viên Thế Khải đi về phía bãi tập. Quan huyện vội đứng dậy, lom khom vái

theo. Bọn tui thở hắt hơi, như cất được gánh nặng. Nhưng đúng lúc đó,

cha tui, người cha chết tiệt, tỉnh lại. Ông lảo đảo đứng lên, cằn nhằn:

- Đây là đâu? Các người định đưa ta đi đâu?

Chú Quậy nắm cổ chân ông giật mạnh. Ông ngã lăn mấy vòng, rồi dừng lại ngay dưới ánh trăng. Quậy và Uùt Liên mỗi người nắm một chân kéo cha tui vào chỗ tối. Ông quẫy đạp dữ dội, quát to:

- Bỏ ta ra, đồ đốn mạt! Ta không đi đâu hết, bỏ ta ra!

Bọn lính nghe tiếng kêu, lập tức ập đến, súng ống loang loáng, cúc đồng trên áo tỏa hào quang. Tám Chu nói nhỏ:

- Các con, chạy thôi!…

Quậy và Uùt Liên bỏ tay, thẫn thờ nhìn cha tui một thoáng, rồi chạy ngược về phía bọn lính. Súng nổ ran, có tiếng thét: Thích khách!… Tám Chu như

con diều hâu chồm lên người cha tui. Từ tiếng kêu vọng lại, tui biết,

ông đang bóp cổ cha tui bằng những ngón tay như móc sắt. Tui hiểu ý ông, ông bóp chết cha tui, để phá cuộc hành hình ngày mai. Hầu Tiểu Thất dắt tui chạy vào con đường phía tây. Trước mặt bọn tui, đám thơ lại của

huyện đang chạy tới. Hầu Tiểu Thất tung con khỉ lên. Con khỉ kêu một

tiếng chói tai, quặp chặt gáy một tên thơ lại, lập tức vang lên tiếng rú thất thanh. Hầu Tiểu Thất kéo tui qua phòng thơ lại sang trước cửa đại

đường, lại trông thấy một đám nha dịch từ sảnh Hai chạy tới. Tui nghe

thấy tiếng súng, tiếng lửa cháy, tiếng gào thét quyện vào nhau trong sân lớn. Mùi máu, mùi khói lửa xộc vào mũi. Aùnh trăng màu nhũ bạc cũng đã

biến thành màu máu.

Bọn tui chạy lên hướng bắc theo con đường

nội bộ. Tiếng chân phía sau ngày càng nhiều, đạn rít trên đầu chíu chíu. Khi chạy đến chỗ nhà bếp ở Đông Hoa sảnh, chợt Hầu Tiểu Thất dướn liền

mấy cái, tay anh nhũn ra, tuột khỏi tay tui. Một dòng màu xanh đen chảy

ra từ sau lưng như người ta ép dầu.

Giữa lúc tui đang không biết xoay sở ra sao thì một bàn tay kéo tui tạt ngang vào bên trong. Bọn lính ào ào chạy qua.

Thì ra phu nhân quan huyện kéo tui vào tư thất của ông huyện ở Đông Hoa

sảnh. Bà tự tay lột mũ, cởi áo dài cho tui, cuộn lại rồi ném qua cửa sổ

phía sau. Rồi bà lôi tôi lên giường, kéo chăn đắp cho tui, thả tấm rèm

xanh xuống, ngăn bà nằm phía ngoài. Tối như hũ nút, tui chẳng nhìn thấy

gì nữa.

Tui nghe thấy binh lính đã sục vào hậu viên, nghe thấy

trên đường đi dạo, sân trước, sân sau, đâu đâu cũng có lính. Cuối cùng,

giờ phút đáng sợ nhất đã đến: có tiếng chân bước trong Đông Hoa sảnh.

Tui nghe có tiếng nói: Bẩm Đô thống đại nhân, đây là tư dinh của quan

huyện. Tiếp theo là tiếng roi quật vào thân người. Tui thấy màn vén lên

rồi thả xuống ngay, một người đã chui vào, người này mặc đồ mỏng, nằm

sát tui. Tui nhận ra đây là phu nhân, người mà quan huyện từng ôm ấp.

Liền đó là tiếng gõ cửa, rồi từ gõ chuyển sang đập cửa. Tui và phu nhân

ôm nhau thật chặt, tui cảm thấy bà đang run, tui biết, tui còn run hơn

bà. Tui nghe thấy cánh cửa đã bật ra. Phu nhân vội tém chăn thật kỹ cho

tui, rồi bà vén một góc màn để lộ nửa người, chắc là khi đó phu nhân đầu tóc rũ rượi, áo xống xộc xệch, làm như vừa tỉnh giấc. Một giọng thô

lỗ:

- Phu nhân, theo lệnh Viên đại nhân, ti chức đến tìm thích khách!

Phu nhân cười nhạt, nói:

- Đô Thống đại nhân, ông ngoại Tăng Quốc Phiên của ta cầm quân đánh giặc. Để giữ nghiêm quân kỷ, tranh thủ nhân tâm, giữ vững cương thường, nên

đã ban hành kỷ luật sắc, đó là quân đội không được xông vào nhà riêng

của người ta. Nay đám tân binh của Viên Thế Khải đại nhân đã phế bỏ điều lệnh này rồi!

- Ti chức không dám, ti chức mạo phạm phu nhân, xin phu nhân tha thứ.

- Gì mà không dám? Gì mà mạo phạm? Chỗ cần sục thì các ông đã sục rồi,

cần xem các ông đã xem rồi. Chẳng qua là các ông khinh rẻ nhà họ Tăng

mạt vận, không còn người trong triều, nên mới dám bậy bạ thế này!

- Phu nhân quá lời, ti chức là con nhà lính, phải theo lệnh trên.

- Ông đi gọi Viên Thế Khải đến đây cho ta, ta muốn hỏi ông ấy cho ra nhẽ? Nửa đêm gà gáy sai lính xông vào nhà riêng, làm nhục gia quyến, hủy

hoại danh tiết con người ta, vậy ông ấy còn là bề tôi của nhà Đại Thanh

nữa không? Tục ngữ có câu: “Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục, người

đàn bà thà chết chứ không chịu tai tiếng”, ta quyết lấy cái chết để đối

mặt với Viên Thế Khải.

Giữa khi đó, bên ngoài có tiếng chân gấp gáp, người nào đó nói nhỏ:

- Quan huyện đã về nhà!

Phu nhân cất tiếng khóc to.

Quan huyện nhào vào trong phòng, vẻ mặt khổ sở:

- Phu nhân, hạ quan bất tài, để phu nhân phải sợ!

Đuổi được Đô thống và đám quân lính của ông ta đi rồi, cửa sổ đóng lại, nến

tắt đi, ánh trăng lọt qua các ô phía trên cửa sổ, trong phòng chỗ sáng

chỗ tối. Tui từ trốn giường tụt xuống, nói khẽ:

- Tạ ơn phu nhân cứu mạng, kiếp sau xin làm trâu ngựa hầu hạ phu nhân.

Nói xong, tui nghiêng mình định bỏ đi. Phu nhân nắm vạt áo giữ tui lại. Tui nhìn thấy mắt bà long lanh trong đêm tối, tui ngửi thấy mùi hoa quế tỏa ra từ cơ thể bà. Lại nhớ trong sân sảnh Ba có một cây quế cổ thụ, giờ

là Trung thu, hương quế sực nức, lẽ ra quan huyện và phu nhân có thể

uống rượu thưởng thức trăng. Tui không được cùng ý trung nhân ngắm

trăng, quá nửa đêm lẻn vào cùng người vui vầy trong đêm tối. Cha tui đã

làm hỏng hết cả. Người Đức ngang ngược, khinh người như rác, nghĩ đến

cha lòng dạ xót xa. Cha ơi, cha mê muội quá trời! Để cứu cha, con chạy

rạc cả người. Để cứu cha, con chạy rạc cả người. Để cứu cha đám ăn mày

ngày đêm hối hả. Để cứu cha đám ăn mày ngày đêm hối hả. Để cứu cha Uùt

Sơn mất ba răng cửa, máu tươi rỏ giọt mãi không thôi. Để cứu cha Tám Chu xuất tướng. Để cứu cha đám ăn mày mất bao sinh mạng! Bọn tui đã bỏ bao

công sức, kế sách tráo người đã sắp xong, công lớn đã sắp thành, một

tiếng kêu của cha làm hỏng hết!

- Giờ chưa đi được! – Phu nhân

cắt đứt dòng suy tưởng của tui. Tui nhớ lại tình hình lúc đã thoát hiểm: Đô thống dẫn quân lính bỏ đi. Phu nhân nhổm dậy ra đóng cửa phòng. Dưới ánh sáng của ngọn lạp chúc, nét mặt phu nhân đỏ ửng, không hiểu vì xúc

động hay giận dữ? Tui nghe bà nói, giọng lạnh nhạt:

- Đại nhân, đây là chủ trương của thiếp, thiế[ giấu người đẹp cho đại nhân!

Quan huyện ngó ra bên ngoài một thoáng rồi bước nhanh đến bên giường, lật

chăn trông thấy mặt tui. Ông đắp chăn lại như cũ, tui nghe ông trầm

giọng nói:

- Phu nhân hiểu rõ đại nghĩa, xóa bỏ tị hiềm, đúng là bậc mày râu trong nữ lưu, Tiền Đinh vô cùng cảm kích!

- Vậy để cô ấy đi hay giữ lại?

- Tuỳ phu nhân định liệu.

Bên ngoài có tiếng quát tháo, quan huyện hối hả ra đi. Ông đang thừa hành

công vụ, thực ra là chạy trốn tình cảm lúng túng. Trường hợp này thường

thấy trong kịch bản, tui không lạ. Phu nhân thổi tắt nến, ánh trăng lọt

vào nhà.

Tui thấp thỏm ngồi trên chiếc ghế đẩu ở xó nhà, khát

khô cổ, họng đau rát. Phu nhân là thần nhân hay sao mà biết tui đang

khát, bà rót cho tui một bát nước trà lạnh đưa đến trước mặt. Tui do dự

nhưng vẫn chìa tay ra. Tui uống cạn, nói:

- Cảm ơn phu nhân.

- không ngờ cô còn là một nữ hiệp tài nghệ song toàn – Phu nhân giọng giễu cợt.

Tui không biết nói gì.

- Năm nay cô bao nhiêu tuổi?

- Bẩm phu nhân, dân nữ năm nay hai mươi bốn tuổi.

- Nghe nói cô đã có thai?

- Dân nữ tuổi trẻ ngu muội, có gì không phải xin phu nhân mở lượng hải hà mà tha cho. Tục ngự có câu: “Người quân tử không chấp vặt, quan to độ

lượng to”.

- Không ngờ cô lại rất có tài ăn nói – Phu nhân hỏi,

vẻ mặt nghiêm túc – Cô dám đảm bảo đứa trẻ trong bụng là của ông lớn

không?

- Đúng thế ạ, dân nữ xin đảm bảo.

- Vậy… - Phu nhân nói – Cô ở lại hay đi?

- Dân nữ xin đi! – Tui trả lời ngay, không do dự.

Tui đứng bên cổng huyện nhìn vào bên trong. Tình huống thập tử nhất sinh,

kinh hồn táng đởm mà tui vừa trải qua trong một đêm trắng tuy hiện nay

chưa xong kịch bản, nhưng chẳng bao lâu nữa người ta sẽ dựng vở, lưu

truyền mãi mãi về sau. Đêm qua phu nhân khuyên tôi nên đi nơi khác lánh

nạn, còn dúi cho tui năm lượng bạc. Tui không đi đâu cả, không đi là

không đi. Tui có chết thì cũng chết tại Cao Mật, sau khi khuấy đảo đất

lở trời long.

Bà con đều biết tui là con gài Tôn Bính,

vòng trong vòng ngoài bảo vệ tui như đàn gà mái bảo vệ con gà nhép. Mấy

bà lão tóc bạc phơ giúi vào tay tui những quả trứng nóng hôi hổi, tui

không nhận thì nhét vào túi áo tui, giọng như khóc:

- Aên đi cháu, ốm ra đấy thì khổ?

Thực ra, tui biết trước khi xảy ra vụ cha tui, tất cả các bà các cô ở cái

huyện thành này, con nhà lành cũng như bọn gái điếm, nhắc đến tên tui là họ ngứa răng ngứa lợi, chỉ muốn ngoạm cho tui một miếng. Họ ghét tui có quan hệ tốt với quan huyện, ghét tui có cuộc sống dư dả, ghét tui có

bàn chân to được quan huyện ưa thích. Cha ơi, từ khi cha dựng cờ tạo

phản, họ đã nhìn con bằng con mắt khác; khi hơn; khi cha bị bắt giam

trong ngục, họ đối với con càng tốt hơn; sau khi dựng Thăng Thiên Đài ở

Thông Đức, cáo thị dán khắp nơi, dùng hình phạt đàn hương xử cha, cha

ơi, con đã trở thành con cưng của cả vùng.

Ơi cha, đêm

qua bố trí cứu cha, thiếu chút nữa thành công mĩ mãn! Nếu không vì cha

nổi cơn điên, việc lớn đã xong! Cha ơi cha, cơn điên của cha đã hại bốn

mạng người. Cha ra bức tường chữ bát mà xem, mắt ứa máu, tim nhói đau.

Bên trái treo hai đầu người, bên phải treo hai đầu người một đầu khỉ.

Bên trái là đầu Tám Chu và chú Quậy, bên phải là đầu ÚT Liên, Tiểu Thất

và con khỉ (Ngay cả con khỉ chúng cũng không tha, tàn nhẫn quá!)

Mặt trời đã lên cao, huyện nha vẫn im lìm, có lẽ đến giờ ngọ mới đưa cha

tui ra khỏi phòng giam. Lúc này, từ ngõ Đơn dối diện hôi chếch với cổng

chính của huyện, một đoàn người ăn mặc tề chủnh, đi về phía cổng huyện.

Ngõ Đơn rất nổi tiếng vì đã từng sản sinh hai vị tiến sĩ. Tiến sĩ là

chuyện vẻ vang trong quá khứ, duy trì cơ ngơi nhà họ Đơn hiện nay là một cử nhân. Cụ Cử, họ Đơn tên Văn, hiệu Chiêu Cử, là một người đức cao

vọng trọng. Tuy cụ chưa từng đến nhà tui mua rượu mua thịt chó, cụ chưa

khi nào ra khỏi ngõ, chỉ ở nhà đọc sách, thư họa, vẽ tranh, nhưng cụ

không xa lạ đối với tui. Tên cụ được ông lớn Tiền nhắc đến không dưới

một trăm lần. Ông lớn Tiền, mắt sáng lên, tay vuốt râu, ngắm bức thư họa của cụ, tấm tắc: Cao thủ, cao thủ! Con người này mà không đỗ kể cũng

lạ! Lúc khác ông lại thở dài: “Người này thì đỗ sao được?” Những lời

nhận xét trái ngược của ông khiến tui không hiểu ra làm sao, tui hỏi,

ông không trả lời. Ông đặt tay lên vai tui, nói: “Tài hoa vùng Cao Mật

do người này độc chiếm, nhưng triều đình sắp phế bỏ khoa cử, ông ta

không còn cơ hội bẻ quế xem trăng nữa”. Tui nhìn những dãy núi giống như núi mà không phải núi, nhìn những cây giống cây mà không phải cây,

người thì mờ mờ ảo ảo, thật tình chẳng hiểu gì cả, vì tui là một dân

thường, chỉ biết hát vài khúc Miêu Xoang, ngoài ra tui chẳng biết gì

hết. Nhưng ông lớn Tiền tiến sĩ xuất tân, một đại trí thức nổi danh

thiên hạ thì ông hiểu, ông nói tốt thì đó là tốt, ông đã phục Đơn tiên

sinh, thì Đơn tiên sinh phải là người nhà trời. Cụ Cử Đơn mày rậm mắt

to, mặt to tai lớn, mũi cao miệng rộng, râu tốt hơn râu người bình

thường, chỉ kém cha tui và ông lớn Tiền. Từ khi râu cha tui bị vặt trụi, râu ông lớn Tiền xếp thứ nhất, thứ hau là râu cụ Cử. Chỉ thấy cụ đi đầu đoàn người, đầu ngẩng cao, nghiễm nhiên là một lãnh tụ. Cổ cụ hơi vẹo,

không hiểu ngày thường vẫn thế hay hôm nay mới vẹo? Ngày thường ít khi

gặp cụ, không ai để ý chi tiết này. Khi cổ vẹo, cụ trở nên ngang tàng,

không giống một văn nhân, trái lại, giống một tướng cướp, lâu la hàng

đàn. Đi sau cụ toàn là những người có tên tuổi ở Cao Mật. Ông béo đội

khăn đỏ là Lý Thạch Tăng, chủ hiệu. Ông gầy nhom mắt hấp háy là Tô Tử

Thanh, Chưởng quĩ hiệu vải. Vị mặt rỗ hoa kia là Tần Nhân Mĩ, chủ hiệu

thuốc… Tai to mặt lớn vùng Cao Mật tề tựu ở đây cả. thần sắc họ không

giống nhau, người im lặng mắt nhìn thẳng, người lo sợ cuống cuồng, mắt

la mày lét, như đang tìm chỗ nhờ cậy; người cúi gằm, mắt nhìn đóng đinh

vào bàn chân, làm như không muốn cho ai nhìn thấy mặt mình. Họ ra khỏi

ngõ Đơn, lôi cuốn toàn bộ ánh mắt trên phố nhìn theo. Người thì hiểu, có người thì không hiểu. Người hiểu thì nói:

- Tốt rồi, cụ Cử đơn mà hạ sơn, tính mạng dủa Tôn Bính được bảo lãnh rồi!

- Nói gì quan lớn Tiền, ngay cả Viên đại nhân cũng phải nể mặt cụ Cử, huống hồ có cả toàn bộ hương thân vùng Cao Mật.

- Hoàng thượng cũng không phớt lờ ý dân, chúng ta cùng đi một thể.

Vậy là một dòng người đông đảo theo sau các hương thân, tập trung trên bãi

trống trước cổng huyện. Bọn lính Đức và bọn Vũ Vệ quân như chó đang mê

ngủ bị giội nước lạnh, tỉnh ngay như sáo, súng đang chống như gậy được

bồng lên. tui trông thấy những tên lính Đức mắt tóe lửa xanh.

Từ khi giặc Đức đổ bộ lên Thanh Đảo, tui được nghe rất nhiều chuyện kỳ

quặc về chúng. Rằng chân chúng không có gối, thẳng đuỗn như que củi,

không gập lại được, đã ngã là không thể nào dậy. Rõ ràng là huyên

thuyên! Những tên Đức đứng trước mặt tui mặc quần bó ống, đầu gối lộ rõ

như cái chày giã tỏi. Rằng bọn chúng làm chuyện ấy chẳng khác lừa ngựa,

trèo lên là xuất liền. Nhưng tui nghe bọn điếm ở ngõ Yên Hoa kể: các

thiên thần đâu phải trèo lên là xuất, mà như con lợn đực, sùng sục cả

tiếng đồng hồ không chịu xuống. Rằng chúng chọn những đứa trẻ khôi ngô,

linh lợi đem gọt lưỡi để học tiếng chúng. Tui đem chuyện này hỏi ông

lớn. Ông cười ha hả, bảo rằng, chuyện ấy nếu đúng là có thật thì ông

cũng không sợ, vì ông không có con trai. Ông đưa những ngón tay mềm mại

xoa xoa bụng tui, mắt sáng rực: “Mi Nương ơi, nàng hãy sinh cho ta một

con trai!”. Tui nói, e rằng không thể sinh nở, lấp Giáp Con bấy nhiêu

năm, tui không chửa đẻ gì. Ông bóp tay tui, nói: “Nàng chẳng nói Giáp

Con là thằng ngốc đó sao? Nói rằng nó không làm được chuyện ấy sao” Ông

bóp mạnh, khiến tui chảy nước mắt. Tui nói, từ khi kết với ông, tui

không cho Giáp Con đụng vào người tui, không tin, ông hảy hỏi Giáp Con.

Ông nói: “Nàng hay nhỉ, xui người tôn quí nhất huyện đi hỏi một thằng

ngốc!”. Tui nói, tôn quí nhất huyện thì cái chim cũng không đẽo bằng đá, tôn quí nhất huyện thì khi mềm cũng chẳng khác con giun, tôn quí nhất

huyện thì không ghen chắc? Nghe tui nói vậy, ông cười hì hì, bỏ tay ra.

Ông ôm tui vào lòng, nói: “Cưng của ta, nàng là thuốc an thần của ta, là linh đơn mà Ngọc Hoàng Thượng Đế luyện cho ta…” Tui rúc mặt vào lòng

ông, nũng nịu, ông ơi, ông hãy chuộc em ra, để em một năm ba trăm sáu

mươi lăm ngày hầu hạ ông, em không cần danh phận gì hết, nguyện làm con ở hầu hạ ông. Ông lắc đầu: “Hoang đường, ta đường đường là một tri huyện, mệnh uan của triều đình, sao dám cướp vợ của dân, chuyện này mà xảy ra, thiên hạ chê cười là chuyện nhỏ, chỉ sợ không giữ nổi cái mũ ô sa trên

đầu!”. Tui bảo, vậy ông bỏ em đi, từ nay trờ đi, em không bao giờ đặt

chân đến nơi này nữa. Ông thơm tui một cái: “Nhưng ta không bỏ được

nàng”, rồi ông nhại gịong Miêu Xoang Chuyện này khiến bản quan trước sau khó nghĩ… Ông cũng biết hát Miêu Xoang? Ông học ai vậy, ông thân yêu!

“Muốn học thì ngủ với cô giáo”, ông trêu chọc tui, ông vỗ mông tui, bắt

chước giọng cha tui, đúng phách đúng nhịp mà hát rằng Vừng hồng gác núi

đã hoàng hôn, hổ vọt rừng sâu chim về ngàn, riêng bản huyện không nơi tá túc, một mình một bóng nẫu ruột gan… Cơn cớ gì ông nẫu ruột gan? Chẳng

phải em sống sờ sờ đang nằm trong lòng ông, tiêu sầu giải muộn cho ông

đây sao? Ông không trả lời, coi mông tui như cái trống cơm mà vỗ, tiếng

thả tiếng buông, tiết tấu phân minh, hát tiếp Từ buổi bắt quen nàng Tôn

nữ, như hạn lâu ngày gặp mưa xuân. Ông cứ nói thế, một phụ nữ nông thôn

bán thịt cầy như em tì tốt ở chỗ nào? Cái tốt ở nàng không kể hết, ngày

nóng nhất nàng là khối băng, ngày lạnh nhất nàng là lò lửa. Nhất nhất

nữa là khi tình tự, nàng khiến ta ướt đẫm mồ hôi, khớp xương thư giãn,

lòng ta bồi hồi. Làm người, ôm Mi Nương mà ngủ, cuộc sống thần tiên cũng vậy thôi! Ông hát, hát mãi rồi lật tui xuống dưới, hàm râu như lông

đuôi ngựa của ông phủ kín mặt tui… Ôi cha nuôi, người ta có câu:

Có tâm trồng hoa hoa không nở, vô tâm trồng liễu liễu sum suê, hôm nao

phượng loan nghiêng ngửa dưới vân đài, ai ngờ em đã hoài thai… Vốn định

cho ông vui bất chợt, ai dè ông bắt cha em chịu cực hình…

Tui

trông tấy cụ Cử Đơn dẫn đầu các hương thân nhằm đámm binh lính như hùm

như sói mà đi tới. Những tên lính trợn tròn mắt, súng chĩa ngang. Ngoại

trừ cụ Cử Đơn, những người khác đi líu ríu, như có dây nhợ vướng giữa

hai chân, như có keo dính dưới gót giày. Cụ Cử Đơn dần bứt lên trước một khoảng cách, như con chim đầu đàn. Cụ Cử Đơn đến cổng giáo hóa thì bọn

lính lên đạn rôm rốp, các hương thân phía sau co cụm lại, không dám tiến lên nữa. Cụ Cử cũng dừng lại bên lầu giáo hóa. Tui từ trong đám phụ nữ

chạy lên, quì sụp khoảng giữa sau lưng cụ Cử và trước các vị hương thân, cất tiếng khóc làm các cụ giật mình hốt hoảng. Tui kể như hát: Các cụ

các ông ơi, cháu là Mi Nương, con gái Tôn Bính, cháu lạy cá vị, xin các

vị hãy cứu cha cháu. Cha cháu tạo phản là có nguyên do, tục ngữ có câu,

chó cùng bứt giậu, huống hồ cha cháu thông hiểu lễ nghĩa, nam tính cương cường. Cha cháu nổi dậy cũng vì lợi ích mọi người! Các cụ các bác các

chú, các vị hương thân hãy cứu cha cháu!…

Trong tiếng gào khóc

của tui, cụ cử Đơn hất vạt áo quì xuống đất, ngay trước mặt bọn lính.

Tui biết, cụ không lạy bọn lính, mà cụ lạy huyện đường Cao Mật, quì lạy

quan huyện Tiền Đinh, cha nuôi của tui.

Oâi cha nuôi, trong bụng Mi Nương đang quẫy đạp, đứa con yêu quí của tui cũng là hạt giống lang

sói nhà ông, hương hỏa thờ cúng ông. Tục ngữ có câu: Đánh chó ngó chúa,

xin ông hãy vì con mà cứu cha!

Cụ Cử Đơn quì xuống trước, các

hương thân quì theo, một mảng đen thui những người quì trên đường phố.

Cụ Cử Đơn rút từ trong bọc một cuộn giấy, nâng lên ngang ngực mở ra. Chữ viết chân phương, ngang bằng sổ ngay. Cụ cao giọng đọc:

“… Tôn

Bính sinh sự, là có nguyên do. Vợ con bị hại, không ai làm ngơ! Giương

cờ tạo phản, để cho dân nhờ! Tội không đáng chết, rất mong trên tha. Tha cho Tôn Bính, vỗ yên mọi nhà…”.

Cụ Cử hai tay nâng tờ đơn cao

quá đầu, cứ quì không chịu đứng dậy, có ý đợi người ra nhận. Nhưng huyện đường đã bị quân lính bao vây chặt, vắng như chùa bà Đanh. Căn nhà bếp

hỏa hoạn đêm qua, đầu xà vẫn còn bốc khói. Đầu lâu đám ăn mày đã nặng

mùi.

Đêm qua, anh hùng hào kiệt phá huyện nha, lửa cháy ngất

trời, người huyên náo… Nếu tui không tận mắt trông thấy, dù đánh chết

tui cũng không dám tin chuyện động trời đã xảy ra. Nghĩ lại mà sợ. Lại

nghĩ không sợ gì hết!

Những kẻ ăn mày khẳng khái dấn thân vào

chỗ chết, coi rụng đầu chỉ là cái sẹo bằng miệng bát! Nhớ chuyện đêm

qua, căn bệnh điên của cha, nghĩ sao mà giận! Đổ bể tan tành một kế sách diệu kỳ. Cha chết còn là chuyện nhỏ, liên lụy bao người chuyện lớn hơn. Các vị cái bang đều chết sạch. Phu nhân không cứu, mạng của con cũng

không còn!… Sao cha lại điên khùng đến thế hở cha?

Thỉnh thoảng

một nha dịch hối hả chạy qua sân như con mèo hoang. Thời gian hút tànn

một tẩu thuốc đã trôi qua, cụ Cử Đơn vẫn nguyên tư thế cũ, bất động như

một pho tượng đất. Bên trong huyện đường vẫn k động tĩnh gì. Thời gian

hút tàn một tẩu thuốc lại đã trôi qua, huyện đường vẫn không động tĩnh,

trước cửa nha môn bọn lính mắt trợn trừng, súng lăm lăm như đang gặp

địch. Mồ hôi chảy ròng ròng trên cổ cụ Cử. Rồi thời gian một tẩu thuốc

nữa lại đã trôi qua, tay cụ Cử bắt đầu run, mồ hôi ướt đẫm lưng. Trong

huyện vẫn im ắng.

Bỗng bà cụ Tôn cất tiếng khóc:

- Xin rủ lòng thương mà tha cho!

Mọi người khóc theo:

- Xin rủ lòng thương mà tha cho!

Mắt tui nhòe đi. Qua màn nước mắt, tui thấy các hương thân dập đầu lạy đầy

đường, trước tui sau tui nhấp nhô như sóng, bên phải bên trái tiếng khóc não lòng, tiếng dập đầu bồm bộp không nghỉ không ngừng.

Mọi

người quì lạy trên đường cho đến gần trưa, ba lần thay gác, vẫn không có người trong huyện ra nhận đơn. Hai cánh tay giơ cao của cụ Cử từ từ hạ

xuống, cái lưng thẳng dần dần gập lại, cuối cùng, cụ Cử ngả lăn ra, ngất xỉu.

Giữa lúc ấy, chiêng trống vang trời, kèn đồng lanh lảnh,

đoàng đoàng đoàng ba phát súng thần công, cổng chính huyện Đào Hồng ken

két mở, thế trận bày ra trước Nghi môn. Tui không ngó đám vệ sĩ như beo

như hổ, cũng không nghi trượng oai phong. Tui nhìn cỗ xe tù chăm chăm,

hai chiếc lồng kê sát bên nhau, một chiếc cha tui Tôn Bính, chiếc thứ

hai Tôn Bính giả: Uùt Sơn. M… eo m… eo m… eo! Tui đau!