Dám Thất Bại

CHƯƠNG 14 LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI MẶT VỚI THẤT BẠI

CHƯƠNG 14 LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI MẶT VỚI THẤT BẠI

 

Chúng ta thường nghe người ta hỏi làm gì để thành công. Tôi không biết bạn thích nhìn nhận điều này dưới góc độ như thế nào. Nhưng đối với tôi, đúng là nó ngang bằng với việc làm gì để đối mặt với thất bại.

 Một lần, tôi hỏi thính giả của tôi một câu hỏi hết sức thú vị và hết sức rõ ràng: Tại sao người ta bị chết đuối khi rơi xuống nước?

 Nhiều câu trả lời được đưa ra nhưng ý kiến nhiều nhất vẫn là: “ Người đó không bơi được”. Mọi người đều rất ngạc nhiên khi tôi bảo họ câu trả lời của họ sai. Thậm chí họ còn nghĩ tôi đanh đùa vì hầu hết các hội thảo của tôi đều rất vui. Để hướng họ trở lại vấn đề nghiêm chỉnh, tôi đã cho họ xem những điểm rơi dưới 7 cm nước. Cuối cùng, tôi cho họ biết câu trả lời mà tôi sẽ chia sẻ với bạn ngay lúc này:

 Một người bị chết đuối khi rơi xuống nước bởi vì anh ta ở lại đó.

 Thật ra , vấn đề không phải là người đó đã rơi bao nhiêu lần mà khả năng leo lên mỗi lần ngã.

 Xin đừng đánh giá một người bằng số lần anh ta ngã xuống, hãy đánh giá anh ta bằng số lần anh ta leo lên.Một người có thể leo lên sau khi rơi xuống sẽ chẳng bao giờ chết đuối cả.Nhưng thật đáng buồn khi nhiều người , như những người sau thất bại tạm nhất thời chẳng hạn , chỉ thích ngồi ở đó và cuối cùng chết hẳn vì thất bại, và chẳng bao giờ gượng nổi dậy.

 Phẩm chất nào đó trong chúng ta sẽ giúp chúng ta leo lên trở lại sau mỗi lần ngã xuống? Đó là điều mà tôi muốn nói ; nếu không tôi đã không thể hiện đúng giá trị của quyển sách này . Câu nói dưới đây là một phát biểu thích hợp:

 Không gì trên thế giới có thể thay đổi nó được. Tài năng cũng không; trên đời này chẳng hiếm những người có tài mà không thành công. Thiên tài cũng không; thiên tài mà không gặp thời vận cũng rất phổ biến. Học vấn cũng không; thế giới đầy rẫy những kẻ có học vấn mà bị bỏ rơi; chỉ có sự bền bỉ và quyết tâm mới mang lại nhiều kết quả.

 Vâng, sự bền bỉ, khả năng đứng lên nhiều lần khi vấp ngã.

 Trước cuộc chạm trán giữa tảng đá và dòng nước, dòng nước luôn luôn chiến thắng , không phải bằng sức mạnh mà bằng sự bền bỉ.

 Vấn đề không phải là bạn rơi xuống mức nào mà là bạn đã nhảy cao lên bao nhiêu!

 “Nếu tôi thất bại, lẽ ra tôi đã gục ngã, nhưng tôi biết rõ là tôi có sức lực để nảy người lên lại.” _ TUN DAIM ZAINUDDIN

 Gần như bị phá sản hai lần, một lần trog việc kinh doanh muối và một lần trong việc kinh doanh chất dẻo. Sinh năm 1938. Sang Luân Đôn học luật và sau đó làm việc cho chính phủ. Vào cuối thập niên 1960, ông quyết định dấn thân vào hoạt động kinh doanh. Nhưng ông gặp hết thất bại này đến thất bại khác trong các dự án kinh doanh của mình. Cuối cùng, sai nhiều năm,vận may đã đến với ông . Ngày nay, ông là cựu bộ trưởng tài chính và hiện là cố vấn kinh tế cho chính phủ Malaysia . Việc tái bổ nhiệm ông vào chức bộ trưởng bộ tài chính của Malaysia vào năm 1999 khiến ông là người đầu tiên giữ chức bộ trưởng tài chính hai lần.

 “Khi bạn ngã xuống và đứng dậy, bạn cũng được một cái gì đó. Ngã nhiều lần trong đời là một điều rất có lợi nếu mỗi lần ngã như vậy, bạn có thể đưng dậy được. Việc đứng dậy được mới là điều đáng nể.”

 YORITOMO TASHI

 “Khi bạn có thể tiếp tục cố gắng sau 3 lần thất bại trong một công việc được giao, bạn có thể xem mình như một ứng cử viên cho vai trò lãnh đạo trong công việc hiện nay của bạn. Nếu bạn vẫn tiếp tục cố gắng sau một tá thất bại, hạt giống thiên thần sẽ nảy nở trong bạn.” –VÔ DANH

 “Người thắng cuộc có thể bị tuyên bố đo ván hàng chục lần nhưng anh ta không thèm nghe trọng tài”.

 H.E. JANSE

 “Có lẽ bạn phải đánh một trận hơn một lần để giành được chiến thắng”.

 CỰU THỦ TƯỚNG MARGARET THATCHER

 Có biệt danh là bà đầm thép, bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Châu Âu được bầu làm thủ tướng.

 

 ABRAHAM LINCOLN

 “Giữ nguyên tình trạng hiện nay của tôi là điều không thể; tôi phải chết hoặc trở nên tốt hơn..”

 Sinh ra tại một vùng rừng xa xôi hẻo lánh của Kentucky vào năm 1809, Lincoln làm nhân viên kiểm soát đường ray, người chèo thuyền, thủ kho, trưởng trạm bưu điện và nhân viên thuế quan trước khi trở thành một luật sư. Lincoln chỉ học ở trường khoảng 1 năm.

 Ông là một trường hợp điển hình của người dám thất bại. Bị thất bại trong việc kinh doanh năm 1832. Lại thất bại trong kinh doanh năm 1833. Bị đánh bại trong cuộc chạy đua vào ghế đại biểu cử tri bầu tổng thống năm 1940, bị thất bại khi chạy đua vào hạ viện năm 1843, được bầu vào hạ viện năm 1846. Bị đánh bại khi tranh ghê ở thượng nghị viện năm 1855. Bị thất bại khi chạy đua vào ghế tổng thống năm 1856. Thất bại khi tranh ghế ở thượng nghị viện năm 1958. Cuối cùng, vào năm 1860, ông được bầu làm tổng thống thứ 16 và là một trong những tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mĩ.

 “Dường như tự nhiên thường hạ gục các cá nhân bằng vận rủi để tìm ra ai trong số họ sẽ tiếp tục gượng dậy và đấu tranh”.

 VÔ DANH

 “Khi còn là một người trẻ tuổi, tôi quan sát thấy cứ 10 việc tôi làm thì có 9 việc thất bại. Tôi không muốn làm một kẻ thất bại nên tôi đã làm việc lên gấp 10 lần”.

 GEOGRE BERNARD SHAW

 “Tôi phải thành công vì tôi chẳng còn những việc không có kết quả”.

 THOMAS EDISON

 

Từ các phát biểu của họ, chúng ta biết rằng những con người kiên trì được làm từ loại chất liệu gì. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi “phần thưởng” lại đến với họ.

 Vào lúc này tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện ít người biết đến, liên quan đến việc sáng chế điện thoại. Nhiều người trong chúng ta biết đó chính là Aleexander Graham Bell. Nhưng tôi e rằng chính điều chúng ta biết mới là một bài học lớn.

 Vào thời ấy có một người tên là Philip Reis là người không thừa nhận rằng Bell là người sáng chế ra điện thoại. Reis đã làm được việc truyền âm thanh và những nốt nhạc qua dây kim loại. Và ông tuyên bố rằng Bell nghiên cứu những gì ông khám quá ra và áp dụng nó để truyền âm thanh qua dây kim loại. Vì thế, ông tuyên bố rằng ông mới là nhà phát minh thực sự của máy điện thoại. Cuối cùng, vụ án được chuyển lên tòa án tối cao của Mĩ. Và câu trả lời, như các bạn ngày nay đã biết, ở trong sách lịch sử cảu các bạn đấy. Tòa án tối cao đã đi đến câu trả lời như thế nào. Điều mà họ tìm thấy ở phát minh của Reis chỉ có thể truyền được âm thanh hay nốt nhạc mà không thể truyền được tiếng nói. “Một cái gì hơn thế phải được thêm vào” để nó có thể truyền được tiếng nói và Alexander mới là người thực hiện được điều đó.

 Reis thực ra không thất bại. Ông chỉ dừng lại. Nếu như ông cũng kiên trì như Bell thì ngày nay tên ông cũng được ghi vào sử sách.

 Điểm khác nhau chỉ là một con ốc đã biến đổi âm thanh thành tiếng nói. Như một câu tục ngữ đã nói: “Người ta chỉ buông xuôi chứ không thất bại”.

 “Không phải bạn đã thất bại , mà bạn chỉ chưa tìm ra được cái gì hơn thế!”

 ALEXANDER GRAHAM BELL.

 “Đây là phát minh đáng kinh ngạc, nhưng muốn sử dụng một phát minh như thế?” Tổng thống Rutherford Hayes đã nói như thế khi ông thấy máy điện thoại do Bell sáng chế vào năm 1876.

 “Đừng bao giờ, đừng bao giờ, đừng bao giờ nhượng bộ trong bất cứ việc gì bạn làm”. _WINSTON CHURCHILL

 Tác giả, nhà hùng biện và nhà chính trị đã dẫn dắt nước Anh từ bờ vực của thất bại đến chiến thắng vinh quang khi làm thủ tướng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Hồi trẻ, Winson không bao giờ thích học ở trường học. Ông là một học sinh nghèo thích chơi với bộ sưu tập lớn các chú lính đồ chơi của mình.

 Một lần nọ , Winston Churchill đã đọc một bài dĩn văn rất nổi tiếng trong mộ hội rường hết sức rộng lớn chật ních sinh viên tốt nghiệp, chỉ với một câu đơn giản nhất định như thế này:

 -Đừng bao giờ nhượng bộ! Đừng bao giờ, đừng bao giờ, đừng bao giờ nhượng bộ trong bất cứ việc gì bạn làm!

 Sau đó, ông dời diễn đàn giữa sự hoan hô vang dội.

 Vâng, nếu bạn không nhượng bộ mà cố gắng, cố gắng và cố gắng thì cuối cùng chiến thắng sẽ thuộc về bạn.

 “Cố” + “Gắng” = “Chiến thắng”

 “Cũng như một hầm mỏ, vàng tinh khiết nhất của mỏ không thể tìm thấy trên bề mặt, những mạch giàu co nhất của nó chỉ dành cho những người có kiên nhẫn làm việc cần cù trong nhiều năm; nguồn ánh sáng tinh thần của người đó, dù đôi khi bị lu mờ, vẫn cháy đều đặn cho đên khi bằng một cách nào hay ở một nơi nào đó, mạch vàng được tìm ra”.

 Khi công tước Wellington đánh bại Napoleong trong trận Waterloo, ông đã nói: “ Không phải quan lính Anh dũng cảm hơn quân lính Pháp, mà họ không chịu thua, cứ chiến đấu mãi!”. Chiến thắng của ho được định đoạt bởi việc cố thủ đó!

 Có một thiếu nữ từng học múa ba lê suốt thời niên thiếu và cuối cùng cảm thấy mình có thể gắn bó suốt cuộc đời với nó. Cô muốn trở thành diễn viên múa chính nhưng trước hết cô muốn chắc là mình có tài. Vì vậy mà khi có một đoàn múa bale đến thị trấn thì cô đến hậu trường sau buổi biểu diễn và nói với nhà biên đạo múa:

 “Tôi muốn trở thành một nữ diễn viên múa ba lê vĩ đại, nhưng tôi không biết mình có năng lực hay không”.

 “Hãy múa cho tôi xem nào”, nhà biên đạo múa trả lời, nhưng chỉ sau hai phút thì ông ta lắc đầu và nói: “ Không, không, không ! Cô không có đủ năng lực đâu”.

 Người thiếu nữ về nhà, đau khổ vô cùng. Cô quẳng đôi giày múa ba lê vào trong kho và không bao giờ mang chúng nữa. Sau đó, cô kết hôn và rồi có con và khi các con cô đã khôn lớn, cô nhận được một việc làm thêm là điều khiển một máy đêm tiền ở một cửa hàng bách hóa.

 Nhiều năm sau, khi đoàn ba le ngày trước đến thị trấn, cô đi xem và khi rời khỏi nhà hát, cô va phải nhà biên đạo múa khi xưa giờ đây đã 80 tuổi. Cô nhắc ông nhớ lại những điều ông đã nói trước đây. Cô cho ông xem những tấm ảnh của con mình và kể cho ông nghe công việc hiện tại ở cửa hàng bách hóa rồi nói: “Có một điều vẫn luôn làm tôi day dứt. Sao thầy lại có thể nhận xét tôi một cách nhanh chóng là tôi không có đủ thực lực?”.

 “Ồ!Thật ra thì tôi không hề nhìn khi cô múa, nhà biên đọ nói, đó là điều mà tôi nói với tất cả những người mà đến gặp tôi”.

 “Nhưng…nhưng điều đó thật không thể tha thứ được! Cô bật khóc .Thầy đã chôn vùi cả cuộc đời tôi! Lẽ ra tôi đã có thể trở thành một nữ diễn viên múa vĩ đại!”.

 Lúc này tôi muốn các bạn tạm ngừng để suy nghĩ- bạn nghĩ gì về những gì mà nhà biên đạo mua đã làm? Liệu điều đó có đúng không? Cứ viết câu trả lời vào khoảng trống bên dưới trước khi đọc tiếp.

 Có thể tôi đoan sai nhưng tôi nghĩ tôi biết điều bạn đang nghĩ. Chúng ta hãy tiếp tục theo dõi câu chuyện.

 “Không, không, tôi không nghĩ thế, nhà biên đạo nói, nếu cô có đủ năng lực thì cô sẽ chẳng thèm để ý đến những lời mà tôi nói đâu!”.

 Khi sinh ra, mỗi người chúng ta đều được đưa cho mảnh giấy trắng để viết những điều chúng ta muốn. Một số chỉ viết ít, một số lại viết rất nhiều, còn một số khác lại cho phép những người khác viết thay mình. Vậy lỗi này thuộc về ai?

 “Vào thời điểm tôi đang đóng một bộ phim hành động đầu tiên của mình, đó hoàn toàn là thế giới của đàn ông. Họ liếc nhìn tôi và hỏi: “ Cô hoa hậu Malaysia bé nhỏ, cô thì biết gì nào?”. Lúc đó, tôi nghĩ tôi sẽ kkhoong bao giờ để bất kì ai nhìn tôi và nghĩ: “Cô ấy thì biết gì cơ chứ”. Có lẽ tôi không biết nhiều nhưng tôi sẽ cố gắng học hỏi”.

 MICHELLE YEOH

 Dương Tử Quỳnh, còn được biết dưới cái tên Michelle Yeoh, sinh ra tại Ipoh, một thị trấn ở Malaysia . Lúc còn rất nhỏ, cô mơ ước trở thành một nữ diễn viên múa bale. Điều không may ở tuổi 16, sự nghiệp múa của cô bị tiêu tan khi lưng cô bị thương trầm trọng. Lẽ ra cô từ bỏ giấc mơ của mình để trở thành một luật sư. Nhưng nất chấp lời khuyên của bác sĩ, co vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Cô tin rằng nếu mình không thê múa nữa thì chắc chắn còn một việc khác mà cô có thể làm được. Năm 1983, ở tuổi 21, Michelle đã trở thành người chiến thắng trong cuộc thi hoa hậu Malaysia, cuộc thi đã gây được sự chú ý của Thành Long và công nghiệp điện ảnh Hồng Kông.Năm 1988, sau khi đóng bộ phim thứ 5 của mình, cô kết hôn và tạm thời giã từ sự nghiệp điện ảnh. Không hiểu sao cuộc hôn nhân của cô đầy nước mắt và cảnh cô đơn. Sau cùng nó kết thúc vào năm 1992. Một lần nữa giấc mơ của cô lại tan vỡ. Nhưng Michelle không phải là loại người chỉ biết nghiền ngẫm những cái gì đã mất đi. Mặc dù đã vắng mặt trog ngành công nghiệp điện ảnh được 4 năm, cô trở lại và gây chú ý khi đóng cùng vai chính với Thành Long trong bộ phim “Câu chuyện của cảnh sát”: Siêu cảnh sát, bộ phim ăn khách hanhg đầu châu Á vào năm đó. Chẳng mấy chốc, Michelle đa trở thành nữ diễn viên nổi tiếng nhất Châu Á và được hâm mộ trên khắp thế giới. Là nữ diễn viên chính thủ vai trong phim Jame Bond –ngày mai không bao giờ chết( Tomorrow never dises), Michelle đã giành đươc chỗ đứng trong trái tim những người có thế lực ở Tinseltow. Hiện thời cô là hình ảnh tiêu biểu cho phụ nữ của thiên niên kỉ mới có sắc đẹp, trí hông minh và sức mạnh cơ bắp.

 ĐẶNG TIỂU BÌNH

 “Mèo đen, mào trắng không quan trọng, miễn là bắt được chuột”.

 Đặng Tiểu Bình sinh năm 1904,ở miền nam Trung Quốc. Ở tuổi 16, ông sang Pháp học. Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, ông xin vào làm việc cho một nhà máy cao su ở ngoại ô Paris. Vì bị cho là không có kĩ năng, ông được nhận làm công nhân lao động đơn giản số 4088 và tham gia vào đội quân những công nhân nước ngoài không được trả công đầy đủ, làm việ dán các bộ phận ủng không thấm nước lại với nhau. Chỉ trong một tuần, ông đã bỏ việc và bị ghi trên thẻ việc làm : “Từ chối làm việc nên không thuê nữa”. Chính trong thời gian này, ông tiếp thu chủ nghĩa cộng sản. Trong Đảng, sự nghiệp chính trị của ông trải qua nhiều thăng trầm. Đặng nhận được sự quý mến của Mao Trạch Đông khi xây dựn một trong những khu công nghiệp đồ sộ mà chi phí tỉ lệ nghịch với gia tri chiến lược của nó, và bắt đầu thăng tiến. Đặng bị Mao hất cẳng trong cuộc cách mạng văn hóa rồi lại được Mao triệu hồi và sau đó lại bị vợ của Mao lật đổ. Bè lũ 4 tên sau cùng bị lật đổ rồi Đặng trở thành “Tân Hoàng đế”. Mặc dù không giữ bất kì chức vụ chính thức nào vào lúc cuối đời, ông vẫn là nhà lãnh đạo tối cao nhất của quốc gia đông dân nhất thế giới. Ông Đặng qua đời ngày 19/02/1997. Ông được công nhận là người mở cửa Trung Quốc.

 

MUHAMMAD ALI

 “Chúa đặt tôi ở đây để làm cái gì đó. Tôi có thể cảm nhận được điều đó. Tôi được sinh ra để làm mọi việc tôi đang làm.”

 Tên thật là Cassius Clay. Anh trở thành một võ sĩ quyền anh nhà nghề sau khi giành được huy chương vàng Olimpic năm 1960. Năm 1964, Ali đánh bại Sonny Liston, đạt được danh hiệu vô địch hạng nặng thế giới. Anh đã 2 lần bảo vệ được danh hiệu của mình, đánh bại cả Liston và Patterson. Năm 1967, Ali bị tước danh hiệu vì chống chế độ quân địch với lí do tôn giáo. Năm 1970, anh được cấp lại giấy phép thi đấu quyền anh và vào cuối năm 1971,Tòa án tối cao phê chuẩn đơn chống địch của anh. Cũng vào năm đó, anh bị bại dưới tay của Joe Frazier( trận đấu đầu tiên kể từ khi anh quay trở lại võ đài). Năm 1974, anh giành được lại danh hiệu vô địch ở tuổi 32 khi đánh bại George Foreman ở Zaire. Anh được xem là võ sĩ quyền anh hạng nặng vĩ đại nhất mọi thời đại. Ali về hưu năm 1980. Dù bị mắc bệnh Parkinson ( liệt rung) ngày nay anh vẫn là thần tượng của hàng triệu người tàn tật.

 AUNG SAN SUU KYI

 “Không phải quyền lực làm hư hỏng người ta mà chính là nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi làm đánh mất quyền lực là hư hỏng người sử dụng nó và nỗi sợ hãi trước tai họa của quyền lực làm hỏng những người lệ thuộc nó.”

 Con gái của người đứng đầu đất nước Myanmar, tướng Aung san đã bị ám sát khi cô chỉ mới 2 tuổi. Cô có bằng cử nhân triết, Chính trị và Kinh tế học do phân viện St. Hugh Đại học Oxford cấp. Năm 1988, khi về Myanmar để chăm sóc mẹ bị bệnh, cô tham gia cuộc biểu tình nổi tiếng lúc bấy giờ ủng hộ chế đô dân chủ, chống lại chế độ độc tài quân sự. Mặc dù đảng của cô thắng nhưng cô bị bắt giam trong 6 năm tù. Trong lúc đang bị cầm tù, cô được trao giải Nobel về hòa bình năm 1991 vì đa từng lập nên một tổ chức giáo dục để gips đỡ những người dân Myanmar. Ngày nay, Aung San Kyi vẫn tiếp tục phục vụ cho nền dân chủ và tự do của Myanmar.

 MOHTARMA BENAZIAR BHUTTO

 Bà có cơ may hiếm trở thành Thủ tướng thứ 2 trong lịch sử Parkistan được bầu 2 lần theo thể chế độ phổ thông phiếu bầu. Từ tháng 7-1977 đến 1988, Benazir Bhutto tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để đòi lại nền dân chủ cho đất nước. Bà bị bắt giữ 9 lần và bị cầm từ hơn 5 năm rưỡi, từng chứng kiến cảnh treo cổ của cha mình vào tháng 4 năm 1979 và cái chết bí ẩn của người em trai. Bà cũng bị lưu đày. Bà trở thành một biểu tượng quốc tế của việc phục hồi nền dân chủ ở Parkistan trong nhà tù. Bà là nữ thủ tướng đầu tiên của các nước hồi giáo và là thủ tướng đầu tiên bị cách chức 2 lần.

 “Nhìn lại cuộc đời mình, có 2 việc làm tôi thấy an ủi. Việc thứ nhất, khi thầy dạy tôi từ chối giới thiệu tôi đi học ở nước ngoài. Và việc thứ 2 là khi tôi bị buộc phải từ chức chủ nhiệm khoa. Sự việc đầu tiên cho tôi thử thách và sự việc thứ 2 cho tôi thời gian để làm nghiên cứu bệnh ung thư lẽ ra tôi không bao giờ có được nếu toi vến giữ chức chủ nhiệm khoa.”

 TIẾN SĨ VANCHAI VANTAASAPT

 Tiến sĩ Vanchai Vantanasapt, sinh ran gay sau khi chiến tranh thế giới thứ 2. Lúc 3 tuổi, cha ông qua đời. Để nuôi ông, mẹ ông phải làm thợ may. Tuy nhiên thu nhập của bà không đủ và phải trông chờ vào sự giúp đỡ của dì ông. Ông được nuôi nắng tronng sự thiếu thốn những thứ mà nhứng đứa trẻ khác có, chỉ có khác chăng là tình yêu thương ấm áp của mẹ và dì dành cho ông. Đó chính là hai yếu tố khiến ông quyết tâm thành công.

 Ông luôn mơ ước trở thành bác sĩ phẫu thuật . Vì vậy mà ở tuổi 21, sau khi học song ở y khoa thì ông tình nguyện làm việc ở khoa ngoại. Cũng như nhiều bác sĩ mới tốt nghiệp ở khoa ngoại lúc ấy, ông ước mơ được tiếp tục tho học khóa đào tạo y ở Mỹ. Một ngày kia, ông đến hỏi ý kiến của thầy giáo về việc đi học ở nước ngoài. Ông được bảo rằng điểm số của ông không đủ và ông sẽ lãng phí thời gian. Ông hầu như đã tin vào những gì mà thầy nói, nhưng có một cái gì đó vẫn không chấp nhận điều đó. Điều đó đã trở thành một thách thức đã khiến ông phải theo học khóa đào tạo 5 năm Y ở Mỹ.

 Vinh quang đã đến với ông vào ngày ông trở thành vị bác sĩ Thái lan đầu tiên được cấp chứng nhận của Hội đồng phẫu thuật Mỹ và Canada, vượt qua cả thành tích của vị giáo sư đã từ chối giới thiệu ông đi học. Ở tuổi 39, ông được chỉ định làm chủ nhiệm khoa Nội trường Đại Học Khon Kaen và được phong hàm Phó giáo sư. Qua 2 năm làm chủ nhiệm khoa, một sự việc bất ngờ sảy ra khiến ông buộc phải từ chức. Vào thời gian đó, cú sốc này quá mạnh với ông vì ông nghĩ mình không làm điều gì sai trái. Nhưng tai họa ấy lại là điều phúc lành vì nhờ đó, ông có thời gian để nghiên cứu về căn bệnh ung thư mà ông yêu thích. Ông không chỉ thành lập khoa ưng thư học mà còn hòa tất ‘Luận văn về phẫu thuật ung thư”, luận văn này đã giúp ông được phong hàm giáo sư phẫu thuật.

 Tiến sĩ Vanchai đã trở thành giáo sư bác sic phẫu thuật, hiệu trưởng trường đại học Khon Kean và là hiệu trưởng duy nhất được danh hiệu “ Hiệu trưởng đại học kiểu mẫu” suốt thời gian nhận chức do Chủ tịch hội sinh viên trao tặng. Ông hiện là giám đốc Viện phát triển và hợp tác Mekong, chủ tịch ủy ban ưng thư của đại học Khon Kaen.

 VINDER BALBIR.

 Bà Vinder Balbir sinh ra tại Malaysia trong một gia đình giàu có và nghiêm khắc ở bang Punjab. Cuộc sống hạnh phúc của bà chấm dứt lúc bà 11 tuổi và cả cha mẹ bà đều bị giết ngay trước mắt trong cuộc xung đột chủng tộc vào ngày 13 tháng 5 năm 1969 ở Kuala Lumpur. Trong tai nạn đó, bà cũng bị một khẩu M16 bắn nhưng thoát chết. Nhờ một mẩu thông báo mà ông bà bà mới biết được cháu mình còn sống và đến bệnh viện nhận bà.

 Mồ côi cả cha lẫn mẹ, hai người anh trai của bà được gửi sang Ấn Độ, còn bà và người em được gửi đến một trường dòng nội trú miễn phí. Đây chính là nơi mà tính yêu dành cho các món ăn được nảy sinh. “Tôi luôn bị giam trong nhà bếp khi tôi phạm luật. Tôi tích điều đó. Đó là nơi các tu sĩ dạy tôi làm thế nào để chế biến món bánh pizza, bánh pho mát và bánh trứng nướng”, bà nói.

 Lúc học xong cấp 2, mới 17 tuổi, ông của bà đột nhiên xắp xếp cho bà lấy một người mà bà chưa từng gặp mặt. Không biết làm gì, sau khi nghe lời khuyên của người bạn thân của mẹ, bà quyết định trốn sang Thái Lan, nơi 4 người dì của bà đang sinh sống. Việc này làm ong của bà rất tức giận và thế là bà bị gia đình từ bỏ. Các dì của bà được khuyến cáo là không nên chứa chấp bà , nếu không họ sẽ không được nhắc đến trong di chúc của ông.

 Để tống khứ bà, các dù của bà đã cố gả bà nhưng không tìm ra được người nào đến cầu hôn vì bà không có của hồi môn.( Đây là một tục lệ ở Ấn Độ trong đám cưới, đàng gái phải cho quà hoặc tiền của để đàng trai tổ chức đám cưới). Cuối cùng, họ mai mối bà cho một người đàn ông Sink nghèo khó, thất nghiệp, chỉ có 100 bath ( 2,6 đo la) trong ngân hàng, Tuy nhiên người đàn ông này đồng ý lấy bà vì tình yêu mà không cần của hồi môn.Lúc ấy bà nhận ra rằng không thể sống chỉ với tình yêu khi hai vợ chồng dọn đến một túp lều với một phòng ngủ không có cửa sổ, còn nhà vệ sinh không có cửa lại nằm ngay cạnh bên giường ngủ! Sau đó, bà nài nỉ dì và được chuyển đến ở một trong những căn hộ trống của dì.

 Để kiếm sống, bà phải nhận thêm làm một số công việc vặt như nấu ăn hay dạy tiếng Anh, sau cùng bà dành dụm tiền để mở một nhà hàng nhỏ bán pizza. Bánh pizza của bà được nổi tiếng ở BăngKok đến nỗi,người ta gọi bà là “quý bà pizza”.

 Trong thời gian này, bà hạ sinh một đứa con gái. Cô bé là nguồn sống của bà. Nhưng định mệnh đã giáng cho bà một đòn chí tử. Cô con gái 11 tuoir của bà đã chết vì bệnh suy thận sau mấy tháng hôn mê. Bà hoàn toàn mất trí, toàn bộ số tiền kiếm được đã tiêu hết. Bà phải van nài bác sĩ cho bà đem xác con bà về hỏa thiêu vì bà không còn đủ tiền để thuốc thang.

 Khi bà trở về nhà, nhà hàng đã bị đóng cửa. Điện nước bị cắt, các nhân viên không được trả lương đã 3 tháng và một chồng hóa đơn đang chờ bà thanh toán. Bà tuyệt vọng đến nỗi các nhân viên phải cho bà mượn một ít tiền để mở lại cửa hàng.

 Một năm sau, bà có thai một lần nữa và lần này là một bé trai. Bà rất vui mừng vì giờ đây số mệnh đã trả lại cho bà một bé trai sau cái chết của cô con gái. Nhưng không phải vậy. Vào ngày thứ 2 sau khi sinh, con trai bà đã bị chết vì bị một y tá chèn gối quá chặt. Lần này, cuộc sống của bà đã mất hết ý nghĩa và bà không còn tâm trí làm việc nữa.

 Để giúp bà lấy lại tinh thần, chồng bà đã làm việc cậy lực và sau cùng cung xmua được tòa nhà cho bà mở cửa hàng. Ngày chồng bà trao chìa khóa cho bà cũng là ngày một Balbir mới tái sinh. Ngày nay, Balbir đã trở thành một đầu bếp danh tiếng được nhiều người biết đến, một nhân vật kì cựu về nghệ thuật giao tiếp với công chúng, một đại sứ văn hóa Ấn Độ với một chương trình riêng trên UBC Starworld và là chủ của một nhà hàng Ấn Độ phát đạt- nhà hàng Mrs Balbir nổi tiếng ở đường Sukhumvit soi tại banwgkok. Bà cũng rất sung sướng và hạnh phúc bên đứa con trai khỏe mạnh và đẹp trai đã 15 tuổi.

 “…có một số bằng chứng cho thấy người nào ít gặp may mắn lúc khởi đầu sẽ có cơi hội thành công hơn những người ngay từ đầu đã nhận được mọi thứ. Sỏ dũ như vậy là vì người ít may mắn phải cố gắng nhiều hơn và nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo thành công”.

 

KRISANA KRITMANOROTE

 Krisana Kritmanorote sinh năm 1950 trong một gia đình gốc Hoa giàu có ở Thái Lan. Thời thơ ấu của ông đầy ắp niềm vui và hạnh phúc. Ông không bao giờ phải làm gì cả vì mẹ ông cho ông mọi thứ ông muốn, kể cả sự chăm sóc đầy yêu thương. Ông được gửi đến trường nội trú học, một trong những ngôi trường nổi tiếng tốt nhất ở Banwgkok. Đi học, túi ông luôn luôn rủng rỉnh tiền và có nhiều bạn bè vây quanh.

 Một ngày kia, công việc làm ăn của cha ông thất bại , cuộc sống của ông và gia đình vĩnh viễn bị thay đổi. Tình hình tài chinh của gia đình ông tồi tệ đến mức ông phải bỏ học một năm trước khi tốt nghiệp. Là con cả trong gia đình, ông quyết định đi làm thuê cho một người bạn của cha đang kinh doanh gạo ở Vientaine, Lào, để phụ giúp gia đình. Cuộc sống của ông ở Vientaine rất chật vật. Ông phải cố gắng lắm mới hoàn thành được công việc. Thấy không có gì tiến triển ở Lào, ông quyết định theo cha xuống phương nam để khởi đầu một công việc mới. Họ xuống một tỉnh ở nam Thái Lan, nơi được gộ là Hatyai để bán thịt heo và xuất khẩu mì ăn liền sang Penang, Malaysia.

 Sau đó, ông trơ về Banwgkok và bắt đầu làm việc cho một cửa hàng dược phẩm với mức lương 200 bath( 5 đola) một tháng. Ông thường đi làm lúc 6h sáng và đến cửa hàng trước người khác vì một trong những nhiệm vụ của ông là mở cửa hàng. Ông lau dọn kho và các gạt tàn thuốc, xắp xếp mọi thứ ngăn nắp trước khi một ngày làm việc mới bắt đầu. Thậm chí, ngay cả lúc ăn trưa, ông cũng không có thời gian nghỉ nghơi vì công việc của ông cũng là bao gồm việc thu dọn bàn ăn cho mọi người và lau dọn. Ông làm việc chăm chỉ hơn bất cứ người nào khác và luôn giúp đỡ những người khác chuẩn bị thuốc của mình sau khi đã kết công việc. Suốt thời kì đó ông luôn làm thêm những công việc khác ngoài nhiệm vụ của mình dù chỉ được trả 200 bath trong khi những người khác làm công việc tương tự được trả lương đến 800 bath( 21 đo la Mĩ)

 Một ngyaf kia, người quản lí bỗng nhiên mất tích và không thấy xuất hiện nữa. Người chủ cửa hàng không biết phải làm gì cả. Krisana đề nghị giúp ông làm công việc của người quản lý. Người chủ cửa hàng rất đỗi kinh ngạc Sau đó, lương của ông được tăng lên 800 bath rồi 1000 bath( 26 đo la ) một tháng.

 Tiền lương tăng cũng không thể ngăn cản ông thực hiện cú nhảy tiếp theo. Ông quyết định thôi việc ở cửa hàng dược phẩm và quay sang bán chất tẩy rửa nhà tắm. Sau đó, ông bán máy điều hòa không khí và tủ lạnh. Mặc dù đổi công việc, nhưng cách tiếp cận với công việc mới của ông không hề thay đổi. Ông vẫn tiếp ục làm việc tích cực hơn so với những người khác. Ông lập được kỉ lục bán hàng nhiều nhất trong một công ty, bán được hơn 70 chiếc điều hòa không khí trong một đơn đặt hàng.

 Một hôm, ông tình cờ gặp lại người bạn cũ, người sau này giới thiệu ông với một công ty bảo hiểm. Nhận thấy ngành kinh doanh mới mẻ này có nhiều thách thức và có thể cho phép ông giúp đỡ những người khác, ông quyết định từ chối công việc bán máy giặt, điều hòa . Nhiều người khuyên ông nên suy nghĩ lại vì ông có thể mất một khoản thu nhập ổn định là 300 bath một tháng( lúc đó được coi là rất khá) để đổi lấy một công việc lương không cố định.

 Khi bắt đầu bán bảo hiểm năm 1970, ông khởi đàu với một con số không. Khoăng thời gian vài năm đầu tiên là một cuộc chiến đấu dữ dội. Ông thường xuyên phải lội bộ, đón xe buýt, nắm chặt trong tay những tập hồ sơ trị giá 1 bath đựng đầy các mầu đơn bảo hiểm còn trống trong tay và một cây bút bi hai màu giắt trong túi áo.Ông ra khỏi nhà lúc 6 h sáng và đến khuya mới trở về nhà.Ông đi từ căn hộ này sang căn hộ khác , từ vùng này sang vùng khác, từ nhà máy này sang nhà máy khác, từ con đường này sang con đường khác để bán bảo hiểm. Thỉnh thoảng có vài người rất thô lỗ và họ xua chó đuổi ông, trong khi một số sẵn sàng mời ông một ly nước.

 Lúc đó, ông túng đến nỗi phải thường xuyên mặc một cái áo sơ mi nhàu nát và mang một đôi dày rách nát.Thậm chí ông còn không mua nổi một cái cà vạt 25 bath. Đôi lúc ông cũng không có đủ tiền ăn. Sau nhiều tháng trời, tiếp cận với hơn 30 người, ông đã bán được hợp đồng đầu tiên của mình. Ngáy đó là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời của ông. Ngày nay, Krisana Kritmanorote được công nhận là người bán bảo hiểm hàng đầu ở Thái Lan với nhiều giải thưởng danh dự Ông cũng đã được thị trưởng của Bangkok thời ấy, Chumlong Srimuang chỉ định làm chủ tịch của thành viên hội đồng cố vấn giáo dục từ năm 1990 đến 1995. Ông được bình chọn là viên chức ăn mặc đẹp nhất trong năm 1991. Ông còn được trao tặng giải thưởng viên chức năm 1998 và năm 1999 – giải thưởng do ban giám đốc bảo hiểm nhân thọ , tổ chức dành cho đoàn thê người Thái , do chính ông Wuthichai Sanguanwongchai, thứ trưởng bộ công nghiệp Thái Lan trao tặng. Ông là tác giả của quyển sách bán chạy, trong đó quyển “Leo lên vị trí hàng đầu” ( Progess to the top) đã được trao giải “ Quyển sách về bảo hiểm hay nhất trong năm” vào năm 1998. Hiện thời ông là phó giám đốc điều hành và là trưởng phòng chi nhánh của công ty TNHH Ayudhya CMG Life Assurance Public.

 “Mùi vị ngọt ngào của thành công sẽ kém ý nghĩa hơn nếu không có thất bại”.

 HISHUDDIN RAIS

 Với những người khác nhau thì Hishuddin Rais lại có ý nghĩa khác nhau. Với thế hệ học sinh, sinh viên thập niên 1970, ông là tiếng nói lương tâm. Với những người có quyền trong và ngoài trường thì ông là người chất vấn thẩm quyền họ. Lớn lên trong một vùng quê nông thôn với một chút tài sản thừa kế, ông “ lang thang” từ chướng ngại vật này đến chướng ngại vật khác với một ý chí kiên định và một mục đích rõ ràng,ông đã khắc phục được nhiều thất bại khác nhau.

 Trong thập niên 1970, ông nổi danh với tài hùng biện. Diền đàn dành cho ngwoif hùng biện trước thư viện trường đại học Malaya là ngôi nhà thứ hai của ông. Lần nói chuyện đầu tiên trên bục của ông không quá 5 phút. Nhưng đó là một trong những kinh nghiệm sống. Ông không nản lòng. Ông quan sát những nhà hùng biện giàu kinh nghiệm hơn cho đến khi ông có một cơ hội để lên bục diễn thuyết một lần nữa. Người bị thất bại lần nầy chính là người có uy tín lớn nhất trong cộng đồng Hindu của ông. Đầu thập niên 1980, Hishuddin Rais sang châu Âu và tìm cách thi vào một trường điện ảnh Bỉ có uy tín . Để chuẩn bị, ông học tiếng Pháp nhưng vẫn bị trượt kì thi tuyển. Ông vượt biển Manche sang Anh với mục đích duy nhất là học làm phim. Một lần nữa, ông lại bị loại, lần này vì kiến thức điện ảnh và nhiếp ảnh của ông còn kém. Trong 1 năm sau, ông đã làm việc như một nhà nhiếp ảnh cộng tác với các tờ báo và học những điều cơ bản về điện ảnh. Sau 3 lần thất bại, cuối cùng ông đã được hai trưởng ở Luân Đôn tiếp nhận. Lần này đến lượt ông thích thú từ chối lời mòi của ngôi trường danh tiếng Saint Martin School Of Arts. Ông đã làm nhiều phim ngắn trước khi trở về Malaysia. “ Dari Jemapoh Ke Manchestee” là bộ phim truyện đầu tiên của ông. Hiện nay, ông là một giám đốc kiêm nhà sản xuất phim.

 “Cửa hàng của chúng tôi đã bị thiêu rụi trong thời kì giải phóng do quân Mĩ ném bom. Chúng tôi xây dựng lại một xạp bán hàng tạm thời trên góc phố Aveniada soler, nhưng vào năm 1948, cơn bão Gene đã thổi bay mái sạp của chúng tôi. Tất cả hàng hóa đềubị ngập trong bùn nhão… chúng tôi lại trở về với con số 0. Nhưng bạn không thể bỏ cuộc. Bạn không bao giờ có thể bỏ cuộc”.

 

BÀ SOCORO CANICIO RAMOS

 Socoro “Coring” C. Ramos thường được gọi một cách trìu mến là “Nanay” (mẹ). sinh ngày 23/9/1923 ở Sta. Cruz, một làng đánh cá nhỏ ở tỉnh Laguna , nam Manila, Philipines. Là người con thứ 5 trong một gia điình có 6 người con, Coring sống với cha mẹ và bà nội, có một sạp bán chuối, giấm, dép bằng gỗ và đủ loại hàng hóa khác.

 Khi Coring học lớp 3 thì sạp hàng của gia đình phải đóng cửa vì buôn bán ế ẩm trrong tình hình khủng hoảng kinh tế năm 1930. Cũng trong năm này, cha bà qua đời và gia đình bà phải chuyển đến Manila. Cuộc sống rất cơ cực. Để phụ giúp cho mẹ, Coring dù còn vị thành niên đã tìm đủ mọi cách để tìm việc làm trong kì nghỉ hè. Bà làm công việc đơm nút ăn lương theo sản phẩm, hoặc nhặt thuốc lá từ những lô thuốc lá trên khuôn, vừa làm vừa chốn các thanh tra lao động. Sau cùng, Coring tốt nghiệp trường trung học Arellano, nhưng giấc mơ trở thành bác sĩ của bà bị gạt sang một bên vì gia đình không đủ khả năng cho bà đến trường. Vì thế, ở tuổi 16, Coring tìm được một chân bán hàng ở chi nhánh Escolta của hiệu sách Goodwill, hiệu sách được xây dựng bởi anh và chị dâu bà. Chính ở đó bà đã gặp được người chồng tương lai của mình là Jose Ramos, em trai của người chị dâu. Trong thời gian tìm hiểu nhau họ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình và Coring buộc phải đến Sta. Cruz để ở với bà nội.

 Tuy nhiên tình yêu của họ quá mạnh mẽ. Chẳng bao lâu sau, chỉ với 11 peso trong túi cùng với một ít quần áo, bà rời khỏi Sta. Cruz và kết hôn với Jose Ramos một ngày sau khi đến Manila bất chấp sự phản đối của bà nội. Cuộc hôn nhân của họ chẳng mấy chốc đã trở thành một sự hợp tác kinh doanh đánh đấu sự hình thành của cửa hàng sách National.

 Cửa hàng sách National bắt đầu hoạt động trong một góc cho thuê (4×10 m) trong một cửa hàng lớn bán đồ lót nam và các mặt hàng khác ở chân cầu Escolta. Ngoài công việc bán sách cũ, họ còn bán thêm xà bông, kẹo, dép đi trong nhà, viết mực và bút chì. Coring cung xđi bán sỉ cho các đại lý nhật, phải đối mặt với các nguy cơ bị tịch thu và thu giữ hàng hóa vì hầu hết các hàng hóa lưu hành lúc đó đều đi từ cướp từ nhà kho Mỹ về. Khi cuộc chiến tranh sắp kết thúc , có mang song thai , một lần nữa chấp nhận mạo hiểm khi mua toàn bộ kho rượi Whisky từ đại lý nhật vì bà đoán trước là rượi Whisky srx hút hàng khi người Mỹ trở lại. Nhưng định mệnh đã giáng cho bà một đòn nữa. Lúc quân Mỹ giải phóng Philippines, cả Escolta bị cháy vì bị máy bay Mĩ thả bom. Cửa hàng của bà cũng bị cháy cùng với số hàng dự trữ. May cho bà là whisky được cất giữ trong nhà mẹ bà và những hàng dự trữ như sách chưa được kiểm duyệt và các dụng cụ học tập và thiệp vẫn còn đó. Vấn đề bây giờ là họ không có cửa hàng! Để bắt kịp sự tăng vọt của giá cả thị trường sau ngày giải phóng, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu lại từ đầu, lần này là ở ku phó buôn bán Manila. Vì thế vào giữa năm 1945, ở một lô nhỏ trên góc đường Avenida –Slover , cửa hàng national được xây dựng lại , nó tương tự như một căn lều thô sơ, cửa trước được mở rộng gấp đôi làm quay bán hàng suốt ngày. Coring một lần nữa đi vào công việc kinh doanh. Việc buôn bán phát triển mạnh mẽ và dĩ nhiên rượi whisky được bán sạch cho lính Mỹ.

 Nhưng vào năm 1948, cơn bão nhiệt đới Gene đã san bằng cửa hàng của họ. Nó thổi tốc từ mái nhà và hàng hóa còn lại trong kho, từ nền đất cho đến gác mái, tất cả đều bị ngấm nước và bị hư hại. Hai vợ chồng lại bắt đầu lại từ đầu. Lần này, cửa hàng sách National vẫn nằm trên phần đất thuê cũ nhưng là một cửa hàng hai tầng gác lửng,để mua đất và xây dựng trụ sở chính, họ không xây nhà cho mình mà thay vào đó dành dụm từng đồng xu kiếm được để biến ước mơ thành hiện thực. Việc xây dựng “tổng hành dinh” của họ khởi sự vào năm 1965, khi sau cùng họ cũng đã xây cho mình một ngôi nhà, hai vợ chồng đã mất đến 20 năm kể từ khi cửa hàng National đầu tiên khai trương.

 Ngày nay, cửa hàng sách National là một cái tên quen thuộc với mọi gia đình ở Philippines. Từ số vốn ban đầu là 211 peso, Coring phát triển công việc kinh doanh được xếp hạng hàng đầu ở Philippines, với tổng thu nhập hơn 3,1 tỉ peso, hơn 47 chi nhánh trên phạm vi cả nước và sử dụng hơn 3000 lao động. Vợ chồng Coring đã nắm giữ được bí quyết vàng để kinh doanh sinh lợi và đã giám đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh không thuộc truyền thống kinh doanh của mình như kinh doanh bất động sản, tham dò dầu và khai thác mỏ. Coring được trao tặng giải thưởng Agora dành cho các doanh nhân vào năm 1991. Cửa hàng sách National được hiệp hội bán lẻ toàn cầu thế giới bầu là “ Cửa hàng bán lẻ nổi bật nhất Philippines năm 2001”. Hiện nay, ở độ tuổi 78 bạn vẫn có thể bắt gặp bà làm việc rất muộn ở văn phòng trên đường Pioneer, thành phố Mandaluyung, Philippines.

 

 TỪ MỘT KẺ ĂN MÀY

 TRỞ THÀNH MỘT NHÀ HÙNG BIỆN ĐƯỢC ƯA THÍCH.

 “Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi vẫn còn đủ cha mẹ, dù một người bị mù, còn một người mắc bệnh tâm thần, khi một ngày nọ tôi nhìn thấy một đứa trẻ khóc trước một quan tài của cha mẹ chúng.”

 LAI DONG- JIN

 Lai Dong Jin sinh ra trong một gia đình có 14 con. Cha ông bị mù và mẹ ông bị tâm thần. Ngay từ lúc nhỏ, cha ông đã dắt ông đi ăn xin. Ông đi ăn xin ngay cả trời bão hay những đêm giá lạnh để gia đình sống sót . Khi không xin đủ thức ăn, cha ông sẽ chửi rủa và đánh đập ông, ông phải lấy thức ăn dành cho cả chó và thậm chí uống cả nước cống bởi vì nếu xn không đủ, cha ông sẽ đánh đập ông. Gia đình ông vô gia cư và phải di chuyển từ chô này đến chỗ khác.Ông cũng phải chăm sóc các đứa em của mình và làm vệ sinh cho mẹ mỗi khi bà đến kì kinh nguyệt. Để ông được đến trường , chị gái 13 tuổi của ông bị bán lam gái ,mại dâm. Trong vòng 6 năm tiểu học, ông giành được hơn 80 giải thưởng. Ông luôn đứng đầu trong tất cả các kì thi của trường, thường đạt danh hiệu “ học sinh gương mẫu”.

 Hiện nay Lai Dong Jin là giám đốc của một nhà máy của một công ty lớn và năm 1999, ông được bầu làm một tronng mười người trẻ tuổi nổi bật nhất Đài Loan . Ông cũng bán một quyển sách rất chạy tựa đề là “ Con trai người hành khất”, đồng thời là một nhà hùng biện nổi tiếng và rất được ưu thích.

 HỒ CHÍ MINH

 “Tất cả chúng ta vẫn còn đối mặt với nhiếu khó khăn để đi đến thắng lợi cuối cùng… Chúng ta vẫn phải còn phải vượt qua những thử thách và gian khổ, nhưng chúng ta sẽ thắng”.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh tên là Nguyến Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 giữa lúc Việt Nam là thuộc địa của Pháp. 11 tuổi, ông được đặt tên là Nguyến Tất Thành theo phong tục “vào làng” của quê cha. Lớn lên, ông đã chứng kiến nhiều hành động vô cùng hung ác của bọn thực dân pháp đối với đồng bào. Vòa tháng 6 năm 1913, ông rời Sài Gòn với ý định ra nước người tìm đường cứu nước. Sau đó,ông đến Mĩ. Năm 1917, ông tham gia đảng xã hội Pháp. Ở Paris ông sống trong một buồng ngủ rất nhỏ( khoảng 9 met vuông) chỉ vừa đủ cho một người sống. Suốt trong những mùa đong rét căm, ông hơ nóng các viên gạch rồi đặt chúng dưới giường để ấm. Suốt ngày, ông chỉ làm việc như một thợ phụ chụp ảnh, chỉnh sửa lại các tấm ảnh và viết các bài báo trong khi tích cực vận động lập hội Người Việt Nam yêu nước. Suốt thời gian đó, ông được biết được dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc. Với sự thành công của cách mạng tháng Mười, ông bắt đầu nghiên cứu chủ nghĩa Mac Lenin và học thuyết cách mạng vô sản của Leenin để tìm được con đường giải phóng cho dân tộc mình. Ông học nói cả tiếng Pháp và tiếng Anh một cách lưu loát, điều này giúp cho ông sự nghiệp sau này

 Vào năm 1940, sau khi Nhật chiếm Đông Dương vào giai đoạn đầu cuẩ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông trở về Việt Nam sau hơn 30 năm. Ở đó, ông chỉ đạo thành lập tổ chức Việt Minh, lãnh đạo phong trào giành độc lập. Khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, lực lượng Việt Minh thống nhất đã khởi nghĩa giành chính quyền ở Miền Bắc Việt Nam và tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch nước đầu tiên. Đó chính là lúc ông chính thức lấy tên Hồ Chí Minh, nghĩa là “ Người soi sáng”. Nhưng vào tháng 10, quân Pháp đã trở lại miền nam Việt Nam, đàn áp Việt Minh và các lực lượng chống thực dân khác.

 Sau 8 năm, Việt Minh đã chiến đấu và đánh bại Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Vào năm 1954, một hiệp định về hòa bình được kí kết ở Việt Nam. Quân đội Pháp phải rút khỏi Việt Nam, lúc này, Việt Nam tạm thời bị chia làm hai miền, miền bắc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, miền Nam đấu tranh giải phóng chống lại đế quốc Mĩ.

 Cuộc chiến tranh Việt Nam, như ta đã biết, kết thúc sau 20năm, khi quân đội hùng mạnh nhât thế giới bị đánh bại bởi quân đội Việt Nam thiếu vũ trang, nhưng được sự ủng hộ của tá điền và nông dân. Nhưng Hồ Chí Minh không còn sống để nhìn thấy được sự tái thống nhất cuẩ đất nước Việt Nam. Ông qua đời vào ngày 2/9/1969, ở tuổi 79. Ông không có tài sản riêng nào ngoài chiếc đánh máy hiệu Hermes.

 Ngày nay, ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là như linh hồn của cuộc đấu tranh lâu dài giành độc lập. Các phẩm chất của ông như sự giản dị, tính chính trực và quyết tâm đã tạo được kính trọng và than phục không những ở Việt Nam mà còn ở cả thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong thế kỉ 20.

 

SỰ KIÊN TRÌ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

 Chẳng có gì tốt hơn nói về sự kiên trì. Nhưng một người lầm thế nào để phát triển sự kiên trì? Tại sao nhiều người có thể vượt qua mọi khó khăn trong khi đó những người khác cứ đầu hàng khi thấy dấu hiệu nhỏ nhoi nhất của sự khó khăn?

 Khi chung ta ngã xuống và không tìm thấy bạn bè ở đâu, ta sẽ làm gì? Khi không có ai đến với ta, ai sẽ ở đó đẻ giúp đỡ ta?

 Tôi sẽ không dừng lại ở khía cạnh tinh thần mà muốn đề cập đến phần của bản thân giúp chúng ta suốt thời gian thất bại- TRÍ TUỆ của chúng ta!

 Vâng, trí tuệ của chúng ta là cái duy nhất có thể kéo dài chúng tar a khỏi vũng lầy chứ không phải là bạn bè hay cha mẹ, thậm chí cũng không phải là vợ chồng. Hầu hết, mọi người tuyệt vọng khi thất bại, không chỉ vật chất mà cả về tinh thần. Đấy là nơi nguy hiểm đanh rình rập.

 A)Trừ khi tự mình lấy lại được tinh thần nếu không những người này sẽ không thể đứng lên được nữa.

 B)Về mặt thể xác, anh ta thấy cuôc đời của mình thất bại, nhưng về mặt TINH THẦN, anh ta vẫn thất cuộc đời của mình vẫn còn nguyên vẹn sáng sủa.

 Như một câu ngạn ngữ đã nói:

 “Hãy giữ lấy các ước mơ hoài bão của mình

 Vì nếu các ước mơ hoài bão ấy chết đi thì

 Bạn sẽ giống như con chim bị thương mà không có cánh”.

 Dù ở bât cứ tình thế nào, bạn cũng đừng để khát vọng thành công trong tâm trí bạn bị hủy diệt bởi những gì bởi những gì sảy ra trong thế giới bên ngoài.

 Còn bây là thời điểm then chốt của toàn bộ :

 “PHẦN LỚN MỌI NGƯỜI ĐỂ CHO CÁC KẾT QUẢ HIỆN TẠI ĐIỀU KHIỂN SUY NGHĨ CỦA HỌ”.Tôi xin nhắc lại: các kết quả HIỆN TẠI , hoàn cảnh HIỆN TẠI, tình thế HIỆN TẠI điều khiển họ. Gỉa dụ hoàn cảnh hiện tại của ta là “ nghèo khó” và nếu ta sử dụng tình thế “ Nghèo khó này cho suy nghĩ của mình thì ta sẽ tạo ra một nhận thức nghèo nàn trong tâm trí chúng ta. Và nếu “ nhận thức nghèo nàn” hay “nhận thức sai lệch” này tấn công dồn dập và liên tiếp vào trong tâm trí của chúng ta, nó sẽ từ từ ngấm vào TIỀM THỨC của chúng ta và đấy chính là lúc ta bị sập bẫy! Đó chính là lí do tại sao có một câu danh ngôn rằng:

 “ Hãy chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của bạn để có thể làm phiền những điều gì bạn muốn”.

 Những người có suy nghĩ bị chi phối bởi tình cảnh hiện tại của họ KHÔNG chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của họ. Chỉ có những ai đó, dù trong những hoàn cảnh tồi tệ, vẫn có những SUY NGHĨ MỚI GÂY NHIỀU CẢM HỨNG mới chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của họ! Điều này thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản nhưng không hiểu sao có rất nhiều người không hiểu được điều này để ứng dụng nó.

 Mới đây, tôi đã điều khiển một buổi họi thảo và có một phụ nữ luôn đạt được doanh thu 250.000 RM ( 66.000 USD) hàng tháng. Khi tôi hỏi, liệu tháng sau có thể kiếm được bao nhiêu thì cô trả lời là 270.000 RM ( 71.000 USD) . Có phải điều này nghe rất thực tế chăng? Chắc chắn là không thế rồi. Và khi tôi hỏi cô tại sao cô không thể đạt được 500.000 , cô đáp lại rằng vì đó là hiện tại cô chỉ kiếm được 250.000 RM. Đấy bạn xem, nhiều người cứ bị trói chặt bởi các kết quả hiện tại của mình.

 Chúng ta nên thoát khỏi các kêt squar và tình thế hiện tại của mình và hướng tâm trí mình về cái mình muốn trở thành. HÃY MƯỜNG TƯỢNG ra con người mà bạn muốn trở thành. HÃY CẢM NHẬN điều đó. Hãy cảm nhận sự dạt dào cảm xúc. Hãy hiện thực điều đó liên tục bất kể những gì đang sảy ra ở thế giới bên ngoài và bạn sẽ cảm thấy tình thế hiện tại của bạn đang thay đổi theo các suy nghĩ bên trong tâm tró của bạn. Vâng, giờ đây, bạn chính là đang làm chủ chính mình. Đó chính là một thất bại bắt đầu trở thành một thành công.

 Mỗi sự việc đều bắt nguồn từ những suy nghĩ của chúng ta TRƯỚC KHI nó trở thành một thực tiễn bên ngoài. Vì vậy KHỞI NGUYÊN của suy nghĩ này có tính quyết định. Tôi nhắc lại: ĐỪNG SỬ DỤNG TÌNH THẾ HIỆN TẠI CỦA BẠN như điểm khởi đầu. Hãy sử dụng một tư duy độc đáo, mới mẻ, can đảm phong phú và lạc quan làm điểm khởi đầu.

 

  

 

 

 

Làm thế nào chúng ta có thẻ giữ được tất cả những suy nghĩ cam đảm trong tâm trí mình khi ta bị bủa vây bởi các vấn đề? Đây là phương pháp mà tôi sử dụng:

 Giả sử việc đầu tư kinh doanh cảu chúng ta bị thất bại. Ta bị mất nhiều tiền và lâm vào tình cảnh nợ nần mà không có tiền chi trả. Đó là một rắc rối lớn đấy. Trong tình trạng này, chúng ta sẽ lo lắng về nhiều việc khác, chẳng hạn như những người khác sẽ nói gì, nghĩ gì . Nhưng nêu ta thử phân tích kĩ lướng thì thật ra không có nhiều rắc rối như thật sự ta nghĩ. Nói thẳng ra là chẳng ai thật sự nghĩ ngợi về chúng ta. Phần lớn thời gian họ đều nghĩ về bản thân họ. Hầu hết mọi người không có thời gian để nghĩ về chúng ta! Một cuộc nhiên cứu trong thời gian gẩn đây, đã cho thấy: 93% vấn đề thật ra không có thật. 7% vấn đề là sự thật. Ngoài những vấn đề thực sự này ra thì có một loạt các vấn đề mà ta không thể giải quyết được. Ví dụ như hôm nay bạn quyết định đi dự hội thảo trên một hòn đảo tách biệt hoàn toàn, không điện thoại, và mỗi tuần chỉ có một chuyến bay duy nhất rời đảo và một việc gì đó sảy ra cho những đứa con của bạn. Bạn có thể làm gì trong trường hợp này? Chẳng làm gì được cả. Bạn có thể chọn cách còn lại là lo lắng về việc đó suốt cả tuần lễ cho đến khi bạn có thể đón được chuyến bay trở về. Hãy suy ngẫm về điều này. Tại sao chúng ta cứ mãi lo lắng về một việc mà mình khong thể làm được?

 

 

  Một trang sổ tay của Edison ghi lại bức phác họa một bóng đèn cháy sáng mà ông đã phát minh vào năm 1879. Sau hàng ngàn lần bị thất bại, Edison vẫn luôn giữ hình ảnh về bóng đèn cháy sáng trong tam trí.

 

 “Đối với mỗi vấn đề dưới bầu trời này cần có một phương pháp giải hoặc không có gì cả. Nếu có, hãy có gắng tìm ra nó. Nếu không có cách nào, cớ gì phải lo lắng”.

 SANTIDEVA

 

 Trong một ví dụ khác, chúng ta hãy giả định mình bị khánh kiệt vì một thất bại nào đó trong công việc đầu tư kinh doanh và chúng ta nợ ngân hàng hoặc một người nào đấy hàng triệu bạc. Ta có thể làm gì đây? Chẳng có cái gì cả! Vậy thì đừng nên lo lắng về nó nữa. ( Xin lưu ý rằng không phải tôi đang khuyến khích bạn chối bỏ trách nhiệm về khoản nợ của mình, mà điều tôi muốn nói trước tiên là hãy giữ đầu óc sáng suốt. Một khi đầu óc đã tỉnh táo thì hãy bắt đầu đưa ra những suy nghĩ mới của mình và can đảm các kế hoạch mới, các dự án kinh doanh mới, các cách thức mới…)

 Có nhiều cách có thể thực hiện được để ta đưa các thứ vào trong tâm trí ta. Ta có thể sử dụng cách tự kỉ ám thị để thay đỏi cách cư sử của mình, dùng các ngôn ngữ tác động đến thần kinh ( Neuro linguistic program) viết tắt là NLP, phương pháp CRAFT ( cancel- hủy bỏ, replace- thay thế, Affim- xác nhận, Focus- tập trung, Train- rèn luyện) của tiến sĩ Maxwwell Matz nghe các cuốn băng có nội dung tích cực và điều quan trọng hơn là tập thói quen ngủ đúng giờ. Khi bạn ra ngoài, hãy cố gắng giao thiệp với nhứng người có tư tưởng lạc quan. Mỗi buổi sáng thức dậy đừng quên là ta phải hình dung trong đầu mình những hình ảnh con người đã thành công mà ta muốn trở thành. Hãy để dũng khí chảy vào huyết quản của bạn. Thực hiện điều tương tự trước khi đi ngủ.( Điều tệ hại nhất mọi người vẫn làm vào buổi sáng là đọc báo). Trong ngày, hễ khi nào bạn rảnh, hãy tận dụng những cơ hội đó để làm việc tương tự. Chẳng mấy chốc bạn sẽ nhận ra rằng dù tình thế bên ngoài của bạn ra sao, nó cũng bắt đâu thay đổ dần dần theo hướng bạn đã hình dung trong tâm trí mình. Bạn sẽ không bao giờ thấy sợ thất bại nữa.

 “Những người thành công tột bậc trong xã hội chúng ta gặp không phải là những người không gặp thất bại; họ chỉ không nhận thức tiêu cực về điều đó. Họ không gán những hình ảnh tiêu cực cho những điều mà họ không làm được.”

 

 “Có đủ thứ cơ hội trong thời buổi khó khăn… những lúc thuận lợi cũng tốt nhưng những thời kỳ khó khăn vẫn tốt hơn.”

 KONOSUKE MATSUSHITA

 Sinh năm 1894. Về thể trạng, ông là một người yếu đuối. Với 100 yên dành dụm, ông khởi đầu công việc kinh doanh trong một căn phòng cho thuê rộng gần 40m2, thành lập một trong những công ty thiết bị điện lớn nhất thế giới mà ông lãnh đạo trong hơn 50 năm.

 

 Vâng, cái giá của thành công là sự kiên trì. Đừng bao giờ chấp nhận câu trả lời “Không”! Và nếu bạn đã từng bị dồn vào chân tường hoặc cẳm thấy mình gục ngã và bị đẩy ra ngoài cuộc, hãy luôn ghi nhớ bạn chỉ đang ở trên một chỗ cong trên đường và đó không phải là chỗ kết thúc.

 

 *********************************

 

 CHỖ CONG TRÊN ĐƯỜNG

 Khi bạn cảm thấy mình chẳng còn gì để cho

 Và bạn chắc rằng bài hát đã kết thúc,

 Và dường như chẳng còn lý do gì để sống

 Và màn đêm buông xuống.

 Bạn đến đâu để tìm ra sức mạnh

 Mà bạn cần để tiếp tục cố gắng?

 Bạn tìm đâu ra bàn tay sẽ lau khô

 Những giọt lệ mà tim bạn đang rơi.

 Khi bạn bị đong đầy bằng nỗi buồn phiền và thất vọng,

 Hãy nhìn lại điều tưởng chừng là kết thúc,

 Nghe lời thì thầm, “Hãy chờ đến ngày mai”,

 Nỗi đau xé tim này chỉ là một chỗ cong trên đường.

 (Chố cong trên đường, chỗ cong trên đường

 Chỗ cong trên đường, chỗ cong trên đường.)

 Con đường sẽ vẫn tiếp nối sau chỗ cong

 Và bạn sẽ lại hát tiếp tục cuộc hành trình,

 Và niềm hy vọng trong tim sẽ nhen nhóm trở lại

 Khi bạn thấy ánh sáng về cái mình đang mơ đến.

 Và lời thì thầm trái tim bạn để trấn an

 Niềm hạnh phúc chỉ đâu đây quanh chỗ cong trên đường.

 (Chố cong trên đường, chỗ cong trên đường

 Chỗ cong trên đường, chỗ cong trên đường.)

 

“Trong mỗi thời kỳ, những người tài năng leo lên cao. Từ phía dưới, thế giới nhìn theo họ. Những người này leo lên đỉnh núi vào những đám mây, biến mất, rồi xuất hiện trở lại. Người ta quan sát họ, chọ điểm họ. Họ đi bên bờ vực. Họ liều lĩnh đi theo con đường của mình. Quan sát họ trên cao, quan sát họ ở đằng xa, họ chỉ là những cái chấm đen nhỏ xíu. Họ vẫn tiếp tục đi. Con đường thật gồ ghề, các khó khăn không ngừng xuất hiện. Cứ mỗi bước lại có một bức tường, mỗi bước lại có một cái bẫy. Khi họ leo lên, không khí càng giá lạnh. Họ phải làm thang cho mình bằng cách cắt nước đá ra và đi trên nó, bước chân thật vội vã. Một cơn bão đang thét gào. Thế mà họ vẫn tiến lên trong sự điên rồ của mình. Không khí càng lúc càng khó thở. Vực sâu ngoác miệng phía dưới họ. Vài người rơi xuống. Những người khác dừng lại và thoái lui. Tình trạng của họ là tình trạng kiệt sức đáng buồn.

 Những người táo bạo lại tiếp tục. Những con diều hâu trừng trừng nhìn họ. Tia chớp lóe lên trên đầu họ. Trận cuồng phong rất hung hãn. Chẳng hề gì, học vẫn kiên trì tiến bước.”

 VICTOR HUGO

 

 Sự kiên trì của con song Colorado đã làm nên hẻm núi hùng vĩ Grand Canyon. Sự kiên trì của một Charles Goodyear đã cho chúng ta các lốp xe cho phép xe hơi chạy với tốc độ cao. Sự kiên trì của anh em nhà Wright đã cho chúng ta đôi cánh để bay. Sự kiên trì của một Alexander Graham Bell đã cho phép chúng ta trò chuyện từ những khoảng cách xa xôi. Sự kiên trì của Beethoven làm cho thế giới chúng ta ngập tràn những giai điệu tuyệt vời. Sự kiên trì của John Milton đã cho chúng ta những bài thơ ngọt ngào thắp sáng trái tim. Sự kiên trì của Helen Keller đã cho tất cả những người tàn tật niềm hy vọng. Sự kiên trì của Nelson Mandela đã cho chúng ta hòa bình. Sự kiên trì của Thomas Edison đã cho chúng ta ánh điện. Sự kiên trì của Abraham Lincoln mang lại cho ông chức Tổng thống. Thành công phụ thuộc vào sự bền bỉ của ta. Thiếu kiên trì là một trong những lý do thất bại của nhiều người trong kinh doanh, trong chính trị và trong cuộc sống riêng tư. Và như lời của Napoleon Hill: “Mỗi con người thành công đều nhận ra rằng thành công vĩ đại nằm phía bên kia thời khắc họ biết chắc là ý tưởng của họ sẽ không thực hiện được.”

 

 “Vấn đề không phải là bạn đã rơi bao xa, mà là bạn đã leo lên lại đến mức nào!”

 

 Pepsi Cola tuyên bố phá sản lần đầu tiên vào ngày 02/03/1923. Công ty lại phá sản một lần nữa vào năm 1925. Vào ngày 18/05/1931, họ lại đệ đơn xin phá sản. Không bao lâu sau, doanh số hàng năm của họ là 9,3 tỉ USD so với 8,4 tỉ USD của tập đoàn Coca-cola.

 

 Việc phân tích kỹ 178 người thành công nổi tiếng đã phơi bày sự thật là tất cả họ đã từng thất bại nhiều lần trước khi đạt đến thành công.

 Chưa từng có ai đạt được thành công xứng đáng mà không một đôi lần thấy một chân của mình lơ lửng trên bờ vực của thất bại.