Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 342: Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời

Nói chuyện với Trí Không là một chuyện vô cùng vất vả, đôi khi nửa ngày trời không biết ông ta nói cái gì, Tả Thiếu Dương chỉ biết cười khổ:

- Vậy huynh ấy đi lâu chưa?

- Vài ngày rồi.

Trí Không lấy trong tủ ra một phong thư:

- Khi Tiêu lão ca đi có để lại cho lão nạp phong thư này, nói trong vòng ba ngày mà thí chủ không tới tìm thì đốt đi, tới mai là hết thời hạn ba ngày, xem ra duyên của hai vị chưa tận đâu.

Tả Thiếu Dương có linh cảm tin tức không hay đang đợi mình, xé thư xem ngay, chỉ lưa thưa vài dòng, chẳng ghi người gửi hay người nhận:" Lão ca vân du tư phương, nơi ở vô định, nên chẳng thể nói tới đâu. Nếu thư này tới tay đệ, chúng ta sẽ còn duyên gặp lại, khi đó cùng uống rượu, trân trọng!"

Nét chữ nắn nót nhỏ nhắn,, như lấy sợi tơ quét lên, Tả Thiếu Dương xem đi xem lại vài lần, không thấy có gì đặc biệt, vì sao Tiêu Vân Phi lại hạn ba ngày mình không tới thì không đưa.

- Đại sư, vì sao Tiêu đại ca đi mà không từ biệt một tiếng.

- Nhân sinh như phù vân, Tả thí chủ, mây tụ mây tán có từ biệt không?

Tả Thiếu Dương không nhịn được đốp một câu:

- Đại sư không phải mây sao biết mây không từ biệt.

- Ha ha ha, lão nạp không biết mây có từ biệt nhau không, nhưng biết Tiêu lão ca có từ biệt thí chú.

- Không thể nào, nếu không ta phải biết chứ.

Trí Không mỉm cười:

- Thí chủ xem miếng ngọc bội có còn không?

Tiêu Vân Phi lần trước đi có để lại cho Tả Thiếu Dương một tấm ngọc bội, y luôn cất trong lòng, nghe vậy đưa tay lấy ra một cái túi gấm đeo ở cổ, đó là do Bạch Chỉ Hàn thêu cho y đựng ngọc bội.

Bóp bóp túi gấm, thấy thứ bèn bẹt cưng cứng, cảm giác không đúng lắm, đổ ra xem, tức thì ngây người... Đó là cục đá.

Gà mái hóa thân thành phượng hoàng, vịt bầu chuyển mình thành thiên nga, sao ngọc bội lại biến thành đá thế này? Nếu Tiêu Vân Phi muốn lấy lại ngọc bội thì nói với mình là được, vì sao lại ăn trộm, còn cho cục đá vào bên trong lừa mình? Nếu không cho thì mình sớm nhận ra rồi.

Cũng trách mình nhiều ngày như thế không tới tìm vị lão ca ấy, chắc là ở một chỗ phát chán, lại đi cướp của nhà giàu chia cho Bồ Tát rồi.

Cơ mà thế nào cũng phải nói với mình một tiếng chứ, tới tìm mình rồi sao lại không nói.

Nghĩ mái không ra, Tả Thiếu Dương cáo từ về, khám lại cho Tang mẫu, nói:

- Tốt, cơ bản không còn gì đáng lo nữa, mọi người đã có thể về nhà, chỉ là bệnh bá mẫu lâu ngày, chính khí suy kiệt biến thành tạp chứng, không thể chữa khỏi ngay, cần trị vững vàng từng bước một mới hiệu nghiệm, cứ dăm ba tháng cần phải khám lại. Bá mẫu nhớ lời ta dặn đó, tuyệt đói không nên cáu kỉnh nóng giận, không lo lắng tính toán, phải giữ tâm trạng ổn định.

- Lão thân nhớ rồi, Tả công tử yên một trăm cái tâm đi, mạng của mình, lão thân còn không quý sao?

Tả Thiếu Dương nghi lắm, chẳng biết mình dọa nạt như vậy có hiệu nghiệm không, nhưng y làm hết sức rồi:

- Năm ngày nữa là đại thọ cha ta, tổ chức ở trạch viện Cù gia, hôm đó mời mọi người tới tham dự cho náo nhiệt.

- Được!

- Có điều nói trước, không được tặng quà, ai mang lễ vật tới xin thứ lỗi không tiếp, cha ta đặc biệt căn dặn như thế.

- Vậy sao được chứ.

Tang mẫu bệnh một hồi, giờ tiếng cười nghe như ếch kêu:

- Khi đói kém, Tả gia cứu cả nhà ta, lần này cậu cữu mạng ta lần nữa, ân tình này thế nào cũng phải trả chứ, ít nhiều cũng là tâm ý mà.

- Không cần đâu bá mẫu, thật đó, nhà ta sẽ tìm một người thiết diện vô tư tiếp khách, có lễ vật không vào, tới lúc đó mọi người không vào được ta không quản được.

Tả Thiếu Dương đứng dậy:

- Được rồi, mọi người về đi, ta phải ra ruộng đây.

Hoàng Cầm mỉm cười nói:

- Nghe nói cậu cày ruộng chỉ bằng một con trâu, còn dùng thứ gì đó rất quái trông như cái lược cào đất, nhiều người bảo làm vậy không tốt, tiếc sức trâu mà chỉ dùng một con thì đất làm sao đủ tơi xốp mà trồng cấy, lại bảo cái lưỡi cày mỏng như vậy, xới đất tuy sâu, nhưng có khi gặp đất cừng một cái là gãy lưỡi rồi, vậy sửa bao nhiêu cho đủ, Tả gia có của ăn của để nên chịu nổi dày vò chứ, bọn họ nghèo đói, cứ làm theo cách tổ tiên bao đời truyền lại cho vững dạ.

Tả Thiếu Dương gật đầu, mọi việc không đơn giản như y nghĩ, nông dân thời đó chủ nghĩa kinh nghiệm còn nghiêm trọng hơn cả Trung y, chỉ tin vào cày cuốc trong tay mình, đến tận ruộng xem rồi mà vẫn mang tâm lý rất hoài nghi rất nặng:

- Cái đó gọi là lưỡi cày cong, cày đất trước, sau đó dùng thêm cái lược như tẩu nói làm nát đất sau đó mới gieo mạ, cây sẽ mọc tốt hơn.

Cái bộ mặt của y chọc cười Hoàng Cầm, cười khúc khích nói:

- Chưa hết, còn nghe nói cậu làm cái bánh xe rất to, định dẫn nước vào ruộng không cần phải tốn sức lao động nữa, vô cùng thần kỳ, Hầu tiền cốc còn tập trung nông hộ dạy họ cách làm, nhưng cái bánh xe đổ sầm một cái, khiến mọi người khiếp vía chạy tứ tán, đúng vậy không?

Tả Thiếu Dương cười khổ, lúc mới làm xong guồng nước, Lý Đại Tráng chỉ vội vàng kiểm tra tính khả thi của của nó, cho nên chọn vị trí không tốt, đất mềm, hắn còn cứ thích trèo lên trèo xuống lắp thêm cái này bỏ cái kia, thay cái khác, làm chân giá lung lay kết quả là bị đổ, mà nó đổ lúc nào không đổ lại đổ đúng lúc điền hộ nhà y tới xem, khỏi nói cũng biết không ai tin tưởng rồi, Lý Đại Tráng thất vọng lắm.

Tang mẫu nhìn Hoàng Cầm cười nói vui vẻ với Tả Thiếu Dương thì mặt âm trầm, nhi tử mình không nói gì, còn đứng bên cười hi hi, lo lắng không thôi.

Tang mẫu được Tiểu Muội và Hoàng Cầm đỡ, chầm chậm về nhà, vừa qua cửa, liền tới thẳng phòng ngủ, mở cái tủ đứng ra, mở cái hộp sắt, cái hộp sắt còn đó, nhưng bên trong trống rỗng.

- Tiền đâu rồi.

Tang mẫu cuống lên, túm áo Tang phụ:

- Đương gia, trộm, có trộm lấy mất tiền của nhà ta rồi.

Tang phụ trấn an:

- Mẹ tụi nhỏ, ta chuyển đi chỗ khác rồi, bà yên tâm đi.

Tang mẫu bấy giờ mới nhớ ra, ngồi bịch xuống giường:

- Làm sao ta yên tâm được, cái tính ông như thế, nói sửa bao nhiêu lần rồi, rốt cuộc có sửa nổi đâu, tiền vào tay ông là hết sạch.

Hoàng Cầm khuyên nhủ:

- Mẹ, lần này sẽ khác mà, cha lo cho mẹ nhất đó, mẹ yên tâm dưỡng bệnh đi.

Ai ngờ Tang mẫu vốn ngồi đó như rau gặp sương lạnh, bùng phát:

- Yên tâm, mày muốn lão nương yên tâm thì mau mau sinh cho Tang gia một đứa cháu đi, nuôi con gà nó còn đẻ được ra trứng, còn mày ngoài tốn cơm ra thì làm được gì? Tao sẽ kiếm cho Oa Tử tức phụ khác, đuổi thứ sao chổi như mày đi...

- Con... con..

Hoàng Cầm ôm mặt chạy khỏi phòng, Tiểu Muội vội đuổi theo.

Tang Oa Tử như mèo thấy chuột, nấp ngoài không dám vào.

Tang mẫu nổi giận, thấy ngực khó chịu, hai lỗ mũi nở to, thở hồng hộc, Tang phụ vội vàng đi tới xoa ngực xoa lưng, dỗ dành:

- Mẹ tụi nhỏ, nguôi giận nguôi giận, Tả công tử nói...

- Không cần nhắc tới tên tiểu tử thối đó, ta chừng này tuổi đầu rồi lại dễ dàng bị một tên tiểu tử hỉ mũi chưa sạch lừa hay sao, rõ ràng là dọa thôi.

- Sao bà lại nói thế, người ta nói vậy là vì tốt cho bà mà, ta thấy Tả công tử có phần nói quá, nhưng bà xem cứ nổi giận lên là người lại khó chịu đấy thôi. Người ta cứu mạng nhà ta mà, lừa nhà ta làm gì.

- Đương gia, ông cả tin quá, thế này bảo ta làm sao yên tâm được.

Tang mẫu nhìn trượng phu, lại nhìn nhi tử thập thò ngoài kia, nhìn căn nhà một hồi, thương tâm vô kể:

- Để ta tính cho ông nghe, y chỉ tốn có một lượng hai, tối đa tốn một lượng năm thôi mà chiếm đoạt được tài sản chúng ta tích góp cả đời rồi. Chúng ta ăn của nhà đó tối đa là sáu đấu gạo, tính một đấu 360 đồng, ta rộng rãi trả y bốn quan đi, bốn quan đủ mu tới mười một đấu gạo trả rồi. Đương nhiên không phải bây giờ, đợi thu hoạch ta sẽ trả, nhưng giờ lấy gì mà trả, quán trà vào tay y rồi, chúng ta thành kẻ ăn nhờ ở đậu...