Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 332: Bệnh lạ (2)

- Không biết, ta chỉ đào đất kiếm rau củ, sau đó mệt thì dựa vào một gốc cây nghỉ, không biết đó có phải là cây sơn không?

Lão phụ bổ xung:

- Trước kia mọi người không dám lên Quỷ Cốc lĩnh, nhưng bây giờ đói quá rồi, rau củ dưới núi bị đào hết, cho nên đành phải lên núi, có khi gặp phải thứ gì không sạch sẽ... Ối giật cả mình, này này, không phải chuyện của lão thân, nhưng mà lão thân phải nói, chàng trai kia, huynh đệ có gì bảo ban nhau, đừng hơi chút đánh người như thế.

Đó là vì Lý Đại Tráng vừa vung tay bợp Lý Tứ Tráng một phát vì hắn sắp mở mồm xen vào, trưởng bối giáo huấn, Lý Đại Tráng đành cúi đầu vâng dạ.

Tả Thiếu Dương không tìm ra được nguyên nhân, tạm thời trị liệu như người đụng phải cây sơn, rất nhiều bệnh nhân sưng ngứa do da quá mẫn trị giống nhau, khả năng sẽ có hiệu quả:

- Trước tiên cứ khiêng về hiệu thuốc đã.

Bốn huynh đệ Lý Đại Tráng giúp khiêng kiệu, đi như bay về Quý Chi Đường.

Vừa mới vào hiệu thuốc, cả đoàn người tròn mắt, bảy tám cái cáng xếp ngang dọc đại đường, còn có cả giường mềm, bệnh nhân trên đó rên hừ hừ, ai nấy đều đầu sưng tướng, hai tay không ngừng gãi, thậm chí có người đã sốt cao hôn mê.

Tả Quý thấy lại thêm người bệnh nữa khiêng vào thì mặt như quả mướp đắng, may sao đi sau lại là nhi tử:

- Trung Nhi, con xem thế nào, cha đã cho họ dùng thuốc thanh nhiệt giải độc, bôi thuốc cao rồi.

Quý Chi Đường qua lần binh tai này, có thể nói danh tiếng vang xa, chỉ luận riêng tiêng tiếng tăm còn hơn cả Huệ Dân Đường, hơn nữa còn có một thứ hơn Huệ Dân Đường, đó là tiền chữa bệnh rất rẻ, cho nên người này đột nhiên bị bệnh, trong nhà lại nghèo khó, liền tới Quý Chi Đường cầu y.

Tả Thiếu Dương kiểm tra qua tất cả người bệnh, triệu chứng giống hệt nhau, hơn nữa không phải ai cũng lên núi đào rau củ, một số mua được lương thực triều đình bán, cho nên không lên núi nữa, chứng tỏ không phải tiếp xúc với loại cây gây ngứa, bất giác đau đầu.

Vậy rốt cuộc nguyên nhân gì lại khiến cho nhiều người cùng có triệu chứng giống nhau như vậy? Tạm thời theo triệu chứng trị bệnh, dùng thuốc thanh nhiệt giải độc liều cao, cùng với châm cứu, những người sốt cao hôn mê đã dần tỉnh táo.

Vừa trị bệnh, Tả Thiếu Dương vừa hỏi từng người thời gian hoàn cảnh phát bệnh, song không có bất kỳ điểm chung nào.

Tả Thiếu Dương chuyển người bệnh sang phòng bệnh ở bên, dặn dò người nhà hạn chế cho người bệnh uống nước, tuyệt đối không được gãi, sau đó dùng ngưu bàng tử, kinh giới, bạch tiên bì những thứ thuốc trị ngứa phối hợp ma hoàng, hạnh nhân, tử tô giảm sưng phù, lại lấy sâm đắng, xạ hương, xà sàng tử làm thuốc bôi sát trùng bên ngoài.

Cách này ít nhiều phát huy hiệu quả, tới tối sưng phù đã giảm nhẹ, bệnh nhân không còn quá khổ sở kìm chết ngứa nữa, có thể ngủ một giấc thanh thản, người nhà luôn mồm cơ ngợi tiểu lang trung y thuật cao minh.

Nhưng Tả Thiếu Dương không vui nổi, vì không tìm ra nguyên nhân, không trị được tận gốc hôm sau bệnh có thể xấu đi, hơn nữa còn nghiêm trọng hơn, tâm tình rất nặng nề.

Trong quá trình trị bệnh Tả Thiếu Dương cũng sai Đinh Tiểu Tam đi tới các hiệu thuốc y quán khác, tình hình không khác Quý Chi Đường là bao, chỉ có thể dựa vào triệu chứng mà kê đơn, không rõ nguyên nhân.

Đang ngồi trầm tư thì một đứa bé bẻ đôi cái đưa cho y cái bánh:

- Thúc thúc, ăn đi.

Tả Thiếu Dương mỉm cười xoa đầu đứa bé:

- Thúc không đói, cháu ăn đi.

Đứa bé thu bánh lại, định cho vào mồm thì Tả Thiếu Dương "í" một tiếng giật lấy, làm nó tủi thân mếu miệng suýt khóc, chạy về mách cha. Tả Thiếu Dương nhìn kỹ cái bánh, bên trong rất nhiều thứ rau dại trộn với bột mỳ đen, hỏi:

- Cái bánh này trộn với rau muối phải không?

Cha đứa bé gật đầu:

- Vâng Tả Mẫu Mực, là rau muối.

Tả Thiếu Dương lập tức đi kiểm tra những người bệnh khác, đã tới giờ cơm nên đầu mang thức ăn tới cho người nhà, hoặc bánh hoặc cháo đều có quá nửa là rau muối.

Kiểm tra vị trí sưng ngứa của người bệnh, đều là chỗ lộ ra ngoài, còn vị trí kín đáo không sao, Tả Thiếu Dương vỗ đầu, y hiểu rồi, rau muối là loại cây cảm quang, người nào thể chất quá mẫn ăn phải ra ngoài ánh nắng mặt trời, sẽ bị mẩn ngứa, tên bệnh là "viêm da do mẫn cảm nắng", trừ rau muối ra thì tể thái, rau dền đều có thể gây sưng ngữa ở mức độ khác nhau.

Hôm nay là ngày nắng rát hiếm có suốt mấy tháng qua, cho nên mới có nhiều người đột phát như vậy.

Cần phải đem nguyên nhân nói cho bọn họ, nếu không bệnh sẽ tái phát, Tả Thiếu Dương đứng dậy đi ra giữa phòng nói:

- Chư vị hương thân, bệnh sưng ngứa của mọi người là vì ăn rau muối, sau đó ra ngoài trời phơi nắng, quá mẫn gây ra.

Lão phụ bọn họ gặp ngoài ruộng hôm nay thắc mắc:

- Tả Mẫu Mực, chúng tôi ăn rau này nhiều năm rồi, cũng phơi nắng, nhưng chưa bao giờ bị.

- Ta cũng ăn rau này rất nhiều, liệu có bị giống họ không?

- Đúng thế Tả Mẫu Mực, chẳng lẽ từ giờ chúng tôi phải trốn trong nhà sao? Vậy ruộng đồng làm sao bây giờ?

Mỗi người một câu, phòng bệnh tức thì nhốn nháo.

Thể chất quá mẫn là như vậy đấy, có lẽ trước kia ngươi chưa bao giờ bị dị ứng, nhưng sau khi thể chất thay đổi, ở đây là toàn bộ người trong thành bị đói, thế là ngày nào đó, lúc nào đó sẽ bị dị ứng, không thể lấy tri thức y học giải thích với bọn họ, Tả Thiếu Dương đành bịa bừa:

- Rau muối, rau cải, rau dền đều mang thứ tà bệnh này, nó sẽ cảm thụ ánh mặt trời rồi phát tác, nhưng không phải tất cả rau muối đều có, người khỏe người yếu khác nhau, cho nên người ăn không sao, người ăn trúng ta.

Dùng tà giải thích, thế mà người ta lại hiểu, đồng thời tin ngay, rì rầm nghị luận.

Một lão đầu lo lắng hỏi:

- Tả Mẫu Mực, vậy sau này không nên ăn rau muối nữa sao?

- Ăn chứ, không sao, ta sẽ dạy cho mọi người phương pháp loại trừ thứ tà này, ăn vào không bị bệnh nữa.

Rau muối là thứ rau dại thường thấy hay ăn, bất kể là khi đói kém hay bình thường, nhiều bách tính phổ thông hái về thêm vào lương thực, có thế mới duy trì được cuộc sống, nhưng không phải ăn thường xuyên, cho nên không phát tác, hoặc phát tác nhưng nhỏ lẻ và nhẹ không ai chú ý, lần này nạn đói hoành hành, mọi người gần như ai cũng ăn rất nhiều, độc tích lũy lâu ngày, gặp đúng hôm trời nắng gắt, nên phát bệnh tập thể,

- Thật ra đơn giản lắm, đem rau phơi khô, sau đó dùng nước sôi nấu, rồi ngâm vào nước lạnh, chỉ cần ba ngày là được rồi. Hi vọng mọi người về đem phương pháp này nói với hàng xóm láng giềng, để không ai bị bệnh vì ăn rau muối nữa.

Mọi người gật đầu ghi nhớ.

Biết nguyên nhân rồi thì trị dễ thôi, Tả Thiếu Dương về quầy kê đơn, nhưng vừa viết được vài dòng thì ngừng lại, vì mấy phương thuốc trị mẫn cảm ánh nắng này đều xuất phát từ triều Thanh, triều Kim đều sau triều Đường, vài vị thuốc bây giờ chưa có.

Thứ đầu tiên là bạc hà, đầu thời Đường có ghi trong Tân tu bản thảo, Đường bản thảo, song giờ chưa sử dụng rộng rãi, Quý Chi Đường không có, song nếu đã ghi vào sách thì có thể tìm được ở hiệu thuốc khác.

Tiếp đó là Bàn lam căn, không phải vị thuốc chính, nhưng lượng dùng rất lớn, rất nổi tiếng, sử sách ghi có lúc toàn quốc hết hàng, nên ấn tượng Tả Thiếu Dương về nó rất sâu, thứ này cũng phát hiện thời Đường, bây giờ chưa thấy đâu.

Phiền toái nhất là xích thược, tới tận thời Tống mới dùng, may là xích thược mọc khắp nơi.

Bây giờ phản quân đã được dẹp, chiến loạn kết thúc, giao thông khôi phục, phải mau chóng mua những thứ dược liệu mà thời này chưa có, hoặc chuyển về ruộng nhà mình trồng, sau này chẳng biết khi nà phải dùng tới, một lần còn đối phó được, lần hai lần ba, gặp phải bệnh gấp thì chỉ còn biết trơ mắt nhìn.