Đại Đường Đạo Soái

Chương 13: Danh chấn Trường An

Hết thảy cũng không phát triển như lòng kỳ vọng của Đỗ Hà, Đỗ Hà đã quá

xem nhẹ tình cảm huyễn diệu của văn nhân, cũng quá xem nhẹ tốc độ truyền lưu bát quái của Đại Đường.

Chỉ một canh giờ tên của Đỗ Hà đã truyền khắp cả hoàng cung.

Đại nho Khổng Dĩnh Đạt bái sư, giống như tin tức sét đánh ngay giữa trời trong mây tạnh.

Khổng Dĩnh Đạt là ai?

Một trong mười tám học sĩ của Đại Đường, là thái phó của thái tử, tế tửu,

ti nghiệp quốc tử, chưởng quản nền giáo dục của quốc gia, là mẫu mực

trong đại nho, xưng là Đại Đường đệ nhất đại nho cũng không là quá mức.

Hắn là đối tượng ngưỡng mộ của hàng vạn hàng ngàn nho sĩ, là nho giả mà hàng ngàn hàng vạn sĩ tử hâm mộ, danh dương vũ nội.

Nhưng Khổng Dĩnh Đạt lại bất kể thân phận tôn sư, ngay trước mặt mọi người

lại công khai muốn bái Đỗ Hà làm thầy, đủ thấy thư pháp của Đỗ Hà kinh

thế hãi tục ra sao.

Danh khí của Khổng Dĩnh Đạt thật lớn, giá trị của Đỗ Hà đương nhiên càng tăng thêm gấp trăm lần.

Chỉ trong vòng nửa ngày ngắn ngủi, tên của Đỗ Hà đã chấn động cả thành Trường An.

Đại Đường trị quốc đều xem trọng văn võ ngang nhau, thư pháp là một môn

nghệ thuật cao thâm, như Ngu Thế Nam, Âu Dương Tuân, Trữ Toại Lương có

ai không được người người kính ngưỡng hâm mộ?

Nhưng càng nhiều

chính là lòng tò mò, Đỗ Hà tiếng xấu lan xa, ở Trường An có thể nói

không người không biết, lại đột nhiên biến thành thư pháp danh gia, thậm chí còn làm đại nho như Khổng Dĩnh Đạt muốn bái sư, thực sự làm thế

nhân phải nghi hoặc.

Đỗ Hà còn chưa biết mình đã uy chấn Trường

An, vẫn thản nhiên tan học về nhà, thăm hỏi mẫu thân Chương thị lại quay về tây viện tiếp tục luyện tập kiếm pháp.

Hết thảy đều phải bắt

đầu tu tập từ đầu, cho nên Đỗ Hà nếu muốn khôi phục lại tiêu chuẩn trình độ của kiếp trước, nhất định phải bỏ thêm càng nhiều công phu thời gian đi luyện tập.

An nhàn rỗi rảnh, Đỗ Hà liền bỏ qua hết thảy chỉ cố gắng luyện võ.

Có kinh nghiệm của kiếp trước, Đỗ Hà cũng không cần đi nhiều đường vòng,

vì vậy võ nghệ tiến bộ thật thần tốc, một thân khinh công cái thế cũng

đã sơ lộ một chút hiệu quả.

Múa xong bộ “Thiết Huyết Thập Nhị Thức”, Đỗ Hà thở phào một hơi nhẹ nhõm.

Thiết Huyết Thập Nhị Thức là tuyệt kỹ của Đại Kỳ Môn, cũng là bộ kiếm pháp

sắc bén nhất được ghi chép bên trong Lưu Hương Bảo Giám. Ai từng xem qua Đại Kỳ Anh Hùng Truyện đều biết thanh danh của bộ kiếm pháp kia, đây là bí kỹ mà Thiết Trung Đường tìm được trong bảo tàng của Đại Kỳ Môn lưu

lại.

Về thân thế của Sở Lưu Hương không ai biết rõ, cho dù Đỗ

Trường Thiên là đồ đệ của hắn cũng không hiểu rõ ràng, nhưng có thể

khẳng định Sở Lưu Hương có quan hệ mật thiết với Thiết Trung Đường của

Đại Kỳ Môn.

Ít nhất bên trong Lưu Hương Bảo Giám ghi chép thật

nhiều tuyệt kỹ của Đại Kỳ Môn, Thiết Huyết Thập Nhị Thức chính là một

trong số đó, còn có Đại Kỳ Phong Vân Chưởng là vũ kỹ cao thâm.

Nhưng Đỗ Hà lại thích khinh công kiếm pháp, đối với việc vận dụng khinh công

kiếm pháp đều có tâm đắc, cho nên chủ tu khinh công kiếm pháp, quyền

chưởng chân chính cũng chỉ học lướt qua.

- Linh Lung, thiếu gia luyện được thế nào?

Đỗ Hà nhìn qua tiểu la lỵ mỉm cười, mỗi khi hắn luyện võ, tiểu la lỵ cũng

sẽ ở một bên trộm dùng ánh mắt sùng bái si ngốc nhìn hắn, thấy vậy lòng

hư vinh nho nhỏ của Đỗ Hà cũng được thỏa mãn, vì vậy hắn cũng không vạch trần nàng.

Trải qua lần “trêu chọc” tại thư phòng hôm qua, Đỗ Hà dần dần dùng việc trêu chọc tiểu la lỵ làm niềm vui, mỗi khi làm cho

nàng đỏ mặt hắn cũng không nhịn được cười ha hả, tâm tình liền đặc biệt

thấy khoan khoái.

Linh Lung thấy Đỗ Hà đã phát hiện được sự hiện hữu của mình, kêu lên một tiếng sợ hãi, trộm quay đầu bỏ chạy.

Đỗ Hà đang định đuổi theo, lại nghe quản gia gọi lại, nói cho hắn biết Đỗ Như Hối gọi hắn đến thư phòng.

Đỗ Như Hối là đương triều tể tướng, Thái Quốc Công, phủ đệ tự nhiên cũng

không bủn xỉn, chiếm diện tích thật lớn, có thể phân ra tứ viện đông tây nam bắc.

Đỗ Như Hối thân là nhất gia chi chủ, cùng Chương thị ở

lại đông viện. Đại ca Đỗ Cấu là trưởng tử cùng thê tử của hắn ở tại bắc

viện, Đỗ Hà ở tây viện, phía nam viện là chỗ ở của người hầu.

Đỗ Hà ứng tiếng, bước nhanh về hướng thư phòng bên đông viện.

Đi tới cửa thư phòng, Đỗ Hà gõ cửa kêu một tiếng:

- Cha!

- Vào đi!

Thanh âm khàn khàn uy nghiêm của Đỗ Như Hối truyền ra.

Đỗ Hà đẩy cửa đi vào, Đỗ Như Hối đang ngồi ngay ngắn ngay trên ghế, thấy

Đỗ Hà đi vào, đôi mắt sáng ngời hữu thần luôn luôn nhìn chăm chú vào

hắn, ánh mắt tương đối sắc bén.

Đỗ Như Hối nhậm chức tể tướng sáu năm, quyền cực quần thần, trên người tự nhiên có một cỗ uy nghiêm của

thượng vị giả, làm người ta không rét mà run.

Đỗ Hà thấy sắc mặt

Đỗ Như Hối có vẻ nghiêm nghị nên trong đáy lòng cũng có chút bồn chồn,

nhưng có câu nói ban ngày không làm việc trái lương tâm ban đêm không sợ quỷ gõ cửa, vì vậy hắn thật thản nhiên nhìn thẳng vào phụ thân mình.

Hai người trầm mặc hồi lâu.

Đỗ Như Hối gật gật đầu, nói:

- Nhị lang, nghe nói chữ viết của con không tệ, nơi này có giấy bút mực, con tùy tiện viết một bài thơ đi.

Trong lòng Đỗ Hà giật mình, biết đây đích thị là tai họa do Khổng lão đầu nhi gây ra, là phúc không phải họa, là họa tránh không khỏi. Đỗ Hà cũng

không có ý định giấu dốt, nghĩ nghĩ về thơ cổ thời Đường, lại nghĩ tới

bài Quan Thương Hải của Tào Tháo, liền cầm bút viết:

- Đông lâm

kiệt thạch, dĩ quan thương hải. Thủy hà đạm đạm, sơn đảo tủng trì. Thụ

mộc tùng sinh, bách thảo phong mậu. Thu phong tiêu sắt, hồng ba dũng

khởi. Nhật nguyệt chi hành, nhược xuất kỳ trung; tinh hán xán lạn, nhược xuất kỳ lý. Hạnh thậm chí tai, ca dĩ vịnh chí.

• Ngắm biển khơi:

(Trên mỏm núi cao

Phóng trông biển rộng

Cuồn cuộn nước reo

Gò đảo sừng sững

Cây cối tầng tầng

Cỏ hoa nghìn sắc

Gió thu hiu hắt

Sóng vọt tưng bừng

Mặt trăng mặt trời

Từ đó sáng ngời

Ngân hà rực rỡ

Từ đó ra đời.)

Đây là bài thơ của Tào Tháo sáng tác, tác phẩm được viết ở Bắc Thu Ô Hoàn

Tào Tháo năm thứ mười hai Kiến An. Lúc ấy Tào Tháo tự mình dẫn đại quân

bắc thượng, truy kích và tiêu diệt tàn quân Viên Thiệu, tuyên thệ trước

khi xuất quân bắc phạt, bảy tháng đến Lô Long Trại, Lâm Kiệt Thạch Sơn.

Hắn thúc ngựa vung roi, lên núi ngắm biển, đối mặt biển khơi dâng tràn

sóng lớn, xúc cảnh sinh tình nên viết ra bài thơ tráng lệ này. Trong thơ khí thế bàng bạc, cách điệu hùng phóng, làm nổi bật ra vũ trụ bao dung, nhật nguyệt tinh huy khoáng thế hung hoài.

Mà Khải thư của Đỗ Hà truyền từ Nhan Chân Khanh, thư pháp rộng rãi hùng hồn, kết cấu tinh hãn mà không lộ cứng ngắc, phối hợp cùng bài thơ này của Tào Tháo lại vô

cùng thích hợp tuyệt đỉnh.

Thi từ khí thế, thư pháp khí thế, tan thành một thể, có thể nói là thiên cổ danh tác.

Thần sắc Đỗ Như Hối chấn động, bài Quan Thương Hải do Đỗ Hà viết càng vượt

hơn cả bức thư pháp bốn chữ mà hắn viết cho Khổng Dĩnh Đạt gấp trăm lần.

Lúc ấy Đỗ Như Hối được Lý Thế Dân sắc phong là người đứng đầu mười tám học

sĩ, một thân tài hoa không cần nói cũng hiểu, nhưng khi xem bài Quan

Thương Hải của Đỗ Hà cũng không tự chủ được kích động đứng dậy, cầm tờ

giấy Tuyên Thành trong tay tinh tế giám định thưởng thức.

- Chữ tốt, chữ tốt, chữ tốt! Khó trách Khổng lão đầu không quản mặt mũi muốn bái nhị lang làm thầy!

Thấy Đỗ Như Hối vui vẻ, Đỗ Hà cũng nở nụ cười.

Thời gian gần một tháng không đủ cho Đỗ Hà dung nhập vào Đại Đường vương triều, nhưng đã đủ cho hắn dung nhập vào gia đình này.

Nhìn thấy phụ thân tươi cười vui vẻ, bản thân làm con đương nhiên trong lòng tràn đầy vui mừng.

- Lão gia, bên ngoài phủ có Ngu Vĩnh Hưng, Trữ Khởi Cư Lang, Âu Dương Suất Canh liên danh đưa lên bái thiếp cầu kiến!

Đang lúc này, quản gia đi vào đưa lên một phong bái thiếp tinh xảo.

Đỗ Như Hối thản nhiên cười, cũng không kỳ quái với việc thăm viếng của bọn họ.

Tiếp nhận bái thiếp, hắn cũng không nhìn mà chuyển tay đưa qua cho Đỗ Hà.

Đỗ Hà không hiểu ra sao, mở ra bái thiếp, đoạn đầu tiên là một ít lời khen tặng nhàm chán, cuối cùng lại làm Đỗ Hà bật tiếng kinh hô.

Bên dưới ký tên không ngờ lại là Ngu Thế Nam, Âu Dương Tuân cùng Trữ Toại Lương.

Trời ạ! Tứ đại danh gia thư pháp thời sơ Đường một lần đều đến đủ ba người.

Đỗ Hà có chút choáng đầu hoa mắt.

Đỗ Như Hối mỉm cười nói:

- Nhị lang, những người này đều là tới tìm con, chuẩn bị một chút theo cha ra tiếp khách!

Đỗ Hà vừa thấy tên của ba người kia, đáy lòng đã có ý nghĩ này, nhưng nghe Đỗ Như Hối nói vẫn nhịn không được kinh ngạc:

- Tới tìm con?

Đỗ Như Hối hài hước nhìn Đỗ Hà, cười nói:

- Nhị lang còn chưa biết đi, con viết bốn chữ kia ngay cả bệ hạ cũng

không nhịn được hô to chữ tốt. Hiện giờ cả Trường An ai chẳng biết Đỗ

gia nhị lang là thư pháp danh gia có thể làm đại nho Khổng Dĩnh Đạt cúi

đầu bái phục?