Cuộc Sống Ở Bắc Tống

Chương 91: Lâm Y thành thân

Lâm Y muốn giấu giếm tài sản mới làm như thế, ruộng nước, ruộng cỏ

linh lăng và đàn ngỗng dễ dàng ẩn giấu hơn tiền mặt, phòng ngừa gả vào

nhà họ Trương bị người ta dòm ngó. Nàng thì thầm với Thanh Miêu vài câu

cho cô hiểu, lại dặn dò. “Không được nói cho người khác biết”.

Thanh Miêu nhìn lễ đính hôn tràn trề phong phú, cảm thấy Lâm Y lo lắng quá

mức, nhưng làm việc để lại đường lui luôn tốt hơn, bởi vậy gật đầu.

Đại phòng họ Trương đại khái nghĩ muốn vội vàng nghênh tân nương vào cửa,

sợ chậm trễ Trương Trọng Vi vào kinh nhậm chức quan, chưa tới nửa tháng

thần tài lại đến, đầu tiên là trang sức, bởi vì nhà nghèo không thể chế

trang sức bằng vàng nên đổi toàn bộ sang bạc, mặt khác còn có mão đính

châu ngọc, bốn thức hoa cài tóc, lụa màu bảy đoạn, tất cả đều chiếu theo quy củ nhà quan lại.

Phương thị đứng

ngay cửa nhìn sang cách vách, nghĩ trong đầu cảnh náo nhiệt này vốn nên

thuộc về Nhị phòng, tâm tình khó nhịn, kéo cánh tay thím Nhâm, bày ra

vài phần khí phái chậm rãi đi đến phòng Lâm Y, nhìn nhìn lễ vật, cầm

trang sức lên đánh giá, cố ý nói với thím Nhâm. “Là mắt ta không tốt hay sao ấy? Trâm thoa này nhìn không giống làm bằng vàng?”.

Thanh Miêu xùy. “Nhà phu nhân chỉ sợ ngay cả bạc cũng không moi đâu ra được”.

Lâm Y để ý Trương Trọng Vi, không muốn tranh chấp với Phương thị, vì thế

trách Thanh Miêu vài câu, tiến đến mời Phương thị ngồi xuống dùng trà.

Phương thị không chịu ngồi, chỉ quanh đi quẩn lại chỗ đặt lễ vật, lật

này lật nọ lên kiểm tra, lúc thì ngại lụa màu ngắn, lúc thì ngại hoa cài tóc màu sắc già nua. Lâm y thật sự nhịn không nổi tính tình thối của bà ta, vội vàng thò tay vào bình đồng lấy ra mấy văn, lặng lẽ nhét vào tay thím Nhâm.

Thím Nhâm nhận ra trong tay có thứ gì đó, khóe miệng liền kéo đến tận mang tai, đến cạnh Phương thị nói. “Nhị phu nhân, nhà quan lại không giống nhà nghèo áo vải chúng ta, ngay cả tặng quà cáp cũng chú ý đủ thứ lễ nghi”.

Phương thị không cho là đúng. “Lễ nghi gì? Sao ta không nhìn ra?”.

Thím Nhâm chỉ vào mão châu ngọc, nói. “Người bình thường ai tặng cái này, tặng cũng không biết đội lúc nào”.

Phương thị sống đến từng đó tuổi cũng chưa được đội mão đính châu ngọc bao giờ, nghe xong vừa xấu hổ vừa ghen tị, lẩm bẩm. “Vay tiền dát vàng lên mặt, ai không làm được?”.

Thím Nhâm hiểu tính Phương thị nhất, nghe thấy câu đó liền biết được bà ta

muốn đi, kéo cánh tay đỡ bà ta đứng dậy, nửa phần dìu nửa phần lôi, túm

bà ta ra khỏi cửa. Thanh Miêu nhìn bọn họ đi xa, quay đầu lại nói với

Lâm Y. “Nhị phu nhân dù dễ chọc người ta ghét, nhưng vừa rồi nói

không sai, Đại phòng nhà họ Trương quả thực phồng má giả mập, mấy thứ lễ vật này nhất định không hề rẻ tiền”.

Lâm Y vô số lần tưởng

tượng, khát khao hôn lễ của mình, nhìn thấy quà cáp xa xỉ chói sáng như

vậy chỉ thấy vui, căn bản không tính toán đến giá, nghe vậy trừng mắt

liếc Thanh Miêu một cái, sẵng giọng. “Cả đời chỉ có một lần chẳng lẽ không thể xa xỉ một chút hay sao, ta thấy Đại phu nhân thật là hiểu ý ta”.

Thanh Miêu muốn chê cười nàng còn chưa gả vào đã nịnh mẹ chồng, lại sợ nàng

ngượng, trốn ra ngoài cười một hơi mới vào trong lại, giúp nàng chuẩn bị quà đáp lễ.

Vì Đại phòng nhà họ Trương tặng lễ trịnh trọng như

vậy, Lâm Y cũng không dám chậm trễ, dẫn Thanh Miêu vào thành, chọn hai

súc vải xanh tía, một cặp ngọc trang trí trưng bày trong thư phòng, lại

thêm mấy thứ đồ thêu thùa ngày thường nàng hay làm, đưa đi đáp lễ Đại

phòng.

Ba ngày trước khi đón dâu, Đại phòng nhà họ Trương sai bà

mối đến nhà họ Lâm, mang theo hoa cài tóc, khăn voan thêu chỉ vàng, cánh hoa, hộp phấn hoa, tranh thêu, hoa quả vân vân đến thúc giục tân nương. Bà mối đến từ phố núi Mi Châu, cực ít thấy khăn voan thêu chỉ vàng,

luôn miệng khen ngợi Lâm Y có phúc, gả cho nhà quan lại làm dâu.

Lâm Y nghe xong cười, chiếu theo quy củ đưa gấm vóc, bộ chén trà, hộp tiền

thưởng làm lễ tạ ơn bà mối. Bà mối chưa bao giờ thu được lễ lớn như vậy, cười đến ánh mắt nheo lại như sợi chỉ.

Thanh Miêu lại nâng khăn lụa vấn đầu, áo bào, giày, vân vân đi ra, giao cho bà mối làm đáp lễ của nhà gái.

Các hạng mục công việc thành thân đến đây đều thuận lợi, nhưng một ngày

trước ngày lành, Lâm Y lại gặp phải vấn đề nan giải. Y theo phong tục

Đại Tống, ngày hôm ấy gọi là “Ngày trải giường”, nhà trai chuẩn bị

giường và bàn ghế, nhà gái chuẩn bị đệm chăn màn, cử người thân sang nhà trai trải giường và thêm gia cụ, bày châu báu trang sức ra. Tất cả

những thứ đó Lâm Y đã lo xong hết, nhưng nàng không cha không mẹ, người

thân trong tộc lại chưa từng giao tiếp, nên nhờ ai đi thì thích hợp đây? Trong phòng nàng tuy có Thanh Miêu nhưng dù sao cũng là người hầu,

không đủ mặt mũi, bởi vậy nàng cực kì đau đầu.

Cuối cùng vẫn là

Dương thị biết nàng khó xử, lặng lẽ tìm giúp nàng một tức phụ cùng họ,

cho mấy văn tiền giả mạo làm người nhà mẹ đẻ, bấy giờ mới xong xuôi việc trải giường. Trải giường cũng là lúc nhà gái khoe của hồi môn của con

mình, gia cụ bày ra đầy sân, thím Nhâm nhìn hộ Lâm Y tuy neo người nhưng của hồi môn vô cùng giàu có, bao nhiêu là người đến nhìn cảnh náo

nhiệt, có hâm mộ, có bội phục, Phương thị cũng chen vào đám người, vừa

ghen tị vừa không cam lòng, nói mấy câu ganh ghét cho những người đứng

gần nghe.

Những người đứng cạnh bà ta, một số là tá điền làm thuê

cho Lâm Y, một số là nuôi ngỗng thuê cho Lâm Y, nghe vậy liền bênh vực

nàng. “Đây là của hồi môn của cháu dâu bà, người cùng một nhà bà cũng không vừa mắt ư?”.

Chưa đợi Phương thị cãi lại, vợ Trương Lục đã nói. “Của hồi môn của vợ Bá Lâm con dâu bà còn nhiều hơn thế này, bà ghen ghét Lâm Tam nương làm chi?”.

Phương thị nghe xong, lại than ngắn thở dài. “Ta biết vợ Bá Lâm có tiền, nhưng ruộng đất của nó, nhà cửa phòng ốc

của nó cũng nằm tuốt ở Nhã Châu, chưa bao giờ nhìn thấy, làm sao bằng

sản nghiệp của Lâm Tam nương ngay gần đây, ngày ngày trông thấy”. Nói xong lại bắt đầu oán hận Đại phòng đoạt con trai của mình, hại mình mất cô con dâu vàng ngọc.

Lí Thư gả vào nhà họ Trương xong đều ru rú trong phòng, rất nhiều bà con

hương thân không biết mặt, bởi vậy không có cách nào tiếp lời, đều im

lặng.

Cẩm Thư và Thanh Liên cũng ở trong đám người nhìn náo nhiệt, cả hai mặc dù không ưa nhau nhưng đều xuất thân từ nhà họ Lí, cực kì

trung thành với Lí Thư, nghe thấy Phương thị oán hận, đồng loạt lên

tiếng, người thì bảo rằng Phương thị muốn mưu đoạt của hồi môn của Lí

Thư, người thì nói phải mau chóng chạy nhanh về báo tin cho Lí Thư nghe, đỡ phải bị kẻ cắp đâm lén.

Từ lúc gia đình suy tàn đến nay,

Phương thị chịu vô số cơn giận không đâu, hiện giờ ngay cả hai đứa nha

hoàn trong phòng con dâu cũng không coi bà ta ra gì, tâm tình bực tức

cực độ, xồ đến mỗi tay nắm tóc mỗi cô, gọi thím Nhâm rồi gọi thím Dương, tuyên bố phải bán hai nha hoàn này đi.

Mọi người nhìn bọn họ tranh cãi ầm ĩ thực thú vị, đều xoay đầu vây xem, bỏ quên chuyện của hồi môn của Lâm Y.

Trương Trọng Vi ngày mai sẽ thành thân, hôm nay là ngày vui trải giường cho

tân nương, mẹ ruột không giúp đỡ thu xếp thì thôi còn chạy đến thêm

phiền, chàng có hiếu thuận mấy đi nữa cũng có vài phần oán giận, bởi vậy không thèm đi khuyên can, mà chạy đến nhà mới tìm Trương Bá Lâm, nói. “Ca ca mau dẫn thiếp của anh về đi, đừng đến phá lễ trải giường của nhà họ Lâm”.

Trương Bá Lâm không rõ, đi theo em trai nhìn mới biết Phương thị làm ầm lên

muốn bán nha hoàn thông phòng của anh ta, anh ta vội vàng chạy đến, cùng với thím Dương kẹp hai bên Phương thị, nói. “Mẹ, mẹ muốn bán nha hoàn chúng ta về nhà rồi bán”. Hai người dùng hết sức lôi, khó khăn khuyên được Phương thị đi ra

ngoài, đám người vây xem thấy bọn họ rời đi cũng hăm hở chạy theo qua

cách vách, tiếp tục xem kịch vui.

Trương Trọng Vi nhìn khoảnh sân

đột nhiên trống rỗng, nghe tiếng ồn ào huyên náo bên nhà mới, bất đắc

dĩ, mà cũng dở khóc dở cười, bỗng quay lưng lại trông thấy gương mặt

tươi cười của Lâm Y sau song cửa sổ, lòng bỗng quên mất phiền não.

Ngày hôm sau, Lâm Y dậy sớm, mời một nương tử chải đầu trong thành tới giúp

nàng vấn tóc vẽ mi, tô môi cài trâm, trang điểm thành tân nương xinh

đẹp. Vì Dương thị là người Đông Kinh, có chút quy củ khác biệt, Lâm Y

còn đang trang điểm, bên ngoài nhạc công đã thổi kèn thúc giục tân

nương. Lâm Y nghe tiếng, sốt ruột, liên tục hối trang điểm nhanh lên,

nương tử chải đầu vừa vẽ mi cho nàng vừa cười. “Đó là đang đòi tiền hỉ thôi, Tam nương tử đừng vội”.

Lâm Y đỏ mặt, vội sai Thanh Miêu ra ngoài ném tiền hỉ.

Qua một lúc, có khắc trạch quan báo giờ lành đã đến, trà tửu ti nghi bắt

đầu đọc thơ mời tân giai nhân ra khỏi phòng bước lên kiệu hoa. Nương tử

chải đầu nghe xong, cười nói. “Gia đình Tam nương tử sắp gả vào tuân theo đúng quy củ trong kinh thành, nơi làng quê thế này thật là hiếm thấy chuyện ấy”.

Lâm Y bước lên kiệu hoa, kiệu hoa cũng chưa lên đường ngay, có người ở ngoài đọc.

“Cao lầu châu liêm quải ngọc câu,

Hương xa bảo mã đáo môn đầu.

Hoa hồng lợi thị đa đa thưởng,

Bảo quý vinh hoa quá bách thu”.

Trên chốn lầu cao rèm ngọc treo,

Ngựa quý đi đầu kiệu thơm theo.

Tiền hỉ vui mừng nơi nơi thưởng,

Vinh hoa phú quý bách thu trường.

Quả nhiên là quy củ chốn kinh thành, Lâm Y đã thấy người trong thôn cưới

vợ, nhưng chưa từng nghe họ đọc thơ như thế bao giờ, vội hé kiệu hoa hỏi bà mối. “Phải ném tiền thưởng sao?”.

Bà mối nhỏ giọng bảo phải, Thanh Miêu liền đi lấy tiền, chặc lưỡi. “Đúng là người trong kinh mới có cách làm này, nông dân bình thường ai nhiều tiền như vậy để ném chứ”.

Lâm Y nghĩ đến lễ thành hôn của ngàn năm sau, tiền lì xì lúc đón dâu đa

phần do nhà trai thưởng, thì ra Đại Tống cũng có phong tục như vậy,

chẳng qua đổi lại thành nhà gái thưởng.

Phương thị đứng ở cửa nhìn cuộc vui, thấy Thanh Miêu ném tiền thưởng tứ tung, đau lòng nói. “Quy củ gì thế này, thành thân thôi mà cũng hoang phí như thế”.

Vợ Lí Tam chê cười bà ta. “Cũng không phải tiền của bà, bà quan tâm làm chi”.

Phương thị nghĩ bụng : tiền đó tương lai đều là của Trương Trọng Vi, Lâm Y

phung phí một văn, con trai bà ta sẽ bị hụt một văn tiêu xài. Bà ta càng nghĩ càng khổ sở, hận không thể xông lên đè tay Thanh Miêu lại, may mắn trong đầu vẫn tỉnh táo, chưa làm ra hành động khác người đó, bằng không sẽ lại thành trò hề cho người khác cười chê.

Bà ta mặc dù không có can đảm động thủ, nhưng ngoài miệng vẫn phải lắm mồm mấy câu. “Thành thân thôi, cần phô trương như vậy sao?”.

Lí Thư đứng cạnh nghe, thầm hận, cô gái nào chẳng mong hôn lễ của mình

long trọng chút, thậm chí nhà có nghèo cũng muốn vay tiền mướn kiệu hoa, bày hai bàn tiệc rượu. Cô nhớ tới bản thân, là tiểu thư con nhà quyền

quý, của hồi môn vô số kể không ai bằng, vậy mà chỉ vì Phương thị tiếc

tiền, chẳng có quy củ gì, khiến cho hôn lễ của cô không trọn vẹn, trở

thành tiếc nuối cả đời. Lúc ấy cô vừa gả vào nhà họ Trương, trên mặt làm bộ như hiền lành không để ý, thật ra đáy lòng làm sao không ôm oán hận, bây giờ Phương thị lặp lại tính tình, Lí Thư âm thầm mắng bà ta trong

bụng.

Trong tiếng nhạc, đội ngũ rước dâu được thưởng tiền, vui vẻ

nâng kiệu hoa lên, theo đúng lời căn dặn của Dương thị, nâng kiệu đi

khắp thôn dạo mấy vòng mới nâng đến trước cửa nhà cũ họ Trương. Người

đưa dâu đã đến trước một bước, đổi lại đòi tiền thưởng nhà trai, bên

cạnh có người làm thơ ngăn đón :

“Lan môn lễ vật đa vi quý,

Khởi bỉ tầm thường thị đạo giao.

Thập vạn triền yêu ứng mãn túc,

Tam thiên ngũ tác mạc khinh phao”.

Muốn vào cổng này lễ phải quý,

Như tầm thường làm sao nói nổi.

Mười vạn tiền giắt lưng xem như đủ,

Phải tung khắp trời ba ngày mới được.

Sau đó có người nhà trai ứng đối, là Trương Bá Lâm trợ hứng :

“Tòng lai quân tử bất hoài kim,

Thử ý truy tầm ý chuyển thâm.

Dục vọng chư thân liêu khoát lược,

Vật phiền giới thiệu cửu lao tâm”.

Quân tử trong người không vàng bạc,

Chỉ có tình sâu ý trọng mà thôi.

Chư vị nên thoát khỏi dục vọng kém cỏi,

Tiền tài chỉ khiến lo lắng thêm nhiều.

Lâm Y có chút hồi hộp, nhưng bên ngoài náo nhiệt như vậy, lại không ai để ý tới nàng, trái tim cũng buông lỏng xuống, nghiêng tai nghe người ta đọc thơ ngăn đón cổng, đang nghe nhập thần, bỗng rèm kiệu bị xốc lên, bà

mối cầm chén cơm, hô. “Tiểu nương tử, mở miệng ăn cơm”.

Lâm Y vội há miệng nuốt muỗng cơm xuống, ý rằng đã ăn cơm nhà chồng, từ nay về sau là người của nhà chồng. Thanh Miêu tiến lên đỡ nàng xuống khỏi

kiệu, bước trên chiếu lam, bước qua yên ngựa, qua rơm rạ, qua đòn cân,

đến túp lều giăng giữa đường đi nghỉ ngơi một lát, gọi là “Tọa hư

trướng”.

Lúc này Đại phòng nhà họ Trương chuẩn bị rượu, chiêu đãi

các tức phụ tử giả làm gia đình nhà gái. Uống xong chén rượu “Tiễn thân

thích”, chiếu theo quy củ vội vàng rút đi, gọi là “Đi đưa”.

Sau đó mới là lúc thú vị nhất của hôn lễ, trong nhà chính bố trí một cái yên

ngựa, Trương Trọng Vi ngồi lên uống ba chén rượu, vợ Trương Lục được gọi sung vào gia đình nhà gái, mời chàng xuống khỏi yên ngựa, mời ba lần

mới mời được chàng đi xuống, lễ gọi là “Ngồi ghế trên”.

Trương

Trọng Vi không biết vì hưng phấn hay vì men rượu, khuôn mặt đỏ bừng,

tinh thần cũng tốt hơn ngày thường vài phần. Phương thị đứng nhìn không

vui, luôn mồm nói vô vị, Lí Thư cũng biết lễ đó, phàm là thành thân, con rể được lễ “Ngồi ghế trên” mới được xem là nghi thức long trọng nhất,

nhà ai không làm lễ này sẽ bị quan khách xem là thiếu sót.

Phương thị nghe con dâu nói, không cho là đúng. “Ở nông thôn thành thân không có quy củ đó, làm sao xem là thiếu sót?”.

Lí Thư nói mà bà ta không thông, sợ bà ta lại la hét ầm ĩ, phá chuyện tốt

của Đại phòng, đành im miệng không nói, đứng cách xa bà ta mấy bước.

“Đoàn viên kim nhân sắc quang huy,

Kết liễu đồng tâm thúy đái thùy.

Thử mậu mạc giáo trần điểm lương,

Tha niên trường chiếu tuế hàn tư”.

Ngày đoàn viên đôi kim nhân tỏa sáng,

Lụa đỏ đồng tâm kết mối duyên lành.

Từ nay về sau không gì chia cách nổi,

Tuổi càng nhiều tình càng thắm thiết.

Xong lễ tọa an, lễ quan mời tân lang tân giai nhân ra khỏi phòng, chỉ cho

Trương Trọng Vi cầm lụa đỏ đồng tâm dắt Lâm Y theo, người trước dẫn

đường, người sau chậm rãi theo cùng, hai người “Nắm khăn” đến trước hai

bậc cao đường, song song đứng, mời phu nhân toàn phúc lấy cây xứng vén

khăn voan của Lâm Y.

Dung nhan của nàng mọi người nhìn quen xưa nay, nhưng hôm nay nàng trang điểm mặc áo cưới, ai nấy vẫn khen thật xinh đẹp.

Trương Trọng Vi nghe tiếng khen ngợi, nhịn không được trộm nhìn qua bên cạnh,

vừa hay chạm phải ánh mắt Lâm Y, hai người nhoẻn cười, Lâm Y cúi đầu

xuống, Trương Trọng Vi lại càng ngẩng lên cao.

Sau đó tân phu thê

đến chào hỏi thân thích, đến trước mặt Phương thị, gọi tiếng “Thím”.

Trương Trọng Vi gọi không được tự nhiên, Phương thị nghe trong lòng chua xót, hôm nay rõ ràng bà ta nên ngồi trên ghế chủ tọa, nghe tân lang tân nương gọi mình “Mẫu thân”, không nghĩ được cho Dương thị món hời ấy. Bà ta oán hận liếc qua, không chú ý dưới tay, làm đổ trà Lâm Y dâng ra

ngoài, Cẩm Thư đứng cạnh nói thầm. “Lúc nhận trà Đại thiếu phu nhân dâng cũng run tay, chắc phải mời thầy lang dạo đến xem bệnh”.

Cẩm Thư nói cực nhỏ nhưng vẫn bị Phương thị nghe thấy, định phát hỏa, lại

bị ánh mắt sắc bén của Trương Lương ghìm xuống, chỉ biết hung ác trừng

Cẩm Thư vài lần, chờ về nhà tính sổ.

Trong lúc bà ta lo trừng Cẩm

Thư, lễ cũng hoàn tất, tân lang tân nương chuẩn bị vào phòng cưới, lúc

này đổi lại là Lâm Y cầm lụa đỏ đồng tâm dắt Trương Trọng Vi chậm rãi đi vào phòng, làm lễ phu thê giao bái.