Con gái thầy lang

Ba

Ở gian triển lãm đầu tiên của Viện bảo tàng nghệ thuật châu Á, Ruth nhìn thấy ông Tặng hôn lên má mẹ cô. Bà Lưu Linh cười như một nữ sinh nhút nhát, và rồi tay trong tay họ đi sang gian bên cạnh.

Art huých vào người Ruth và khuỳnh tay ra "Nào, anh sẽ không chịu thua kém mọi người đâu". Họ  bắt kịp bà Lưu Linh và người bạn đồng hành của bà, hai người đang ngồi ở một chiếc ghế dài kê trước phòng trưng bày những cái chuông đồng treo thành hai dãy trên một cái khung khổng lồ vào khoảng gần 4 mét chiều cao và hơn 5 mét chiều dài.

"Giống như dàn để tế thần" Ruth nói nhỏ và ngồi xuống bên cạnh ông Tặng.

"Mỗi cái chuông đều có hai giọng phân biệt" Ông Tặng nói giọng nhỏ nhẹ nhưng đầy sức thuyết phục. "Dùi đánh vào chuông ở dưới đáy hoặc bên phải. Khi có nhiều người chơi nhạc và các cái chuông được đánh cùng một lúc thì âm giai của nó phức tạp hơn, có nhiều lớp giọng hơn. Tôi đã có được vinh dự nghe những nghệ sĩ Trung Hoa trình diễn mới đây trong một dịp đặc biệt" Ông mỉm cười khi nhớ lại điều này. "Trong tâm tưởng, tôi thấy mình uqay lại thời kỳ 3000 năm trước. Tôi nghe thấy cái điều mà một người ở vào cái thời ấy nghe thấy, trải qua cũng cái niềm thàn phục ấy. Tôi có thể hình dung người đang nghe này là một phụ nữ, một phụ nữ rất xinh đẹp" Ông xiết chặt tay bà Lưu Linh. "Và tôi tự nhủ, vào khoảng 3000 năm nữa cũng có thể có một người phụ nữ khác nghe những giai điệu này và nghĩ rằng tôi cũng đẹp trai. Dầu chúng tôi không biết rõ về nhau nhưng chúng tôi liên hệ với nhau qua âm nhạc. Bà có nghĩ thế không?" Ông nhìn bà Lưu Linh.

"Mô Phật" bà trả lời.

"Mẹ cô và tôi suy nghĩ giống nhau" ông bảo Ruth. Cô cười thật tươi. Cô nhận ra rằng ông Tặng đã dịch hồi ký của bà Lưu Linh mà ông không chỉ dựa vào sự liên kết giữa các từ và ý nghĩa chính xác của chúng. Đơn giản là ông chuyển dịch cá điều có ở trong tim bà, những dự định tốt đẹp hơn của bà, niềm hy vọng của bà.

Trong vòng mấy tháng bà Lưu Linh sống ở Mira Mar, ông Tặng đến thăm bà một tuần mấy lần. Vào các buổi chiều thứ bảy, ông đến đưa bà đi chơi – xem các buổi biểu diễn, nghe những buổi hoà nhạc miễn phí hoặc đi dạo trong các vườn cây. Hôm nay có một buổi trưng bày khảo cổ học Trung Hoa, ông mời Art và Ruth cùng tham dự. "Tôi có một điều thú vị muốn cho cô xem" ông nói với một giọng bí mật qua điện thoại "rất đáng xem".

Thật đúng là một điều đáng gía khi Ruth thấy mẹ cô hạnh phúc. Hạnh phúc. Ruth suy ngẫm về cái từ này. Cho đến tận gần đây, cô vẫn không biết là thực sự có chuyện gì xảy ra trong trường hợp của bà Lưu Linh. Sự thật là mẹ cô vẫn luôn miệng than phiền. Thức ăn ở Mira Mar, như cô đã tiên đoán, là "quá mặn", hệ thống phục vụ của nhà hàng thì "quá chậm", thức ăn mang đến đã nguội lạnh cả. Bà ghét cái ghế tua bằng da cô mua cho bà. Ruth lại phải đổi lại cái ghế cũ cho bà. Nhưng bà Lưu Linh vẫn có biết bao nhiêu lo lắng và khó chịu, người thuê nhà ở dưới nhà, nồi sợ ai đó ăn cắp tiền của bà, tai hoạ sẽ đợi bà nếu bà lơi là cảnh giác. Hoặc bà chỉ đơn giản quên đi? Có lẽ bà thích sống trong tình trạng bị đầu độc. Hoặc có thẻ là việc thay đổi chỗ ở đã xoá đi những nhắc nhở về quá khứ đau buồn. Tuy vậy bà vẫn điểm lại quá khứ, những việc thường xảy ra chỉ để giờ đây được sống lại cho những cái tốt hơn. Trong những chuyện này, có cả những việc liên quan đến ông Tặng. Bà Lưu Linh làm như là hai người đã là bạn tâm giao từ bao đời trước chứ không phải chỉ mới biết nhau được vài tháng.

"Cứ như ông ấy và mẹ đã biết nhau từ đời nảo đời nào ấy" bà Lưu Linh nói thành lời trong khi tất cả bọn họ trầm trồ ngắm nghía những cái chuông. "Chỉ có điều bây giờ cả hai đều già mất rồi".

Ông Tặng đỡ bà Lưu Linh đứng dậy và họ đi tiếp có Art và Ruth tháp tùng đến xem một vật trưng bày khác ở giữa phòng. "Cái này là một vật dành được sự ưu ái của các nhà khoa học Trung Hoa" ông Tặng nói "Đa số khách tham quan muốn xem những chén rượu hành lễ, những đồ trang sức bằng ngọc đã bị chôn vùi lâu năm. Nhưng với một nhà khoa học chân chính đây mới thực sự là một phần thưởng" Ruth nhìn vào gía trưng bày. Đối với cô phần thưởng ấy trông giống một cái chảo lớn, đáy sâu có viết chữ lên đó.

"Đó là một tác phẩm siêu đẳng đồ đồng" ông Tặng tiếp tục thuyết minh, "trên nó còn để lại những di tích. Đó là một thiên anh hùng ca của những học giả vĩ đại viết về những vị hoàng đế được họ ngợi ca như là Chu Đế, phải cũng ông vua Chu ở Chu Khẩu điếm – nơi mẹ cô đã từng sống và người Bắc Kinh đã được tìm thấy".

"Chu Khẩu ư?" Ruth hỏi.

"Đúng thế, dù rằng ông vua này không sống ở đó. Rất nhiều nơi mang tên ông ta cũng giống như ở mỗi thành phố của Mỹ có phố Washington. Bây giờ thì đi lối này. Lý do tôi mời mọi người đến đây là ở phòng kế bên".

Chẳng bao lâu họ đã đứng trước một vật trưng bày khác.

"Đừng có nhìn vào bảng miêu tả bằng tiếng Anh vội" ông Tặng nói "Cô nghĩ đây là cái gì?" Ruth nhìn thấy một vật trông giống cái mai rùa màu men sứ, bị nứt nẻ ngang dọc và đen sì lại vì những cái lỗ.

Đây có phải là một cái bảng trong trò chơi của người nguyên thuỷ không? Hay là một dụng cụ nấu nướng? Bên cạnh nó là một vật nhỏ hơn màu nâu nhạt có hình bầu dục với một đường viền xung quanh và có chữ viết thay vì những vết lấm tấm. Cô biết ngay là vật gì nhưng trước khi cô mở miệng trả lời thì mẹ cô đã có câu trả lời bằng tiếng Hoa "Xương sấm truyền".

Ruth kinh ngạc vì mẹ cô còn có thể nhớ ra được. Cô biết là không thể trông mong mẹ cô có thể nhớ về các cuộc hẹn hay các sự kiện mới xảy ra gần đây, ai, ở đâu, khi nào. Nhưng mẹ cô thường khiến cô ngạc nhiên về sự tường minh trong xúc cảm của bà khi bà nói về tuổi trẻ của mình, những yếu tố phù hợp với cái tinh thần mà bà đã viết trong hồi ức. Với Ruth thì rõ ràng các con đường dẫn mẹ cô về với quá khứ vẫn còn rộng mở, mặc dù nó có thể gây ra nhầm lẫn hay lạc hướng ở chỗ này chỗ kia. Ở một số thời điểm bà có thể gán cho quá khứ những sự kiện xảy ra ở một giai đoạn khác. Tuy vậy cái phần đời đáng ghi nhớ của bà vẫn được bà giữ gìn và chia sẻ. Không hề hấn gì việc bà quả có tâng bốc một số điều. Quá khứ khi đã sống lại có một ý nghĩa riêng.

Trong mấy tuần vừa qua, bà Lưu Linh đã kể đến mấy lần về việc bà đã nhận được chiếc nhẫn ngọc màu da táo như thế nào, cái nhẫn Ruth đã tìm thấy trong chiếc ghế bành của bà. "Chúng ta đi đến vũ hội, hai người" bà nói bằng tiếng Hoa. "Chúng ta đi xuống cầu thang và em giới thiệu chị với Edwin. Đôi mắt anh ấy hướng vào chị và không thể nhìn đi nơi khác – một lúc lâu. Chị thấy em mỉm cười và rồi em biến mất. Thật là nghịch ngợm hết chỗ nói. Chị biết em nghĩ gì. Khi anh ấy hỏi cưới chị, anh ấy đã đưa tặng chị chiếc nhẫn này". Ruth đoán rằng mẹ cô đang nói với Cao Linh là người đã giới thiệu bố mẹ cô với nhau. Bây giờ Ruth nghe mẹ cô nói tiếng Quan Thoại với Art "Mẹ của ta đã tìm ra những miếng xương này. Nó được chạm những từ ngữ của cái đẹp. Bà trao nó cho ta khi bà nghĩ là ta sẽ không quên những điều quan trọng. Ta không bao giờ muốn xa nó cả" Art gật gù như thể anh hiểu bà đang nói gì, sau đó thì bà Lưu Linh lại dịch câu nói đó ra tiếng Anh cho ông Tặng. "Tôi bảo anh ấy là miếng xương này mẹ tôi đã cho tôi".

"Rất có ý nghĩa" ông nói "đặc biệt là khi mẹ bà là con gái một thầy lang".

"Danh nổi như cồn" bà Lưu Linh thêm.

Ông Tặng gật đầu cứ như ông cũng nhớ điều đó. "Người trong vùng kéo đến chỗ ông cụ. Và cha bà đã tìm đến với cái chân gãy. Con ngựa đã đạp lên chân ông. Cha bà đã gặp mẹ bà như thế đấy. Chỉ vì con ngựa".

Bà Lưu Linh long lanh đáy mắt. Ruth sợ là mẹ cô sẽ oà khóc, nhưng khuôn mặt bà bừng sáng và bà nói "Lưu Tinh! Ông đã gọi bà như thế! Mẹ tôi nói rằng ông đã viết một bài thơ tình về cái tên đó" Art nhìn Ruth, đợi cô giải thích xem điều đó có đúng không. Anh đã đọc bản dịch hồi ký của bà Lưu Linh nhưng không thể liên hệ những cái tên người Hoa gắn với người nào. "Nó có nghĩa là "sao bắng"" Ruth thì thầm. "Em sẽ giải thích sau". Cô quay lại bà Lưu Linh hỏi "Còn họ của bà ngoại là gì?" cô biết rằng làm như thế thật là liều lĩnh nhưng đầu óc của mẹ cô đã mở ra cánh cửa cho những cái tên. Có lẽ những chuyện khác cũng ở đấy, như những dấu vết sẵn sàng được tiết lộ.

Mẹ cô chỉ do dự một tích tắc trước khi trả lời "Họ của bà là Cốt" bà Lưu Linh nghiêm khắc nhìn con gái. "Mẹ đã bảo con bao nhiêu lần rồi sao con không nhớ? Cha bà là thầy lang cốt. Bà là cô cốt con gái thầy lang" Ruth muốn hét lên vì vui sướng, nhưng ngay sau đó cô nhận ra là mẹ cô đã nói cái tên này thay cho từ xương. Thầy lang cốt, thầy lang xương, thầy lang nắn xương. Lông mày của Art nhướn lên chờ đợi một sự khám phá về lịch sử gia đình đã bị chôn vùi. "Em sẽ giải thích sau" Ruth lại nói nhưng lần này giọng cô mất hết âm sắc. Ông Tặng đưa tay phác mấy nét trong không khí "chữ Cốt như thế này hay như thế này?"

Mẹ cô chợt có vẻ lo âu "Tôi không nhớ".

Art thay đổi đề tài "Miếng xương đó viết cái gì vậy?"

"Đó là những thắc mắc mà các vị hoàng đế hỏi lên thánh thần" ông Tặng đáp. "Ngày mai thời tiết như thế nào, ai sẽ chiến thắng torng những cuộc giao tranh, mùa màng trồng cấy ra sao. Cũng giống như bản tin 6 giờ, chỉ có điều họ muốn được biết trước thôi".

"Vậy các câu trả lời có đúng không?"

"Ai mà biết được. Đó là những vết nứt mà anh nhìn thấy cạnh các chấm đen. Thầy pháp, trong khi giải lời sấm sẽ dùng một móng tay để vạch vào miếng xương. Nó sẽ vang lên những tiếng rắc rắc. Họ dịch những tiếng rắc rắc này ra câu trả lời từ cao xanh. Tôi chắc rằng những thầy pháp cao tay là những người khôn khéo trong việc nói những điều mà các vị hoàng đế muốn nghe".

"Thật là một trò đố chữ thú vị". Art nói.

Còn Ruth thì nghĩ đến cái khay cát mà cô và mẹ cô đã dùng trong những năm qua. Ruth cũng đã thử cố đoán điều gì sẽ làm cho mẹ cô thoải mái dễ chịu, ngôn từ có tác dụng xoa dịu nhưng không dễ khám phá ra đó là trò gian lận. Có những lúc cô bịa đặt ra những câu trả lời hợp ý cô. Nhưng trong nhiều trường hợp cô đã cố viết điều mà mẹ cô muốn nghe. Những lời đường mật, rằng chồng bà Lưu Linh rất nhớ bà, và dì Báu không còn giận bà nữa.

"Lại nói về trò đố chữ" Ruth nói "một lần mẹ nói rằng không có ai tìm được xương của người đàn ông Bắc Kinh" bà Lưu Linh bật lên "Không chỉ đàn ông, cả đàn bà nữa" Mẹ đúng rồi – người đàn bà Bắc Kinh. Con tự hỏi chuyện gì xảy ra với bà? Có phải là những cái xương này bị xe lửa cán nát trên đường đến Thiên Tân? Hay nó chìm xuống đáy biển cùng với một con tàu?"

"Nếu những mảnh xương đó còn đâu đây" ông Tặng góp lời "thì cũng chẳng ai nói  gì về điều đó cả. Lâu lâu cô đọc một câu chuyện trên báo, về một người nào đó qua đời, vợ một người lính Mỹ, một cựu quan chức Nhật, một nhà khảo cổ học Đài Loan, hay Hồng Kông. Và theo những câu chuyện này thì, xương người nguyên thuỷ được tìm thấy trong một cái rương gỗ, cũng giống như những cái rương dùng để đựng xương vào năm 1941. Rồi những tin đồn được tung ra rằng đó là xương người Bắc Kinh. Người ta tiến hành các vụ dàn xếp, trả tiền chuộc hoặc những việc như vậy. Nhưng những cái xương lại hóa ra là đuôi bò. Hoặc chúng đã được đánh tráo ngay từ đâu. Hoặc là chúng biến mất trước khi được kiểm tra. Trong một câu chuyện khác, một người đã đánh cắp những cái xương này rồi mang ra đảo để bán cho một nhà buôn, và cái máy bay này đã đâm đầu xuống biển".

Ruth nghĩ về lời nguyền của những hồn ma báo oán vì những cái xương của họ bị chia cách khỏi những phần cơ thể còn lại của họ. "Ông tin vào chuyện nào?"

tại trong một khoảnh khắc. Và những di vật của một thời được gìn giữ hay bị mất đi hoặc được tìm lại bằng những cách thức bí ẩn. Bí ẩn ấy chính là cái phần tuyệt vời nhất của cuộc đời". Ông Tặng nháy mắt với bà Lưu Linh.

"Tuyệt vời" bà lặp lại.

Ông Tặng liếc nhìn đồng hồ "Bà nghĩ thế nào về một bữa trưa tuyệt vời?"

"Tuyệt vời" mọi người đồng thanh đáp.

Khi Ruth và Art nằm bên nhau trên giường đêm ấy, Ruth lên tiếng thắc mắc về những mối quan tâm hết sức lãng mạn của ông Tặng đối với mẹ cô. "Em có thể hiểu tại sao ông ấy có tình cảm say mê với mẹ em từ ngày ông dịch hồi ký của mẹ em. Nhưng ông ấy là con người của văn hoá, âm nhạc và thơ ca. Còn mẹ em thì không hề ngang tầm, bà chỉ làm cho mọi việc xấu đi, bà thậm chí không biết ông ấy là người thế nào".

"Ông say mê bà từ khi  bà còn là một cô gái nhỏ" Art nói "Bà không chỉ là một bạn nhất thời. Ông yêu bà, tất cả mọi điều về bà, điều này bao gồm cả việc bà đã như thế nào, đang như thế nào và sẽ như thế nào. Ông biết về bà con nhiều hơn đa số  các cặp vợ chồng biết về nhau". Art kéo Ruth sát lại bên mình.

"Thực vậy, anh hy vọng chúng mình cũng sẽ như thế. Mọi sự ràng buộc xuyên qua thời gian, quá khứ, hiện tại tương lai…hôn nhân".

Ruth nín thở. Cô đã xua đuổi ý nghĩ này ra khỏi đầu quá lâu đến nỗi cô cảm thấy đó là một điều cấm kỵ, một điều nguy hiểm.

"Trong quá khứ anh đã cố buộc em một cách hợp thức với việc sở hữu ngôi nhà này, một điều mà em còn chưa đón nhận".

Có phải là anh muốn nói đến tỷ lệ lợi nhuận trong việc sở hữu ngôi nhà này? Cô bị ngăn cản bởi cơ chế tự vệ của cô.

"Chỉ là một ý nghĩ" Art nói vẻ ngượng ngập. "Đừng căng thẳng. Anh chỉ muốn biết em nghĩ gì".

Cô nép người sát hơn vào anh và hôn lên vai anh.

"Tuyệt vời" cô trả lời.

"Tên họ, dì biết tên họ bên đằng ngoại nhà con" bà Cao Linh gọi cho Ruth với những tin sốt dẻo. "Ồ, lạy Chúa, nó là gì ạ?" "Trước hết con cần phải biết dì vượt qua những khó khăn gì trong việc tìm kiếm này. Sau khi con hỏi, dì đã viết thư cho anh dì – Tú Tú ở Bắc Kinh. Ông không biết nhưng viết thư cho biết ông ấy sẽ hỏi một phụ nữ lấy một người có họ với nhà ta, gia đình người này vẫn sống ở cái làng mà bà ngoại con đã được sinh ra đời. Cũng phải mất một thời gian để tìm hiểu, bởi vì hầu hết những người biết chuyện đều đã chết. Nhưng cuối cùng người ta cũng tìm được một bà cụ già có ông nội làm nghề chụp ảnh dạo. Bà vẫn còn giữ lại tất cả những tấm thuỷ tinh cũ. Những vật này cất dưới hầm nhà và may thay không có nhiều tấm bị hư. Ông nội của bà ghi chép mọi thứ thật tuyệt, ngày tháng,ai trả tiền, tên tuổi người mà ông chụp. Hàng ngàn tấm kiếng và hàng ngàn tấm ảnh. Dù sao thì bà cụ này cũng nhớ là ông nội của bà đã cho xem hình một thiếu nữ rất xinh đẹp, bận một cái áo cổ cao và đội một cái khăn rất đẹp".

"Tấm ảnh mẹ con giữ của dì Báu".

"Chắc thế. Bà cụ này nói thật đáng buồn là ngay sau ngày chụp ảnh thiếu nữ này đã bi đày đọa suốt đời, cha chết, cả gia đình bị huỷ diệt. Mọi người trong làng bảo thiếu nữ này bị đại hoạ ngay từ đầu".

Ruth không thể nghe thêm được nữa. "Vậy tên họ là gì ạ?"

"Cốt".

"Cốt!" Ruth hoàn toàn thất vọng. Cũng lại là một sự nhầm lẫn ấy. "Cốt có nghĩa là xương" Ruth nói. "Bà ấy chắc nghĩ bác sĩ xương tức là bác sĩ chữa bệnh xương".

"Không, không" bà Cao Linh nói ngay. "Chữ cốt này có cái nghĩa là cốc. Đó là một chữ cốc có nét nghĩa khác hoàn toàn. Âm của nó giống như từ cốt có nghĩa là xương nhưng lại viết khác. Từ này có nhiều nghĩa khác nhau: già, kẽm núi, xương, ngoài ra còn có nghĩa là đùi, mù, ngũ cốc, thương gia…nhiều lắm. Đó là lý do tại sao người Hoa ưa dùng thành ngữ "Cái đó trong cốt cách của bạn" có nghĩa là "Đó là tính cách của bạn".

Có lần Ruth đã nghĩ là tiếng Hoa rất hạn chế do cái vỏ ngữ âm của nó nên dễ gây ra sự hiểu lầm. bây giờ có vẻ như sự đa nghĩa của từ tiếng Hoa làm cho nó trở nên giàu có. Người thầy thuốc chữa  bệnh xương bị mù hai mắt ở kẽm núi chữa lành chân cho một người buôn ngũ cốc già.

"Dì chắc đó là chữ cốc chứ?"

"Đó là dòng chữ được viết sau tấm phim".

"Nó viết cả tên bà nữa chứ?"

"Lưu Tín".

"Sao băng ạ?"

"Đó là nghĩa của từ Lưu Tinh, có âm gần gần giống, tinh có nghĩa là sao, tín có nghĩa là sự thật. Lưu Tín có nghĩa là vẫn còn mãi sự thật. Nhưng bởi vì hai từ này gần giống nhau, những người không thích gọi bà là Lưu Tinh. Sao băng có một nghĩa xấu".

"Tại sao ạ?"

"Vẫn còn nhiều cách nghĩ về nó. Người ta nghĩ rằng quan sát sao băng là rất xui xẻo. Còn có người nghĩ rằng với cái đuôi dài, chậm chạp nó là một sự xui xẻo lập lại theo chu kỳ".

"Sao chổi ạ?"

"Phải, sao chổi. Sao chổi có nghĩa là một đại hoạ hiếm hoi sẽ xảy ra. Nhưng một số người gán sao chổi cho những vì sao băng và mặc dù sao băng không mang đến xui xẻo, người ta vẫn nghĩ thế. Cái ý nghĩa của nó cũng không tốt – bốc cháy thật nhanh, vừa mới ở đây đã biến đâu mất cũng giống như mọi việc đã xảy ra cho dì Báu".

Mẹ cô cũng đã viết về điều đó. Ruth nhớ lại, câu chuyện mà dì Báu đã kể cho bà Lưu Linh nghe lúc bà còn nhỏ - dì đã nhìn lên trời đêm ngắm một ngôi sao băng rồi nó chui tọt vào cái miệng há ra của dì.

Ruth bật khóc. Bà ngọai cô đã có một cái tên. Cốc Lưu Tín. Bà có tồn tại. Bà vẫn tồn tại. Dì Báu thuộc về một dòng họ. Dòng họ này đã tồn tại lâu đời, như một miếng xương kẹt trong kẽ nứt của một kẽm núi. Bà Lưu Linh đã đoán ra nó khi nhìn vào miếng xương ở viện bảo tàng. Cái tên đã loé sáng trước mặt bà trong một tích tắc, một ngôi sao băng đã trượt dài trong bầu khí quyển, tự nó khắc sâu một cách không có gì có thể gột rửa được vào đâu óc Ruth.