Hoàng Uyên hay là chúng ta đi ăn để lát nữa còn có sức mà đạp xe. Giờ vẫn còn sớm họ chưa đến đủ đâu.
Hoàng Uyên búi gọn mái tóc dài. Cô đội chiếc mũ lười trai màu xanh và bộ quần áo thể thao ôm lấy thân người thon thả trông cô tươi trẻ, khỏe khoắn vô cùng. Ansaki thỉnh thoảng liếc sang. Anh không hiểu vì sao mình lại thích cái đẹp châu Á của Hoàng Uyên. Làn da trắng mịn, đôi mày cong vút tự nhiên và đôi môi mọng đỏ xinh xắn, cô không khác các cô gái ở quê hương anh chút nào.
Hoàng Uyên để lại trong anh nhiều ấn tượng đẹp.
Hình như lúc gần đây Hoàng Uyên không còn hồn nhiên, nhí nhảnh như trước. Cô có nỗi buồn riêng, nỗi buồn ấy đọng trong đôi mắt đẹp vốn buồn của cô, chỉ có anh mới nhận ra điều ấy.
Ansaki muốn làm cái gì đó cho cô vui nhưng khả năng anh không cho phép.
Tự dưng anh lại đeo sầu chuốc thảm làm gì với một cô gái không cùng dân tộc chứ.
Ansaki vẫn còn nhở mãi tiếng khóc tức tưởi của Hoàng Uyên trong đêm dạ tiệc ở nhà Trọng Nam. Vì sao cô gái ấy buồn khổ, thật tội nghiệp quá! Trái tim anh vơn đa cảm nên không chịu nổi sự bất bình xảy ra trong cuộc sống. Anh cố tìm hiểu Hoàng Uyên, ít ra cũng giúp cô vơi bớt đau khổ anh cũng yên lòng.
Hôm nay trông cô vui tươi hơn, Ansaki cũng yên lòng. Mấy lúc gần dây, anh đề nghị cô tham gia những chương trình nhân đạo, Hoàng Uyên rất hào hứng.
Nỗi buồn của cô không biết có vơi không nhưng niềm vui của cô lại hiện lên trên mặt cô, trong khóe mắt. Hoàng Uyên tinh nghịch hơn, sôi nổi hơn.
– Chúng ta đi qua đây, nhưng anh có thích ăn phở không?
– Thích chứ! Cô hứa giới thiệu những món ăn đặc biệt của Việt Nam mà, còn nhớ không?
– Nhớ chứ! Vậy chúng ta đi!
Hoàng Uyên nắm tay. Ansaki kéo đi. Quán phở ở đầu phố rất Đông người.
Cô đưa Ansaki vào một bàn ăn sạch sẽ. Mọi người đưa mắt nhìn họ, nhất là Ansaki. Cô nói tiếng Nhật với anh:
– Họ thích anh đấy!
Anh Ansaki cười thật hiền:
– Phải vậy không cô? Người Việt Nam hiếu khách quá nhỉ!
– Người Việt Nam hay người Nhật gì cũng có lòng nhân đạo cả. Chúng ta gặp nhau ở lòng yêu thương con người mới quý, phải không anh?
– Tôi cũng mong như vậy! Hai dân tộc ta sẽ gần nhau và hiểu nhau hơn.
Hoàng Uyên trao cho anh đôi đũa và chiếc thìa. Ansaki nhận lấy, anh nhìn cô không chớp làm Hoàng Uyên e thẹn:
– Bộ mặt em dính lọ hả anh?
– Đâu có!
Ansaki lại mỉm cười. Anh thích nhìn gương mặt lọ lem của cô lúc ấy, ấn tượng lắm. Không ngờ Hoàng Uyên lại nhắc chuyện ấy. Anh múc từng muỗng xúp cho vào miệng và khen:
– Các món ăn ở đây ngon ghê. Cô lựa chỗ ăn rất giỏi.
– Anh quá khen. Tùy theo cách nêm nấu của từng quán ăn. Bọn em đói chỗ nào thì cứ ăn ở đó, ít kén chọn.
– Thế à! Còn người Nhật chúng tôi thường có thói quen đến nơi tin cậy, dù xa mấy vẫn tìm đến.
– Có phải đó là đức tính thủy chung, tính tốt không anh?
Ansaki thật tình:
Cũng không hẳn như thế đâu cô! Do thói quen tập tục mà ra.
– Còn tập tục về mặt tình cảm, quan niệm của đất nước anh có khác ở đây lắm không?
Ansaki dừng mắt trên miếng ớt đỏ, anh giảng giải:
– Tập tục, quan niệm đôi khi rất khác nhưng cách sống, đời sống tình cảm của thanh niên rất tiến bộ không khác nhau lắm. Nó giống như miếng ớt này, ai thích thì dùng nhiều, không thích thì thôi. Nơi nào cũng vậy.
– Anh ví von thú vị quá. Ansaki! Anh vui ghê!
– Cô lại rất đáng yêu!
Ansaki nói bằng tiếng Nhật. Cả hai cười rúc rích bên nhau, trông họ ý hợp tâm đầu lắm. Hoàng Uyên chợt thấy một điều mà trước đây cô không nhận ra:
Ansaki thật hiền và dễ hòa đồng. Gần anh, cô không phải xét nét nó tự nhiên như chuyện thường ngày. Cô gặp anh tự nhiên và anh đến với cô như một ngườI bạn thân tự bao giờ, dù họ chỉ nói chuyện và gặp gỡ nhau có mấy lần, dù họ bất đồng ngôn ngữ. Rất may là Hoàng Uyên giỏi tiếng Nhật. Cô cũng không hiểu vì sao cô lại thích học tiếng Nhật để làm gì nữa. Hạ Mai thường trêu cô khi cô chọn sinh ngữ này:
– Mi định làm dâu xứ hoa anh đào hay sao mà lại học tiếng Nhật. Thanh niên sinh viên bây giờ ái mộ tiếng Hoa hơn. Nghề kiến trúc, mỹ thuật sau này sẽ làm việc với các ông chủ Đài Loan chứ ai sang Nhật làm gì?
Hoàng Uyên bí thế nói đùa:
– Mình sẽ sang Nhật du học. Biết đâu sau này ta sẽ ở bên ấy luôn.
– Thật không! Nếu đi đừng quên ta nghen!
Ansaki trả tiền hai tô phở, nhưng Hoàng Uyên ngăn lại:
– Phải để chủ nhà đãi chứ? Bao giờ em sang Nhật, anh sẽ đãi lại em sau.
– Cô định sang Nhật sao?
Quá đỗi ngạc nhiên, Ansaki trở lại ghế ngồi nhìn cô. Hoàng Uyên lắc đầu:
– Em chỉ nói đùa, anh đừng quan tâm.
Ansaki dịu dàng:
– Cô uống gì, Hoàng Uyên?
Hoàng Uyên ngập ngừng:
– Một chút gì đó cho đỡ khát. Em no lắm rồi.
Nhìn ông chủ quán ăn, Ansaki nói:
– Cà phê sữa nóng, hai cốc nhá ông chủ.
– Dạ, có ngay.
Ansaki có vẻ ân cần:
– Cô vẫn còn giúp việc cho họa sĩ Trọng Nam chứ?
Hoàng Uyên ngẩng lên nhìn Ansaki:
– Vâng, mỗi ngày em phải phụ mẹ kiếm tiền thêm để ăn học.
– Trọng Nam thế nào rồi?
Hoàng Uyên ngập ngừng:
– Anh ấy sang Pháp dự triển lãm tranh khoảng một tháng.
Ansaki tủm tỉm:
– Chắc cô khốn khổ vì họa sĩ Trọng Nam lắm phải không?
Hoàng Uyên nhếch môi:
– Đã là công việc thì phải chịu. Tôi nghĩ làm ở đâu thì cũng gặp những ông chủ, bà chủ khó tính như nhau.
– Nhưng với ông chủ đẹp trai, chưa có vợ như Trọng Nam, cô càng gặp khó khăn nhiều.
Hoàng Uyên ngạc nhiên:
– Sao anh biết?
Ansaki bật cười:
– Vì sanh ta nổi tiếng, rất nhiều bạn bè lúc nào cũng chiêu đãi, yến tiệc, nên cô và bà mẹ cô không chịu nổi cảnh ấy.
''Tít, tít'' Hoàng Uyên giật mình. Cô lấy trong túi chiếc xắc tay ra cái điện thoại di động bé xíu áp vào tai nghe.
Thoáng thấy Hoàng Uyên cười, cô quay sang hướng khác cười nói khá to:
– Dạ, bình thường ạ!
– À! Em đang đi đến làng SOS ở quận Gò Vấp...
– Chỉ phát quà cho bọn trẻ thôi. Được cám ơn, cám ơn anh nha!
Chờ cho Hoàng Uyên cất điện thoại vào ví, Ansaki cười:
– Bạn của cô gọi phải không?
– Dạ, anh Trọng Nam ở bên Pháp gọi về.
– Hình như anh họa sĩ ấy có cảm tìnhvới cô?
Hoàng Uyên tròn mắt ngạc nhiên. Đúng là nhà tâm lý giỏi, không có gì giấu Ansaki được cả.
Hoàng Uyên khẽ gật đầu:
– Anh ấy xem em như một cô em gái.
Ansaki cầm ly nước lắc nhẹ, dáng nghĩ ngợi:
– Sao lại xem như em gái! Theo tôi, Trọng Nam không nghĩ như cô đâu?
Hoàng Uyên lấy làm lạ hỏi dồn:
– Vậy em nghĩ Trọng Nam đối với em thế nào?
Ansaki đặt nhẹ ly nước xuống bàn, anh nhìn vào đôi mắt trong veo của Hoàng Uyên như chờ đợi, như sốt ruột không yên, rồi đoán thử:
– Đó là thứ tình cảm khác lạ, tình yêu thì đúng hơn.
– Nhưng sao anh biết?
– Tôi... tôi chỉ đoán thế thế thôi. Có phải cô buồn vì Trọng Nam có quá nhiều bạn gái trẻ trung xinh đẹp không? Và cô khóc vì...
Hoàng Uyên chớp nhẹ đôi mi:
– Vì bị người ta sỉ nhục anh à! Quả thật, anh là người xa lạ mà còn hiểu em như thế. Huổng hồ gì Trọng Nam, anh ấy thường đối xử với em rất tốt. Còn cảm tình riêng tư, em không hiểu anh ấy... Và anh ấy đã có vợ rồi anh à? Có yêu cũng muộn màng rồi, ích chi đâu.
Ansaki thở ra, buông lời:
– Thế à! Vậy cô không nên buồn lo nữa.
Chuyện đã qua... cô hãy xem như một áng mây buồn giăng ngang đỉnh núi mà thôi.
Hoàng Uyên cười tươi vì lời ví von của anh, hỏi nhỏ:
– Vậy khi anh buồn anh nghĩ như thế à? Có đỡ không?
– Đỡ chứ! Lúc nhỏ, khi bị bọn bạn ăn hiếp, bố mẹ rầy rà, anh thường ra ngồi cạnh bờ hồ ngắm dãy núi xanh lam chắn phía trước, nhìn mây bay là là vắt ngang qua đỉnh núi. Và cứ thế cơn buồn, cơn giận trôi tuột đi mất tự bao giờ anh không hề hay biết. Nó trôi theo áng mây về cuối trời xa.
– Trời ơi! Trông anh giống một thi sĩ mộng mơ hơn là một nhà khoa học nghiên cứu nền Văn hóa phương Đông. Không khéo anh trở thành Hàn Mạc Tử thì khổ.
Ansaki bật cười:
– Thi sĩ cũng là một mảng trong nền Văn hóa phương Đông. Chính thi sĩ làm nên bao điều kỳ diệu. Tôi thả hồn mình đi rong một chút có sao đâu. Còn làm Hàn Mạc Tử hai ư, tôi không dám mơ, ông ấy lãng mạn lắm.
Hoàng Uyên nhìn anh tò mò:
– Anh cũng biết thơ Hàn Mạc Tử?
– Biết.
– Ở khía cạnh nào?
– Nhà thơ rao bán vầng trăng của trần thế.
Ai mua trăng tôi bán trăng cho Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ...
Ansaki đọc hai câu thơ nổi tiếng của Hàn Mạc Tử làm cho Hoàng Uyên càng khâm phục anh hơn.
– Ôi! Anh tài thật, Ansaki.
– Còn cô, có biết câu thơ nào nói về đất nước chúng tôi không? Cô chớ khen tôi, chỉ vì nghiên cứu nên tôi biết chút ít.
Sợ bị chê dốt nát, Hoàng Uyên lí nhí:
– Dạ em... em không chú ý nên...
– Không sao, chúng ta sẽ trao đổi nhé.
– Bằng cách nào?
– Cô chép cho tôi một bài thơ hay, một tác giả, tôi sẽ làm y như vậy cho cô.
Như thế chẳng bao lâu chúng ta sẽ có một kho tàng văn hóa của hai nước. Cô đồng ý không?
Hoàng Uyên vui vẻ gật đầu:
– Đồng ý! Chúng ta đi, trưa rồi chắc họ chờ mình ngoài ấy.
Cả hai bước ra khỏi quán. Mặt trời đã lên khỏi tòa nhà trước mặt.
Nhỏ Thanh và Nhã Yến vừa thấy hai người đã kêu lên:
– Ồ! Hai người trốn ở đâu để bọn này chờ dài cổ. Hoàng Uyên biết tranh thủ thật.
Nhã Yến liếc xéo cô:
– Bám theo đàn ông là tài của cô ta mà.
Ansaki cười chào mấy cô gái:
– Xin lỗi, chúng tôi để các cô chờ. Lỗi này do tôi Hoàng Uyên làm hướng dẫn viên cho tôi, các cô thông cảm.
Hoàng Uyên biết Ansaki đang đỡ lời cho cô Nhã Yến vốn nhiều chuyện.
Trong đoàn đi hôm nay lại có cô gái ấy, cô hơi mất vui một chút. Nhưng đám sinh viên trẻ lại rất hồn nhiên. Một cô gái nhỏ nhắn đùa dai:
– Trông anh và Hoàng Uyên rất đẹp đôi. Anh Ansaki, hay là... hay là anh đăng ký ở Việt Nam đi, bọn em ủng hộ cho.
Hoàng Uyên đỏ mặt lúng túng:
– Các bạn chớ đùa. Bạn gái anh ấy biết được, mình không chỗ ở, kể cả Việt Nam chứ đừng nói chi ở Nhật.
Ansaki cười dễ dãi:
Hoàng Uyên đừng lo, tôi chưa có cô gái nào để ý đâu vẫn còn cô đơn mà.
Các cô tranh nhau ồn ào:
– Hoàng Uyên không bằng lòng nâng khăn sửa tráp cho anh ấy để mình đăng ký cho. Anh Ansaki nhìn xem bọn em thế nào?
– Em thích đi Nhật lắm, cho em đăng ký.
– Để tao...- Một cô gái tròn như trứng vịt muối chen vào la to - Bọn họ ốm nhom toàn là ''siêu mẫú' không làm được việc gì đâu. Anh đừng để mắt đến tụi này, bên Nhật lạnh lắm, các bạn hổng chịu nổi đâu.
Cả bọn cười vang. Họ vây quanh Ansaki, mỗi người chọc một câu. Anh đưa tay ra hiệu:
– Im lặng nào! Bao giờ có tiền, tôi sẽ cho mỗi người một vé sang Nhật chơi.
Còn việc chọn người yêu, tôi chỉ chọn được một người thôi. Mong các bạn đừng buồn.
Hoan hô anh Ansaki. Anh có thể giới thiệu cô gái nào mà anh chọn cho bọn này xem không? Cô gái đó thật diễm phúc.
Hoàng Uyên mỉm cưởi nhìn thấy Ansaki đưa mắt nhìn cô, vẻ bối rối. Có lẽ họ nói nhiều quá, anh không nghe kịp. Hoàng Uyên làm thông dịch cho anh:
– Các bạn! Anh ấy không hiểu hết tiếng Việt của chúng ta, các bạn đừng đùa nữa. Anh ấy muốn chúng ta xuất phát bằng xe đạp, mỗi người đèo một thùng quà được không?
– Được... Anh Ansaki là trưởng nhóm hay Hoàng Uyên?
– Ai cũng được! - Ansaki trả lời.
Một cô gái rất ''mốt'' phóc lên chiếc xe thể thao của mình cười hồn nhiên:
– Ansaki trường nhóm, Hoàng Uyên phó nhóm, các bạn là ủy viên ban cứu trợ.... í, ban...
– Ban phát quà Trung Thu, cô ơi!
Có tiếng nhại lại, cùng tiếng cười trong veo giòn giã. Các cô gái mang trên xe một thùng bánh Trung Thu khá to. Họ rất vui vì mình đang làm một việc có ích và nhất là dẫn đầu đoàn tặng quà là một chàng sinh viên đẹp trai người nước ngoài. Rất ấn tượng!
Đoàn xe mười mấy chiếc xe đạp xuất phát tiến thẳng về làng SOS Gò Vấp.
Dọc đường, các cô luôn chí chóe trêu chọc Ansaki lẫn Hoàng Uyên, khiến cô hơi ngại khi đi chung với anh.
Nhưng mỗi lần Hoàng Uyên lùi lại phía sau, Ansaki lại đạp chậm vẻ như chờ đợi cô. Hoàng Uyên đành phải nói chuyện với anh thật bình thường. Trong thâm tâm họ hình như họ đang chăm chút cho nhau. Và với Ansaki, tự dưng Hoàng Uyên thấy mình đối với anh ấy rất thân thiện, không ngăn cách như cô và Trọng Nam. Con người Ansaki rất gần gũi dễ hòa đồng.
Ansaki đạp từ từ bên cô:
– Mệt không Hoàng Uyên?
Hoàng Uyên đáp bằng tiếng Nhật khiến các bạn chạy gần ngạc nhiên:
– Khỏe! Còn anh?
– Tôi lo cho cô thôi. Tôi có thể chạy cả chục cây số cũng không sao.
– Hoàng Uyên giỏi tiếng Nhật, hèn gì Ansaki không thích cho được - Một cô gái bình luận.
Nhã Yến cố ý chạy chậm, nói với cô gái ban nãy:
– Vậy bạn học lần tiếng Nhật đi là vừa.
Cô gái không hiểu:
– Chi vậy?
– Để tranh anh chàng mắt một mí kia với Hoàng Uyên.
– Con nhỏ này lạ.... tự dưng lại tranh giành với bạn mình.
Cô gái không hài lòng vượt lên trước Nhã Yến. Họ cười vui rộn rã. Con đường vào làng SOS trải ra trước mặt. Tất cả dường như thấm mệt. Các cô dừng lại bên chiếc cổng. Ansaki vào trong nói gì với người gác cổng, anh ra hiệu, các cô ùa vào trong.
Những đứa trề quấn quít bên họ thật vui. Những bàn tay bé xíu nâng niu từng chiếc bánh Trung Thu trong tay. Ansaki gọi các cô đến:
– Nào, các bạn với Hoàng Uyên sửa lại các chiếc đèn ngôi sao cho các bé, các em thích lắm.
Nhỏ Thanh khều tay Thủy Kiều:
– Ansaki chu đáo quá. Anh ấy tất thật.
Cô gái tên Thủy Kiều liếc mắt sang cô ''bé bự'' đang khuân thùng bánh cùng Nhã Yến, cười cười:
– Hai con nhỏ này, phải cho tụi nó tham gia các phong trào thế này cho mấy cái bụng nhỏ nhen của chúng mở mang một tí. Nói chuyện lúc nào cũng có móc câu.
– Bọn họ ở trường nào vậy?
– Trường Mỹ thuật. Toàn là họa sĩ không hà.
– Nè! Ai nói chuyện có móc câu hả cô bạn?
Nhã Yến phủi tay đứng chống nạnh. Thủy Kiều lè lưỡi nấp sau lưng bạn:
Trông bạn giống Sumo chứ không khác, nếu thêm vài chục kí nữa, đảm bảo rất giống...
– Anh Ansaki bao giờ về Nhật nhớ cho Nhã Yến theo với?
Nhã Yến bỗng õng ẹo điệu đàng:
– Giống cái gì hả? Người ta đẹp chứ bộ.
Nhã yến vừa quay lưng đi. Cả bọn bụm miệng cười rúc rích sau lưng cô:
– Đem nó về bên ấy gả cho một lão Sumo nào đó rất xứng.
Thủy Kiều vẫn không buông tha Nhã Yến. Cô ta thụng mặt ngồi yên làm cho Hoàng Uyên phải tức cười. Bởi vì ở lớp, Nhã Yến luôn hà hiếp Hoàng Uyên.
Sao tự dưng hôm nay cô ta chịu ''thiệp'' cơ chứ.
Hoàng Yên thấy Nhã Yến cố ý đến hỏi chuyện cùng Ansaki rất ngọt ngào làm cho cô vốn không muốn nghe cũng tò mò:
– Anh Ansaki! Có phải anh là bạn của thầy Trọng Nam không? Bọn em ái mộ anh lắm.
Ansaki cười lịch sự:
– Cám ơn cô. Tôi không có tài cán gì. Anh Trọng Nam và cô quan hệ thế nào?
Nhã yến ỏn ền:
– Dạ, thầy chủ nhiệm ạ. Thầy hay nói về anh.
– Thế à!
Ansaki hững hờ với cô gái có vẻ đẹp rất bình thường, tròn như hột mít, vừa hợm hĩnh khó coi, vừa chẳng có duyên. Có lẽ cô ta có cảm tình với anh. Ansaki hơi lúng túng. Hoàng Uyên trông thấy Nhã Yến như thế, cô nói vào:
– Nhã Yến xem vậy... hay nói, hay khoe nhưng tốt lắm, anh Ansaki đồng ý, bọn em làm mai cho.
Ansaki không hài lòng, vẻ mặt rất nghiêm túc:
– Các cô đừng đùa nữa. Chúng ta làm việc đi, trưa rồi. Cô mang số lồng đèn này vào trong giùm tôi.
Ansaki cùng các bạn chia quà cho các bé xong, họ quay về, người nào cũng hớn hở. Họ chia tay Ansaki chỗ ngã ba đường. Anh tặng cho mỗi cô một bông hoa đào bằng thủy tinh rất đẹp:
– Kỷ niệm của buổi đi phát quà hôm nay, các cô nhận cho. Của ít, tình nhiều.
– Cám ơn anh Ansaki ạ.
Hoàng Uyên mân mê chiếc bông đá màu hồng trong tay, xúc động nói thay các bạn:
– Anh có tấm lòng tốt, anh sẽ gặp nhiều may mắn. Chúc anh tìm được người như ý nha, Ansaki.
– Cô về cùng đường với tôi chứ?
– Dạ!
– Vậy các cô lên đường may mắn nghen!
– Chào anh. Chào hai người. Chúc thượng lộ bình an?
Good bye!
Cả hai vẫy tay chào các bạn. Họ vừa đi khuất, Ansaki hớn hở nói:
– Các cô ấy vui ghê! Cô nào cũng ăn nói khéo léo, giỏi giang. Con gái Việt Nam vừa xinh, vừa giỏi thật đáng yêu.
– Đáng yêu! Anh yêu cô nào, nói đi em giúp đỡ cho.
Ansaki lắc đầu:
– Làm sao cô giúp được. Cô không còn rối rắm chuyện của mình sao mà đòi giúp tôi. Phiền lắm!
– Anh không xem em là bạn à?
Ansaki gật gật đầu đồng ý:
– Quý hóa lắm! Làm bạn với cô là diễm phúc của tôi mà. Sang đây lạ người lạ cảnh, thêm một người bạn, bớt một kẻ thù không tốt hơn sao?
Hai người dong ruổi trên đường trò chuyện thật tâm đắc. Xe vừa đến một cua gấp, Hoàng Uyên nhường dường cho Ansaki vượt trước.
Bỗng từ trong một đường rẽ, người đàn ông lái xe đạp chạy vút ra lao thẳng vào xe cô.
– Á! Trời ơi!
Chiếc xe đạp tông thẳng vào sườn xe của Hoàng Uyên nghe ''rầm'', cả hai ngã dài sóng soài trên mặt đất. Tên thanh niên lồm cồm bò dậy trợn mắt quát:
– Đi đứng kiểu gì, muốn giết người ta hả!
Ansaki nghe ''rầm'', kinh hãi quay lại. Anh hoảng hồn khi thấy Hoàng Uyên ngồi chống tay trên mặt đất, mặt mày xanh mét không còn một giọt máu, đau đớn.
Ansaki kêu lên:
– Trời ơi! Hoàng Uyên... cô có sao không?
– Nè! Anh kia... bắt đền đi, xe tôi hư rồi. Con nhỏ này là gì của anh hả? Em gái hay người yêu? Đi hàng hai hàng ba đụng người ta thấy không. Đền đi!
Trước thái độ hung dữ của tên thanh niên, Ansaki không quan tâm. Anh đỡ vội Hoàng Uyên lên. Cô nhăn nhó:
– Hình như cái tay em có vấn đề rồi Ansaki.
– Hai người này đui hay điếc chứ? Đền cho tôi mau lên!
Hắn xông vào nắm tay Hoàng Uyên định kéo. Đau đớn cô hét lên:
– Á, chết tôi! - Rồi cô ngã bệt xuống đất làm Ansaki hoảng hồn.
– Anh kia, anh đụng người ta, từ trong hẻm anh phóng ra, người lại nồng nặc rượu. Người ta đi đúng đường, anh hại cô ta còn đứng đó lớn tiếng à? Tôi gọi công an đây.
Tên thanh niên im bớt cái mồm. Hắn vẫn văng tục:
– Tổ bà! Bọn bây làm xe ông cong niềng như vầy à?
Hoàng Uyên đã bình tĩnh hơn. Cô thấy cả cánh tay tê rần không còn cảm giác:
– Ansaki! Tay em có sao không?
Cánh tay không điều khiển được bàn tay. Bàn tay lắc lắc qua lại như không điểm tựa. Ansaki kinh hãi:
– Tay cô gãy rồi. Ngồi yên ở đây, tôi tìm nẹp nẹp lại. Tôi sẽ đưa cô vào bệnh viện ngay.
Hoàng Uyên sợ quá nước mắt chảy dài:
– Cái gì hả anh? Tay em bị gãy à? Trời ơi! Làm sao em cầm cọ, cầm viết, làm sao em phụ mẹ?
Gã say rượu chừng như thấy sự việc nghiêm trọng, Ansaki đang bối rối lo cho Hoàng Uyên, hắn tìm cách lủi đi. Nhưng người đi đường đã nắm áo hắn lại:
– Có cần đưa tên này vào công an không cô cậu? Hắn định bỏ trốn đó.
Ansaki nhìn hắn, vẻ mặt bặm trợn cùng chất men thấm trong người hắn bốc ra làm mặt mày đỏ lựng càng lúc xấu xí hơn. Ansaki chỉ nói nhỏ:
– Nhờ các anh giữ hắn giùm. Cô bạn tôi đi đúng luật. Từ trong hẻm hắn phóng ra quá đà gây tai nạn, còn lớn tiếng chửi. Tôi phải đưa cô ấy vào bệnh viện. Nhờ mọi người giữ ba chiếc xe giùm.
Hoàng Uyên nhìn họ vẻ e ngại:
– Anh đưa em về đi. Em không vào bệnh viện. Hãy điện thoại cho Hạ Mai giùm, cô ấy sẽ đến ngay.
Ansaki vẫy chiếc taxi không kịp trả lời Hoàng Uyên. Anh giục:
– Mau lên xe! Anh tin mọi người ở đây tốt lắm. Trừ tên say rượu kia.
Bác tài xế ngóc đầu ra khỏi xe:
– Tai nạn à? Lên xe nhanh đi!
Ansaki đưa cô vào bệnh viện cấp cứu. Rất may cô gãy một xương nhỏ của cánh tay. Chờ chụp hình và bó bột cánh tay xong, trời đã xế chiều, lúc này Ansaki mới thấy đói và mệt. Anh ngồi tựa bao lơn bệnh viện ngắm áng mây bay qua. Nơi này không có núi, không có sắc biếc của da trời. Màu trời nhàn nhạt, mây trắng cứ lao vùn vụt qua. Có lẽ trời sắp mưa. Ở miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng. Khí hậu thất thường, đang nắng thì lại mưa ngay. Khí hậu này cũng giống cuộc gặp gớ giữa anh và Hoàng Uyên:
cũng thất thường, mưa nắng.
Hôm nay vừa gặp Hoàng Uyên đi chơi vui vẻ lại xảy ra chuyện xui rủi. Tội nghiệp cô ấy. Trời bỗng nổi gió áo ào. Lá khô nhảy lạo xạo trên đường, rơi ào ào xuống vạt cỏ. Ansaki vuốt mặt mình cho tươi tỉnh. Gió hất tung đám bụi trên đường vào mắt người cay xè. Anh nhắm mắt lại.
– Làm phiền anh quá, Ansaki.
Anh vội mở mắt ra nhìn:
– Sao cô lại ra đây? Đã đỡ đau chưa!
Hoàng Uyên lắc đầu:
– Bây giờ mới thấm đau anh à. Em xui xẻo thật. Làm sao mà ăn, học được cơ chứ!
Ansaki nhìn cánh tay bó bột của Hoàng Uyên, to ra thông cảm:
– Tôi biết cô đau đớn lắm, nỗi đau này khó ai san sẻ được. Tôi rất muốn đỡ hết cho cô nhưng tôi không thể làm điều đó.
Nghe Ansaki nói tự dưng Hoàng Uyên xúc động muốn khóc. Lâu lắm mới có người thấu hiểu nỗi đau của cô như thế. Anh không gánh chịu giùm cô nhưng anh làm cô yên lòng.
– Không! Tại em xui thôi, anh đừng lo. Chuyện đã xảy ra rồi. Bây giờ chúng ta về.
Ansaki thật tình:
– Bác sĩ có bảo cô ở lại không?
– Không, cứ về nhà tịnh dưỡng. Hai tuần sau tái khám.
– Tôi sẽ đưa cô về nhé!
Ansaki đề nghị. Hoàng Uyên lắc đầu ngay:
– Làm phiền anh nhiều quá, em ngại. Cám ơn anh, Ansaki ạ.
– Cô đừng khách sáo. Tôi sẽ đưa cô về tận nhà, giải thích cho mẹ cô nghe.
Nếu không, việc về muộn của cô sẽ làm bác ở nhà lo lắng, rồi bác ấy trách bạn bè của cô sao mà tệ!
Hoàng Uyên bật cười như mếu:
– Anh phải về thôi, muộn lắm rồi. Vì em mà anh vất vả. Việc giải thích với mẹ em không cần đâu. Tay em như thế này, mẹ em thấy sẽ hiểu ngay. Anh yên tâm đi, em không sao cả.
– Thật không sao chứ? Hay là cô sợ....
Ansaki cất giọng hoài nghi. Hoàng Uyên cúi đầu:
– Mẹ em không thích em có bạn trai. Bà ấy rất lo... nếu biết em quen những anh chàng đẹp trai giàu có.
Suýt chút nữa Ansaki đã bật cười trước câu nói ngộ nghĩnh của Hoàng Uyên, nhưng anh kịp dừng lại:
– Sao lạ thế? Có phải cô yêu Trọng Nam và bác không bằng lòng.
Hoàng Uyên im lặng không nóí. Cô thở dài như trút bỏ cái dĩ vãng vốn không vui của mình, nói sang chuyện khác:
– Về đi anh, keo mẹ em lại đi tìm lung tung thì khổ.
Hai người dợm bước đi, thì cơn mưa cũng vừa ào ào kéo đến. Hoàng Uyên khựng lại than thở:
– Mưa rồi. Ansaki! Làm sao mà về bây giờ?
Cả hai đành đứng tựa cửa sổ nhìn ra. Trời chập choạng tối. Người ở ngoài chạy vộí tìm chỗ trú mưa. Ánh đèn đường bắt đầu loang loáng dưới màn mưa.
Cảnh vật buồn buồn.
Ansaki phá tan sự im lặng nặng nề:
– Cô đang lo lắng lắm phải không?
Hoàng Uyên gật đầu. Cái lạnh của gió mưa hắt vào làm cô buốt giá tới xương, vết thương đau nhói:
– Điện thoại của em hư nát rồi!
– Thế à! Tôi thật vô tâm. Cô gọi điện về nhà đi, máy đây này!
Hoàng Uyên lắc đầu:
– Cám ơn. Em không quen sử dụng tay trái.
– Ô! Tôi lại quên. Xin lỗi. Em đọc số anh gọi cho.
Ansaki thay đổi cách xưng hô ngọt ngào lúc nào anh không hay. Anh rút từ chiếc túi áo nhỏ xíu bên trong áo măng- tô cái di động bé tí. Hoàng Uyên đành đọc số điện thoại nhà Trọng Nam.
Ansaki nhấn số xong, anh đưa máy cho Hoàng Uyên. Cô áp máy vào tai chờ đợi. Giọng vú Năm lo lắng.
Con đây mẹ ạ. Xe con bị hư dọc dường nhờ sửa. Chắc con về trễ, mẹ đừng trông. Con về ngay!
Nhận điện thoại từ tay Hoàng Uyên, Ansaki cười:
– Em tiết kiệm, giản dị quá, Hoàng Uyên. Em làm anh ngại ghê!
Hoang Uyên chớp mi:
– Em ngại thì đúng hơn. Tiền bạc, thuốc men anh lo cả. Biết chừng nào có tiền để trả anh, em áy náy quá.
Ansaki cười hóm hỉnh:
– Thì đừng trả. Yên tâm, anh không đòi đâu.
– Mẹ bảo ở đời mắc nợ mình phải lo trả vì nếu không, chết không nhắm mắt.
– Rồi em tin lời mẹ?
– Dĩ nhiên! Mẹ bảo em điều gì em cũng thấy đúng cả anh ạ. Ngay cả tình yêu, em cũng thấy lời mẹ quý lắm.
Ansaki cười hăng hắc, lần đầu tiên anh thích thú cười to như thế:
– Chắc mẹ em đe nẹt em lắm phải không và em cũng rất sợ mẹ.
– Sao anh cười, việc ấy... bình thường thôi mà. Nước em có câu ca dao rất hay nói về bổn phận con cái phải nghe lời cha mẹ, anh có biết không?
– Có phải câu ''Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hứ' không?
– Đúng rồi. Anh hay quá. Nhưng sao anh cười chứ?
– Thật ra, anh cười vì mẹ anh cũng lo cho anh như thế. Hai bà mẹ ở hai không gian khác nhau sao lại giống như thế chứ. Lạ quá!
– Thật không anh?
– Anh nói thật đó!
Hoàng Uyên mỉm cười. Mải nói chuyện với anh, cô quên bớt cái đau của mình. Cô thầm nghĩ:
Có lẽ họ đều do tình thương con mà ra. Mẹ nào lại chẳng lo cho con cái mình. Mẹ của Ansaki cũng thương nhớ, lo cho anh vì anh phải đi xa. Mẹ cô lo cho cô vì cô là con gái yêu của bà.
– Nếu hai bà mẹ này gặp nhau họ có những nét tương đồng.
Câu nói ngụ ý của Ansaki làm Hoàng Uyên khó hiểu. Anh kín đáo nhìn Hoàng Uyên qua ánh sáng nhạt nhòa, cười bí ẩn. Anh không phải là mẫu người thích tán tỉnh trò chuyện dây dưa với người lạ. Nhưng không hiểu sao vừa gặp Hoàng Uyên anh đã muốn bắt chuyện với cô. Và mỗi lần tiếp chuyện với Hoàng Uyên, anh lại thấy cô có nhiều nét đáng yêu hơn. Anh xúc động thật sự, tim anh rộn rã trong lồng ngực. Anh đè nén bao xúc cảm của mình không cho nó dâng trào trước cô gái mỹ miều, dễ mến như Hoàng Uyên. Và anh muốn cuộc nói chuyện cứ dài mãi. Dù chỉ thoáng gặp mấy lần nhưng ấn tượng về cô trong lòng anh lại sâu sắc vô cùng. Nếu đây là cơ hội tái ngộ giúp anh và cô gần nhau hơn, sao anh lại không biết tận dụng chứ!
Ansaki tủm tỉm một mình vì câu nói ý vị của anh. Anh đã không bỏ qua cơ hội nên giờ này anh đang đứng bên cô gái mà anh có nhiều ấn tượng sâu sắc...
Hoàng Uyên nhắc anh:
– Hết mưa rồi, chúng ta về ngay nhé!
– Em mong lắm à?
Hoàng Uyên ngơ ngác:
– Mong gì ạ?
Mong chóng tàn cơn mưa... hay em đang mong ai đó chẳng hạn.
– Ôi! Anh lại đoán sai cả rồi. Em chỉ mong được về nhà nghỉ ngơi. Em mệt quá, anh ạ.
– Cho anh xin lỗi vì hiểu lầm em nha, Hoàng Uyên.
– Không có gì cả, em đâu dám trách ai. Chỉ tại trời xui khiến.
Hoàng Uyên cất giọng buồn buồn. Ansaki hỏi bâng quơ:
– Thường lúc mưa, ở nhà em làm gì?
– Em làm nhiều thứ lắm. Lúc nhỏ ở quê, em mê tắm mưa đến nỗi bị bệnh làm mẹ em lo sốt vó. Lớn lên, gia đình nghèo, mưa nắng gì em cũng có nhiều việc bận rộn lắm. Lúc rảnh, em thích thả hồn mình ra ngoài ô cửa số, thích nhìn màn mưa trắng xóa và vẽ nó với cá nỗi niềm khó tả.
Ansaki nghiêng đầu nhìn cô:
– Ngộ đến thế à? Em vẽ được bao nhiêu bức tranh mưa?
– Khá nhiều! Mỗi lần mưa một bức tranh – Nhiều thế sao?
Hoàng Uyên nở nụ cười thật tươi:
– Đùa anh thôi. Tranh mưa em còn để trong hồn, chưa vẽ vì cảnh buồn lắm.
– Em quẳng cái buồn đi để vui sống. Buồn hoài làm cho tâm hồn âu sầu trầm uất mất.
– Lúc nào anh cũng khuyên em như thế. Ansaki! Chắc anh ít buồn lắm phải không, kể cả lúc xa nhà, xa cha mẹ sang Việt Nam?
Bị hơi bất ngờ, Ansaki cười:
– Buồn chứ! Nhưng cái buồn đó không giống như cái buồn của cô. Buồn ấy thâm trầm, đau khổ.
– Anh đã vướng chưa mà anh hiểu rõ nó vậy?
– Dĩ nhiên là chưa! Anh biết qua bạn bè. Anh nghĩ tâm hồn em lãng mạn quá.
nên dễ buồn. Em nên sống thực tế một chút.
Hoàng Uyên cãi lại:
– Em rất thực tế, không lãng mạn chút nào!
– Em đi học trường nào vậy?
– Đại học Mỹ thuật.
– Sao em biết cả kỹ thuật nấu nướng nữa?
– Vừa đi học, vừa đi làm nhiều nghề giúp mẹ. Em chỉ quen tay, quen việc thôi.
– Em giỏi thật.
Nhưng em đang đau khổ, vì cánh tay chết tiệt này ít ra ba tháng nữa em mới cầm cọ được. Buồn ghê!
– Thôi, đừng buồn. Có thể sớm hơn, em sẽ vẽ lại mà.
Cuối cùng trời cũng tạnh mưa. Ansaki đòi đưa Hoàng Uyên về nhưng cô một mực từ chối. Họ chia tay trong sự tiếc nuối của Ansaki. Hè phố vẫn còn loang loáng nước, đèn đường đỏ rực hai hàng. Một chiếc xe buýt trờ tới. Chờ cho Hoàng Uyên lên xe, Ansaki với theo:
– Mong sẽ sớm gặp lại em, cô bé Lọ Lem ạ.
Suốt con đường về, hồn Hoàng Uyên lâng lâng bay bổng. Anh gọi cô là ''cô bé Lọ Lem'', còn anh là gì? Phải chăng anh là hoàng tử vừa cho cô Lọ Lem trông thấy. Hờn cô chao đảo Lọ Lem mơ về xứ hoa anh đào nở rực... Hoa rụng đỏ lối đi... Chàng hoàng tử mang Lọ lem về lâu đài cổ kính xa xôi. Với Lọ Lem cái gì cũng lạ, cô tròn mắt ngắm nhìn, cô lạc chốn tiên cánh trần gian. Ôi chao.
Sao hôm nay cô lại văn chương thế? Hoàng Uyên mỉm cười vì sự ví von đầy lãng mạng của mình Cánh tay trắng toát treo trước ngực, Hoàng Uyên không còn thấy đau. Hôm nay anh ấy dám gọi mình là Lọ Lem. Hạ Mai ví von rất đúng. Chẳng lẽ trời xui khiến cô gặp anh để giờ cô phải nợ anh chứ... Nợ anh nhiều quá! Ansaki tốt quá, cô khó mà hờ hững trước tấm chân tình của Ansaki, một người con trai không cùng thứ tiếng, không cùng dân tộc.
Hoàng Uyên bỗng giật mình vì ý nghĩ thoáng qua. Không được, mẹ cô sẽ chẳng bao giờ cho cô lấy chồng ngoại kiều đâu. Mẹ cô chỉ có mình cô... Hoàng Uyên chợt buồn. Được nhiều người yêu thương thật ra không phải là diễm phúc.
Hoàng Uyên thẫn thờ xuống xe... Bước vào nhà, cô đi như người mộng du.
Vú Năm đón ngay trước công, bà kêu lên thảng thốt:
– Trời ơi! Hoàng Uyên, con bị làm sao thế này? Sao con bảo xe hư thôi...
Cô nắm tay mẹ và nói nhanh để bà đỡ lo lắng:
– Mẹ ơi! Vào nhà, con kể cho mẹ nghe. Con đã về đến nhà... mẹ đừng khóc.
Con xin lỗi mẹ.
Vú Năm đau xót trong lòng, than thở:
– Trời ơi! Khổ cho con quá! Làm sao mà học hành hở con? Ai làm con ra nông nỗi này.
– Dạ, con bị một tên say rượu đâm sầm vào làm ngã xe, gãy tay... Không sao, may mà không nguy đến tính mạng.
– Đừng nói bậy con! Mai mốt đi đứng nhớ cẩn thận mấy thằng ''ôn hoàng'' đường phố chạy ngông nghênh ngoài đường. Gặp nó, con tránh thật xa nghen con.
– Dạ, có gì ăn không mẹ?
– Có nguội lạnh cả rồi, để mẹ hâm lại.
Bà tranh thủ điều tra:
– Ai đưa con vào nhà thương vậy? Biết, mẹ cám ơn họ.
– Bạn con mẹ ơi. Họ không cần mẹ con ta cám ơn đâu. Cho con ăn, con đói lắm.
– Nè, hình như con có điều gì muốn giấu mẹ phải không?
– Dạ đâu có.
– Cậu chủ có gọi điện cho con không?
Hoàng Uyên hơi sững lại, cô chối quanh:
– Cậu chủ gọi con làm gì! Mấy hôm nay con bận công việc lắm, mẹ bận rộn nhiều mà con không giúp được.
Vú Năm cảm thấy Hoàng Uyên trả lời không đâu vào đâu cả, vẻ chẳng tự nhiên, bà vẫn nghi ngờ:
– Con à! Cậu Trọng Nam rất tốt với mẹ con ta. Nhưng ta là người làm, họ là chủ, con nên ghi nhớ điều này.
Hoàng Uyên tỉnh bơ:
– Mẹ cứ nhắc con điều ấy mãi, con nhớ rồi ạ. Sau này, con sẽ ở vậy với mẹ không lấy chồng đâu, mẹ chịu chưa.
Vú Năm xớt canh thịt hầm cho con, bà cằn nhằn:
– Con nói lẫy mẹ đó à? Đâu phải mẹ không cho con lấy chồng. Nhưng hạng ông chủ và tớ gái trong nhà, dù tớ gái xinh đẹp, ậu chủ có si mê thì cuối cùng cũng không có kết quả tốt đẹp đâu con.
– Sao mẹ cứ đem chuyện ấy mà nhắc con mãi thế. Con đâu giống thời xưa.
– Xưa hay nay cũng thế. Ông chủ, bà chủ giàu sang, họ xem thường người nghèo khó như chúng ta. Con đã thấy rõ rồi đó. Phi Phi xem thường con chỉ vì con nghèo hơn cô ta. Mẹ ngậm đắng nuốt cay, con biết không?
Nhắc đến Phi Phi, lòng Hoàng Uyên cuộn lên như sóng đậy. Cô giận Phi Phi, căm ghét thói đỏng đảnh của cô ta. Cô giận lây Trọng Nam, vì Trọng Nam thường bênh vực cô, yêu thương cô, trọng cô. Vậy mà hôm đó, anh ta nỡ để Phi Phi sĩ nhục cô mà không một lời thanh minh hay giúp lời cho cô.
Hoàng Uyên cảm thấy vừa giận vừa buồn Trọng Nam, Có phải anh chỉ là con ong đang vờn cánh hoa xuân thì, chờ hoa hé nhụy, cứ nô giỡn rồi bay đi không. Trọng Nam là mẫu người thế nào, Hoàng Uyên không thể hình dung nổi.
Anh vừa gọi điện về cô ban sáng, lời lẽ rất thân tình. Trọng Nam xem như không có chuyện gì xảy ra giữa anh với cô cả. Lạ thật!
Trọng Nam còn hứa sẽ mang quà về cho cô. Một tháng sang Pháp, Phi Phi chắc cũng theo anh sang bên ấy. Họ đang tay trong tay ngắm tháp Eiffel hoặc dạo chơi trên đường phố Paris tháng 10. Họ thật diễm phúc, thật xứng đôi... Phi Phi nũng nịu, mặc sức mà làm nũng với người yêu.
Chẳng ai cấm đoán họ cả. Họ sinh ra là của nhau, họ trao nhau bao nụ hôn, họ dắt nhau đi khắp trên các ngả đường xinh tươi. Chỉ có Hoàng Uyên là cô đơn, lẻ loi mà thôi.
Càng nghĩ, Hoàng Uyên càng thấy mơ hồ, hình như cô đang sống trong mơ, trong giấc mộng ảo trôi bồng bềnh, không định hướng. Cô muốn rút lui nhưng lại tiếc nuối. Có lẽ cô không đủ sức giữ gìn mối tình đẹp như mộng như thơ của mình. Càng lúc, cô càng, thấy Trọng Nam đang đùa giỡn với mình hơn là anh yêu thương cô. Hoàng Uyên ngán ngẩm cho lòng người.
''Dò sông dò biển dễ dò Nào ai lấy thước mà đo lòng ngườí'.
Cánh tay lại nhức buốt, Hoàng Uyên bỏ chiếc muỗng xuống, cô không buồn ăn thêm. Vú Năm lo lắng:
– Đau lắm hả con? Thôi, đi nghỉ sớm đi. Thiệt khổ! Ngày mai, mẹ sẽ đưa con sang nhà ông thầy Sáu bó thuốc sẽ đỡ đau hơn.
Hoàng Uyên đứng lên lắc đầu:
– Bác sĩ băng bột kín mít làm sao mà bó thuốc. Con không muốn cánh tay mình có tật đâu. Cứ để nhự thế này dần dần nó sẽ liền lại, mẹ chớ nghe lời người ta.
Vú Năm thở dài:
– Hừ! Cái gì con cũng cãi mẹ cả, không biết sau này có làm nên tích sự gì chăng. Nếu khổ thân, con đừng trách mẹ không nhắc nhở.
Vú Năm đúng là càng ngày càng khó khăn. Mẹ đang lo lắng cho Hoàng Uyên vì cô càng ngày càng xinh đẹp, Hay mẹ đang khổ tâm về điều gì mà tỏ ra rất khắt khe với Hoàng Uyên dù cô chẳng có lỗi lầm gì.
Hoàng Uyên ngồi ôm chiếc gối trong lòng, cô mân mê cánh hoa đào bằng thủy tinh trong bàn tay còn lại. Màu hồng của cánh hoa thật sống động, lấp lánh dưới ánh đèn, dù chẳng mùi hương nhưng nó đẹp lạ lùng. Không biết từ lúc nào Hoàng Uyên rất yêu màu phớt hồng của hoa đào. Cô mê mải ngắm vẻ đẹp của nó và chợt nhớ đôi mắt nho nhỏ nhưng rất đáng yêu của Ansaki:
Anh ấy nhìn cô, cô như bị thu hồn vào trong đó. Nhưng Hoàng Uyên nghĩ đó chỉ là những xao động cảm. xúc bất chợt nhìn nhau. Hay là... cô với anh ta có duyên số?
Hoàng Uyên lại mơ màng trong khung trời xinh đẹp... cô sẽ vẽ với tất cả lòng nhiệt thành của mình. Một vườn hoa anh đào dài tít tắp đến chân trời. Một đại lộ rộng thênh thang. Một ngôi nhà xinh đẹp bên bờ suối. Phía sau là sườn núi xanh như ngọc. Non xanh, nước biếc hữu tình. Một đôi trai gái tâm tình thả hồn theo cảnh vật du dương. Thấp thoáng trong sương mù trắng xóa là chiếc bè trôi... người ngư phủ cất giọng hát..... Hoàng Quyên nổi hứng muốn vẽ quá. Sao hôm nay tâm hồn cô lại thơ mộng thế. Bao hình ảnh đẹp lại xuất hiện mà trước đây cô chưa hề thấy.
Hoàng Uyên xao xuyến với những hình ảnh chập chờn. Cô bất lực vì cánh tay phải đã bị treo lên. Thở dài ngao ngán, hình ảnh đẹp vẫn nhảy múa trong đầu, Hoàng Uyên ngã người xuống mơ tưởng. Và cô thiếp đi lúc nào không hay.
Trong giấc mơ, Ansaki đưa cô về Nhật. Sao anh ấy lại nắm bàn tay nhỏ nhắn của cô dẫn đi chứ? Họ song đôi bên nhau. Anh ấy vui lắm. Ansaki đưa cô lên một sườn đồi. Họ đừng lại. Cả vườn hoa anh đào ánh lên trong nắng bừng sáng cả góc trời. Hoàng Uyên reo lên:
– Ôi! Đẹp quá Ansaki. Hãy cho em vườn hoa này đi:
Ansaki dịu dàng cười:
– Tất cả là của em, em yêu ạ.
Hoàng Uyên vội chạy thật nhanh xuống vườn hoa. Cô vấp ngã... trượt dài trên thảm cỏ. Sợ quá, Hoàng Uyên hét lên...
Cô giật mình, ngồi bật dậy nhưng không được, một bên tay đau buốt. Trong bàn tay cô vật gì cứng cứng Hoàng Uyên vẫn còn nắm chặt. Cô mở tay ra xem, ánh hồng của viên thủy tinh lấp lánh, bông hoa đào xinh đẹp như nàng con gái kiều diễm hé cười với cô. Màu hồng, một màu hạnh phúc tuyệt vời.