Họ ký họa ngoài trời. Từ khu vườn nhìn ra xa, cánh đồng mênh mông bát ngát.
Một đòng sông vắt ngang lấp lánh như dải bạc trắng ngần dưới ánh nắng. Đằng kia, nhóm Thanh Thanh, Nhã Yến và anh chàng Đông- ki- sốt của lớp đang túm tụm vẽ vài nét phác họa. Cảnh vật thật lý tưởng. Hoàng Uyên đang chọn góc nhìn riêng cho mình. Cô hỏi:
– Anh Trọng Nam đâu rồi?
– ''Anh'' há! Bắt gặp đừng chối nha!
– Chối cái gì! Anh hay thầy cũng thế thôi. Thầy còn rất trẻ.
– Và thầy rất thích các cô gái đẹp như mi.
– Bậy bạ quá! Trọng Nam rất đứng đắn. Ta không thấy thầy cợt nhả với ai bao giờ và rất hiền.
– Có phải là mi không, bé Uyên? Thầy mà hiền. Ta mới nghe mi nhận xét đầu tiên.
Hoàng Uyên sửa lại bản vẽ một chút:
– Không những hiền mà còn tốt nữa đó.
– Thế à! Mi kể cho ta nghe đi, chuyện lạ đó?
Hạ Mai bỏ chỗ vẽ chạy dến ngồi sát Hoàng Uyên hóng chuyện.
Hoàng Uyên đá nhẹ vào chân bạn:
– Lo mà vẽ! Không xong, ''ổng'' không dễ đâu.
– Nhưng... xem ra mi tìm hiểu thầy kỹ quá. Ở chung một nhà chắc thầy đối xử với mi tốt lắm hả?
Hoàng Uyên chạnh buồn nhưng vờ như không có chuyện gì, cô chỉ cười:
– Anh ấy hay tặng cho mình những món quà, lễ tết, sinh nhật gì cũng có. Anh rất hào phóng.
Hèn gì, vào lớp cái gì cũng Hoàng Uyên cả. Ta đâu có biết! Con nhỏ Nhã Yến nó thích thầy lắm, lúc nào cũng muốn lấy lòng, thấy ghét. Mi nhớ đừng để Trọng Nam rơi vào tay nó nghe chưa? Ăn hổng được cũng phá cho hôi.
Hoàng Uyên cười khúc khích vì luận điệu của Hạ Mai:
– Ăn cái gì chứ! Trọng Nam chưa là của ai. Ta muốn biết sự quan tâm ấy của Trọng Nam đối với ta nói lên điều gì?
Hạ Mai tài lanh:
– Trời ơi! Mi hỏi đúng chỗ rồi, ta đã làm quân sư cho nhiều cặp đó. Sự quan tâm, chăm sóc cho phái nữ chỉ có một mục đích duy nhất là muốn được cô gái ấy yêu thương mình, hay gọi nôm na là tình yêu ấy mà.
Nhưng anh ấy có nhiều bạn lắm. Hình như ai, anh ấy cũng đối xử tốt.
– Vậy là anh ta là một người tốt hiếm có sau này có lòng bác ái độ lượng vô cùng.
– Anh ấy lại thích quan tâm đến các cô gái đẹp.
– Vì... vì... - Hạ Mai cà làm - vì... anh ấy là người nghệ thuật. Nghệ thuật là cái đẹp. Cái đẹp thường có ở các cô gái, người này một tí người kia một tí. Là họa sĩ phải hướng tới cái đẹp hoàn mỹ nên anh ấy thích cô này đẹp mắt, cô kia đẹp môi, cô nọ đẹp, da, cô ấy đẹp dáng, cô...
– Trời ơi! Mi tào lao, ta nghe mà phát mệt.
Hoàng Uyên than thở:
– Chưa mệt đâu cưng! Có người yêu như Trọng Nam suốt đời đi tìm cái đẹp, mi sẽ sướng lắm. Thiếu gì người mẫu để rèn dao rèn kéo.
– Chi vậy? - Cô ngạc nhiên.
– Đánh ghen chớ chi!
Hạ Mai buông lời gọn chắc làm cô thở hắt ra:
– Tưởng gì?
– Tưởng gì là tưởng gì! Anh Trọng Nam của mi thích quan tâm đến mọi người, anh ấy luôn đi tìm cái đẹp để hoàn thiện cho tranh của mình và mi có thể là mục tiêu của anh. Xin cô em đừng lầm tưởng đó là tình yêu mà xôn xao cõi lòng.
Trời ơi! Giọng điệu “con quỷ'' mày sao ác quá! Hạ Mai thích nói huỵch toẹt những điều cô nghĩ... nên cô ấy ít để bụng lâu giận ai lâu.
– Nhưng ta có yêu anh ấy đâu!
– Ừ, chưa yêu thì tốt, đã yêu thì dừng lại cũng còn kịp. Xem ra, anh chàng Ansaki một mí người Nhật kia đáng yêu hơn nhiều. Đừng có dại mà yêu anh họa sĩ khốn khổ cho mà xem.
Ngược lại, nếu ai yêu cô nàng họa sĩ như ta và mi, mi khuyên thế nào?
Hoàng Uyên bất ngờ lật ngược vấn đề. Hạ Mai ấp úng:
– Ừ thì... mình xúi vơ.
– Sao kỳ vậy?
– Vì Trọng Nam là đàn ông tính cách khác phụ nữ chúng ta. Đã yêu ai thì yêu cho chắc, dù cho trục trặc vẫn chẳng đổi dời.
– Hay quá nhỉ! Mi đã yêu ai chưa mà sành quá vậy?
Hạ Mai trợn mắt cười:
– Hàng tá, nhưng chính ta bỏ họ vì hạ đáng ghét.
– Có anh chàng Đông Phong ngày nào chứ, hắn mê tít mi?
Nghe nhắc cái tên Đông Phong, Hạ Mai lảng chuyện ngay:
– Ta cấm mi nhắc đến tên Sa- tăng ấy nghe chưa?
– Yêu nhiều mới hận nhiều phải không. Đông Phong làm gì cho mi hận hắn thế?
– Không hận, ta muốn ăn tươi nuốt sống vì hắn lừa ta.
– Ra thế! Đúng mi là ''quỷ'' mà dữ hơn chằn tinh gấu ngựa, Đông Phong không chạy mới lạ.
– A! Mi dám bảo ta dữ hả? Mi cứ hiền dịu dễ thương, nghe lời rủ rê đường mật của Trọng Nam thì khổ đó. Nhớ đừng bảo sao ta không nói trước. Mi nên chọn Ansaki đi!
– Lảng xẹt! Khi không bảo chọn với chả chọn. Ta đâu phải tiểu thư mà có quyền chọn lựa gleo tú cầu hả?
Hạ Mai bỗng nhìn bạn trân trối:
– Thật ra, mi đang để ý ai vậy? Nói thật để ta giúp cho.
Hoàng Uyên trợn mắt, chối:
– Đùa với mi một chút, có ai đâu mà để ý. Mình còn đi học, lo ăn học kìa!
– Ừ, đúng rồi. Bác sẽ vui vì có người con ngoan có hiếu như mi đó.
Hạ Mai chợt thấy một cô gái đi qua phía trước khu vườn trên đồi cao, phía sau là một chàng trai thanh lịch. Họ dừng lại bên nhau. Hạ Mai tò mò lao vút đi:
– Ta đi vệ sinh đây. Mi vẽ giùm ta một chút!
– Hư thật! Nhiều chuyện quá!
Hoàng Uyên rủa thầm nhìn theo.
Bỗng thấy Hạ Mai rá hiệu vẫy liên hồi trong khi cô ngời nấp bên bụi rậm cạnh hàng rào vẻ gấp gáp, Hoàng Uyên cười, đi từ từ về phía đó.
– Cô ả bày trò gì không biết!
– Lại đây xem, nhanh lên!
Cô gái dừng lại trước cửa ngôi biệt thự xinh đẹp xây dựng dưới chân đồi. Cô ta ôm lấy chàng trai. Anh ta hôn nhẹ lên trán cô. Hoàng Uyên vô tình thấy rõ.
– Người ta hôn nhau, mi rình xem chi ba cái ấy. Lạ lắm à! Họ yêu thì họ hôn...
Hạ Mai bịt miệng của Hoàng Uyên lại rồi rón rén như con mèo:
– Xem kìa, hấp dẫn lắm! Mi không nhận ra ai sao?
Hoàng Uyên chỉ nhìn sơ rồi quay đi:
– Vô bổ! Mi bị bệnh à?
– Trời ơi! Mi có mắt mà mi không thấy ''Thái Sơn'' của mi ở dưới kia sao?
Thầy Trọng Nam đó!
– Há! Mi nói cái gì?
Hoàng Uyên giật bắn người khi nghe Hạ Mai nói chàng trai ấy là Trọng Nam. Họ hôn nhau là thật. Trọng Nam đã có người yêu ư? Một cô gái xinh đẹp, đài các kiêu sa giàu có như anh ư? Không thể nào! Bấy lâu nay Hoàng Uyên đâu có nghe anh nhắc đến hay cô gái ấy đến thăm anh, sao hôm nay lại xuất hiện cô gái lạ nơi này.
Hoàng Uyên không tin đó là Trọng Nam, cô chạy đến mé rào nhìn xuống.
Chàng trai đã đi mất, chỉ còn cô gái với chiếc áo dài bằng voan thon dài thả dịu dàng xuống nền ngõ lát bằng đá hoa cương, đang lúi húi bên đám hoa hồng.
Hoàng Uyên chạy băng xuống đồi tìm con đường đến khu biệt thự. Qua một khúc quanh, cô suýt va vào Trọng Nam đang đứng tư lự hút thuốc. Anh đang thả hồn tận hưởng cái mênh mông của không gian hay đang say mê cái cảm giác hương thơm của cô gái ban nãy mà vẫn im lặng trầm ngâm.
– Em đi đâu vậy Hoàng Uyên?
Hoàng Uyên ấp úng:
– Dạ em... em đi tìm... tìm thầy ạ.
– Tìm tôi để làm gì?
Cô nói dối:
– Dạ, bọn em chọn không được cảnh, nhờ thầy hướng dẫn thêm ạ.
– Có thế thôi à! Sao các cô lại tệ thế? Được rồi, em lên trước, tôi đi theo ngay.
– Dạ.
– Hoàng Uyên này... - Trọng Nam bỗng gọi giật cô lại.
Hoàng Uyên chợt thấy đôi mắt của Trọng Nam nhìn cô với vẻ khác lạ:
– Tôi muốn nói với em điều này.
Anh bỗng im bặt làm tim cô đập rộn ràng trong lồng ngực, cô cố gắng giữ bình tĩnh. Đôi mắt anh dịu lại, sự say đắm cuồng nhiệt hiện lên trong ánh mắt.
– Lời tôi đề nghị với em, em nghĩ thế nào?
– Dạ, thế nào ạ, em quên rồi! – Hoàng Uyên buột miệng.
– Em có đồng ý làm người mẫu cho anh vẽ không?
Giọng anh trở nên thiết tha hơn. Hoàng Uyên đang mê làm người mẫu, nghe anh nói cô càng thích hơn. Nhưng người mẫu của họa sĩ khác xa với người mẫu thời trang trên sàn diễn. Hoàng Uyên chợt nhở cô gái lúc nãy, cô phụng phịu:
– Các cô người mẫu của anh trước đây nhiều lắm mà.
Trọng Nam mỉm cười vẻ ngạo mạn:
– Đúng, anh vẽ đã hơn mười năm rồi. Các cô người mẫu của anh không thiếu nhưng họ không có cái duyên ngầm như em. Anh muốn vẽ một bông hoa đồng nội. Bông hoa ấy là em, là em Hoàng Uyên ạ.
– Vậy còn...
Cô muốn nói cô gái xinh dẹp dưới vườn hoa kia nhưng kịp ngưng lời. Vì giọng anh ngọt ngào tha thiết quá. Nhưng hình như Trọng Nam chê cô quê mùa thì phải.
– Em nhà quê làm gì bằng các cô tiểu thư chứ?
Trọng Nam bước đến gần cô. Tay anh đặt nhẹ lên bờ vai thon thả tròn lẳn của cô. Tim cô lại đập loạn xạ. Hoàng Uyên không thể từ chối cứ chỉ ấy. Cô cúi đầu. Trọng Nam nâng nhẹ nhàng khuôn mặt cô lên. Bốn mắt chạm nhau. Hoàng Uyên bối rối cụp mắt xuống nhanh:
– Em không nhà quê. Họ mới quê mùa trong nghệ thuật. Em đẹp lắm, vẻ đẹp thùy mị dân dã trong sáng. Anh rất muốn em ngồi cho anh vẽ. Em sẽ là mẫu của riêng anh.
Vẫn ngọt ngào tha thiết quá, Hoàng Uyên chờ đón nụ hôn của anh. Cô khép rèm mi chờ đợi. Nét mặt cau có của mẹ hiện ra giận dữ. Gió làm gãy rắc cành cây khiến cả hai giật mình. Trọng Nam buông cô ra. Phía trên đồi, Hạ Mai nhìn xuống, cô muốn nhảy tưng lên vì tức.
Hoàng Uyên bỏ chạy nhanh lên đồi. Cô thu dọn lại giấy bút rồi bước đi thật nhanh trước đôi mắt đầy ngạc nhiên của Hạ Mai. Hạ Mai chạy theo réo to. Mặc cho cô gọi, Hoàng Uyên không thèm ngoái đầu lại.
– Lạ nhỉ! Nó giận ai thế? Mình, Trọng Nam hay nó?
Hạ Mai cứ lẩm bẩm mà không hiểu gì cả. Cô cũng thu dọn lại giá vẽ. Trên đồi, mặt trời đã lên cao. Cảnh vật chói chang. Chiều nay mình vẽ tiếp. Hạ Mai ung dung đi xuống triền đồi một mình.
Nhà thầy Trọng Nam từ chiều đã rộn rịp người. Anh mở triển lãm tranh một tháng. Hôm nay là ngày khai mạc rất long trọng đầu tiên.
Từ sớm, Hoàng Uyên đã phải giúp mẹ đi chợ, làm các món ăn. Hôm nay nhà anh có thêm nhiều người trợ giúp, hai mẹ con cô lo các món ăn. Cả nhà vô cùng bận rộn. Vú Năm gọi to:
– Hoàng Uyên giúp mẹ thái thịt!
– Dạ!
– Cô Hoàng Uyên tỉa giùm mớ rau củ!
– Dạ!
Tiếng con Hồng từ nhà trên vọng xuống:
– Cậu chủ gọi cô Hoàng Uyên lên nhà khách cắm giùm mấy bình hoa.
Hoàng Uyên mệt phờ. Cô thấy lỗ tai lùng bùng nhưng vẫn gắng làm. Từ sáng đến giờ, cô chưa trông thấy Trọng Nam. Có lẽ anh muốn gặp cô nên cho gọi lên phòng khách.
Căn phòng khách trên sân thượng mênh mông, gió lộng bốn bề. Trọng Nam đang cho người kê lại bàn ghế. Thấy Hoàng Uyên đến, anh cười ngay:
– Nào, cô bé làm gì mất tăm ở nhà bếp thế? Hãy để chuyện ấy cho các bà, các cô. Chuyện của em ở đây này. Hãy giúp tôi trang trí lại căn phòng triển lãm một chút. Tôi nhờ anh Đôn làm nhưng chẳng vừa ý chút nào.
– Đôn à! Em nhớ trải dãy bàn này đều là khăn màu xanh cả nhé?
– Dạ.
Quay sang Hoàng Uyên, anh kéo tay cô đi nhanh vào khu triển lãm ở tầng dưới. Căn phòng khá rộng rãi đã được dọn dẹp ngăn nắp. Các bức tranh Trọng Nam vẽ đều được treo lên dọc các dãy tường thành hai hàng dài.
Hoàng Uyên nhìn qua một lượt. Trọng Nam buông tay cô ra:
– Em xem chỗ nào chưa được thiếu thẩm mỹ, giúp tôi nhé!
Nhìn thấy bức tranh nhỏ còn đặt ở gớc phòng, Hoàng Uyên định lấy lên xem, Trọng Nam chộp lấy tay cô ngăn lại:
– Bức ấy anh không phải triển lãm. Anh tặng cho một người.
Hoàng Uyên háo hức tò mò:
– Chắc đẹp lắm, cho em xem đi!
Trọng Nam cười. Bất giác anh hôn nhẹ lên mái tóc buông dài của cô làm cô giật mình:
– Anh muốn dành cho em sự bất ngờ. Trả công cho em đó cô bé. Đây, tặng em.
– Ôi! Đẹp quá. Bức tranh ''Đóa hoa đồng nộí' mà anh nói đây ư? Sao lại tặng em?
– Vì em vất vả giúp anh nhiều việc. Anh nói rồi, anh rất hào phóng và không tiếc gì với em cả, ngay cả... bản thân anh cũng vậy.
Hoàng Uyên rất sung sướng vì thái độ cử chỉ thân mật, quan tâm của anh đối với cô càng lúc càng đậm đà hơn. Cô nói khéo:
– Em đâu dám nhận... Em đã làm phiền anh quá nhiều. Đáng ra, em phải trả ơn cho anh mới đúng. Ai lại để anh nhọc nhằn suy nghĩ về em chứ!
– Đừng có áy náy nữa cô bé. Chỉ cần em hứa qua đợt triển lãm này, em sẽ làm mẫu cho anh vẽ được không?
Xúc động tấm chân tình của anh, Hoàng Uyên gật đầu nhận lời. Trọng Nam mừng quá hôn thật mạnh vào má cô và reo lên sung sướng:
– Ôi, hạnh phúc quá! Anh không ngờ em nhận lời. Quân tử nhất ngôn nha, không được nuốt lời!
Hoàng Uyên như sực tỉnh cơn mê. Cô không ngờ anh lại bạo dạn đến thế, dám hôn cô giữa ban ngày ban mặt, lỡ ai nhìn thấy thì sao? Cô chạy ra nhìn xung quanh. Vắng lặng đáng sợ. Trọng Nam đứng sát bên cô cười làm cô giật mình. Hơi thở của anh làm cô choáng váng.
– Em tìm gì thế?
– Dạ, hổng có chi.
– Nè, tối nay nhớ làm ''sẹc- viá' giùm anh nha. Anh tin em khéo léo. Mấy đưa bạn của em sẽ phụ anh thêm. Bây giờ treo lại mấy bức tranh xong, em qua phòng bên cắm giùm anh chục bình hoa. Tất cả đều có sẵn bên ấy. Anh xuống phòng khách cho em được tự nhiên.
Trọng Nam lại cười, cái cười thỏa mãn của mợt ông chủ vừa ra lệnh nhân viên hay anh sung sướng vì được gần bên cô, Hoàng Uyên không tài nào nhận ra. Có lẽ Trọng Nam có cả hai điều ấy. Khi anh ra lệnh, cô cảm thấy khó chịu và buồn buồn. Hoàng Uyên lại bắt tay vàơ công việc thường ngày của mình.
Từng cành lá được cô tuốt gọn lại. Chỉ một chốc sau, mấy bình hoa hồng bung nó đầy trong các bình hoa. Việc cắm hoa trang trí bàn tiệc chẳng có gì khó khăn đối với cô. Cả việc trình bày món ăn là sở trường của cô Trọng Nam rất thích cô ở điểm này, khéo léo lại xinh đẹp. Chỉ có điều anh khó xử là Hoàng Uyên là người làm công trong nhà. Anh khó vượt qua thành kiến từ lâu của gia đình.
Nói thế, anh cũng không muốn buông rơi cô, một đóa hoa xuân vừa bừng nở đầy hương lẫn sắc.
Trọng Nam rất hài lòng về cách bài trí của cô, anh đi lòng vòng kiểm tra lại trước khi bữa tiệc khai mạc.
Những bình hoa đầy màu sắc rựe rỡ xen kẽ nhau. Anh thích một màu không được cắm lộn xộn nhau. Bàn tiệc trắng muốt bởi những chiếc khăn trải sạch sẽ cầu kỳ và các bình hoa kiểu cọ kỳ lạ xếp thành hàng dài hồng vàng, trắng, nhung, cam, hồng rất bắt mắt.
Trọng Nam dưa cho Hoàng Uyên một túi xách và bảo:
– Nhớ ăn mặc đúng trang phục nha cô bé... Hoàn thành công việc anh thưởng quà.
Hoàng Uyên hơi khó chịu vì lúc nào anh cũng mang quà ra nhử cô. Có lẽ nào anh ấy xem mình là con nít mê quà bánh nên cứ mở miệng ra là nhắc ngay, hay đây là ''mốt'' của những chàng công tử dư tiền hào phóng một chút.
Buổi tiệc bắt đầu, khi màn đêm vừa buông xuống. Nhiều chiếc xe đời mới bóng lộn lướt êm vào đậu kín cả sân. Tất cả mọi người rất sang trọng lũ lượt kéo đến phòng tranh và sau đó họ tụ tập trên sân thượng thoáng mát rất lịch lãm bởi từng chùm ánh sáng tủa hoa đăng.
– Đúng là cách bài trì của nhà họa sĩ.
Một ông khách ngỡ ngàng kêu lên khi vừa đặt chân tới bậc cao nhất. Người khác lại góp ý:
– Sang thì có sang; đẹp thì rất đẹp nhưng mệt quá họa sĩ ạ. Sao ông không thiết kế một hệ thống thang máy cho phù hợp, cho chúng tôi đỡ mệt.
– Nhà họa sĩ hà tiện quá! Đề nghị lần triển 1ãm sau phải có nhiều cái mới hơn nghe.
Trọng Nam bắt tay từng người cười nói giòn giã. Đúng là một ông chủ lịch lãm. Trông anh trẻ hẳn ra, Hoàng Uyên đứng gần đó để ý quan sát. Cô mặc đồng phục cùng với một số học trò của anh đứng sát bên chờ tiếp đãi các vị khách với chức vụ ''bồi bàn''.
Lần đầu tiên Hoàng Uyên thấy buổi dạ tiệc tại nhà long trọng như thế.
Trọng Nam giới thiệu với bè bạn anh công trình của mình và cùng họ dự dạ tiệc. Khách khứa đến trước ngồi dùng bữa trước. Trọng Nam gọi Hoàng Uyên đến, anh giới thiệu:
– Các bạn dùng bữa đạm bạc với chúng tôi. Đây là em gái tôi, nếu cần gì các bạn nhờ Hoàng Uyên nha. Tôi bận, xin lỗi quý khách.
Một anh chàng đầu hói nhìn chằm chằm vào Hoàng Uyên, nói:
– Anh Trọng Nam có cô em xinh quá, ậy mà bấy lâu giấu kỹ. Giới thiệu cho tôi làm quen đi!
Trọng Nam nhìn gã hói đầu, nhíu mày. Nhưng chỉ một thoáng, anh cười ngay:
– Anh Vệ Sĩ! Chỉ cần anh muốn thì anh cứ tự nhiên. Chúng ta là bạn mà.
Chúng tôi sẵn sàng mở rộng cửa đón các bạn.
– Đúng lắm! Nói hay lắm! Mời anh một ly. Tôi sẽ ký hợp đồng mua bán tranh với anh. Vệ Sĩ này không thích thì khó, thích thì dễ lắm.
– Kèm theo điều kiện chứ gì?
Vệ Sĩ cười khanh khách trước câu nói của anh, gật gù:
– Anh thông minh quá! Hợp đồng của chúng ta phải kèm cô em xinh đẹp kia, phải không em gái?
Vệ Sĩ định nắm tay cô, Hoàng Uyên rụt tay lại. Cả bàn tiệc cười ồ lên. Một anh chàng khác lên tiếng bênh Vệ Sĩ:
– Cô em làm gì sợ! Anh Vệ Sĩ rất giàu có. Em là em của Trọng Nam sao lại nhát như thỏ thế. Bọn này cứ tưởng...
Cả bọn lại cười vang. Hoàng Uyên tức muốn khóc. Trọng Nam quay trở lại, giọng anh nghiêm túc:
– Các anh đừng đùa với cô ấy, tiểu thư nhà tôi khó tính lắm. Không khéo cô ấy bỏ đi thì các anh tự phục vụ đấy.
Thế là họ im lặng không đùa giỡn nữa. Hình như lời nói của Trọng Nam có trọng lượng. Nói xong, anh gọi Đôn đến thay cho Hoàng Uyên. Anh nói với cô:
– Em cứ nghỉ ngơi, một chút ra tiếp khách phụ nữ giùm anh. Đàn ông họ khả ố quá, nhất là mấy tên vô học, anh thật không chịu nổi.
– Họ là khách mời của anh mà.
– Có khách mời, có khách ăn theo, có người di xem triển lãm vì hiếu kỳ. Em nhớ thận trọng.
Hoàng Uyên rất cám ơn anh đã cứu cô khỏi bọn đàn ông khả ố, vô duyên kia. Cô mong họ mau ra về cho rồi.
Tiếng ồn ào đã bớt. Khách khứa chia đi khắp nơi, tham quan khu triển lãm, xem tranh, xem gian phòng trưng bày cổ vật quý. Tiếng nhạc xập xình bọn thanh niên bắt đầu nhảy theo điệu nhạc, họ khiêu vũ thật điệu nghệ, sành điệu.
Cả khu biệt thự rộn rã.
Trọng Nam đưa một nhóm khách mới lên tầng thượng, đa số là khách nước ngoài khá sang trọng và sành tiếng Việt. Hoàng Uyên đứng cạnh bàn tiệc chờ lệnh. Bên cạnh các vị khách ấy là một cô gái rất đẹp. Cô hiện ra lộng lẫy trong bộ sườn xám màu đỏ lấp lánh kim tuyến. Một vị khách nước ngoài chờ cô bước lên nắm tay cô dìu đi. Trọng Nam cười toe:
– Chào Phi Phi. Trông em lộng lẫy quá. Có lẽ em đẹp nhất trong buổi dạ hội đêm nay.
Phi Phi - tên cô gái mặc áo đỏ - điệu đàng ngồi xuống cạnh Trọng Nam và vị khách nước ngoài cao to, hớn hở:
– Anh thích nịnh em thì có, làm gì có chuyện đẹp nhất, phải không các anh?
Trọng Nam mời cô một ly rượu sóng sánh vàng:
– Em thưởng thức thứ hương vị rượu nho của quê hương xem có bằng rượu nho Pháp không? Có rượu vào nét mặt sẽ hồng hơn.
– Chà! Hôm nay anh ăn nói dễ nghe nhỉ? Mau lấy cái gì cho em ăn đi, khi không lại ép rượu phụ nữ. Các anh cứ uống tự nhiên đi.
Trọng Nam vỗ nhẹ tay, tức thì Hoàng Uyên xuất hiện ngay cạnh anh. Anh nói như ra lệnh:
– Cô mau cho người dọn thức ăn nhanh lên!
– Dạ....
Hoàng Uyên cúi đầu chào các vị khách vì thấy họ đang trố mắt nhìn mình.
Phi Phi thấy như có gì bất thường, cô liếc xéo Hoàng Uyên:
– Con nhỏ nào vậy anh?
Trọng Nam thấy bàn tay mềm mại của Phi Phi cố tình dặt lên vai anh thân mật, liền cười:
– À! Cô ta là ''sẹc- viá' của nhà hàng, em để ý làm gì.
– Tại em thấy lạ. Hình như cô ta rất ngoan khi anh gọi.
Vị khách nước ngoài ngồi gần cười vang. Ông ta nói sỏi tiếng Việt:
– Cô Phi Phi rất là đa cảm và tinh tế nhạy cảm. Hai người lâu gặp, cứ tự do trò chuyện đi, chúng tôi bàn công việc không làm phiền đâu.
Trọng Nam tỏ ra rất ga- lăng lịch thiệp:
– Đâu có được! Chúng tôi thỉnh thoảng cũng gặp và hàng ngày gặp nhau qua mạng, qua điện thoại. Còn các ông lâu lắm mới đến, tôi phải hậu đãi chu đáo mới phải lẽ.
– Anh Trọng Nam nói đúng, quý ngài đừng từ chối thiện chí của anh ấy.
– Các vị khách rất hài lòng về cung cách tiếp đãi chu đáo của anh ngay từ khi ngồi vào bàn tiệc:
– Anh chiêu đãi ở nhà, sao không đặt nhà hàng?
Trọng Nam cười to:
– Các ngài thấy tòa biệt thự này không bằng nhà hàng sao?
– Dĩ nhiên là hơn rồi. Nhưng sợ anh tốn người, tốn của.
– Chiêu đãi bạn bè là chuyện nhỏ sợ gì tốn kém. Các sẹc- via được tôi tuyển chọn kỹ nên có thể phục vụ cho quý ngài đặc biệt hơn.
Phi Phi nhìn anh nửa mắt:
– Sẹc- via anh chọn xinh dẹp đấy, nhưng còn quê mùa lắm anh ạ. Sao anh không nói với em, em lo cho. Họ làm sao bằng nhân viên ở nhà hàng của em chứ?
Trọng Nam cầm ly nước cam sóng sánh trao cho cô:
– Này, em uống thử xem họ làm có tốt không rồi khen chê cũng chẳng sao!
Hoàng Uyên đứng phía sau họ bưng đầy mâm thức ăn lên. Thấy họ mãi tranh cãi cô không tiện lên tiếng, cứ đứng im chờ.
Trọng Nam thấy lâu liền gọi:
– Hoàng Uyên đâu rồi, mang thức ăn nhanh lên!
– Dạ!
Cô lên tiếng làm cả hai giật mình. Phi Phi nhíu mày nhìn ra sau nói như ra lệnh:
– Cô sang phía bên kia, kẻo đổ trên người tôi bây giờ!
– Em đặt mâm đằng kia rồi quay sang đây dọn bàn. Làm gì mà lơ ngơ vậy Hoàng Uyên.
– Dạ.
Hoàng Uyên nhanh tay dọn bàn tiệc lại. Cô lấy tất cả ly nước xếp vào chiếc khay. Các vị khách vẫn ngồi y một chỗ khiến Hoàng Uyên phải chồm vào trong giữa bàn định bê bình hoa đi, mấy chiếc ly trên khay bỗng ngả nghiêng. Sợ đổ vỡ Hoàng Uyên buông bình hoa trở lại bàn. Bình hoa ngã ngang.
– Ối! Coi chừng! - Một vị kêu lên.
Sự vô tình của Trọng Nam và Phi Phi cứ chăm chú nói chuyện với nhau làm Uyên bất mãn. Nước chảy nhanh ra bàn thành dòng ướt cả vạt chiếc xườn xám của Phi Phi, lúc đó cô ta mới vội đứng lên nhảy ra khỏi chiếc ghế ngồi. Hoàng Uyên chạy vội lại cầm chiếc khăn màu trắng cúi đầu xin lỗi:
– Dạ, xin lỗi cô, tôi vô ý quá!
Phi Phi nhìn vạt áo ướt sũng nước của mình, nỗi bực tức dâng trào cộng với sự ganh ghét cô sẹc- via, tự dưng cô đùng đùng mắng Hoàng Uyên:
– Bộ cô không có mắt à? Hừ! Người gì mà vô ý vô tứ, sẹc- via kiểu này tôi đuổi phứt. Cô xéo đi! Đền áo cho tôi đi!
Trọng Nam thật sự khó xử. Anh kéo Phi Phi, nhẹ lời::
– Cho anh xin lỗi em đi. Chỉ vì sợ ly ngã nên cô ta vô tình làm rơi lọ hoa.
Ướt áo chứ có hư đâu mà em lo.
Phi Phi thấy Hoàng Uyên cứ cúi đầu chết lặng, cô càng ghét cái lì lợm của cô gái, liền mắng tiếp:
– Biết là ướt chứ không phải rách. Nhưng anh xem cái áo này em phải chọn lựa rất lâu để mặc. Một vệt dài ướt sũng thế này, các người xem được ư? Bán cái mạng của cô chưa đền nồi chiếc áo của tôi, cô hiểu chưa?
Bị mắng như tát nước vào mặt, Hoàng Uyên Uyên cứ đứng im chịu đựng.
Mọi người nghe ồn ào dồn cả lại xem. Vú Năm ngừng tay sang thức ăn vào dĩa bước vội về phía bàn tiệc. Phi Phi vẫn cáu gắt dữ dội:
– Đó cô thấy chưa, áo quần thế này, làm sao tôi có thể ở lại tiếp tục vui chơi chứ. Cô nói đi, đừng có đực cái mặt ra đó. Làm sẹc- via như cô nên nghỉ việc đi! Ngày mai, anh nên cho cô ta về nhà. Đáng ghét! Bẩn thỉu quá!
Vú Năm nắm tay Hoàng Uyên, lắc lắc:
– Con làm ướt áo quý cô hả con? Sao con vô ý quá vậy!
– Dạ, con lỡ tay mẹ ạ.
– Hừ! Lờ tay hay cố ý? Có lẽ cô ganh tỵ với tôi nên mới nghĩ ra kế này chứ gì?
Vú Năm biết con gái lỡ tay, nhưng thấy Hoàng Uyên bị mắng, bà cũng đau lòng. Vú Năm vội đến bên Phi Phi, năn nỉ:
– Dạ thưa cô, cơn tôi khờ khạo bị lơ tay, nó không có ý gì cả. Con dại cái mang, tôi thành thật xin cô tha thứ cho nó, thương tôi già cả mà bỏ qua cho. Tôi biết ơn cô vô cùng.
Phi Phi vẫn dữ dằn:
– Bà biết gì mà xin với xỏ! Cô ta bướng bỉnh, ngay từ đầu tôi đã biết mà không tránh được. Có phải anh nuông chiều cô ta nên cô ta xem thường tôi phải không, Trọng Nam?
Nãy giờ Trọng Nam vẫn im lặng, anh không lên tiếng vì Phi Phi đang giận.
Thấy Phi Phi đỏng dảnh mắng Hoàng Uyên, anh cũng khó chịu, nhưng sợ gặp chuyện không hay nên không xen vào. Vậy mà Phi Phi có tha đâu. Trọng Nam đứng lên làm yên lòng các vị khách:
– Các vị cứ dùng tiệc tự nhiên nha. Đêm nay, chúng ta cứ vui chơi thoải mái.
Có tiếng lao xao bàn tán:
– Chuyện gì vậy, ông chủ?
– Ôi! Chuyện phụ nữ mà có gì lớn! Ướt áo cũng om sòm. Kệ cô ta! Chúng ta khiêu vũ đi!
Mấy chàng trai hiếu kỳ tản ra. Các vị khách nước ngoài ăn uống qua loa. Phi Phi vẫn còn hậm hực, cô thanh minh với mọi người còn lại:
– Người gì mà vô ý vô tứ, làm sai mà không một lời nói dễ nghe, chỉ biết trơ mắt ra mà nhìn, thật đáng ghét!
Một vị khách an ủi cô:
– Người đẹp mà giận sẽ bị xấu đó. Cô nên mở lòng đối với kẻ ăn người ở của Trọng Nam một chút. Đừng làm mất mặt anh ấy!
Phi Phi vênh mặt, chân cô gác chéo, đưa mắt tìm Trọng Nam:
– Tôi không làm mất mặt anh ấy. Anh ấy để bọn đầy tớ làm mất mặt tôi trước còn nói gì. Các vị thấy Trọng Nam không, anh ấy không biết chọn người nên mới gây hậu quả cho người khác.
Một vị khách mời cô:
– Phi Phi nên bỏ qua đi! Chúng ta khiêu vũ, đừng làm mất vui đêm nay. Cô vẫn la trung tâm vũ trụ chứ đâu phải cô gái nhỏ bé kia.
– Anh nói thật hay, nói cho tôi khỏi buồn vì tôi biết cô gái ấy có sức quyến rũ đàn ông lắm, nhìn vào đôi mắt cô ta là anh biết ngay. Chàng trai cười:
– Cô ấy làm sao đẹp và trí thức như em. Chúng ta nhập với bọn họ mau lên!
Phi Phi nhìn xuống chiếc áo ngần ngại:
– Đừng anh, chiếc áo bị ướt khó chịu lắm!
– Sẽ khô thôi! Kìa, Trọng Nam đến. Tôi giao Phi Phi lại cho anh, giữ người cho anh mệt quá. - Vị khách vờ kêu lên rồi bỏ đi.
Trọng Nam nhẹ nhàng khoác tay cô gái:
– Anh và em nhảy một bài nha, Phi Phi.
Phi Phi nũng nịu:
– Nãy giờ bỏ người một mình buồn muốn chết. Mình tìm chỗ nào tâm sự đi anh, em nhớ anh lắm!
Vừa nói, Phi Phi vừa khoác tay Trọng Nam về phía sàn nhảy. Hai người thật tình tứ bên nhau, họ bước ra sàn nhảy lướt êm trong điệu Valse trữ tình.
Hoàng Uyên ngồi buồn thiu bên đống ly tách ngổn ngang. Cô cảm thấy giận Trọng Nam vô cùng. Anh ta không một lời thanh minh cho cô. Có lẽ Trọng Nam sợ Phi Phi buồn nên không dám nói vì cô ta là khách quý của anh. Nhưng xem ra Phi Phi và Trọng Nam rất thân mật, có khi nào họ là gì của nhau không?
Hoàng Uyên chợt nghĩ đến thân phận nhỏ bé của mình và cô buồn thê thiết, chẳng muốn làm việc nữa.
Nhớ tới lời xỉ vả của Phi Phi, bao đội mắt nhìn cô bị mắng mỏ, Hoàng Uyên cảm thấy xấu hổ và tự ái dâng cao làm tay chân cô bủn rủn. Cô muốn bỏ đi khỏi chỗ này ngay.
Nhưng vì công việc học hành, vì mẹ, cô đành kiên nhẫn, nhẫn nhục mặc cho cô ta xỉ vả. Lúc này Hoàng Uyên muốn khóc quá.
Mọi người đã ra piste khiêu vũ cả rồi. Hoàng Uyên buồn quá, cô chạy nhanh đến góc sân thượng khóc ngon lành. Cô yên trí nơi này không ai nhận ra mình.
– Cô ơi! Sao cô ngồi đây khóc một mình vậy. Ai ăn hiếp cô phải không?
Nghe tíếng hơi thật nhẹ nhàng gần bên Hoàng Uyên vội nín khóc. Cô len lén nhìn lên.
– Cô ơi! Cô có sao không?
Hoàng Uyên đáp nhỏ vẻ lo lắng:
– Ông là ai, sao không vào trong đó vui chơi? Tôi không có gì. Ông đi đi!
– Sao cô đuổi tôi? Chỗ này là chỗ của tôi đang ngắm các vì sao trên trời. Nếu không tin, cô cứ lại đây xem. Biết đâu xem các vì sao kia, cô sẽ bớt buồn hơn.
Hoàng Uyên cố nhìn trong bóng tới. Đúng là anh chàng đang dùng một cái máy và nhìn lên bầu trời đêm đen kịt có muôn vạn vì sao nhỏ bé nhấp nhánh phía trời xa.
Cô cảnh giác từ từ, bước về phía đó.
– Cô khéo kẻo đụng rơi chiếc kính viễn vọng của tôi nha.
– Anh là ai, sao lại vào đây quan sát bầu trời? Anh có phải là khách của Trọng Nam không?
– Cô ơi! Tôi nghe tiếng nói của cô giống một người, một người con gái mà tôi quen biết.
– Giống lắm à? Cô ấy ở đâu?
– Tôi không biết.
Vẫn trong bóng tối, Hoàng Uyên ngờ ngợ khi nghe giọng người đàn ông quá đỗi nhẹ nhàng.
– Anh chưa trả lời tôi. Có phải anh là vị khách đến xem triển lãm tranh của ông Trọng Nam không?
– Đúng vậy? Tôi đi với bạn, và họ đang vui chơi trong kia. Tôi không thích nhảy nhót nên ra đây một mình không ngờ lại gặp cô. Có lẽ chúng ta có duyên hay là đồng cảnh ngộ.
Hoàng Uyên giờ đã nghe rõ giọng nói của anh chàng, cô ngạc nhiên quá.
Không lẽ là Ansaki. Cô ráng nhìn kỹ anh chàng.
– Anh có đèn pin không?
– Có!
Vừa nói chàng trai vừa bấm vào đế kính, ngọn đèn đỏ soi rõ mặt anh ta.
Hoàng Uyên kêu lên:
– Ôi! Anh Ansaki phải không?
– Ủa! Sao cô biết tên tôi? Có phải cô là Hoàng Uyên, người mẫu của báo quảng cáo của chúng tôi không?
– Hoàng Uyên đây. Không ngờ chúng ta lại gặp nhau nơi này, lạ nhỉ.
Ansaki mỉm cười:
– Có lẽ là duyên số cũng nên. Sao trông cô buồn thế? Có chuyện gì mà cô tức tưởi như thế?
– Chuyện gia đình anh à! Chúng ta nói chuyện gì vui đi, đừng nhắc đến chuyện ấy nữa, em không thích.
Giọng Ansaki trầm ấm hẳn:
– Thực ra, trên đời ai cũng có nỗi buồn riêng, cái quan trọng là mình biết vượt qua nỗi buồn đề vui sống, cô nhỉ?
– Đúng, anh ạ. Em phải vượt qua để vui mà sống chứ. Nhưng có khi cần phải có người tiếp sức mình mới đủ can đảm... đi tới.
Hoàng Uyên thật lòng tâm sự với Ansaki. Ansaki cũng thích tiếp chuyện với cô:
Cô muốn ai tiếp sức cho mình? Tôi nghĩ tôi có thể giúp cô, chỉ sợ cô từ chối làm tôi ê mặt thôi.
– Cám ơn anh, tôi tự lo cho bản thân mình được mà. Bao giờ cần người trợ sức, tôi sẽ nhờ anh ngay. Lúc đó anh không được từ chối nha.
Ansaki cười nhẹ, trong bóng đêm cô vẫn nhận thấy khuôn mặt sáng tươi của anh.
– Rất hân hạnh. Tôi đâu dám từ chối một cô gái xinh đẹp, ngoan hiền như thế chứ.
– Anh quá khen. Còn tôi đâu, có xứng đáng.
Ansaki tỏ vẻ quan tâm cô, anh tế nhị hỏi han, trao đổi với Hoàng Uyên từng ý, từng lời. Cô cũng thật thà kể về mình cho anh nghe.
– Lần trước gặp cô, tôi không kịp hỏi địa chỉ, thật là thất kính, mòng cô bỏ qua.
– Dạ, đâu ai bắt lỗi phải gì anh!
– Cô thích tranh lắm phải không? - Ansaki gợi chuyện.
– Bọn em là họa sĩ, dĩ nhiên rất thích mới chọn nghề này.
– Ra thế! Tranh cô yêu nhất là trường phá nào.
– Các trường phái khác nhau về cách thể hiện, mỗi trường phái có cái đẹp khác nhau. Thật tình, được học kỹ bộ môn em thấy trường phái nào cũng phải thán phục, huống chi chúng em phải học tập và nghiên cứu nhiều về họ. Còn anh?
– Tôi đang nghiên cứu về trường phái lập thể. Tôi rất thích cách vẽ ấy. Lúc nào rảnh, cô giúp tôi tìm hiểu về mỹ thuật được không?
– Dĩ nhiên là được rồi. Chỉ sợ anh ngại, không đến.
Ansaki cười vui vẻ:
– Đến chứ! Cô mời thì tôi phải đến, ai nỡ phụ lòng bạn bè.
– Anh Ansaki nè! Thật ra, anh đang làm gì mà phải sang tận Việt Nam? Xa xôi cách trở quê hương, anh không nhớ sao?
Ansaki ngước nhìn bầu trời đêm thăm thẳm đầy sao, im lặng. Chốc sau, anh mới thong thả trả lời:
– Cô có thấy những vì sao trên kia không, nó giống như mỗi con người chúng ta, có ngôi sao dời đổi liên tục, có ngôi lại ở yên một chỗ. Cô nghĩ xem tôi giống loại nào đây.
Hoàng Uyên nghe anh triết lý thật hay, cô cười trong veo:
– Anh thay đổi không gian làm việc hay thích thay đổi về mặt nào nữa?
– Cô định hỏi tôi mặt nào? Có phải tình cảm không?
– Dạ. - Hoàng Uyên khẽ gật đầu.
Giọng anh trầm trầm:
– Điều này tôi chưa nghĩ đến. Nhưng có lẽ tôi sẽ không thay đổi khi yêu người nào đó và quyết tâm theo đuổi đến cùng. Còn cô thế nào?
Hoàng Uyên chép miệng thở dài:
– Tình cảm có ai muốn thay đổi. Nhưng lỡ anh yêu người ấy mà người ấy lại không hay biết, họ như con bướm nhởn nhơ để mình cô độc mãi với khối tình đau khổ, liệu mình có nên thay đổi không anh?
Lúc này Ansaki lắng nghe từng lời của cô và anh đã hiểu vì sao cô nàng khóc. Anh từ tốn khuyên:
Thứ tình cảm mà cô vừa nói là tình yêu đơn phương, cô không nên giữ lại làm gì. Bởi càng ôm ấp trong lòng càng đau khổ khi người ta có hiểu mình đâu.
Loại người ấy thật vô tình. Tôi có được người yêu như cô, tôi trân trọng và hạnh phúc biết mấy.
– Thật không anh?
– Thật.
– Chỉ tiếc đó là giả thiết mà thôi. Chúng ta làm gì có chuyện yêu thương nhau chứ.
– Cũng có thể.
Cả hai cùng cười. Hoàng Uyên nghĩ là anh đùa cho cô vui nên không bắt bẻ gì.
Được nói chuyện tiếp xúc với Ansaki nỗi buồn của cô vơi đi, Hoàng Uyên cảm thấy bớt tủi thân vì chuyện lúc nãy.
– Có phải có người đối xử tệ với cô không?
– Vâng!
– Một chàng trai? - Anh đoán thứ.
– Không phải.
– Vậy thì một cô gái?
– Cũng không.
– Có lẽ tôi phải đi học thêm khoa tâm lý thì mới đoán trúng. Cô có thấy tôi dở tệ không?
– Anh không dở tệ, bởi vì làm sao anh hiểu hết chuyện đời. Tất cả xảy ra như giấc mơ, khó đoán nổi sự kết thúc. Ngay cả em còn không hiểu.
– Vậy cô kể cho tôi nghe chuyện buồn của cô đi? Người ta bảo ''có người thông cảm, nỗi buồn sẽ vơi đi, niềm vui được nhân gấp bộí', cô không nhớ câu danh ngôn ấy sao?
– Biết vậy, nhưng liệu anh có giúp được em chút gì không?
– Nếu cô xem tôi là bạn, một người bạn mới quen nhưng rất chân tình.
– Dĩ nhiên là em xem anh là bạn ngay từ lúc gặp ở chỗ hội thi nấu cơm. Hôm ấy biết mặt mình đính lọ, em nghĩ anh chơi trát và hứa với lòng khi gặp lại sẽ cho anh biết tay.
– Và cô đã không phục thù tôi như lời cô hứa với lòng, vì tôi đâu có đối xử tệ với một người mình có ấn tượng chứ, đúng không?
– Anh Ansaki này? Ngoài nghề nhiếp ảnh, anh còn làm gì nữa không?
Ansaki thật thà:
– Tôi không làm nghề nhiếp ảnh mà đang nghiên cứu về đề tài văn hóa phương Đông. Lúc nào đó tôi sẽ trở về Nhật, cô ạ. Nhiếp ảnh là phương tiện để tôi nghiên cứu mà thôi.
– À! Thì ra anh đến Việt Nam làm việc chứ không phải ngao du sơn thủy.
Em cứ nghĩ anh là mấy công từ phong lưu...
Hoàng Uyên dừng lời. Có lẽ vì ghét Trọng Nam nên cô định ''vơ cả nắm''.
Ansaki hỏi thêm:
– Sao cô không tiếp đi! Công tử nhà giàu thì xấu à? Nếu họ biết sử dụng đồng tiền của mình vào những việc chính đáng, tôi nghĩ họ lý tưởng lắm chứ.
Hoàng Uyên gật gù:
– Thật ra, em không có ý ấy. Vì nghèo khổ thường bị người ta khinh khi, em đã từng như vậy. Anh có biết cảm nghĩ của em khi bị họ xem thường như thế nào không?
– Dĩ nhiên là rất khó chịu. Và cô đã khóc à.
– Anh... sao anh biết?
Hoàng Uyên rất ngạc nhiên khi Ansaki hiểu mình.
– Cô không nên buồn chuyện vớ vẩn ấy. Nói như cô, hãy xem nó như một giấc mơ, một cơn ác mộng cũng được, nhưng nó trôi nhanh vào quá khứ không để lại dấu vết gì. Từ đó cô sẽ vui hơn, giúp ta sống và làm việc.
Ansaki rất thâm thúy khuyên cô nhiều điều mà Trọng Nam không hề có.
Hoàng Uyên từ chỗ có ấn tượng tốt về anh chuyển sang thích nói chuyện với anh hơn.
Hai người cứ đứng trời đêm mà nói chuyện. Câu chuyện mỗi lúc một sôi nổi hơn. Ansaki trao đổi với cô về phong tục, tranh ảnh và ẩm thực Việt Nam...
Những đề tài mà anh đáng nghiên cứu, rất am hiểu và thành thạo về bề mặt, còn nghiên cứu sâu anh phải hỏi Hoàng Uyên. Cô giới thiệu với anh những nhà hàng đặc sản Việt Nam, Ansaki mê mải lắng nghe. Nói chuyện với Ansaki, Hoàng Uyên vơi đi niềm tủi thân tự bao giờ. Thì ra, bên cạnh cô cũng có ít ra một người bạn biết thông cảm.
Ansaki mời cô một cách bất ngờ:
– Hoàng Uyên! Cô rất giỏi về chuyên môn, biết nấu nướng giỏi lại sành về tranh, biết nhiều phong tục quê hương mình, cô có thể giúp tôi không?
Hoàng Uyên cười vui vẻ:
– Chuyện nhỏ! Chuyện gì biết, em giúp anh ngay. Cái nào không biết, em sẽ nhờ bạn. Bạn bè em nhiều người hiểu biết hơn em nhiều.
– Tốt quá! Không ngờ tôi gặp hên.
– Anh đừng khen vội. Con nhỏ bạn em sẽ ganh tỵ cho mà xem. Ansaki! Anh chưa có người yêu hay là để em giới thiệu cho anh một thư ký riêng. Bắc nhịp cầu Việt Nhật, chúng ta sẽ thân thiện hơn.
Ansaki kêu lên:
– Ôi! Nếu được như vậy tốt quá!
Hoàng Uyên đùa tiếp:
– Điều kiện của anh là gì?
– Tình cảm không thay đổi.
– Còn ngoại hình?
– Tùy cô chọn.
– Dễ vậy sao?
– Tôi dễ lắm! Nếu không vừa ý thì dừng lại làm bạn cũng được. Người đó cần xinh đẹp một chút, dễ coi một chút, mẹ tôi hơi khó tính.
– À, ra vậy! Mẹ anh là mẫu người thế nào?
Ansaki phác một cử chỉ khó hiểu:
– Lúc nào sang Nhật, tôi giới thiệu với cô, cô sẽ hiểu ngay. Còn bây giờ thì khó nói lắm.
Cả hai lại cười vang trong góc tối của sân thượng. Ansaki chỉ lên bầu trời, anh nói nhỏ:
– Hoàng Uyên có nghĩ là mỗi con người là một vì sao xa, đến chu kỳ nào đó chúng lại xích lại gần nhau. Những người yêu nhau cũng thế.
– Anh giàu trí tưởng tượng quá, Ansaki.
– Đâu bằng cô họa sĩ lúc nào cũng để tâm hồn mình bay bổng, đúng không?
– Tùy người anh à. Người thích hiện thực hay lãng mạn mà tâm hồn thay đổi liên tục.
– Cô thích loại tranh nào?
– Chút chút lãng mạn, anh ạ.
– Còn ẩm thực, cô cũng khéo léo. Vậy món ăn thế nào mới ngon hở cô?
Ansaki chuyển sang các món ăn Việt Nam, Hoàng Uyên cười lúng liếng:
– Hôm nào rảnh, em sẽ đưa anh đi thưởng thức các món ăn của dân tộc.
Ngon lắm, nhưng không hiểu anh có hợp khẩu vị không. Nếu anh thích, bọn em sẽ chiêu đãi anh miễn phí.
– Các cô tốt quá!
Ansaki bấm đèn pin nhó xíu trong tay xem đồng hồ:
– Đã hơn 10 giờ đêm rồi. Cô về nhà mình chứ?
– Dạ, em làm công ở đây. Nhà em ở bên dưới. Còn anh, sao chưa về, muộn rồi?
– À! Tôi đi với mấy người bạn, họ còn mãi vui chơi, có lẽ khuya mới về.
– Anh cũng là khách mời của Trọng Nam?
Ansaki cười vì Hoàng Uyên hỏi lại anh câu này lần nữa. Anh không trả lời mà hỏi lại cô:
– Cô và Trọng Nam có quan hệ gì? Một họa sĩ nổi tiếng ở thành phố, anh ấy có quan hệ rất rộng, chúng tôi là thành viên của Hội Văn hóa Việt Nhật nên rất muốn đến làm quen và học tập.
Sợ Ansaki hiểu lầm, Hoàng Uyên lắc đầu:
– Em và anh ta là thầy trò.
– Vậy thì tốt rồi, có một thầy giỏi, trò sẽ giỏi theo.
Hoàng Uyên vuốt lại mái tóc bị gió đùa phất vào mặt Ansaki. Mùi hương con gái thoang thoáng trong không gian ngan ngát. Ansaki muốn nhìn rõ cô hơn:
– Chúng ta lại bàn ngồi nói chuyện nha!
Hoàng Uyên từ chối lời đề nghị của anh:
– Thôi, khuya rồi, em vào dọn dẹp đây. Anh vao bàn ngồi nghỉ, tự nhiên đi.
Nếu Trọng Nam biết anh đứng đây, anh ấy phiền em chết.
Ansaki dường như tiếc nuối cuộc gặp gỡ, anh ngần ngừ:
– Hôm nào cô cũng làm đến khuya sao? Thật là vất vả. Sao cô không tìm việc khác?
Không ngờ Hoàng Uyên chỉ cười:
– Em chỉ phụ mẹ em đỡ vất vả, kiếm tiền thêm để tự đi học. Số em nó như thế mà anh, quen rồi.
Ansaki tự nhiên thấy tội nghiệp cô gái hiền thục, ham học mà nghèo này.
Anh đề nghị Hoàng Uyên:
– Em có thể tìm việc ở nhiều nơi phù hợp với nghề nghiệp của mình. Tôi sẽ giới thiệu cho cô một chỗ, không biết cô nhận không?
Hoàng Uyên vui mừng ra mặt:
– Cám ơn anh, em sẽ suy nghĩ lại.
Ansaki thu dọn chiếc kính viễn vọng vào chiếc ba lô con làm Hoàng Uyên ngạc nhiên.
– Có phải em làm phiền cuộc quan sát của anh không? Xin lỗi anh nha. Hẹn hôm nào sẽ gặp lại!
Vú Năm chạy lên sân thượng dáng vẻ bồn chồn. Hoàng Uyên biết mẹ đang tìm cô, cô liền khéo léo chào Ansaki:
– Có lẽ mọi người đang tìm em. Ở đây không tiện, hẹn gặp lại anh nha, Ansaki.
– Chào cô, hẹn gặp lại. À quên! Cô cầm lấy giấy mời này, tuần sau nhớ đến Đại sứ quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh để cùng dự hội thảo về Văn hóa phương Đông nhé. Tôi hy vọng cô không từ chối.
Hoàng Uyên đứng lại, Ansaki cầm nhẹ tay cô đưa lên và anh đặt một cách trân trọng tờ giấy mời vào tay cô. Hoàng Uyên tự nhiên cầm lấy. Cô hơi bối rối vì lời mời của anh, một hội thảo quan trọng và cô được vinh dự tham gia.
Hoàng Uyên bước nhanh về phía dãy bàn đang rực rỡ ánh sáng. Ansaki với theo bằng một tràng tiếng Nhật:
– Nhớ đến, tôi chờ nha!
Hoàng Uyên mỉm cười một mình.
Mẹ cô quay lại, bà nhìn cô không, chớp mắt:
– Nãy giờ con ở đâu, mẹ tìm không thấy. Mẹ lo...
Vú Năm bỏ dở câu nói nhìn Hoàng Uyên đang lúi húi làm việc giúp mẹ. Cô nhét tấm thiệp mời vào túi áo và lặng thinh. Vú Năm ngạc nhiên:
– Con buồn chuyện ấy phải không? Người ta có quyền thế muốn nói gì mà chẳng được. Đừng để ý lời mạt sát của họ, con à.
Hoàng Uyên sợ mẹ buồn, thở hắt ra một cái, chép miệng giọng buồn ngủ:
– Con đâu có buồn... buồn ngủ thì có!
Vú Năm an tâm vì Hoàng Uyên rất ít giận ai. Cỏ 1ẽ tính tình ấy khiến Hoàng Uyên trẻ trung, vui nhộn để hòa đồng. Bà đâu biết Hoàng Uyên đã lớn và cô rất tự ái, nhất là bị một phụ nữ mắng mình trước đám thực khách, đáng buồn lắm chứ. Mẹ cô không hiểu nổi cô đâu. Cô thấy nỗi buồn lại dâng lên lớp lớp.
Hoàng Uyên muốn dọn dẹp thật nhanh những miếng bánh, thức ăn thừa mứa lẫn mùi rượu Tây, rượu nho làm cô lợm giọng. Đầu óc Hoàng Uyên choáng váng. Đôi mắt muốn díp lại. Một chiếc ly lại rơi xuống nền khô khốc vỡ tan.
Hoàng Uyên giật mình choàng tỉnh. Vú Năm vội vã cùng cô nhặt hết mảnh vỡ.
Trong cô, nỗi lo sợ về một sự đổ vỡ nào đó dâng lên làm cô sợ hãi. Vú Năm cứ im lặng không nói lời nào. Bà nhìn quanh. Mọi người đã tản đi cả. Chỉ còn vú Năm với cô con gái tâm hồn đang bất ổn và bầu trời đêm vây quanh họ, mỗi lúc một dày hơn.