Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 186: 186: Ai Cũng Có Số Cả Rồi

Hôm Tứ Bảo và tiểu Triệu thị về lại mặt thì tiểu Lý thị cũng sinh một đứa con gái như quả táo hồng.
Hiện tại Đào Tam gia đủ cả chắt trai và gái nên cả ngày vui ơi là vui.


Con trai Đại Bảo sinh vào dịp Tết Trung Thu, Phan thị ăn nhiều bánh trung thu quá mới sinh hắn thế là ông vung tay lên lấy cái tên ‘Bánh Bánh’ làm nhũ danh.
Cả nhà kháng nghị quá cuối cùng ông đành đổi thành ‘Bân Bân’.


Hiện giờ chắt gái ra đời nên Đào Tam gia lại vò đầu suy nghĩ cả đêm mới nghẹn được hai chữ “Y Y”.
Sinh vào tết Trung Thu gọi là Bánh Bánh, sinh tháng chạp thì khó nói.


Nhị Bảo biết ông nội đặt tên chẳng ra gì, hắn nghĩ thầm nếu con gái bị đặt tên ‘thịt khô’ hay ‘tháng chạp’ rồi ‘tịch mai’ hoặc ‘thịt khô thơm’ gì gì đó thì hắn sẽ kháng nghị đến cùng.


Ai biết lần này ông nội còn đáng tin cậy, hai chữ ‘Y Y’ này có nghĩa là ‘lả lướt’, không tệ.
Tứ Bảo và tiểu Triệu thị trở về đã thấy trong nhà có thêm một đứa cháu gái thế là lại càng vui mừng.


Đào Tam gia ôm Bân Bân, mặt cười như hoa, Lý thị và Lưu thị thì ở trong bếp làm cơm ở cữ.
Trương thị ở cạnh con dâu, cười tủm tỉm nhìn cháu gái bọc trong tã lót.
Bà ấy nhìn kiểu gì cũng không thấy đủ, đặc biệt là đôi mắt hai mí rõ ràng kia, càng khiến Trương thị vừa lòng.


Hiện giờ Đại Bảo có con trai, Nhị Bảo có con gái thế là Tam Bảo lại bối rối.
Đặc biệt là Tứ Bảo cũng đã cưới vợ, nếu hắn lại có con trước thì sau này Tam Bảo sẽ bị hắn chèn ép.


Vì thế Tam Bảo sầu đến vò đầu bứt tai, còn chủ động cầu Nhị Bảo kê thuốc điều trị cho hắn và Ân thị.
Nhị Bảo cười nói: “Việc con cái không cần sốt ruột, em dâu điều trị hai năm đã ổn rồi, tâm tình nhẹ nhàng là sẽ có thôi!”


Tam Bảo vội trợn mắt la lên: “Tâm tình đệ sao mà nhẹ nhàng được? Nhị ca nói dễ quá nhỉ! Không được, nhị ca đừng keo kiệt, mau kê cho đệ mấy thang thuốc đi!”
Nhị Bảo đẩy Tam Bảo ra và nói: “Là thuốc sẽ có ba phần độc, nghe nhị ca, uống ít thuốc vẫn tốt hơn!”


Tam Bảo vừa lẩm bẩm vừa ra khỏi y xá.
Ngược lại vợ hắn vẫn nhẹ nhàng chẳng hề để ý chút nào.
Cả ngày Ân thị đều giúp đỡ Lý thị và Lưu thị nấu cơm, làm việc nhà, nhàn thì thêu hoa, tích cóp đủ rồi nàng sẽ để Tam Bảo mang lên trấn trên gửi bán.


Ngày tháng trôi qua cực kỳ dễ chịu, nàng ấy chẳng hề lo lắng tí nào.
Tứ Bảo mới cưới vợ nên hai vợ chồng cực kỳ ngọt ngào, ân ái.
Cả tết này hai người đều dính nhau như hình với bóng.


Nhà họ Đào có điều kiện hơn nhà họ Triệu, tiểu Triệu thị lại gầy nên được Lý thị liệt vào danh sách đối tượng trọng điểm cần được vỗ béo.


Trên bàn cơm bà gắp thịt và đồ ăn ngon cho cháu dâu, còn không ngừng nhắc: “Vợ Tứ Bảo ăn nhiều một chút, nhìn cháu gầy như cây gậy trúc kìa!”
Người nhà họ Đào đối xử với tiểu Triệu thị cực kỳ nhiệt tình, trong lòng nàng ta đương nhiên cảm kích.


Hơn nữa quan hệ mẹ chồng nàng dâu và chị em dâu cũng rất hòa thuận vì thế tiểu Triệu thị cảm kích vợ Trường Võ đã giới thiệu cho mình hôn sự tốt như thế.
Nàng ta thường xuyên tới nhà Trường Võ, coi Triệu thị như thân nhân trong nhà.


Tiểu Triệu thị tuy gầy nhưng lại có sức, làm việc nhà cực kỳ nhanh nhẹn.
Đây là kinh nghiệm luyện được từ khi còn ở nhà.
Tới khi cày bừa vụ xuân nàng thấy nam nhân trong nhà khiêng cuốc ra đồng làm việc thì cũng nhanh nhẹn cầm cuốc đuổi kịp.


Lý thị thấy thế thì cười ha ha và tiến đến ngăn người lại: “Vợ Tứ Bảo làm gì thế?”
Tiểu Triệu thị nghiêm túc nói: “Bà nội, cháu cũng giúp đỡ xới đất!”
Lý thị cười nói: “Trong nhà nhiều lao động như thế nên không cần nữ nhân phải ra đồng đâu!”


Tiểu Triệu thị vẫn nài nỉ: “Bà nội, lúc ở nhà mẹ đẻ cháu thường xuyên làm việc, cháu có sức mà!”
Tứ Bảo thương vợ nên khuyên: “Tịch Mai, nàng ở nhà giúp bà làm việc nhà là được, việc ngoài ruộng cứ giao cho lao động chính như ta!”


Tam Bảo vui vẻ trêu: “Nếu lao động chính Tứ Bảo đã ra tay thì ta chắc không cần đi nữa nhỉ? Nhị thúc, mọi người cũng buông cái cuốc về phòng uống trà đi! Ông nội cũng dắt lừa ra cửa thôn cho nó ăn cỏ nhé!”


Hiện tại trọng tâm của Tứ Bảo đều đặt trên người vợ nên cũng lười không thèm so đo với Tam Bảo mà chỉ trợn mắt nhìn tên kia sau đó quay đầu chớp chớp mắt với vợ và khiêng cuốc ra ngoài.
Tiểu Triệu thị đỏ mặt thả cái cuốc về phòng chứa đồ sau đó giúp đỡ Lý thị cho heo cho gà ăn.


Nàng bận rộn không ngừng, không chịu ngồi yên lúc nào, tay chân cũng nhanh nhẹn.
Dù vậy cũng có việc nàng không làm được, đó là thêu hoa.
Khâu khâu vá vá thì nàng còn miễn cưỡng chắp vá, chứ thêu thì quá khó.


Cái này cũng dễ hiểu, điều kiện nhà nàng kém, thân thể mẹ nàng không tốt nên nàng sớm phải xuống ruộng giúp đỡ, làm gì có thời gian học thêu thùa với làm giày!


Bốn cô cháu dâu trong nhà ai cũng có sở trường riêng: Phan thị nấu cơm rất ngon, tiểu Lý thị hỗ trợ xử lý y quán, Ân thị thêu hoa hoặc may áo đều đẹp, còn tiểu Triệu thị thì giỏi trồng rau, cho heo và cho gà ăn.


Lý thị, Lưu thị và Trương thị lúc này đúng là nhàn hẳn, chỉ cần hỗ trợ cháu dâu làm việc nhà.
Lý thị gặp ai cũng khoe cháu dâu nhà mình giỏi, chọc cho người trong thôn cực kỳ hâm mộ.
Vợ Tứ Bảo là do Lý thị tự mình chọn nên người tuy gầy nhưng eo nhỏ, hông to, dễ sinh đẻ.


Quả nhiên mới vào cửa hai tháng nàng ta đã có thai.
Tứ Bảo vui cười chỉ thấy răng không thấy mắt, Tam Bảo thì sầu đến độ mày nhíu chặt.
Vì Ân thị mang thể hàn nên mấy năm nay vẫn phải điều trị.


Lý thị lén thương lượng với Đào Tam gia nếu Ân thị thật sự không sinh được thì sẽ để đứa con sau của Đại Bảo quá kế qua làm con Tam Bảo.
Dù sao Ân thị cũng là ân nhân cứu mạng Tam Bảo, bọn họ không thể làm chuyện qua cầu rút ván.


Đào Tam gia cũng tán đồng chuyện này thế là Lý thị lại tìm cơ hội thương lượng với Lưu thị và bà ấy cũng đồng ý.
Trường Phú biết chuyện cũng không có ý kiến còn Đại Bảo và Phan thị thì mọi người quyết định chưa nói vội, chờ hai vợ chồng sinh thêm mấy đứa con nữa rồi lại nói.


Tuy Tam Bảo gặp áp lực lớn, rất muốn sinh con nhưng hắn thật lòng yêu thương vợ, trong lời nói trước giờ chưa từng gây áp lực gì.
Có điều hành động của hắn lại thể hiện hết.


Hắn mang cái danh lao động chính cũng không phải hư danh, vào ngày mùa hắn còn kiềm chế một chút chứ vào thời điểm nhàn hạ, cứ ăn cơm xong, tới lúc nghỉ ngơi là hắn lại thổi nến ôm vợ chinh chiến.
Chờ vợ hắn có thai đã là 2 năm sau.
Đương nhiên không cần phải nói Tam Bảo vui mừng thế nào.


Không có việc gì hắn cũng cười như tên điên, đồng thời hắn càng yêu chiều Ân thị, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa.
Người một nhà cũng vui mừng cho hắn nên mặc kệ hắn muốn làm gì thì làm, miễn không ảnh hưởng tới sức khỏe Ân thị là được.


Bánh Trôi của Ân gia đã 3 tuổi, hắn lớn lên tuấn tú, môi hồng răng trắng, bộ dạng thực sự khiến người ta thương không hết.
Ân Tu Trúc biết Ân thị có thai thì đương nhiên vui mừng.
Hắn còn cưỡi ngựa lên trấn trên mua quà sau đó lại về gấp và mang theo Bánh Trôi tới Đào gia.


Đào thị cũng muốn đi theo nhưng bụng lại to nên không tiện.
Bánh Trôi chính là khách quen của nhà Đào Tam gia.
Sườn núi yên ắng đâu có vui như nhà họ Đào.


Biểu đệ Bân Bân nhỏ hơn hắn 4 tháng, biểu muội Y Y nhỏ hơn hắn 8 tháng cùng biểu đệ Thông Thông nhỏ hơn hắn 1 tuổi 8 tháng đều là bạn chơi cùng hắn.
Mấy đứa nhỏ tụ lại một chỗ, mặc kệ có thể nói hiểu hay không vẫn có thể dùng bản năng mà chơi với nhau.


Bân Bân lớn lên giống Phan thị, chỉ mới nhìn một cái Phan chưởng quầy đã nước mắt tung hoành.


Đứa nhỏ này quá giống đứa con trai chết yểu của ông ấy, vì thế Phan chưởng quầy bị Bân Bân câu hồn, một ngày không gặp là nhớ đến hoảng, phải thường xuyên chạy tới Đào gia thôn thăm hắn, bỏ cả Duyệt Lai Phạn Quán cho Đại Bảo toàn quyền xử lý.


Bân Bân dù sao cũng là đích tôn của nhà Đào Tam gia vì thế Phan chưởng quầy chỉ có thể mang theo một đống đồ ăn ngon cùng đồ chơi đến nhà họ vài lần nhưng chẳng thể ở lâu.
Sau vài lần ông quyết định vung tay lên xây một ngôi nhà ngói thật lớn ở cửa thôn.


(Hãy đọc thử truyện Bần gia nữ của trang Rừng Hổ Phách) Hiện giờ, Phan chưởng quầy mang theo Tôn thị ở dầm dề tại đó, mỗi ngày lắc lư tới nhà Đào Tam gia chơi với cháu ngoại.
Phan chưởng quầy cũng mua mười mẫu ruộng ở đây, trước giờ đều là một nhà Đào Tam gia gia hỗ trợ trồng trọt.


Lương thực thu được Phan chưởng quầy cũng không lấy, nói là cho con gái mình, bây giờ có cháu ngoại rồi thì ruộng đồng ấy lập tức chuyển cho hắn.
Ngoài ra gia sản, nhà cửa của ông cũng đều là của Bân Bân.


Trong thôn có vài người trẻ tuổi cũng muốn lên trấn trên tìm việc làm nên nhờ Đại Bảo nhà Đào Tam gia giúp đỡ giới thiệu.
Hiện tại Đại Bảo toàn quyền quản lý Duyệt Lai Phạn Quán nên cũng thuê thêm ít người trong thôn tới hỗ trợ.


Việc làm ăn của tiệm vẫn duy trì không tồi, học trò phòng thu chi hiện tại cũng đã có thể tự mình đảm đương thế nên Đại Bảo cũng nhẹ gánh, lâu lâu lại về Đào gia thôn thăm người nhà, thuận tiện báo cáo tình hình làm ăn với cha vợ.


Cứ thế qua 5 năm Đại Bảo đã 28 tuổi, Đào Tam gia cũng đã 71 tuổi.
Trừ tịch năm nay Đào Tam gia muốn làm thật lớn, mời Ân gia và Phan gia cùng tới đoàn tụ.
Sáng sớm ngày trừ tịch Lý thị đã dậy để chỉ huy việc bếp núc.


Phan thị là đầu bếp chính, Lưu thị và Trương thị hỗ trợ, tiểu Lý thị, Ân thị và tiểu Triệu thị thì phụ trách rửa rau, thái thịt.
Các nữ nhân làm đâu vào đấy còn đám nam nhân thì vội vàng viết và dán câu đối xuân.


Câu đối là do Ân Tu Trúc đề bút, Đại Bảo và Nhị Bảo phụ trách dán, Tam Bảo và Tứ Bảo đứng ở nơi xa xem đã thẳng chưa.
Hiện giờ tất cả đều con cái đề huề nhưng Tam Bảo và Tứ Bảo vẫn không bỏ được cái tính hồi nhỏ.


Chỉ một lát hai người lại đuổi đánh nhau khiến cả đám trẻ con được dịp chạy theo thành một hàng.
Tứ Bảo dừng lại tự nguyện làm gà mẹ che chở một đám nhóc con phía sau, Tam Bảo thì làm diều hâu rình bắt gà con.