Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 171: 171: Đấu Kê Cô

Lý thị ghé thăm mấy người chị em đáng tin cậy ở trong thôn về thấy Đào thị đã trở lại thì vui vẻ hỏi han.
Tuy con của Đào thị là chắt ngoại nhưng cũng là chắt, tình cảm này không thể kém, đặc biệt với người già.
Người ta thường nói “cách một đời” thì tình cảm càng thêm đậm.


Chính vì thế tình cảm giữa ông bà, cụ kị với cháu chắt đúng là không thể coi thường được!
Trương thị hỏi: “Nương, ngài tìm ai hỏi thăm vậy?”
Lý thị đáp: “Còn có thể là ai? Là nhị thẩm, tứ thẩm và ngũ thẩm của con đó.


Còn có vợ Trường Võ, Trường Tổ cũng phải chào hỏi.
Đại thẩm của mấy đứa thì ta không tới, thân thể Đào lão đại không tốt nên bà ấy cũng rất vất vả, ta không muốn mang những việc này ra làm phiền bà ấy!”


Trương thị nghe Lý thị nói tới mấy phụ nhân trong thôn thì đều ưng, bọn họ đều là những người đáng tin cậy.
Lúc này nàng mới nói: “Cuối tháng 8 này mà có đối tượng thích hợp thì hai nhà có thể đính thân, muộn nhất là tới sang năm là có thể cưới người vào nhà!”


Lý thị gật đầu nói: “Đúng vậy, cần phải làm sớm để tháng chạp cưới là vừa.
Lúc trước đúng là nhiều việc quá lo không xuể.
Khi ấy chuyện của Đại Bảo khiến mấy thằng em hắn phải chờ, đến ta cũng thấy gấp gáp chết đi được.


Lúc này cuối cùng cũng cưới được ba đứa cháu dâu, lòng ta cũng rất vừa ý.
Nay chỉ còn dư lại mình Tứ Bảo vì thế ta phải chậm rãi chọn lựa mới được.”
Trương thị vội la lên: “Nương, ngài phải dứt khoát chút, đừng chậm trễ Tứ Bảo.


Sang năm hắn đã 18 rồi, đứa nhỏ bằng tuổi hắn trong thôn đã có con rồi ấy!”
Lý thị khẳng định: “Yên tâm đi, lòng ta hiểu rõ!”
Đào thị biết bà nội đang tìm vợ cho tứ ca thì cũng vui vẻ hỏi: “Bà nội, tốt nhất là ngài nên chọn cô vợ đanh đá một chút cho tứ ca.


Giống Nha Nha tỷ là tốt nhất!”


Lý thị nghe Đào thị nói thế thì nhớ tới cảnh Tứ Bảo ngày xưa bị Nha Nha đuổi vòng quanh thôn thế là không quá vui hỏi: “Vì sao? Không phải Tứ Bảo rất sợ Nha Nha sao? Sao người làm em như con lại không thương anh mình thế? Ta làm bà còn đau lòng hắn, nếu tìm một người vợ đanh đá thì chẳng phải lỗ tai Tứ Bảo sẽ bị dài như con lừa à, không được!”


Đào thị nghĩ nghĩ rồi gật đầu nói: “Cũng phải, cháu quả thực không nghĩ chu đáo, nếu tìm một người đanh đá quản tứ ca quá thì chẳng phải huynh ấy sẽ bị bắt nạt cả đời ư?!”


Trương thị cũng tán đồng với quan điểm của Lý thị: “Tính tình Tứ Bảo hiền lành, không thể tìm người quá đanh đá được!”
Lưu thị cười nói: “Sao mà ghê gớm như mọi người nói được.


Khi còn nhỏ Nha Nha quả hơi đanh đá nhưng sau khi gả chồng không phải vẫn hiền huệ đấy thôi? Mọi người không thấy bộ dạng nàng dịu dàng quan tâm Tiểu Hổ đâu, chả có tí đanh đá nào của lúc còn nhỏ!”


Lý thị nói: “Duyên phận là do trời định, vợ Tam Bảo và cháu rể không phải ví dụ sờ sờ đó à? Người xa ở ngoài ngàn dặm nhưng chỉ cần có duyên thì khẳng định sẽ cùng nhau quy về một mối! Ta sẽ kiên nhẫn chờ làng trên xóm dưới xem có cô nương nào tốt không! Luôn có người có duyên với Tứ Bảo nhà chúng ta!”


Đám Lưu thị đều gật đầu, lại sôi nổi phát biểu ý kiến.
Đào Tam gia dắt lừa về thì tâm tình cũng không tệ như buổi sáng nữa.
Ông hừ hừ hát và buộc lừa vào chuồng, đại Hoàng Hoàng cũng chạy một vòng quanh thôn rồi rúc vào với đám nữ nhân bắt đầu cắn chân mình.


Đào thị ăn cơm chiều ở nhà mẹ đẻ rồi lại ăn vạ bắt Ân Tu Trúc cõng mình ra về.
Ân Tu Trúc đương nhiên là vui vẻ đồng ý cõng vợ về nhà.


Trong lòng hắn tính ngày, nhưng nghĩ tới vợ mình còn nhỏ vì thế hắn không dám làm gì quá đáng mà khẽ cắn môi quyết tâm chờ tới khi đứa nhỏ được sinh ra.
Nắng gắt cuối thu không kiêu ngạo được bao lâu đã bị sương muối và sương mù dày đặc đánh bại.


Trời dần lạnh hơn, người nhà họ Đào đều mặc áo trong áo ngoài chống lạnh.
Đào Tam gia mang theo con cháu thu cây cao lương và cây bắp về nhà chất vào phòng làm củi đốt.
Ông cũng chia một ít cho nhà Ân Tu Trúc để hắn đốt giường đất.


Ân Tu Trúc chỉ cần đốt sưởi căn phòng hắn và Đào thị ở nên không cần quá nhiều củi lửa.
Đống rơm rạ và mạch cán nhà họ Đào mang tới là đủ để hắn đốt, còn củi lửa nấu cơm thì hắn ra sau núi chặt cây khô về.


Hắn chém đống củi khô đó thành từng đoạn chất ở góc tường tại sân sau, cái này dùng tốt hơn rơm rạ và mạch cán nhiều.
Không những lửa bùng to mà còn kéo dài, chỉ vài thanh củi là đủ nấu một bữa cơm.


Người ta thường nói dựa núi ăn núi, dựa sông ăn sông, hiện giờ Ân Tu Trúc đúng là như thế.
Không những hắn có củi lửa từ trên núi mà còn có nước suối nguồn.
Vào ngày nắng đẹp hắn sẽ đi dọc sườn núi tìm chút nấm dại và mộc nhĩ.


Hắn là người phương bắc, nơi ấy nhiều loại sản vật miền núi vì thế dù hắn chưa lên núi hái bao giờ nhưng vẫn nhận ra những loại có thể ăn được.
Xuất phát từ sự cẩn thận hắn vẫn mang đống nấm và mộc nhĩ kia giao cho Đào Tam gia để ông kiểm chứng.


Dù sao trời nam đất bắc thiếu gì chuyện lạ, không nhất định đồ giống nhau cũng có công dụng như nhau.
Mỗi năm vào mùa thu Đào Tam gia cũng sẽ vào núi hái nấm và đồ ăn, vì thế ông cực kỳ quen thuộc với những thứ có thể ăn được.


Ông chỉ vào một loại mộc nhĩ nhỏ bằng cái bát và nói: “Loại mộc nhĩ này lớn lên ở cây sồi, có thể ăn nhưng không thể ăn tươi mà phải phơi trước, sau này ăn thì ngâm nước là được.”


Đào Tam gia nhặt đám mộc nhĩ không ăn được qua một bên và nói: “Nghe nói cây sồi này là nguyên liệu tốt để đốt than nhưng người trong thôn chúng ta chẳng ai biết cách, cũng chẳng ai chặt sồi làm than.
Như vậy cũng tốt, đỡ vì đốt than mà chém chọc cả ngọn núi!”


Ông lại nhặt lên một cây nấm màu xám và nói: “Loại nấm này mọc cạnh cây dương, ăn khá ngon nhưng nếu ăn nhiều sẽ đau bụng, hẳn là có độc nên đừng ăn!”
Ân Tu Trúc vội ném nấm kia đi và tiếp tục khiêm tốn nghe Đào Tam gia truyền thụ kinh nghiệm.


Đào Tam gia lại lấy một loại nấm trắng xòe ô và cười nói: “Cái này tốt! Đây là Đấu Kê Cô, có thể ăn, mùi vị cũng bá cháy! Cây Đấu Kê Cô này đã mở hết mũ, chứng tỏ nó già rồi, vị kém hơn một chút.


Hái Đấu Kê Cô phải canh thời điểm, sau cơn dông hai ngày là lúc tốt nhất để hái, khi ấy nấm mới chui ra khỏi đất, mũ mới giãn một nửa, mùi vị cũng ngon nhất!”
Ân Tu Trúc đón lấy cây nấm từ tay Đào Tam gia và hỏi: “Ông nội, nấm này đã già thì có ăn được nữa không?”


“Ăn được, chỉ là không ngon bằng nấm non thôi.” Đào Tam gia nói.
Ân Tu Trúc vứt hết chỗ nấm không thể ăn sau đó nhặt mộc nhĩ cây sồi và Đấu Kê Cô ra một chỗ riêng.
Hắn để phần lớn lại cho nhà Đào Tam gia, chỉ mang một ít về nhà mình chuẩn bị xào cho vợ hắn ăn.


Đào thị nhìn thấy Đấu Kê Cô thì mắt sáng quắc và hét toáng lên: “A, Đấu Kê Cô, cái này xào rau là ngon nhất.” Nói xong nàng còn nuốt nuốt nước miếng, hận không thể nuốt luôn đống nấm trong tay Ân Tu Trúc cho rồi.


Ân Tu Trúc lắc lắc cái rổ đựng nấm lên cao hơn và cười nói: “Nàng ngoan ngoãn chờ nhé, ta đi làm cơm trưa!”
Đào thị nắm lấy ống tay áo hắn giống như khi còn nhỏ vẫn nắm tay áo anh trai sau đó vừa chơi xấu vừa làm nũng, một hai phải đi theo tới nhà bếp.


(Truyện này của trang Rừng Hổ Phách) Ân Tu Trúc luyến tiếc không muốn để nàng phải làm việc nên để nàng ngồi ở ghế nhỏ bên cạnh nhìn là được.
Nhưng Đào thị lại không phục: “Ta đâu có yếu ớt như thế!”
Ân Tu Trúc làm lơ kháng nghị của vợ mà nhanh chóng mang mộc nhĩ tới sân trước phơi.


Chờ hắn quay lại nhà bếp đã thấy vợ hắn đang rửa nấm thế là Ân Tu Trúc vội vàng tiến lên ôm nàng qua một bên.


Đào thị chu miệng oán giận: “Nhị ca nói qua ba tháng là có thể làm việc, ta cũng muốn hỗ trợ! Mỗi ngày ta không ngồi thì nằm, nghẹn muốn chết!” Nói xong nàng kéo cánh tay Ân Tu Trúc mà lắc lắc.
Đây là chiêu nàng hay dùng với các anh và tuyệt đối hữu hiệu.


Ân Tu Trúc bị nàng làm nũng thì không còn cách nào, đành phải đồng ý cho nàng giúp nhóm lửa.
Nhưng trước đó hắn vẫn giành lấy việc đốt lửa, lại dọn củi tới bên chân cho nàng.
Đào thị chỉ cần duỗi tay đẩy củi vào trong lò là được.


Ân Tu Trúc vừa lòng còn Đào thị vẫn bĩu môi không vui thế là hắn chọc nàng vài câu.
Đào thị bị chồng trêu chọc thì cười ha ha, hai vợ chồng cứ thế vui vẻ cùng làm cơm trưa.
Trưa nay nhà Đào Tam gia cũng xào Đấu Kê Cô, Tam Bảo và Tứ Bảo là vui mừng nhất.


Đấu Kê Cô chính là thứ bọn họ yêu thích, thậm chí chỉ cần nhắc tới ba chữ này là cả hai đứa đều chảy nước miếng.
Đào Tam gia cười mắng: “Lúc này mới biết chảy nước miếng à, sao ngày thường không thấy hai đứa đi lên núi tìm nấm thế?”


Tam Bảo cười nói: “Ông nội, ngày thường bận việc đồng áng, một khi bận thì bọn cháu đâu nhớ ra chuyện đi hái nấm.
Chờ bọn cháu nhớ ra thì Đấu Kê Cô đều bị người trong thôn hái hết rồi!”


Đào Tam gia vẫn mắng: “Làm gì mà nhiều việc thế, hai đứa mà rảnh thì cũng theo Tu Trúc vào rừng một vòng đi, tìm chút nấm hoặc mộc nhĩ về phơi khô để dành ăn tết!”
Tam Bảo và Tứ Bảo đều gật đầu.
Ngũ Bảo tan học về, phía sau là đại Hoàng Hoàng lẽo đẽo đi theo.


Vừa vào đến sân Ngũ Bảo đã ngửi thấy mùi nấm thơm mê người truyền tới nên hỏi: “Ông nội, giữa trưa ăn Đấu Kê Cô sao?”
Tam Bảo vui hớn hở nói: “À, tiểu thư sinh nhà ta cũng là kẻ tham ăn chính cống! Vừa ngửi mùi đã biết là Đấu Kê Cô!”


Ngũ Bảo nghiêm trang nói: “Tam ca, lúc huynh nói ba chữ Đấu Kê Cô rõ ràng đã nuốt nước miếng nhưng đệ thì không!”


Tam Bảo nghẹn lời không nói được gì nên giả vờ hung ác nhìn Ngũ Bảo có điều tên nhóc kia không thèm để bụng mà treo túi sách lên cổ đại Hoàng Hoàng rồi xoa đầu nó nói: “Đi cất túi sách vào phòng cho tao!”.