Tôi đem theo một con dao cạo râu chạy phin và xin cam đoan là tôi đã cạo râu kỹ và thay áo sơ mi trong xe trước khi bước vào những phòng làm việc thâm nghiêm ở đường Statẹ Tuy lúc ấy mới tám giờ sáng mà đã có một vài nhân vật tai to mặt lớn ở Boston chờ vào gặp Oliver Barrett IIỊ Cô thư ký của ông có biết tôi – vẫn điềm nhiên như không khi báo tên tôi qua hệ thống liên lạc nội bộ hữu tuyến.
Cha tôi không ra lệnh “Mời vào”.
Cửa phòng ông mở và đích thân ông hiện ra. Ông nói: “Oliver!”
Tính tôi vốn hay quan sát diện mạo con người, tôi nhận thấy ông có vẻ hơi xanh, tóc ông lốm đốm bạc (và có lẽ thưa hơn) so với ba năm trước. Ông bảo:
- Vào đi con.
Giọng nói của ông không bộc lộ gì hết. Tôi bước vào phòng làm việc của ông và ngồi vào “ghế khách”.
Cha tôi và tôi nhìn nhau, rồi quay nhìn vơ vẩn những đồ đạc khác trong phòng. Về phần tôi, tôi chọn những thứ trên mặt bàn làm việc của ông để nhìn: cái kéo đặt trong bao da, con dao rọc giấy cán da, một bức aenh mẹ tôi chựp từ lâu, một bức ảnh của tôi (chụp hôm nhận bằng tốt nghiệp trường trung học Exeter).
- Thế nào, con dạo này ra sao? – Ông hỏi tôi.
- Thưa ba, tốt ạ.
- Jenny ra sao?
Tôi không nói dối và lẩn tránh câu hỏi, bằng cách đi thẳng vào vấn đề, nói ngay lý do vì sao tôi xuất hiện lại đột ngột.
- Thưa ba, con cần vay năm nghìn đô la, vì lý do cần thiết.
Ông nhìn tôi. Tôi thấy hình như ông gật đầu.
- Sao thế? – Ông hỏi.
- Dạ? – Tôi hỏi lại.
- Ba có thể biết lý do được không?
- Con không thể nói với ba được. Chỉ xin ba cho con mượn số tiền ấy.
Tôi có cảm giác – nếu như người ta có thể cảm nhận được gì ở Oliver Barrett III – là ông có ý đưa cho tôi số tiền. Tôi cũng còn cảm thấy ông không muốn thuyết giáo tôi một bài – Tuy nhiên ông muốn một điều là … nói.
- Ở hãng “Jonas và Marsh” họ trả lương con không đủ tiêu à?
- Thưa ba đủ.
Tôi toan kể với ông tôi được bao nhiêu lương, chỉ cốt để ông biết rằng tôi đã lập được một kỷ lục, nhưng sau tôi tự nhủ nếu ông đã biết chỗ làm việc của tôi, hẳn ông cũng biết lương tôi.
- Cô ấy không dạy học à? – Cha tôi hỏi.
Dù sao ông cũng chưa biết hết mọi chuyện.
- Ba đừng gọi vợ con bằng “cô ấy”
- Jenny không dạy học à? – Cha tôi hỏi lại một cách đúng mực.
- Xin ba đừng dính nhà con vào chuyện này. Đây là một việc riêng, một việc riêng rất quan trọng.
- Con đã gây rắc rối cho một cô gái à? – Ông hỏi nhưng giọng hoàn toàn không có ý chê trách.
- Thưa ba vâng, - tôi nói – Đúng thế. Xin ba cho con mượn số tiền ấy.
Tôi chắc ông không tin lời tôi một chút nào. Tôi không nghĩ ông thực sự muốn biết lý dọ Ông hỏi tôi chỉ để, như tôi đã nói khi nãy, được… nói mà thôi.
Ông mở ngăn kéo, rút ra quyển séc cũng bọc bằng loại da quý coocdoba như cán dao rọc giấy và bao kéo của ông. Ông chầm chậm mở quyển séc, không phải để hành hạ tôi – tôi biết – mà là để kéo dài thời hạn, tìm ra những chuyện để nói, những chuyện không làm mếch lòng nhau.
Ông ghi vào một tờ séc, xé ra rồi chìa ra cho tôi. Có lẽ tôi hiểu ra chậm mất một phần giây là tôi phải chìa tay ra đón lấy. Cho nên ông lúng túng (tôi nghĩ vậy), rụt tay về và đặt tờ séc ở mép bàn. Sau đó ông nhìn tôi và hất nhẹ đầu. Vẻ mặt ông dường như nói: “Đây, con cầm lấy”. Nhưng thực ra, ông chỉ hất nhẹ đầu, thế thôi.
Tôi cũng vậy, không muốn bỏ đi ngaỵ Nhưng chỉ phải cái tôi không tìm ra được điều gì chung chung để nói. Và hai cha con chúng tôi không thể cứ ở đó mãi cho đến tận cùng thời gian muốn nói với nhau mà dẫu vậy không nhìn nổi vào mặt nhau.
Tôi ngả người cầm lấy tờ séc. Séc ghi đúng năm nghìn đôla, ký tên Oliver Barrett IIỊ Mực đã khộ Tôi gấp lại cẩn thận đút vào túi áo sơmi, trong khi đứng dậy, bước về phía cửa, hơi kéo lê chân một chút. Ít nhất tôi có thể nói rằng tôi biết vì tôi mà những nhân vật rất quan trọng của Boston (có thể cả Washington nữa) đã phải chờ lâu ngoài phòng đợi, và dẫu vậy, nếu như hai ch con chúng tôi có nhiều chuyện để nói với nhau hơn thì con vẫn có thể ở lại một lúc trong phòng làm việc của ba, ba ạ, và ba có lẽ sẽ hủy bỏ các cuộc gặp mà ba đã hẹn với người ta vào bữa trưa… vân vân.
Tôi dừng lại bên cánh cửa hé mở, lấy hết can đảm nhìn ông và nói:
- Cảm ơn ba.