Tôi muốn nói là ý nghĩ có một Đấng Tối Cao tồn tại ở đâu đó len vào những suy nghĩ thầm kín của tôi. Không phải vì tôi muốn đấm vào mặt Ông ấy, đánh vỡ mặt Ông ấy, vì cái việc mà Ông ấy sắp sửa gây ra cho tôi… nói đúng hơn là Jennỵ Không, những suy nghĩ tôn giáo của tôi hoàn toàn ngược lại. Chẳng hạn, tôi có những ý kiến ấy vào lúc buổi sáng khi tỉnh dậy thấy Jenny bên cạnh. Vẫn còn ở bên cạnh. Tôi đau lòng, khó chịu nữa, nhưng lúc đó tôi hy vọng là có một ông Chúa Trời để tôi có thể cảm ơn ông tạ Xin cảm ơn Chúa Trời cho tôi tỉnh dậy được thấy Jenny.
Tôi hết sức cố gắng cư xử cho thật bình thường, vì vậy, tôi để nàng sửa soạn bữa ăn sáng, cùng những việc hàng ngày khác, vân vân.
- Anh đến gặp Stratteton hom nay à? – Nàng hỏi tôi trong khi tôi uống một tách bột ngũ cốc pha sữa thứ hai của tôi.
- Ai hả em?
- Raymon Stratteton, khóa 1964, bạn thân nhất của anh, bạn cùng phòng của anh trước khi có em.
- Ừ nhỉ. Hôm nay là ngày anh hẹn đến chơi squat với anh ấy. Có lẽ anh sẽ báo lại là hoãn.
- Kém quá.
- Em bảo sao, Jenny?
- Đừng có hoãn các buổi đánh squat đi. Em không muốc có một người chồng nhu nhược.
- Thôi được, nhưng chúng mình sẽ đi ăn hiệu nhé.
- Vì cớ gì? Nàng hỏi.
- Lại phải có “cớ” nữa? – Tôi hét lên, cố bắt chước những cơn giận giả vờ quen thuộc của tôi – Anh không thể dẫn vợ anh đi ăn hiệu nếu anh muốn được à?
- Cô nào đấy, anh Barrett? Cô ấy tên là gì? Jenny hỏi.
- Em nói cái gì thế?
Nàng giải thích:
- Này anh, nếu anh cảm thấy buộc phải dẫn vợ anh đi ăn hiệu ngày thường thì đó là vì anh hôn bậy hôn bạ Ở đâu rồi.
- Jenny – Tôi hét lên, lần này thì thực sự bị xúc phạm – Anh không muốn có lối ăn nói ấy trong bữa ăn sáng.
- Thế thì anh liệu mà lê xác về nhà bữa tối nhé. Rõ chưa?
- Rõ.
Tôi còn nói với ông Chúa Trời ấy, dù ông ấy là ai và ở đâu, rằng tôi hoàn toàn bằng lòng, sung sướng chấp nhận tình trạng cứ y nguyên như thế này. Thưa ông, tôi có bị đau đớn khắc khoải cũng không sao, không sao hết nếu chỉ mình tôi biết và Jenny không hay biết gì. Ông có nghe tôi nói không. Đức Chúa Trời? Ông đòi giá nào cũng xin chịu.
- Dạ.
Ông Janas đã cho gọi tôi đến phòng làm việc của ông.
- Anh biết vợ Beck rồi chứ? – Ông Janas hỏi tôi.
Cố nhiên tôi biết. Robert L. Beck, phóng viên nhiếp ảnh của tạp chí Đời sống đã bị cảnh sát Chicago đáp đập khi anh ta đang tìm cách chụp ảnh một cuộc biểu tình. Ông Janas coi đây là một trong những vụ quan trọng nhất của hãng.
- Tôi biết là bọn cảnh sát đánh đập anh ấy – tôi thưa với ông Janas bằng một giọng thư thái (ha! Ha!)
- Tôi muốn anh nhận lấy việc này, anh Oliver ạ.
- Chính tôi?
- Anh có thể đem theo một tay nào trẻ đi cùng. Ông nói tiếp.
Một tay nào trẻ? Tôi chính là người trẻ nhất trong hãng. Dẫu vậy, tôi hiểu ý ông. Ý ông muốn bảo là Oliver, mặc dầu anh còn trẻ tuổi, nhưng anh đã là một trong những người kỳ cựu của hãng, một người chỉ đạo công việc của hãng ta, Oliver ạ.
- Xin cảm ơn ông – tôi nói.
- Bao giờ anh có thể đi Chicagỏ – Ông lại hỏi.
Tôi đã quyết định không hở ra một lời nào với ai hết, mình tôi chịu toàn bộ gánh nặng. Vì vậy tôi bịa ra những lý do nhăng nhít với ông già Janas. Tôi cũng không nhớ chính xác tôi đã kể gì với ông ấy, tại sao tôi thấy không thể rời New York đi đâu trong thời này, thưa ông. Và tôi mong ông thông cảm chọ Nhưng tôi biết ông thất vọng trước cách ứng xử của tôi với một việc rõ ràng là một cử chỉ rất có ý nghĩa của ông. Ôi, thưa ông Janas, giá mà ông biết lý do thực sự!
Một điều ngược đời: Oliver Barrett IV rời nơi làm việc sớm hơn nhưng lại đi về nhà chậm chạp hơn. Giải thích thế nào đây?
Tôi đã nhiễm thói quen dán mắt vào tủ kính các cửa hàng ở Đại lộ Năm: ngắm nhìn tất cả những thứ tuyệt vời, ngu ngốc và ngông cuồng lẽ ra tôi đã mua cho Jenny nếu như tôi không buộc phải duy trì sự gian dối là mọi chuyện … vẫn bình thường.
Đúng thế, tôi sợ về nhà. Bởi vì bây giờ, mấy tuần sau ngày tôi biết sự thật, Jenny bắt đầu gầy đi. Chỉ gầy một chút thôi, chính nàng có lẽ cũng không nhận thấy. Nhưng tôi vì đã biết nên nhận thấy.
Tôi còn nhìn cả tủ kính các hãng hàng không: Brazil, quần đảo Caribean, Hawaii (“Qúy vị hãy bỏ lại mọi nỗi ưu phiền lo lắng… hãy bay về nơi có ánh mặt trời!”) vân vân. Đúng chiều hôm ấy, hãng hàng không TWA quảng cáo các chuyến du lịch sang châu Aâu ngoài vụ nghỉ hè: London cho những ai thích mua sắm. Paris cho những ai đang yêu…
- Còn đám cưới chúng mình?
- Ai nói đến cưới xin đấy nhỉ?
- Anh, bây giờ anh nói đến chuyện ấy đấy.
- Anh định lấy em ư?
- Ừ.
- Vì lẽ gì”
Về đến nhà, tôi thấy sắc mặt Jenny nhợt nhạt và tái xám, nhưng tôi hy vọng ý đồ ngông cuồng của tôi sẽ đem lại đôi chút sắc hồng trên đôi má nàng. Tôi nói:
- Xin bà Barrett thử đoán xem có chuyện gì nào?
- Anh bị đuổi rồi chứ gì? – Người vợ lạc quan của tôi đáp.
- Không phải. Nhầm rồi – Tôi giơ hai tấm vé – Chúng ta bay, bay đi xạ Tối mai, ta vù đi Paris.
- Dớ dẩn – nàng nói, nhưng với giọng nhẹ nhàng, không giả vờ hung hăng như mọi khị Ở miệng nàng lúc này, những tiếng ấy nghe như những từ yêu thương, - Oliver, anh thật dớ dẩn.
- Xin em nói rõ “dớ dẩn” là thế nào?
- Ollie – giọng nàng vẫn nhẹ nhàng - chúng mình sẽ không làm như vậy.
- Làm gì? – Tôi hỏi.
- Em không thích sang Paris, em không cần gì Paris. Em chỉ cần có anh…
- Anh thì em có rồi, em yêu, tôi ngắt lời nàng với vẻ vui đùa giả tạo.
- Và em cần thời gian nữa – nàng nói tiếp – điều mà anh không thể cho em được.
Đến lúc bấy giờ nhìn vào mặt nàng. Đôi mắt nàng đượm một vẻ buồn bã khôn tả. Buồn một cách riêng tôi hiểu. Đôi mắt ấy như nói rằng nàng rất ân hận, ân hận đối với tôi.
Chúng tôi cứ đứng như thế ôm lấy vai nhau, im lặng. Nếu một trong hai chúng tôi khóc, cả hai hãy cùng khóc. Nhưng tốt hơn là không ai khóc.
Sau đó, Jenny kể lại với tôi là nàng cảm thấy “người như phải gió thế nào ấy” nên nàng đã đến gặp lại bác sĩ Sheppard, không phải để đến thăm bệnh mà để hỏi cho ra nhẽ. Để ông ta bảo thẳng cho nàng biết nàng làm sao mới được? Và ông ta đã bảo.
Tôi cảm thấy khá có lỗi đã không phải là người báo tin đó cho nàng biết. Nàng cảm thấy thế và cố ý nói lân la vài câu vớ vẩn.
- Một gã ở trường Ien, Oliver ạ.
- Ai hả Jenny?
- Akeman, tay bác sĩ huyết học ấy. Hắn học ở Ien từ đầu đến cuối, kể cả môn y.
- Thế ư? – Tôi nói, biết rằng nàng cố đem lại một đôi nét bông lơn vào những sự việc bi thảm.
- Ít ra hắn cũng biêt đọc biết viết chứ?
- Cái đó thì còn phải xem – Bà Oliver Barrett IV Radcliffe khóa 64, mỉm cười – Nhưng hắn biết nói, mà em thì đang cần người biết nói.
- Thế thì ta coi tay bác sĩ trường Ien ấy là “được”
- Được, nàng nói.