Chuyện Tình ( Love Story )

Chương 13

Ông bà Oliver Barrett IV

Trân trọng kính mời quý ngài đến dự bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ sáu mươi của ông Barrett vào hồi 19 giờ ngày thứ bảy 6 tháng 8 tại biệt thự Dover House Ipswich bang Massachusetts.

X.P.D.

Jenny hỏi tôi:

- Anh nghĩ sao?

- Còn phải hỏi nữa.

Tôi đang bận tóm tắt cuốn Nhà nước chống Percival, một tiền lệ thuộc loại quan trọng nhất trong luật hình sự Jenny vung vẩy cái giấy mời trước mắt tôi để chọc tức tôi. Nàng bảo:

- Em nghĩ là đã đến lúc rồi đấy, anh Oliver ạ.

- Đến lúc gì?

- Anh biết quá là gì rồi. Anh còn muốn cụ đến đây hò hét trước mặt anh à?

Tôi cứ chúi mũi vào đống sách vở của tôi.

- Ollie … cụ đã đi bước trước rồi!

- Nhầm to, Jennỵ Mẹ anh dán phong bì đấy mà.

Nàng nói to hơn bình thường:

- Hình như anh bảo anh chưa sờ đến thư cơ mà!

Quả thật, lúc nãy tôi có ngó qua một tí. Có lẽ tôi chóng quên. Dù sao thì tôi cũng đang mải tóm tắt cuốn Nhà nước chống Percival và đang bị kỳ thi ám ảnh. Điều tôi mong là Jenny đừng quấy rầy tôi nữa. Nhưng nàng lại nói, giọng nay đã chuyển sang gần như cầu khẩn:

- Anh nghĩ lại xem, Olliẹ Cụ đã sáu mươi rồi, không có gì đảm bảo là cụ sẽ còn sống khi cuối cùng anh quyết định hòa giải với cụ.

Bằng những lời lẽ thật giản dị, tôi nói với Jenny là sẽ không bao giờ có chuyện hòa giải, và nàng hãy làm ơn để tôi tiếp tục việc học của tôi. Nàng lặng lẽ ngồi xuống chiếc ghế đệm thấp mà tôi đang gác chân. Nàng không nói một lời nào, nhưng tôi nhanh chóng cảm thấy hình như nàng nhìn tôi rất tha thiết. Tôi ngước mắt lên khi nàng bảo:

- Sẽ có ngày, Oliver V sẽ khiêu khích hành hạ anh cho mà xem…

Tôi bảo lại ngay:

- Nó sẽ không mang tên Oliver, em có thể tin chắc điều đó.

Nàng không nói to, tuy nàng thường cũng to giọng những khi tôi nói to:

- Ollie, em bảo này, dù cho chúng mình có đặt tên nó là Bozo thằng hề thì nó cũng ấm ức anh vì anh đã liệt vào hàng những nhà thể thao lớn của Harvard. Với lại, khi nó vào năm thứ nhất đại học thì có lẽ anh đã lên tới Tòa án tối cao rồi!

Tôi bảo với nàng là dứt khoát không có vấn đề con trai tôi ấm ức tôi. Nàng hỏi tôi làm sao có thể nói chắc được. Tôi không đưa ra được lý lẽ nào. Tôi chỉ biết con trai tôi sẽ không oán, tức tôi, nhưng tôi không thể giải thích nổi cụ th vì sao, Jenny bỗng nhận xét, chẳng ăn nhập vào đâu.

- Bố anh cũng yêu quý anh đấy, anh Oliver ạ. Bố yêu quý anh như anh sẽ yêu quý thằng Bozo con trai anh vậy. Nhưng những người trong họ Barrett nhà anh đều quá kiêu ngạo và luôn luôn bị ý nghĩ cạnh tranh ganh đua ám ảnh đến nỗi suốt đời các người cứ tưởng các người thù ghét nhau.

Tôi giễu cợt:

- May mà có em ở đây.

- Đúng thế.

- Thôi, không nói chuyện này nữa – tôi ra lệnh, vì dù sao, tôi là chồng và là chủ gia đình.

Tôi trở lại với Nhà Nước chống Percival và Jenny đứng dậy. Nhưng bỗng nhiên nàng nảy ra một ý:

- Nhưng còn chữ “Xin phúc đáp “ ở dưới nữa.

Tôi nói xa xôi rằng một nữ sinh viên khoa nhạc trường cao đẳng Radcliffe chắc lá có khả năng thảo ra một vài lời phúc đáp từ chối mà không cần phải có ai chỉ dẫn.

- Oliver, em bảo này. Trong đời em, có thể em đã có làm ăn gian hoặc nói dối, nhưng em chưa hề bao giờ cố ý làm khổ tâm một ai. Em nghĩ em không thể trả lời như anh nói được đâu.

Thực ra, trong lúc nàng chỉ làm khổ có mình tôi thôi, cho nên tôi mới lịch sự yêu cầu nàng tùy ý muốn viết thế nào thì viết, miễn là về cơ bản nói rằng chúng tôi sẽ không đến dù trời sụp. Sau đó, một lần nữa tôi quay lại với Nhà nước chống Percival.

- Anh ơi, số dây nói của các cụ là bao nhiêu nhỉ?

Tôi nghe thấy nàng nói rất nhẹ. Nàng đang cầm điện thoại.

- Em viết vài chữ không được à?

- Em sắp mất bình tĩnh rồi đây này. Số dây nói của các cụ là bao nhiêu, anh?

Tôi nói cho nàng số dây nói rồi quay ngay sang lời biện hộ của Percival trước Tòa án tối cao, không để tai nghe Jenny hay nói đúng hơn, cố không nghe nàng nói. Bở lẽ nàng đang ở trong cùng một gian phòng với tôi.

- O … cháu chào bác.

Chính ông Già trả lời điện thoại à? Ông ấy không phải đang ở Washington ư? Tôi đã đọc tin nói như vậy trong một bài báo viết về ông trên tờ Thời báo New York cơ mà? Đúng là nghề báo chí bây giờ sa sút quá lắm.

Phải mất bao nhiêu thời gian mới nói được chữ “không” thế này?

Hình như Jenny đã dùng nhiều thời gian hơn mức cần thiết để phát âm cái từ đơn giản đó.

- Anh Oliver ơi?

Nàng bịt tay lên máy nói.

- Anh Oliver ơi, có nhất thiết là không không?

Tôi gật đầu để bảo rằng nhất thiết phải là như vậy và xua tay bảo nàng nói nhanh lên cho xong.

- Cháu rất tiếc – nàng nói vào máy điện thoại – Thưa bác, chúng cháu rất tiếc…

Chúng cháu? Sao lại dính tôi vào? Và nhất là, sao không nói thẳng vào việc đi rồi bỏ máy?

- Anh Oliver?

Nàng lại đặt tay lên ống nói và nói rất to:

- Anh Oliver, anh làm khổ tâm cụ. Lẽ nào anh cứ để mặc cha anh đau khổ mà ngồi mãi đấy sao?

Nếu nàng không xúc động đến vậy thì tôi đã một lần nữa giải thích cho nàng hiểu đá không biết đau khổ là gì, còn nàng thì không nên phóng những quan niệm sai lầm kiểu Sao lại dính tôi vào? Và nhất là, sao không nói thẳng vào việc đi rồi bỏ máy?

- Anh Oliver?

Nàng lại đặt tay lên ống nói và nói rất to:

- Anh Oliver, anh làm khổ tâm cụ. Lẽ nào anh cứ để mặc cha anh đau khổ mà ngồi mãi đấy sao?

Nếu nàng không xúc động đến vậy thì tôi đã một lần nữa giải thích cho nàng hiểu đá không biết đau khổ là gì, còn nàng thì không nên phóng những quan niệm sai lầm kiểu Ý- đại-lợi- Địa-Trung-Hải của nàng lên tận các đỉnh núi Rasomo lởm chởm làm gì mà hoài công. Nhưng xem chừng nàng rất xúc động, và điều đó làm tôi không bình tĩnh chút nào. Nàng lại nài xin tôi:

- Anh Oliver, anh ra nói với cụ chỉ một câu thôi được không?

Nói với ông ấy ư? Lạy trời, nàng điên rồi chăng?

- Chỉ nói một câu chào thôi.

Nàng chìa máy nói về phía tôi và cố ghìm mình không khóc. Tôi trả lời giọng hoàn toàn bình tĩnh:

- Anh không bao giờ nói với ông ấy. Không bao giờ.

Bây giờ thì Jenny khóc. Khóc không thành tiếng, nhưng nước mắt giàn giụa trên mặt. Rồi nàng… nàng cầu xin:

- Hãy vì em, anh Oliver. Em đã có bao giờ xin anh đâu. Lần này, em van xin anh.

Ở đây có ba người (vì không hiểu tại sao tôi nghĩ cha tôi cũng có mặt tại đây), cả ba người cùng chờ đợi, chờ đợi cái gì? Tôi ư?

Tôi thì không thể được.

Jenny không hiểu là nàng đòi hỏi ở tôi điều không thể làm được à? Không hiểu là tôi có thể làm tất cả mọi chuyện vì nàng, chỉ trừ có chuyện ấy thôi à? Thấy tôi cứ cúi gằm mặt, lắc đầu, vẻ mặt tỏ ra kiên quyết từ chối đồng thơi cực kỳ khó chịu, Jenny nói qua kẽ răng với một giọng giận dữ chưa bao giờ thấy ở nàng:

- Anh là một kẻ nhẫn tâm khốn kiếp.

Sau đó, nàng kết thúc câu chuyện với cha tôi bằng câu:

- Thưa bác, anh Oliver muốn nói với bác là…

Nàng dừng lại để lấy hơi. Nàng vừa nói vừa tấm tức khóc cho nên lấy hơi không phải dễ. Còn tôi, tôi kinh ngạc đến sững sờ, không thể làm gì khác là chờ đợi phần cuối của cái mà người ta bảo là ý kiến của tôi.

Nàng nói tiếp:

- … anh Oliver rất yêu quý bác, theo cách của anh ấy.

Rồi nàng dập máy thật nhanh.

Không có lời giải thích hợp lý nào về hành động tiếp liền ngay sau đấy của tôi. Tôi đổ lỗi cho sự mất trí chốc lát của tôi. Hay nói cho đúng hơn tôi không đổ lỗi cho cái gì cả. Hành động của tôi liền ngay sau đấy là điều không bao giờ tha thứ được.

Tôi giằng lấy chiếc máy điện thoại từ tay Jenny, giật ra khỏi tường… ném mạnh về cuối phòng.

- Mẹ kiếp, không thể chịu được! Jenny, xin em hãy cút đi cho đời anh được nhờ.

Tôi đứng ngây người ra, thở hổn hển như một con vật mà tôi vừa bỗng trở thành. Lạy Chúa! Sao tôi lại thế? Tôi quay lại để nhìn Jenny.

Nhưng nàng đã bỏ đi rồi.

- Nàng đã đi xa hẳn rồi vì không còn nghe thấy tiếng chân nàng ngoài cầu thang. Có lẽ nàng đã vùng bỏ đi ngay lúc tôi giằng lấy chiếc máy điện thoại. Aùo khoác và khăn quàng của nàng hãy còn đây. Nỗi đau khổ không biết làm gì bây giờ chỉ kém có nỗi đau khổ không biết mình đã làm gì vừa xong.

Tôi đi tìm nàng khắp nơi.

Tại thư viện trường luật, tôi đi qua tất cả các dãy sinh viên đang cặm cụi ngồi học, nhìn vào mặt từng người. Tôi đi vòng đi vòng lại ít nhất năm sáu lần. Tuy tôi không thốt ra lời nào, nhưng tôi biết rằng con mắt tôi nhìn quá chăm chú, nét mặt tôi quá căng thẳng đến nỗi làm cả phòng đọc của thư viện hoảng lên. Mặ.

Nhưng không có Jenny ở thư viện.

Sau đó lùng sục khắp câu lạc bộ Harkness Commons, cả khu nghỉ giải lao, cả khu giải khát. Rồi chạy tưởng đến đứt hơi đến tận hội trường Agassiz trong khu trường Radcliffẹ Nàng cũng không có ở đấy nốt. Đến bây giờ thì tôi chạy lung tung khắp nơi, đôi chân tôi cố đuổi kịp nhịp đập của tim tôi.

Hay là ở câu lạc bộ Paine chăng? (Có những tên như vậy đấy!) Ở tầng dưới, có những phòng tập pianọ Tôi biết Jenny khi nổi cáu lên là nàng nện vào phím đàn. Đúng. Nhưng khi sợ hết hồn thì nàng làm gì?

Đi dọc cái hành lang với hai dãy phòng tập hai bên thật đến phát điên lên được. Thôi thì đủ thứ nhạc Mozart và Bartók, Bach và Brahms luồn qua khe cửa lọt ra ngoài hòa trộn với nhau thành một thứ tiếng ồn ào khó tả và thật không chịu nổi.

Jenny chắc phải ở đây!

Linh cảm bảo tôi dừng lại trước một cánh cửa mà tôi nghe thấy bên trong có người đang nện (một cách giận dữ chăng?) một khúc dạo đầu của Chopin. Tôi đứng sững một giây. Kỹ thuật chơi cũng khá tồi… đang đánh dừng lại nghỉ, rồi đánh lại và rất nhiều lỗi. Vào một lúc nghỉ, tôi nghe thấy một giọng con gái lẩm bẩm: “Mẹ kiếp!”. Thôi đúng Jenny rồi, không sai. Tôi mở toang cửa.

Ngồi bên chiếc đàn piano là một cô nữ sinh của trường Radcliffe người to kềnh. Cô ta ngẩng lên, bộ mặt khônt thể thương được thế mà quần áo lại còn hippi nữa. Cô ta bực mình vì sự đột nhập của tôi, sẵng giọng hỏi:

- Sao, ngứa ngáy chân tay à?

- Không, không – Tôi trả lời và đóng cửa lại.

Sau đó, tôi thử đến quảng trường Harvard, quán cà phê Pamplona, quán Tommy và cả quán Hayes Bick… nơi giới nghệ sĩ thường lui tới, đều không có.

Jenny có thể đi đâu?

Vào giờ này, xe điện ngầm đã nghỉ, nhưng nếu nàng đi thẳng ra ga thì nàng có thể đã kịp chuyến tàu đi Boston rồi.

*

Trời đã gần một giờ sáng khi tôi bỏ một đồng 25 xu và hai đồng 10 xu vào khe máy điện thoại tự động. Tôi đang đứng trong một buồng điện thoại gần quán sách ở quảng trường Harvard.

- Alô, tôi xin hỏi ông Phil.

- Phil đây, ai đấy? – Ông trả lời bằng một giọng ngái ngủ.

- Con đấy ạ… Oliver

- Oliver! (Ông sợ) Jenny làm sao? – Ông vội hỏi ngay.

Nếu ông hổi tôi, vậy là nàng đã không về chỗ ông.

- Dạ… không ạ. Thưa bố, không ạ.

- Lạy Chúa! Mạnh khỏe cả chứ. Oliver?

Yên tâm về con gái mình rồi, ông tỏ ra thân mật và vui vẻ như thể không phải đang ngủ bị tôi lôi dậy.

- Dạ mạnh khỏe ạ. À mà này, bố ơi, bố vẫn thường nhận được tin Jenny chứ?

Ông trả lời bằng một giọng bình tĩnh lạ lùng:

- Kể cũng khó nói.

- Sao ạ?

- Sao nó không thể năng gọi dây nói cho tao hơn? Tao có phải là người lạ đâu.

Tôi không tin là con người ta lại có thể đồng thời vừa hoảng hốt vừa yên tâm, song tâm trạng của tôi lúc này đúng là như vậy. Ông hỏi tôi:

- Nó đang ở cạnh mày đấy à, con?

- Dạ?

- Chuyển cho tao nói với Jenny, ta sẽ sửa cho nó, một chập.

- Dạ, không được, bố ạ.

- À, nó đang ngủ à? Thôi, nếu nó ngủ thì đừng đánh thức nó dậy.

- Vâng ạ.

- Này, tao bảo chúng mày này.

- Dạ.

- Cranston có xa lắm đâu mà vợ chồng chúng mày không đến chơi với tao, vào một chiều chủ nhật nào đó. Được chứ? Nếu không thì tao dẫn xác đến chúng mày vậy.

- Aáy – thôi, bố ạ. Để chúng con đến.

- Bao giờ?

- Vào một chiều chủ nhật nào đấy ạ.

- “Một chiều chủ nhật nào đấy” là thế nào? Một thằng con không được nói “một chiều chủ nhật nào đấy” mà là “chủ nhật này” Oliver nghe không?

- Vâng ạ. Chủ nhật này ạ.

- Bốn giờ chiều nhé. Mà này, lái xe cẩn thận đấy. Nhớ chưa?

- Dạ, con nhớ rồi ạ.

- Và lần sau thì gọi vào ban ngày nhé.

Ông bỏ máy.

Tôi đứng trơ ra đó, giữa màn đêm và cảnh hiu quạnh vắng lặng ở quảng trường Harvard, không biết đi đâu và làm gì. Một thằng bé da màu săn đến gần hỏi tôi có cần một liều ma túy không. Tô lơ đãng trả lời: “Dạ, thưa ông, không ạ”.

Tôi không chạy nữa. Tôi vội vã làm gì để mà trở về với căn nhà trống không. Đêm đã rất khuya và tôi tê dại cả người… vì sợ hơn vì lạnh (mà trời có ấm áp gì đâu). Cách nhà vài bước, tôi ngỡ thấy có ai đó ngồi ở bậc thềm trên cùng. Có lẽ tôi hoa mắt hay sao, vì bóng người ấy ngồi yên không nhúc nhích, im phăng phắc.

Nhưng đấy là Jenny.

Nàng ngồi ở bậc trên cùng.

Tôi quá mệt không hoảng lên nổi và nỗi khắc khoải bỗng vợi hẳn đi quá nhiều khiến tôi không nói nổi lời nào. Trong thâm tâm, tôi mong nàng có một cái gậy nào thật nặng để hang lên người tôi.

- Em?

- Anh?

Hai chúng tôi đều nói nhỏ đến nỗi không thể suy ra được cảm nghĩ của mỗi người.

- Em quên chìa khóa – Jenny nói.

Tôi đứng đó, chỗ bậc thềm dưới cùng, không dám hỏi nàng ngồi đấy tự bao giờ, chỉ nhận thức được rằng mình đã cư xử cực kỳ tồi tệ với nàng.

- Jenny, anh ân hận…

- Im đi anh.

Nàng cắt ngang lời tôi rồi nói rất từ tốn:

- Yêu là không bao giờ để mình phải nói câu ân hận. Tôi bước lên chỗ nàng.

- Em muốn đi ngủ… Được không, - nàng nói.

- Được, chứ em.

Chúng tôi cùng lên cầu thang đến gian phòng chúng tôi ở. Trong lúc chúng tôi thay quần áo, Jenny nhìn tôi với đôi mắt làm tôi yên lòng.

- Em nghĩ như em nói đấy, Oliver ạ, và tất cả chỉ có thế thôi.