Chuyện Cũ Của Lịch Xuyên (Gặp Gỡ Vương Lịch Xuyên)

Chương 16

Trạm vận chuyển hành khách là một tòa

nhà màu trắng, không cao, bình thường chật như nêm, lúc này có ít xe đi

lại. Ánh đèn neon chiếu lên bức tường màu xanh, những quầy bán hàng

rong, hành khách đi lại, một cụ già tóc trắng xóa, đang quét rác từng

chút từng chút một. Tôi chờ 15 phút, một chiếc ôtô màu đen đi tới, cửa

sau mở ra, một thanh niên mặc áo gió đi ra.

Ngoại trừ nắp đậy động cơ không bốc khói ra, tôi nghi ngờ chính mình lạc vào một cảnh nào đó trong phim “Ma trận”.

Tôi vĩnh viễn có thể liếc mắt một cái

liền nhận ra Lịch Xuyên trong đám đông. Anh xuất chúng như vậy, độc đáo

như vậy. Không thuộc về thành phố này, cũng không thuộc về thế giới của

tôi.

Tối 30 Tết, nhà nhà sáng đèn, bước chân tiêu điều ở ngã tư đường.

Chúng tôi nhìn nhau không nói gì, ôm

chặt lấy nhau. Sau đó, anh nâng mặt tôi lên, nhìn kỹ dưới ngọn đèn, nói : “Sao mặt em lại sưng lên vậy?”

Bố tôi ra tay rất nặng. Đây là lần đầu

tiên ông đánh tôi. Nhưng ông lại ngẫu nhiên lấy dây nịt quất em tôi, làm nó đau kêu oai oái. Nếu tôi là cha mẹ, đánh con cái mình tuyệt đối là

một tội ác, nhưng, hễ là người tôi quen biết, ai cũng nói trước đây đều

từng bị cha mẹ mình đánh, tôi lại không có, đây là một loại văn hóa.

“Sưng lên à? Không thấy đau nha. À, à,

là như vậy. Trên đường có một thằng nhóc muốn giật túi em, em đấm cho nó một cái, nó đấm lại em một cái. Sau đó em đạp xe bỏ chạy.” tôi vội vàng kéo mũ lên che mặt.

“Giữa ban ngày ban mặt, biểu diễn võ nghệ làm gì.” Anh hừ một tiếng, mở cửa ra, để tôi lên xe.

“Xe đạp làm sao bây giờ? Đây là xe của em trai em.” Tuy rằng mang theo nhìn hơi kỳ cục, nhưng tôi cũng không thể vứt nó lại đây.

“Để anh.”

Anh nhét chiếc xe đạp toàn bùn đất vào cốp xe.

“Gọi điện thoại cho dì em đi,” anh chui

vào ghế sau, đưa điện thoại cho tôi “Nửa đêm trốn đi, người lo lắng cho

em nhất định rất nhiều.”

Tôi nhìn đồng hồ, mới 7 giờ hơn. Do dự một chút, gọi điện thoại tới nhà dì.

Dì tôi lớn hơn mẹ tôi 4 tuổi, bà không

thích ở nơi vùng quê nhỏ bé, liền thông qua người khác giới thiệu, gả

cho dượng tôi, công nhân ở Côn Minh, là chiến sĩ thi đua. Lúc dì tôi còn trẻ, chiến sĩ thi đua ở nhà máy đều là đối tượng được giành giật. Gả

cho những người đó ngoại trừ cố gắng, còn cần một chút may mắn. Bây giờ, kinh tế quốc doanh đình trệ, chiến sĩ thi đua cũng suy sút. Trước đây

dượng tôi có nuôi hồ ly một thời gian, hy vọng có thể bán lời được một

chút tiền, lại không thành công. Lại mở hàng bán dây nịt và tạp chí,

cũng không thành công. Vì vậy liền về hưu trước tuổi, làm bảo vệ cho một siêu thị. Ông làm với tinh thần đầy trách nhiệm, vừa làm vừa học, ngày

nghỉ thì đi theo một người đi nhập quần áo, tới Quảng Châu nhập hàng,

làm một hồi quen tay rồi, liền thuê một cửa hàng mặt tiền ở siêu thị đó

bán quần áo. Không giàu, nhưng chu cấp cho một nhà lớn bé ăn mặc không

thành vấn đề. Huống chi hai chị họ của tôi đều đã trưởng thành. Chị cả

Mẫn Mẫn gả tới Thượng Hải, một năm sẽ về một hai lần. Chị thứ Châu Châu

tốt nghiệp trung học xong học đại học tại chức, bây giờ làm nhân viên

môi giới ở một công ty bất động sản. Trước kia lúc tôi còn ở nhà, mỗi

năm dì đều về chúc tết, thăm hỏi cả nhà tôi, còn có cậu, ông ngoại, bà

ngoại. Mỗi năm nghỉ đông và nghỉ hè tôi và em trai cũng thường tới nhà

dì chơi cuối tuần. Bố tôi nói, nhà dì rất khó khăn, nhà lại nhỏ, cho nên không cho chúng tôi quấy rầy nhiều. Mỗi lần lên thăm, đều mang theo rất nhiều quà, chỉ ở lại nhiều nhất một ngày rồi đi.

Điện thoại reo một tiếng, liền nghe được giọng dì tôi.

“Alo, ai vậy?”

“Dì, con là Tiểu Thu.”

“Ai! Cái con nhóc này! Tối 30 Tết còn

cãi nhau gì với bố nữa, bố con gọi điện thoại tới mấy lần rồi.” ở đầu

bên kia dì đang hung hăng mắng tôi, tôi ở bên này cũng có thể cảm giác

được dì đang văng nước bọt lung tung.

“Con vừa tới Côn Minh. Chị Mẫn Mẫn về chưa?” ở đầu bên kia rất ồn ào.

“Ừ, cả nhà đều về hết rồi, còn mang theo Đậu Đậu nữa. Châu Châu và bạn trai của nó cũng ở đây. Con mau tới đây

đi, bữa cơm đoàn viên còn chưa bắt đầu.”

Nhà của dì chính là kiểu nhà một phòng

khách một phòng ngủ, chen chúc ba gia đình làm sao ngủ được. Tôi nói :

“Dì, dì còn nhớ Minh Minh không? Tô Minh Minh?”

“Sao không nhớ được, bạn của con mà.”

Tô Minh Minh là bạn học trung học của

tôi, một trong số những người bạn của tôi. Sau khi bố mẹ nó ly hôn, mẹ

nó gả cho một thương nhân ở Côn Minh. Minh Minh cũng chuyển tới Côn Minh luôn. Nhà nó to, bố dượng nó lo làm ăn ít khi ở nhà, trước kia mỗi lần

tôi tới nhà dì, đều thuận tiện tới nhà nó ở vài ngày.

“Mấy ngày này con ở nhà bạn ấy, sáng mai con sẽ tới nhà dì chúc tết.” tôi lặng lẽ nói dối. Dì không biết số điện thoại nhà Minh Minh “Bố có hỏi thì nói con khỏe, mùng 6 về Bắc Kinh.”

“Đi nhà Minh Minh làm gì, ở nhà dì đi. Con ngủ với Châu Châu cũng được mà.”

“Con hẹn với Minh Minh rồi. Mai con tới chúc Tết cho dì. Dì, con gác máy nha!”

Dì tôi là người như vậy, lúc mới nói thì mơ mơ hồ hồ, nhưng chỉ cần cho bà 5 giây để bà suy nghĩ, bà sẽ trở nên

thông minh bất ngờ. Tôi biết nếu tôi nói thêm câu nào nữa, dì sẽ hỏi số

điện thoại nhà Minh Minh, khi đó tôi sẽ bị lộ.

Sau đó, tôi gọi điện thoại cho Minh

Minh. Nghe được giọng nói của bạn cũ, Minh Minh thét chói tai một hồi.

Tôi đưa điện thoại ra xa, nói hai ba câu, nhờ Minh Minh giấu giúp tôi.

Dặn dò xong, tôi gác máy.

“Có lẽ em nên tới nhà dì em ăn cơm đoàn

viên.” Anh nói, vẻ mặt hơi cô đơn. “Nếu bố em gọi điện thoại tới, ít

nhất em có thể dịu đi với ông một chút.”

“Lịch Xuyên,” tôi nhẹ nhàng vuốt ve mặt

anh “Tối nay là 30 Tết. Bố không cần em, dì không cần em, mà anh, đến

nơi tha hương một mình, vì em, từ Hạ Môn bay tới Bắc Kinh, lại từ Bắc

Kinh bay tới Côn Minh, người em nên ở cạnh, là anh. Tối nay, cho dù bố

có tìm được em, xé em ra làm tám mảnh, em cũng muốn ở cạnh anh. Là anh,

hiểu chưa?”

Anh từ từ nở nụ cười, cúi đầu xuống, hôn mặt và trán tôi.

“Ưm, anh uống rượu?” tôi ngửi được mùi rượu thoang thoảng, hơn nữa, đôi tay luôn lạnh lẽo của anh, lại nóng.

“Một chút, bia.”

Tôi sờ sờ trán anh, nóng rực.

“Anh đang sốt? Bao nhiêu độ?”

“Có lẽ hơi sốt, anh chưa đo.” Anh gạt tay tôi ra.

Tôi đang tính nói chuyện, ôtô lại đi vòng qua một cái hồ hình tròn, chậm rãi đứng trước một tòa nhà đèn chiếu sáng rực.

Bảng hiệu ghi bốn chữ to : Khách sạn Thúy Hồ.

Đại sảnh của khách sạn to như sân bóng,

bốn phía đặt vài chiếc sôpha, sau sôpha là mấy bồn trúc. Tôi đi theo

Lịch Xuyên vào thang máy, tới phòng anh.

Đó là một phòng kép, Trung Tây kết hợp, hết sức xa hoa thoải mái. Anh cởi áo khoác hộ tôi, treo vào tủ quần áo.

“Thư ký đặt khách sạn này cho anh à?” tôi hỏi.

“Cô ấy đặt. Tuy nhiên anh cũng nghe danh mà đến, nghe nói phòng kép ở đây được thiết kế bởi I.M.Pei.”

“Ai là I.M.Pei?”

“Lão tiền bối Bối Duật Minh,” anh nói “Anh vô cùng thích cách lấy ánh sáng của ông ấy, hơn nữa, anh cũng thích những tấm kính.”

Hiển nhiên, những lời này tôi nửa hiểu

nửa không, anh cười cười, giải thích “Những tòa nhà chọc trời trong

thành phố như nhưng con dã thú ngoài hành tinh, chỉ có những tấm kính

mới giấu nó lại được.”

Trong phòng anh có một chiếc máy tính

Apple, một cái bàn khác để một bức sơ đồ phác thảo thật lớn, bên cạnh là vài chai bia rỗng. Dưới bàn là xe lăn của anh, kết cấu cacbon, vô cùng

nhẹ, gấp gọn lại không tới 33 pound. Tủ quần áo được đặc chế theo thân

thể anh. Lịch Xuyên vẽ bản đồ có khi cần ngồi rất lâu, chỉ có ngồi trên

chiếc xe lăn này, mới không quá mệt mỏi.

Tôi suy nghĩ, mỗi lần đi xa, anh đi

đường một mình đã đủ khó khăn, còn phải mang theo mấy thứ này ra vào sân bay, có phải rất không tiện hay không.

“Tay anh xách đủ không?” tôi hỏi “Tại sao cần nhiều màn hình vậy? Khách sạn cung cấp cả cái này luôn à?”

“Không cung cấp,” anh nói “Anh không thích nhìn màn hình nhỏ, mấy cái này anh đều mua ở đây.”

“Nhưng mà, nếu như anh phải mang đi, không phải rất phiền sao?”

“Anh không mang đi, dùng xong liền tặng cho khách sạn.”

“Cái này…quá lãng phí đi?”

“Không tính là lãng phí, nếu có thể sử

dụng nó để làm được những điều có ích.” Anh nháy mắt mấy cái “Có câu

danh ngôn gì, cái gì công, cái gì khí.”

“Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí.”

(Đi tát sắm gầu, đi câu sắm giỏ, nôm na là làm gì thì phải có công cụ phù hợp với việc đó).

“Chính là câu này.” Anh đứng dựa vào tường, nhìn tôi.

“Anh tới Côn Minh hồi nào?”

“Bố em vừa mắng anh xong, nghe giọng điệu kia giống như em thật sự gặp phiền toái, hôm sau anh liền tới.”

“Như vậy,” tôi nói “Một mình anh, cô đơn ở trong này, gần nửa tháng.”

“Dù sao anh cũng có rất nhiều chuyện

phải làm, rất nhiều bản vẽ phải vẽ. Ở đâu cũng như nhau.” Anh nhún nhún

vai, tỏ vẻ chả có gì to tát.

Tôi đi tắm, lúc đi ra, không có đồ để

thay, đành phải mặc áo sơ mi và quần đùi của anh. Thừa lúc tôi đi tắm

anh đặt bữa tối, tôi vội vàng ăn, chớp mắt hết sạch, cũng không biết là

món gì.

“Tối 30 Tết, em thường làm gì? Hửm?” anh vươn tay ra ôm tôi từ phía sau, hôn tôi.

“Ăn cơm đoàn viên xong, tới nhà bà ngoại xem tiết mục tối giao thừa.”

“Anh không thích xem TV. TV rất ồn ào.

Chúng mình cùng đọc sách, được không?” anh nho nhã nói “Trong túi anh có một quyển Hamlet.”

Lịch Xuyên đâu có sến như vậy nha. Đây

là bị sao vậy. Tôi cảm thấy mặt anh rất nóng, hơi thở cũng rất nóng, tay cũng nóng. Vì vậy, tôi nói “Hamlet cái gì, xem anh nói năng lung tung

như vậy, nhất định là bị sốt rồi. Em dẫn anh đi bác sĩ đi.”

“Không đi bác sĩ, bác sĩ xấu lắm. Em tắm xong thơm quá, anh muốn nhìn em.” Anh đặt tôi ngồi bên giường, chính

mình cầm khăn mặt, từng lọn từng lọn, lau khô tóc cho tôi.

Tôi vòng tay quanh hông anh, cởi dây lưng của anh, cách quần áo hôn anh, bụng anh nóng rực, cơ thể nhanh chóng nổi lên phản ứng.

Tôi nâng tay, cởi nút áo anh : “Đứng lâu như vậy, có mệt không? Ngồi xuống đi.”

Anh đè tay tôi lại.

“Sao vậy?”

“Anh bị dị ứng, trên người nổi rất nhiều bọc. Em đừng nhìn.” Anh rốt cuộc nói.

Tôi hoảng sợ : “Dị ứng?”

Tôi đẩy tay anh ra, xốc áo anh lên.

Sau đó, tôi hít một hơi thật sâu.

Trên người anh nổi lên rất nhiều bọc màu đỏ, mỗi bọc to như đồng xu. Ngoại trừ trên người ra, thì tay và đùi

cũng có. Tôi cởi quần đùi bó sát người của anh ra, phát hiện chỗ vết

thương cũng mọc hai cái, một trước một sau.

“Nhiều như vậy à! Anh đi bác sĩ chưa? Uống thuốc chưa?” tôi sốt ruột.

“Khách sạn có bác sĩ, lại còn là bác sĩ

nổi tiếng nữa. Anh dị ứng với rất nhiều thứ, không dám uống thuốc lung

tung, anh còn nghĩ là trên giường có rận. Khách sạn đổi cho anh phòng

khác, nhưng nó vẫn nổi lên. Anh nghĩ, đây là khách sạn 5 sao, trên

giường chắc phải làm khử trùng kĩ càng rồi. Cho nên không tìm họ nói

nhiều. Có lẽ là do không quen với khí hậu.”

“Anh mọc mấy cái bọc này bao giờ chưa?”

“Da anh là da dị ứng. Tuy nhiên,” anh

nói “Đúng là có một lần, anh cũng mọc bọc giống như vầy. Đột nhiên đến,

cả đêm mọc hết cả người, giằng co vài ngày, lại đột nhiên biến mất, một

cái cũng không thấy. Lúc đó anh còn học đại học, lười đi bác sĩ.”

Tôi để anh ngồi xuống, chui vào chăn : “Như vậy, anh có còn nhớ, lần đó anh bị gì, khiến cho anh bị dị ứng như vậy không?”

Anh nghĩ nghĩ, lắc đầu : “Lần đó anh

tham gia Shakespeare reading club. Bạn anh thường đọc thơ diễn cảm cho

nhau nghe. Sau đó, trường học lại muốn làm một ngày hội văn hóa, thành

viên club hăng hái báo danh, muốn biểu diễn một đoạn hí kịch. Ngày đó

anh không có mặt, bọn họ cũng ghi tên anh vào. Sau đó anh mới biết, đó

là một ngày hội văn hóa sinh viên rất lớn, hí kịch biểu diễn ở hội

trường của trường. Anh diễn Hamlet, người xem có tới hơn 1000 người. Anh hồi hộp gần chết, hôm sau liền nổi lên cả người toàn là bọc.”

Tôi nhịn không được bật cười : “Lịch

Xuyên, kể từ ngày đầu tiên em biết anh, anh chính là một người rất tự

tin. Khuôn mặt đẹp, giọng nói cũng dễ nghe. Em không tin anh sẽ hồi

hộp.”

Nói xong câu này, tôi nghĩ tới gì đó, vội vàng hỏi “Đúng rồi, lúc đó, anh một chân, hay là hai chân?”

Anh nhìn tôi, giận không trút ra được :

“Cái này cũng hỏi, nếu có hai chân, anh sẽ hồi hộp sao? Hơn nữa bạn anh

còn đề nghị anh không cần mang nạng. Họ nói, anh có thể trượt tuyết một

chân, thì có thể đi bộ một chân.”

“What! Anh…anh có thể trượt tuyết?”

“Trust me,” anh nói “Khiêu vũ có thể cần hai chân, trượt tuyết một chân là đủ rồi. Trước đây mùa đông năm nào

anh cũng về Thụy Sĩ trượt tuyết. Năm ngoái anh vừa mới trượt, núi cao

dốc thoai thoải, cảm giác vô cùng sảng khoái.”

“Lịch Xuyên, anh…anh không muốn sống nữa!” tôi nghe tim tôi đập bình bịch, vừa hâm mộ, vừa sùng bái.

“Nếu không, em đi Thụy Sĩ với anh, anh

dạy em trượt tuyết.” anh ôm tôi, ôm thật chặt “Ở đây, anh phải chờ tới

khi em 20 tuổi mới được kết hôn. Ở Thụy Sĩ, 18 tuổi là được rồi.”

Anh tự mình nói xong, vui vẻ cười rộ lên.

Tôi nhéo tay anh : “Hiểu rồi. Bố em mắng anh một chút, anh hồi hộp, liền mọc ra cả người bọc này. Đây là áp lực

nha. Anh hai, em pha nước trà chanh cho anh, em bôi thuốc cho anh, em

mát xa cho anh, em giảm áp lực cho anh, được không?”

Anh thấp giọng nói “Trong phòng vệ sinh có bao cao su, chúng mình vẫn là làm gì đó thực tế một chút đi.”

Lịch Xuyên không chịu cởi áo sơ mi, nói

cả người toàn bọc hồng hồng sẽ ảnh hưởng ánh mắt. Cách quần áo mỏng

manh, cơ thể chúng tôi gắt gao dán vào nhau, nhẹ nhàng chuyển động,

nhanh chóng bị tình dục bao phủ. Chúng tôi tiến vào cao trào trong sự

dây dưa tới mức gần như hít thở không được. Giây phút đó, cơ thể anh

cứng lại, nhẹ nhàng run run trong lòng tôi.

Chúng tôi lần lượt đi tắm, anh ngoan ngoãn nằm trên giường để tôi bôi thuốc.

Sao khi bôi xong tôi báo cáo thành tích : “Ở trước có 13 cái, sau lưng 15 cái. Tổng cộng 28 cái bọc to. Vì đề

phòng mưng mủ, anh không thể đeo chân giả. Còn nữa,” tôi nhìn nhìn nhiệt kế “Anh đang sốt, 39 độ 5. Vào lúc như thế này mà anh còn làm tình,

Vương tiên sinh, anh đúng là lửa dục đốt tới tận tim.”

Tôi một mình tới phòng y tế lấy miếng

dán hạ sốt và tăm bông dùng để khử trùng cho anh. Uống thuốc rồi, anh

chìm vào giấc ngủ, tới nửa đêm, anh muốn đứng dậy. Tôi đè anh lại, “Để

em đi lấy.”

Tôi tìm được tủ lạnh, lấy bình sữa ra,

kiểm tra hạn sử dụng, quá hạn một ngày. Tôi chỉ phải mặc đồ vào, xuống

quầy phục vụ hỏi xem làm sao mua được sữa.

“Tiểu Thư, tôi có thể giúp gì cho cô

sao?” nhân viên bán hàng vội vàng tiếp điện thoại, một vị bảo vệ đi tới, vẻ mặt nghiêm túc, sắc mặt đầy cảnh giác.

Tôi đột nhiên nhớ tới tôi vẫn đang mặc

bộ đồ mặc lúc đạp xe hồi ban ngày. Một chiếc quần bò bị bụi đất nhuộm

thành màu vàng, một chiếc áo len màu đen bó sát người. Tóc không chải,

lộn xộn. Một bộ dạng của gái sa ngã. Bị ánh đèn huy hoàng ở đại sảnh này chiếu lên, trong mắt người bảo vệ kia, tôi như một con chuột cống chạy

qua đường.

Nhưng mà, tôi là ai? Tôi yêu học tập, yêu lao động, ham sống, yêu Lịch Xuyên, tôi là mầm non tươi đẹp của đất nước!

Nghĩ tới đây, lưng tôi thẳng tắp, xuất ra ánh mắt sán lạn bay lên giang sơn, ngạo nghễ nhìn ông ta :

“Xin hỏi, làm sao để mua được sữa tươi tiệt trùng?”

Bảo vệ căn bản không để ý tới câu hỏi của tôi, hỏi ngược lại : “Tiểu Thư ở phòng nào?”

“709.”

“Khách sạn cung cấp dịch vụ 24 giờ. Muốn mua gì, gọi một cuộc điện thoại là được.” ông ta đánh giá tôi, giọng

điệu có một chút trào phúng. Người ở trong khách sạn này, thì không thể

không biết điều này.

“À, vậy à? Vậy tôi về gọi điện thoại.” tôi xoay người tính chạy, ông ta ngăn tôi lại.

“Tiểu Thư, có thể cho tôi xem chứng minh thư không?”

“Không mang.”

“Đi theo tôi một chút.” Ông ta không khách khí, ngay cả chữ “mời” cũng không nói.

Trong lòng tôi âm thầm khẩn trương. Tôi

chưa tới tuổi kết hôn, không phải là vợ chồng với Lịch Xuyên, làm sao có thể ở chung phòng với anh được. Để người ta bắt, nói gì cũng không được a.

Tôi chỉ phải đi theo ông ta tới trước bàn lễ tân.

Ông ta hỏi một nhân viên lễ tân “Tiểu Tân, khách ở phòng 709 là ai?”

Người kia tra máy tính một chút, đáp án ra ngoài dự kiến của tôi “Là một vị tiểu thư, Tạ Tiểu Thu.”

Người bảo vệ đánh giá tôi “Cô, là Tạ Tiểu Thu?”

“Đúng vậy.”

Một người khác đang đứng cạnh nghe điện

thoại, nghe thấy tên tôi, vội vàng tới giảng hòa : “Đừng hiểu lầm, đừng

hiểu lầm. Tiểu thư, thật xin lỗi. Lão Thái, để cháu giải thích một chút. Là như thế này, mấy tiếng trước, khách ở phòng 709 Vương tiên sinh gọi

điện thoại lại đây, nói bạn gái anh ta sẽ vào ở. Anh ta sẽ chuyển tới

phòng 708 cạnh đó. Đã làm thủ tục chuyển phòng rồi.”

Người bảo vệ sợ run một chút, nghi ngờ : “Sao khách mới tới lại ở phòng cũ?”

Lễ tân nói “Là như thế này. Vương tiên sinh nói, muốn tặng phòng nhìn ra hồ cho bạn gái anh ta.”

“Thật xin lỗi, Tạ tiểu thư.” Người bảo

vệ thật câu nệ xin lỗi tôi một cái. Sau đó, ông ta kêu tôi chờ, thật ân

cần chạy tới nhà hàng ở tầng hai, lấy hộ tôi một hộp sữa tươi tiệt

trùng.

Tôi về phòng, đèn sáng mờ mờ. Lịch Xuyên ngồi trong bóng đêm trừng to mắt nhìn tôi.

“Sao đi lâu vậy?” anh nói “Quên nói cho em, gọi điện thoại là được rồi.”

Uống sữa xong, tôi tiếp tục đo nhiệt độ cho anh. 39 độ 5, không giảm chút nào. Ga giường, quần áo đều ướt đẫm mồ hôi.

Tôi thay quần áo cho anh, thay ga giường, sau đó mở tủ lạnh lấy một cục đá, lấy khăn mặt, hạ sốt cho anh.

“Đi ngủ đi, anh không sao.” Anh nói trong bóng đêm, cổ họng khàn khàn. Nhưng tay anh, nắm tay tôi thật chặt, sợ tôi sẽ trốn.

“Lịch Xuyên, anh đừng bị bệnh, hễ bị

bệnh là bệnh suốt nửa tháng.” Tôi ngồi ở đầu giường, bỏ cục đá vào túi

ni lông, dùng khăn mặt bao lại, chận ở trên trán anh. Anh lăn qua lăn

lại trên giường, ngủ không yên.

Không biết ngồi bao lâu, anh mơ mơ màng màng hỏi tôi : “Tại sao anh không nghe tiếng chuông giao thừa?”

“Chuông cái đầu anh, bây giờ đã là 4 giờ sáng rồi.”

“Vậy anh nói chúc mừng năm mới trước đi, bạn Tiểu Thu.” Nói xong câu này, anh lại xoay người một cái, tôi vội

vàng nhét một chiếc gối dưới eo anh. Rốt cuộc anh cũng ngủ.

Lịch Xuyên ngủ thẳng tới 10 giờ mới mở

mắt ra. Mà tôi, sau khi anh hạ sốt, ngủ gần 3 giờ. Trong 3 giờ đó, tôi

lung tung nằm mơ. Nhiều lần mơ thấy Lịch Xuyên. Người này đã ngủ cạnh

tôi rồi, mà tôi còn nằm mơ người ta nữa, tôi nghi ngờ chính mình, có

phải tôi hơi bị háo sắc quá mức hay không.

Cuối cùng, tôi hoàn toàn tỉnh, vừa mở mắt, đã thấy anh tắm rửa sạch sẽ, khoác áo choàng tắm ngồi trên giường nhìn tôi.

“Mơ thấy gì mà cười tươi như hoa vậy?”

anh cười tủm tỉm nói “Báo cáo em hai tin tức tốt : thứ nhất, anh hoàn

toàn hạ sốt, nhiệt độ cơ thể bình thường, 37 độ 1. Thứ hai, mấy bọc to

biến mất rồi, yên lặng đến, yên lặng đi, giống như chưa bao giờ mọc lên

vậy.”

Còn cần anh báo cáo nữa, trước khi ngủ

tôi đã kiểm tra toàn thân anh một lần, tôi ngồi xuống, bổ sung : “Thứ

ba, hai bọc trên lưng anh còn ở chỗ cũ, anh vẫn không thể mang chân

giả.”

“Đừng nói tới chuyện này nữa được

không?” anh nhẹ nhàng nói “Thật xin lỗi, làm em cả đêm không ngủ được.

Anh thề, anh rất chú ý bảo dưỡng, cũng rất chú ý rèn luyện, thật ra rất

ít khi bị bệnh.”

“Em cũng vậy” tôi vô cùng đắc ý nói “Có

thể ăn, có thể uống, có thể ngủ, có thể chơi đùa, hạnh phúc vượt qua mỗi ngày thật phong phú.”

Ăn sáng xong, Lịch Xuyên đi theo tôi tới siêu thị mua quần áo cho tôi. Tôi mua trà gạo nếp dì dượng thích uống

nhất, mua đồ chơi cho Đậu Đậu, mua đồ trang điểm cho chị Châu Châu. Lịch Xuyên đưa tôi tới cửa khu ký túc xá nhà dì tôi, anh chống nạng, nhảy

xuống xe, mở cửa cho tôi.

Tôi kéo tay anh không buông : “Đi gặp dì với em đi, dì em hiền hơn bố em nhiều. Nhất định dì sẽ thích anh.”

Anh nghĩ nghĩ, nói : “Lần sau đi.”

Anh đưa tôi tới cổng lớn, dưới một bóng

cây, đưa mấy món quà tôi mua cho tôi : “Đừng ở lại lâu, ăn cơm xong rồi

về liền được không? Anh dẫn em đi dạo Côn Minh.”

“Anh hai ơi, là em dẫn anh đi dạo hay là anh dẫn em đi?”

“Anh dẫn em đi dạo. Uổng công em tự xưng là người Vân Nam, tới Côn Minh, ngay cả phương hướng cũng không phân

biệt được.” anh nói.

Tôi rúc vào lòng anh, không chịu đi.

“Đi thôi, đi sớm về sớm.” anh đưa tay ra, thắt dây lưng áo gió lại hộ tôi.

“Được rồi.” tôi lưu luyến, vẫn ngửa đầu nhìn mặt anh chăm chú như trước.

Anh cúi đầu xuống, nhẹ nhàng hôn lên

trán tôi một chút. Sau đó đẩy tôi ra, nói : “Anh cảm thấy, hình như

chúng mình đang bị nhìn trộm.”

Tôi quay đầu, thấy bảy người, đứng thành hàng, cách cổng lớn không xa, trừng to mắt nhìn tôi. Cầm đầu là một

người phụ nữ trung niên, tay cầm một chiếc giỏ, trong giỏ là một con cá

to.

Chiếc xe Lịch Xuyên đi liền dừng cạnh họ.

Tôi giơ tay lên, nói với mọi người một tiếng “Chào”, “Dì!”